Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa là nghề cổ truyền có lịch sử 4-5 ngàn năm. Nghề này có sớm nhất ở Trung Quốc. Nó đã trải qua 3 giai đoạn khủng hoảng: Bệnh tằm gai, thế chiến II và sự ra đời cạnh tranh cuă tơ nhân tạo tưởng chừng nghề tằm tơ bị diệt vong. Song do đặc điểm vật lý, hoá học quí hiếm của tơlụa (Tính đàn hồi cao, khả năng hút ẩm, cách điện cách nhiệt tốt, độ óng mượt v.v.) không có sợi tự nhiên cũng như nhân tạo nào có thể thay thế được. Người ta phải thừa nhận: “Ngàn năm trước tơ là vàng thì ngàn năm sau vàng vẫn là tơ”.
178 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3576 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Dâu tằm, ong mật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc & ®µo tao
Tr−êng ®¹i häc n«ng nghiÖp I
………………………………
PGS.TS. NguyÔn V¨n Long, TS. NguyÔn Huy TrÝ
ThS. Bïi ThÞ §iÓm, ThS. TrÇn ThÞ Ngäc
Gi¸o tr×nh
D©u T»m – ong mËt
Hµ néi – 2004
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..1
GIỚI THIỆU
Giáo trình Dâu tằm- Ong mật do PGS.TS. Nguyễn Văn Long chủ biên, chỉnh lý cùng tập
thể các giáo viên Bộ môn Dâu tằm biên soạn.
• Mục tiêu.
Là cuốn sách giáo khoa dùng giảng dạy cho sinh viên các chuyên ngành kỹ thuật nông
nghiệp. Nó cũng là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho các cán bộ kỹ thuật tằm – ong, các cán
bộ khuyến nông và nông dân sản xuất Dâu tằm – Nuôi ong mật.
Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:
- Cây dâu, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác lá dâu.
- Giống tằm và kỹ thuật nuôi tằm tốt.
- Bệnh tằm và biện pháp phòng chống.
- Kỹ thuật nuôi, tạo chúa, nhân đàn ong mật.
- Biên pháp phòng chống sâu bệnh và động vật hại ong.
• Giáo trình gồm 2 phần: Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm và kỹ thuật nuôi ong mật. Giáo
trình không đi sâu vào cơ chế các hiện tượng cũng như sinh lý giải phẫu dâu - tằm - ong mật.
• Nội dung và phân công biên soạn.
Nội dung Cán bộ đảm nhiệm chính
• Phần thứ nhất: Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm
Chương 1- Cây dâu - Kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu
Chương 2- Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học tằm dâu
Chương 3- Kỹ thuật nuôi tằm
Chương 4- Bệnh và côn trùng hại tằm
Chương 5- Kỹ thuật nhân giống tằm dâu
• Phần thứ 2: Kỹ thuật nuôi ong mật
Chương 1- Sinh học ong mật
Chương 2- Cây nguồn mật phấn
Chương 3- Kỹ thuật nuôi, tạo chúa,nhân đàn, chọn giống ong
Chương 4- Sâu bệnh và kẻ thù hại ong
ThS. Trần Thị Ngọc
ThS. Trần Thị Ngọc
ThS. Trần Thị Ngọc
TS. Nguyễn Huy Trí
PGS.TS. Nguyễn Văn Long
ThS. Bùi Thị Điểm
ThS. Bùi Thị Điểm
ThS. Bùi Thị Điểm
ThS. Bùi Thị Điểm
• Là 1 giáo trình tổng hợp Tằm - Ong có nội dung rộng, khuôn khổ giáo trình qui định
có hạn nên biên soạn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong sự đóng
góp ý kiến bổ sung của các em sinh viên và độc giả để lần sau tái bản được hoàn thiện hơn.
Các tác giả
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..2
Phần A
KỸ THUẬT TRỒNG DÂU-NUÔI TẰM
VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ Ý NGHĨA NGHỀ TRỒNG DÂU NUÔI TẰM
Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ và dệt lụa là nghề cổ truyền có lịch sử 4-5 ngàn năm.
Nghề này có sớm nhất ở Trung Quốc. Nó đã trải qua 3 giai đoạn khủng hoảng: Bệng tằm gai,
thế chiến II và sự ra đời cạnh tranh cuă tơ nhân tạo tưởng chừng nghề tằm tơ bị diệt vong.
Song do đặc điểm vật lý, hoá học quí hiếm của tơ lụa (Tính đàn hồi cao, khả năng hút ẩm,
cách điện cách nhiệt tốt, độ óng mượt v.v.) không có sợi tự nhiên cũng như nhân tạo nào có
thể thay thế được. Người ta phải thừa nhận: “Ngàn năm trước tơ là vàng thì ngàn năm sau
vàng vẫn là tơ”.
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta đã có lịch sử vài ngàn năm nay từ thời Hùng vương
thứ 6. Trải qua bao thăng trầm bởi biến cố chiến tranh và kinh tế thị trường chi phối, đến nay
nó vẫn là nghề truyền thống không bao giờ bị mai một.
Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều ý nghĩa về kinh tế, văn hoá, xã hội và môi
trường:
- Thực tế đã cho thấy năm 2000 – 2001 và 2004 sản xuất dâu tằm có thể đạt 3-4 triệu đồng/
sào, năm- cao hơn 3-4 lần trồng lúa. Trồng dâu nuôi tằm cho phép quay vòng đồng vốn
nhanh. Từ tháng 3- 11 cứ sau 3 tuần lễ kết thúc một lứa tằm là cho thu hoạch. Nông dân có
nhận xét: “Cây dâu là cây xoá đói giảm nghèo, là cây nuôi con ăn học đại học”.
- Sản xuất 1 ha dâu tằm huy động 15- 20 lao động. Nghề này sử dụng triệt để công lao động
chính và phụ, lao động ngày và đêm nên rất có ý nghĩa về mặt xã hội.
- Đặc biệt vùng đồng đất bãi bị ngập nước hàng năm cây dâu có thế mạnh hơn hẳn các cây
trồng khác vì cây dâu chịu được nước ngập không sợ chuột phá hại.
- Trồng dâu còn có ý nghĩa phủ xanh đất trống, giảm sự xói mòn của đất và rất ít khi phải sử
dụng thuốc sâu nên đảm bảo môi trường sinh thái tốt v.v.
Chương I: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DÂU
Chương “ Kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu” nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về
đặc điểm sinh vật hoc, sinh thái học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây dâu và những
biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc dâu và thu hoạch lá dâu.
Lá dâu là thức ăn duy nhất của tằm dâu (Bombyx mori). Protein trong lá dâu là nguồn
vật chất để con tằm tổng hợp nên sợi tơ, gần 70% Protein trong thành phần sợi tơ được tổng
hợp trực tiếp từ Protein trong lá dâu. Vì vây, sản lượng và chất lượng lá dâu quyết định đến
sản lượng, chất lượng tơ kén và hiệu quả của nghề nuôi tằm. Việc làm tăng tối đa sản lượng lá
dâu có chất lượng tốt trên một đơn vị diên tích sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nghề nuôi
tằm.
Mục đích nghiên cứu cây dâu và kỹ thuật trồng dâu là tăng năng suất và phẩm chất lá dâu
nhằm hạ giá thành sản phẩm. Những vấn đề cần phải giải quyết đó là: Kỹ thuật trồng và chăm
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..3
sóc dâu; chọn tạo giống dâu mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp cho từng vùng
sinh thái; biện pháp đốn tỉa và thu hoạch lá hợp lý cũng góp phần nâng cao năng suất và chất
lượng lá dâu.
1.1. Đặc điểm hình thái và vị trí phân loại của cây dâu.
a. Vị trí phân loại của cây dâu.
Cây dâu thuộc:
Ngành Spermatophyta.
Lớp Angiospermae.
Lớp phụ Dicotyledoneae.
Bộ Urticales.
Họ Moraceae.
Chi Morus.
Loài Alba.
Tên khoa học: Morus alba L.
b. Đặc điểm hình thái của cây dâu.
• Rễ dâu
Rễ dâu có chức năng hấp thu, dự trữ các chất dinh dưỡng và giữ cho cây bám chắc
vào đất. Rế dâu không ngừng tăng trưởng về chiều dài lẫn chiều rộng để đảm bảo những
nhiệm vụ trên.
Bộ rễ dâu bao gồm: Rễ chính (rễ cái, rễ cọc), rễ bên và rễ tơ. Hình thái và cấu tạo của
bộ rễ thay đổi theo phương thức nhân giống:
- Rễ dâu trồng bằng hạt (nhân giống hữu tính)
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..4
Rễ được mọc ra từ trục phôi gọi là rễ chính (rễ cọc hoặc rễ cái), từ rễ chính phát triển
ra các rễ bên và từ rễ bên phát triển ra các rễ cấp 1, cấp 2. Từ đầu các rễ cấp 1, cấp 2 phát
triển thành các rễ nhỏ hơn gọi là rễ lông tơ, rễ lông tơ có đường kính nhỏ hơn 1mm, đầu các
rễ lông tơ có hệ thống lông hút màu trắng trong làm nhiệm vụ hút nước và các chất dinh
dưỡng. Loại rễ này thường ăn sâu, thời gian sinh trưởng dài và có khả năng chống chịu tốt với
điều kiện ngoại cảnh bất lợi, đặc biệt là điều kiện khô hạn.
- Rễ cây trồng bằng hom (nhân giống vô tính)
Rễ được mọc ra từ những mô sẹo (được hình thành từ nhát cắt của hom) và từ gốc
mầm gọi là rễ bất định. Trong trường hợp này bộ rễ không có rễ cái và sự sắp xếp của rễ có
dạng như rễ chùm. Bộ rễ của cây thường ăn nông, khả năng chống chịu kém, tuổi thọ ngắn.
Rễ dâu có khả năng tái sinh rất lớn. Trong trường hợp nào đó khi rễ bị đứt sẽ là
nguyên nhân kích thích cho các rễ mới phát triển, tăng cường khả năng hấp thu của bộ rễ
(trong điều kiện canh tác nếu rễ dâu bị tổn thương do cày bừa xới xáo thì chỉ 3-5 ngày sau là
bộ rễ có khả năng phục hồi).
Rễ dâu không ngừng tăng trưởng về chiều dầi và đường kính. Sự sinh trưởng của rễ
dâu ở trong đất luôn có sự tương quan với sự sinh trưởng của thân lá ở trên mặt đất và tuân
theo một tỷ lệ nhất định đó là tỷ lệ T/R. Một bộ rễ phát triển có khả năng hấp thu dinh dưỡng
mạnh sẽ xúc tiến cành lá phát triển xum xuê, còn cành lá xum xuê sẽ kích thích trở lại cho bộ
rễ phát triển. Sự phân bố của rễ dâu trong đất theo chiều sâu và chiều rông tuỳ thuộc vào đặc
điểm của giống, tính chất đất, phương thức trồng, tuổi cây và các biện pháp kỹ thuật chăm
sóc, đốn tỉa và thu hoạch lá. Sự phân bố của rễ theo chiều sâu và rộng trong đất có tương quan
với chiều cao cây và độ rộng của tán lá. Cây cao tán rộng thì bộ rễ ăn sâu và rộng hơn cây
thấp tán nhỏ. Nhìn chung sự phân bố theo chiều rộng của rễ bằng 1,5 lần chiều rộng tán lá,
còn sự phân bố của rễ theo chiều sâu tuỳ thuộc vào giống dâu, tuổi cây, tính chất đất…
• Mầm dâu (chồi dâu)
Mầm là thể ban đầu của cành lá và hoa. Tuỳ theo cách phân loại mà chia ra các loại
mầm khác nhau.
- Theo vị trí mầm có: mầm đỉnh và mầm nách.
Mầm đỉnh hay còn gọi là mầm tận cùng là mầm nằm ở tận cùng của thân hoặc cành, là
yếu tố quyết định chiều cao cây hoặc độ dài cành.
Mầm nách nằm ở nách lá và là yếu tố quyết định số cành cấp 1 của cây.
Trong quá trình sinh trưởng của cây dâu, mầm đỉnh thường khống chế mầm nách, khi
mầm đỉnh bị tổn thương hoặc bị ngắt thì mầm nách mới phát triển và trở thành mầm chính. Vì
vậy mầm nách là yếu tố quyết định khả năng tạo tán của cây.
- Theo trạng thái mầm có: mầm ẩn và mầm hiện
Mầm ẩn là những mầm nằm ẩn dưới vỏ cây không hiện ra ngoài, mầm này chỉ nảy khi
cây bị đốn đau hoặc bị tổn thương nghiêm trọng.
Mầm hiện là những mầm hiện rõ ra ngoài vỏ cây, mầm này phát triển trước mầm ẩn và
là yếu tố quyết định số cành kinh tế của cây.
Theo hoạt động sinh lý có: mầm ngủ và mầm hoạt động
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..5
Theo chức năng mầm có: mầm cành, mầm lá, mầm hoa và mầm hỗn hợp.
Theo mùa có: mầm mùa xuân, mầm mùa hè và mầm mùa thu.
Nhìn chung mầm là cơ sở của các cấp cành, tuỳ theo từng mùa mà mầm sinh trưởng
mạnh hay yếu cho năng suất lá cao hay thấp.
• Thân dâu
Thân, cành và cành con gọi chung là thân dâu. Chức năng cơ bản của thân dâu là vận
chuyển nước và muối khoáng từ đất đi lên và vận chuyển các sản phẩm quang hợp và các chất
hữu cơ từ trên mặt đất đi xuống; là cơ quan dự trữ dinh dưỡng cho cây; thân cành còn như
một cái khung để duy trì các cơ quan của cây. Cây dâu là loại cây có khả năng chịu đốn tỉa,
nếu đốn tỉa thường xuyên, hợp lý sẽ kích thích cho thân cành phát triển. Tuy nhiên khả năng
này còn phụ thuộc vào giống dâu, tuổi cây và điều kiên chăm sóc.
• Lá dâu
Lá dâu là cơ quan thực hiện quá trình quang hợp dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời
để tạo ra các chất hữu cơ; là nơi điều hoà thân nhiệt bằng quá trình hô hấp và thoát hơi nước.
Lá dâu thuộc loại lá đơn mọc cách,
có lá kèm. Lá dâu có 3 phần: Cuống lá, lá
kèm và phiến lá. Hình thái và cấu tạo của
lá thay đổi tuỳ theo giống dâu và điều
kiện môi trường.
- Cuống lá là bộ phận nối liền giữa
phiến lá với thân hoặc cành. Giữa cuống
lá và thân hoặc cành có hệ thông tầng rời.
Khi lá già hoặc gặp điều kiện ngoại cảnh
bất lợi thì tầng rời hoạt động mạnh gây
hiện tượng rụng lá.
Hình 2.1- Cấu tạo lá dâu
- Tai lá (lá kèm) mọc ở hai phía của cuống lá, quá trình chuyển đổi màu sắc của tai lá có liên
quan với độ thành thục của lá (ví dụ khi 1/3-1/2 đoạn đầu ngọn của tai lá chuyển sang màu
nâu thì hái lá dâu đó băng tằm là vừa, mùa xuân thì hái lá dâu ở dưới vị trí có tai lá chuyển
màu 1-2 lá là vừa). Khi lá dâu già thì tai lá rụng đi.
- Phiến lá: Có hai dạng chính là lá nguyên và lá xẻ thuỳ
Lá nguyên có thể hình ô van, hình trứng hay hình tim.
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..6
Hình 3a.1- Các dạng lá dâu
Lá xẻ thuỳ có thể phân ra 2, 3, 4 điểm xẻ thuỳ và có hình thái lá khác nhau.
Hình thái của ngọn lá, gốc lá và mép lá của các giống dâu khác nhau thì khác nhau.
Kích thước, độ dày và màu sắc lá dâu thay đổi phụ thuộc vào giống dâu và điều kiện
môi trường.
• Hoa, quả và hạt dâu.
- Hoa dâu thường là hoa đơn tính, có rất ít hoa lưỡng tính. Hoa dâu có dạng hoa chùm
gồm nhiều hoa nhỏ mọc xung quanh một trục hoa chính và hơi rủ xuống dạng đuôi sóc. Giới
tinh của hoa phụ thuộc vào giống, thường hoa đực và hoa cái mọc trên hai cây khác nhau. có
một số giống thì trên một cây có cả hai loại hoa (giống goshoerami phần dưới của thân ra hoa
cái, phần trên ra hoa đực). Hoa dâu thụ phấn nhờ gió.
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..7
Hình 3b.1- Các dạng lá dâu xẻ thuỳ
- Quả dâu thuộc loại quả kép, màu sắc của quả thay đổi theo quá trình phát triển, khi
mới hình thành quả có màu xanh sau dần chuyển sang màu hồng, màu đỏ và cuối cùng có
màu tím sẫm là lúc quả dâu đã đạt độ chín sinh lý.
- Hạt dâu có màu vàng hoặc vàng sáng hình trái xoan dẹt.
1.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sinh trưởng phát triển của cây dâu.
Cây dâu cũng như các cây trồng khác sống trong điều kiện tự nhiên, chúng có liên
quan chặt chẽ với môi trường xung quanh và chịu sự tác động của các yếu tố môi trường như
ánh sáng, nhiệt độ, không khí, đất và nước. Những nhân tố này có liên quan với nhau, tác
động lẫn nhau và tác động một cách tổng hợp lên cây dâu. Tuỳ theo thời kỳ sinh trưởng, phát
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..8
triển khác nhau của cây dâu mà ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới chúng có khác nhau.
Trong các yếu tố sinh thái tác động lên cây dâu có những nhân tố cần thiết và không thể thay
thế giữa chúng với nhau được. Ví dụ sự tăng nhiệt độ không thể thay thế cho sự thiếu ánh
sáng. Song cũng có một số yếu tố có liên quan với nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau. Ví dụ
cường độ chiếu sáng có liên quan đến nhiệt độ, tỷ lệ nước trong đất có ảnh hưởng đến độ
thoáng của đất.
Nghiên cứu tác động của các yếu tố sinh thái tới cây dâu giúp chúng ta đề ra những
giải pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc dâu dựa trên những yêu cầu sinh thái đối với sinh trưởng
của cây. Một số yếu tố sinh thái tác động đến sinh trưởng của cây dâu như sau:
a. Ấnh sáng
Đối tượng thu hoạch của cây dâu là lá dâu mà 90-95% chất khô trong lá dâu là sản
phẩm của quang hợp nên ánh sáng có liên quan chặt chẽ với năng suất và chất lượng lá dâu.
Trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ, cây dâu sinh trưởng tốt, cành khoẻ và mập, lá dày, có màu
xanh đậm, năng suất và chất lượng lá cao. Ngược lại trong điều kiện chiếu sáng không đầy đủ
thì cành nhánh thường mềm, lá mỏng, màu xanh nhạt, hàm lượng nước trong lá cao, chất khô
giảm, dinh dưỡng trong lá thấp (ở 30oC với ngày nắng cường độ quang hợp của cây dâu là
2mg chất khô/100cm2 lá 1giờ, ngày trời râm cường độ quang hợp chỉ bằng 50% ngày nắng
còn ngày mưa chỉ bằng 30%).
Khả năng tiếp nhận ánh sáng của vườn dâu không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào cường
độ chiếu sáng mà còn phụ thuộc vào cấu trúc tán lá. Vì vậy cần có biện pháp kỹ thuật chăm
sóc vườn dâu (kỹ thuật đốn tỉa hợp lý) để giúp cho cây dâu có bộ khung tán hợp lý tăng khả
năng sử dụng ánh sáng mặt trời của cây dâu.
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố sinh thái tác động tương đối mạnh đến quá trình sinh trưởng của cây
dâu bởi lẽ các hoạt động sinh lý của cây dâu như quang hợp, hô hấp, trao đổi chất… đều thay
đổi theo nhiệt độ. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây dâu sinh trưởng là 25-30oC. Nhiệt độ cao
hơn 40oC sẽ kìm hãm sự sinh trưởng của cây và ở nhiệt độ dưới 12oC cây dâu ngừng sinh
trưởng.
c. Nước
Trong quá trình sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây dâu nói riêng nước rất cần
thiết cho việc hấp thụ, hoà tan, vân chuyển dinh dưỡng, quang hợp, trao đổi chất… Cây dâu
chứa tới 60% là nước, tuy nhiên ở các bộ phận khác nhau thì tỷ lệ nước khác nhau: ở lá tỷ lệ
nước là 75-82%, ở cành là 58-61%, ở rễ là 54-59%. Để tổng hợp được 1 gam chất khô cây
dâu cần hút 280-400ml nước.
Trong vườn dâu hàm lượng nước trong đất quá cao hoặc quá thấp đều làm cây cằn cỗi,
không phát triển được và dễ nhiễm bệnh. Độ ẩm đất thích hợp cho quá trình sinh trưởng của
cây dâu là 70-80%. Nếu trong đất quá nhiều nước, cây dâu sinh trưởng không tốt, tỷ lệ Protein
và hydrat cacbon sẽ giảm, chất lượng lá thấp, nuôi tằm bằng loại lá này, tằm dễ bị bệnh. Đất
có mực nước ngầm cao hoặc úng ngập, thiếu không khí sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của rễ và
tiêu hao dinh dưỡng của cây. Nhiều nước trong đất sẽ thiếu oxy, các vi sinh vật háo khi giảm
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..9
còn vi sinh vật yếm khí tăng lên, sản sinh một số chất khử làm rễ bị ngộ độc, cây sinh trưởng
kém. Dâu là cây có rễ ăn sâu, do vậy phải tìm cách hạ thấp mực nước ngầm xuống thấp hơn
1m nhằm nâng cao tuổi thọ cho cây.
d. Đất
Dâu là cây trồng thích ứng với nhiều loại đất: Đất cát, đất thịt, đất sét, đất chua mặn…
và có khả năng sinh trưởng được ở độ pH đất là 4,5-9, song đất cát pha và đất thịt nhẹ có độ
pH từ 6,5-7 là loại đất thích hợp nhất cho cây dâu sinh trưởng và phát triển.
e. Không khí
Không khí cũng là yếu tố sinh thái không thể thiếu được cho sự sinh trưởng của cây
dâu, oxy và cacbonic trong không khí rất cần thiết cho quá trình quang hợp và hô hấp của cây.
Cacbonic trong không khí là nguyên liệu cần thiết cho quá trình quang hợp, hàm lượng
cacbonic tăng trong phạm vi 0,03-0,1% thì cường độ quang hợp của lá dâu tăng dẫn đến năng
suất lá tăng. Qua nghiên cứu cho thấy cứ 100cm2 lá dâu trong 1 giờ sản sinh ra 10 gam chất
khô thì cần 15mg CO2. Vườn dâu đảm bảo thông thoáng hoặc tăng cường bón phân hữu cơ sẽ
làm tăng hàm lượng CO2 tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây.
Ngoài ra, trong không khí còn chứa một số khí độc như bụi, khói than, khí thải do các
nhà máy như : SO2, fluoride… Tằm ăn phải lá dâu có bám dính những loại khí này sẽ bị ngộ
độc. Vì vậy không nên quy hoạch vườn dâu gần các nhà máy, đường quốc lộ lớn và đặc biệt
là không nên gần khu lò gạch.
1.3. Sinh trưởng và phát triển của cây dâu.
a. Chu kỳ sinh trưởng hàng năm của cây dâu.
Trong một năm chu kỳ sinh trưởng của cây dâu chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ sinh
trưởng và thời kỳ nghỉ đông. Hoạt động sống của cây ở 2 thời kỳ này rất khác nhau.
• Thời kỳ sinh trưởng.
Thời kỳ sinh trưởng của cây dâu bắt đầu từ mùa xuân khi cây dâu nảy mầm đến mùa
đông khi cây rụng lá. Độ dài của thời kỳ sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện sinh thái và
giống dâu. Ở những vùng khí hậu ấm áp thời kỳ sinh trưởng của cây dâu dài hơn ở vùng khi
hậu lạnh và những giống dâu nảy mầm sớm thường có thời kỳ sinh trưởng dài hơn những
giống dâu nảy mầm muộn. Thời kỳ sinh trưởng của cây dâu có thể chia làm 3 thời kỳ nhỏ:
Thời kỳ nảy mầm (đâm chồi), thời kỳ sinh trưởng mạnh và thời kỳ sinh trưởng chậm dần.
- Thời kỳ nảy mầm được tính từ lúc mầm dâu bắt đầu sinh trưởng, các mầm mùa đông
nhú ra, mô phân sinh đỉnh hoạt động, tế bào phân chia, bao mầm bị phá vỡ, đến khi xuất hiện
lá thật thứ nhất thì kết thúc thời kỳ nảy mầm.
- Thời kỳ sinh trưởng mạnh: Sau khi ra lá thật tốc độ sinh trưởng của cây dâu tăng
dần, đặc biệt sau khi ra lá thật thứ tư, lúc này nhiệt độ không khí tăng dần, mầm dâu sinh
trưởng nhanh hơn và cây dâu đi vào thời kỳ sinh trưởng mạnh.
- Thời kỳ sinh trưởng chậm dần: Thời kỳ này thường xảy ra vào giai đoạn cuối thu đầu
đông khi nhiệt độ không khí giảm dần, các mô phân sinh ở đỉnh sinh trưởng hoạt động yếu,
tốc độ phân chia tế bào chậm, kích thước tế bào tăng chậm, tại đỉnh sinh trưởng các chất sinh
Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội --- Giáo trình Dâu tằm – Ong mật ………………..10
trưởng được sản xuất ra ít, tốc độ vận chuyển chậm, kìm hãm sự hoạt động của các mô phân
sinh dẫn đến hiện tượng sinh trưởng chậm dần ở tất cả các bộ phận của cây dâu.
• Thời kỳ nghỉ đông.
Thời kỳ nghỉ đông của cây dâu được tính từ khi kết thúc rụng lá ở mùa đông đến khi
bắt đầu nảy mầm ở vụ xuân năm sau. Trong thời kỳ nghỉ đông mọi hoạt động của cây như các
quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý, thoát hơi nước… của cây giảm đi rõ rệt. Do đó
cây dâu gần như ngừng sinh trưởng. Song thực tế cây dâu vẫn duy trì các hoạt động sinh lý
yếu ớt và hiện tượng nghỉ đông ở cây dâu gọi là “nghỉ đông tương đối”.
Hiện tượng nghỉ đông ở cây dâu thuộc loại nghỉ đông bắt buộc, nó xảy ra khi gặp điều
kiện bất lợi cho sự sống của cây và khi gặp điều kiện thuận lợi thì lại hoạt động trở lại. Đó là
sự phản ứng thích nghi của cây trong điều kiện bất lợi. Người ta có thể phá vỡ hiện tượng
nghỉ đông của cây dâu bằng n