Giáo trình công nghệ may trang phục

Kể từ đầu năm 2005, hầu hết các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới phải đối mặt với sự cạnh tranh xuất khẩu khốc liệt từ các cường quốc dệt may như: Trung quốc, An độ, Băngladesh…. Việc bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may hiện nay đã đặt các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trước những thách thức hết sức lớn lao từ những yêu cầu mới của thị trường. Ngoài những yêu cầu đã có trước đây, các doanh nghiệp hiện nay còn phải thỏa mãn hàng loạt các yêu cầu mới như thời hạn giao hàng ngắn hơn, có năng lực thiết kế và may mẫu chào hàng, hệ thống thông tin và phản xạ đáp ứng nhanh hơn các yêu cầu của khách hàng, xây dựng văn hóa ứng xử mới về quan hệ lao động và bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường, ngành may cũng có những thay đổi sâu sắc về công nghệ và chủ động hơn trong việc phát triển thương hiệu. Tập đoàn dệt may Việt nam VINATEX đang xúc tiến mở văn phòng đại diện tại nhiều nước như Đức và EU. Tuy nhiên, cho đến nay, ngành may vẫn đang gặp phải một số khó khăn sau: - Đến giữa năm 2006, chỉ có Việt nam, Nga và Belarus bị áp đặt hạn ngạch trong xuất khẩu hàng may mặc. - Người lao động yêu cầu tăng lương. Do đó, làm tăng chi phí sản xuất, giảm mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may. - Chi phí đầu vào: đất đai, điện, nước tăng. - Người lao động cần được đào tạo nhiều hơn mới có thể phù hợp với yêu cầu của quá trình sản xuất. - Nguyên phụ liệu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngòai - Nói tóm lại: ngành dệt may Việt nam tuy có những lợi thế về nguồn lao động khá dồi dào, dễ đào tạo và có chi phí lao động thấp, nhưng yếu kém hơn về nguồn nguyên phụ liệu cũng như trình độ công nghệ và quản lý so với các nước cạnh tranh.Trước tình hình này, Hiệp hội dệt may đã đề ra các biện pháp cụ thể như sau: - Xây dựng Vinatex thành thương hiệu uy tín trên thị trường bằng cách mở nhiều siêu thị Vinatex trên lãnh thổ Việt nam. - Thành lập 2 trung tâm nguyên phụ liệu ở Thành phố Hố Chí Minh và Hà Nội, nhằm phục vụ nhu cầu mua bán các loại nguyên phụ liệu cần thiết cho ngành may. - Không ngừng phát triển công tác xúc tiến thương mại, mở văn phòng đại diện ở các nước nhập khẩu hàng may Việt nam. - Tìm hiểu nhu cầu thị trường và mở rộng thị phần ngành may trong và ngoài nước. - Liên kết các doanh nghiệp, thành lập các “công ty Mẹ con “ để có khả năng đảm nhận gia công những đơn hàng lớn. Đây chính là phương thức hoạt động hiệu quả để giúp các doanh nghiệp đều phát triển.

pdf98 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3014 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình công nghệ may trang phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan