Khi nhìn quả địa cầu tròn trịa, tại vùng Đông Nam Châu Á, Việt Nam chúng
ta khiêm tốn một dải đất hình chữ S ôm lấy, che chở bán đảo Đông Dương
lưng quay ra biển Đông. Từ lâu thế giới đã biết đến Việt Nam, bằng chứng
là các hoạt động thương mại diễn ra tại Hội An những năm thế kỷ XVI-XVII. Thời gian này Việt Nam chỉ được biết đến như là một nơi có thể tìm
được những sản vật quý hiếm. Suốt 90 năm (1885-1975), thế giới biết đến
Việt Nam như là một biểu tượng bất khuất của các dân tộc bị áp bức trên thế
giới đã kiên cường chống lại những đế quốc hùng mạnh trên thế giới.
175 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Địa lý du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Giáo trình Địa lý du lịch
2
Vùng du lịch Bắc Bộ
Phần 1: Vị Trí Địa Lý Vùng Tự Nhiên
1.Giới thiệu chung về vùng du lịch Bắc Bộ
Khi nhìn quả địa cầu tròn trịa, tại vùng Đông Nam Châu Á, Việt Nam chúng
ta khiêm tốn một dải đất hình chữ S ôm lấy, che chở bán đảo Đông Dương
lưng quay ra biển Đông. Từ lâu thế giới đã biết đến Việt Nam, bằng chứng
là các hoạt động thương mại diễn ra tại Hội An những năm thế kỷ XVI-
XVII. Thời gian này Việt Nam chỉ được biết đến như là một nơi có thể tìm
được những sản vật quý hiếm. Suốt 90 năm (1885-1975), thế giới biết đến
Việt Nam như là một biểu tượng bất khuất của các dân tộc bị áp bức trên thế
giới đã kiên cường chống lại những đế quốc hùng mạnh trên thế giới.
Ngày nay, Việt Nam ngày càng trở nên nổi bật trên trường quốc tế về khả
năng phát triển mạnh về mọi mặt, trong đó du lịch là một lĩnh vực được dành
nhiều ưu ái. Với lợi thế thiên nhiên cùng những cảnh quang độc đáo và các
di tích khảo cổ đặc sắc đã và đang thu hút du khách vào Việt Nam ngày càng
đông.
Vị trí địa lý cùng với sự phát triển lãnh thổ lâu dài và phức tạp đã tạo cho
Việt Nam một hoàn cảnh tự nhiên khá độc đáo. Ba phần tư diện tích đất liền
là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp và tập trung chủ yếu ở phía Bắc
Việt Nam. Trong số những đỉnh núi cao của Việt Nam có đỉnh Fansipan
(Lào Cai) cao nhất 3.143m được mệnh danh là nóc nhà của Đông Dương.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (tả ngạn sông Hồng) có các nếp núi uốn
dạng hình cánh cung bao quanh khối núi vòm sông Chảy, mở rộng về phía
Tây Bắc quay mặt lồi về hướng Đông, một đầu chụm lại ở Tam Đảo. Các
cánh cung đó là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều. Địa hình
toàn khu vực co hướng nghiêng là Tây Bắc-Đông Nam. Phía tây Bắc giáp
biên giới Việt Trung có một số đỉnh núi cao trên 2.000m như Tây Côn lĩnh
cao 2.431m, Kiều Liên Ti cao 2.403m, Pu Ta Ca 2.274m. Vùng du lịch Bắc
bộ có những núi non hùng vĩ, những cánh rừng bạt ngàn với những rừng
nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng – xa là dãy Hoàng Liên Sơn, gần hơn là Tam
Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình). Rừng đặc biệt
phong phú về chủng loại động và thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm,
được ghi vào sách đỏ của thế giới.
Gắn với rừng là vùng hang động Karstơ, cũng là một đặc trưng của vùng du
lịch Bắc Bộ. Hang động có rất nhiều ở các vùng núi đá vôi rất nổi tiếng và
có ở nhiều tỉnh như vùng hang động tỉnh Ninh Bình (Bích Động, Địch
Lộng..) Hà Tây (Hương Sơn), Phú Thọ (Xuân Sơn), Lạng Sơn (Nhất, Nhị,
Tam Thanh) vùng hang động trên các đảo đá vôi vùng Vịnh Hạ Long, đảo
Cát Bà (Hải Phòng) cũng nổi tiếng.
3
Cùng với cảnh đẹp núi rừng, hang động, khí hậu vùng du lịch Bắc Bộ cũng
rất đặc biệt, quanh năm ánh nắng chan hoà, với ba mùa (Xuân, Hè và Thu).
Hiện nay song song với việc phát triển nền công nghiệp thì du lịch cũng
được xem là nghành kinh tế mũi nhọn. Vùng du lịch Bắc Bộ ngày nay được
chia thành 5 vùng du lịch chính của các tỉnh phía Bắc:
_Vùng du lịch trung tâm (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hà
Nội, Hưng Yên, Thái Bình).
_Vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng).
_Vùng du lịch miền núi Đông Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang,
Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn).
_Vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Lai Châu, Lào Cai,
Yên Bái, Sơn La).
_Vùng du lịch Nam Bắc Bộ (Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam).
2-Cơ Cấu Tài Nguyên Tự Nhiên
2.1-Tiểu Vùng du lịch trung tâm (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc
Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình).
Có lẽ không một ai trong chúng ta dù ở bất cứ địa phương nào lại không có
cảm giác thân thuộc khi nói đến vùng đồng bằng trung tâm Bắc Bộ, nhũng
cảnh vật của đồng bằng đó đã đến với chúng ta qua từng bài học. Những
cánh đồng rộng rãi, những làng mạc nằm sau lũy tre, những cây đa cổ thụ
đứng một mình nơi cổng làng quanh năm che chở tỏa bóng mát cho bao
người dừng chân. Đây là miền đất được giành giật từ biển do sức lao động
bồi đắp cần cù nhẫn nại của sông Hồng qua hàng triệu năm cùng với bàn tay
lao động của con người. Vùng du lịch Bắc Bộ gắn liền với vùng tam giác
châu thổ sông Hồng – Thái Bình – một vùng văn hoá lúa nước nổi tiếng của
Việt Nam và vùng biển rộng với nhiều hải cảng tốt, bãi biển đẹp và tài
nguyên biển phong phú. Đây là nơi tập trung nhiều nhất các giá trị văn hóa,
những dấu tích xưa còn lưu lại nơi hoàng thành Thăng Long, những làn điệu
dân ca quan họ vùng Bắc Ninh tiêu biều cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ
như mời gọi níu chân du khách.
2.1.1-Hà Nội
Tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và
Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía tây. Hà
Nội có khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và
chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30km. Ðiểm cao nhất là núi Chân Chim:
462m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc phường Gia Thụy (quận Long
Biên) 12m so với mặt nước biển.Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa
vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và
địa thế đẹp, thuận lợi để là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước
4
2.1.2-Vĩnh Phúc
Là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60km về phía
bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc; phía đông
và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam
giáp Hà Tây.
Nền kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây đã dần đi vào ổn định. Năng
suất cây trồng khá, chăn nuôi gia súc, thủy sản phát triển ở hầu hết các địa
phương của tỉnh. Thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú
như Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải… trong đó vùng núi Tam Đảo khí hậu
mát mẻ, là nơi nghỉ mát
2.1.3-Bắc Ninh
Là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Bắc
Giang, phía đông và Dông Nam giáp Hải Dương, phía Tây giáp Hà Nội,
phía Nam giáp Hưng Yên.
2.1.4-Hải Dương
Là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc và tây bắc giáp
Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây
giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình
2.1.5-Bắc Giang
Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội,
Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và
Quảng Ninh
2.1.6-Thái Bình
Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, là một trong những vựa lúa
của miền Bắc. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hải Dương và Hải Phòng,
phía đông giáp biển Đông, phía tây và tây bắc giáp Hà Nam và Hưng Yên,
phía nam giáp Nam Định.
2.1.7-Dân tộc
Việt (Kinh), Sán Dìu, Sán Chay, Tày, Hoa, Nùng, Mường, Dao, Thái, Ra
Glai…….
2.2 Tiểu Vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng)
Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế
giới. Trước đó Hạ Long đã hấp dẫn biết bao du khách từ khắp nơi trên thế
giới. Hiện nay cùng với khu du lịch đảo Tuần Châu, vịnh Hạ Long đang đón
lượng khách du lịch đáng kể trở thành một điểm đến, một chặng dừng không
thể thiếu của du khách.
2.2.1-Quảng Ninh
Phía bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 132,8km và
tỉnh Lạng Sơn. Phía tây giáp Bắc Giang, Hải Dương, phía nam giáp Hải
Phòng. Phía đông nam giáp biển Ðông với 250km bờ biển.
5
2.2.2-Hải Phòng
Thành phố biển Hải Phòng, một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt
Nam, nằm bên bờ biển Đông – Thái Bình Dương; phía bắc giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Hải Dương, phía nam
giáp tỉnh Thái Bình.
2.2.3-Dân tộc:
Việt (Kinh), Tày, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng…
2.3.Tiểu Vùng du lịch miền núi Đông Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Hà Giang, Cao Bằng, lạng Sơn, Bắc Cạn)
2.3.1-Thái Nguyên
Là tỉnh miền núi và trung du nằm ở phía đông bắc Việt Nam. Phía bắc giáp
Bắc Kạn, phía tây và tây nam giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, phía đông và
đông nam giáp Lạng Sơn và Bắc Giang, phía nam giáp Hà Nội.
Thành phố Thái Nguyên nằm trên quốc lộ số 3 (Hà Nội – Cao Bằng). Đường
sắt từ đây nối liền với hệ thống đường sắt của cả nước. Thành phố Thái
Nguyên cách trung tâm Hà Nội là 80km.
2.3.2-Hà Giang
Phía bắc tỉnh Hà Giang giáp Trung Quốc (chiều dài đường biên 274km),
phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam
giáp tỉnh Tuyên Quang.
2.3.3-Cao Bằng
Là một tỉnh miền núi ở phía bắc Bắc bộ. Phía bắc và phía đông Cao Bằng
giáp Trung Quốc, phía tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp
Bắc Kạn và Lạng Sơn.
2.3.4-Lạng Sơn
Là một tỉnh nằm ở biên giới phía bắc có đường biên giới với Trung Quốc dài
253km. Phía bắc Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Bắc
Giang, phía đông giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), phía đông nam giáp
tỉnh Quảng Ninh, phía tây, tây nam giáp tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên.
2.3.5-Bắc Cạn
Bắc Cạn là tỉnh thuộc miền núi và trung du,phía Bắc giáp Cao Bằng, phía
Đông Nam giáp Lạng Sơn, phía Tây giáp Tuyên Quang, phía Nam giáp Thái
Nguyên.
2.3.6-Dân tộc:
Việt (Kinh), Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, Sán Chay, H’Mông
2.4. Tiểu Vùng du lịch miền núi Tây Bắc (Hòa Bình, Phú Thọ, Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La)
Những người dân ở đồng bằng khi ngồi trên xe lửa từ Hà Nội lên Lào Cai,
dù không biết rằng mình đang đi dọc theo rìa phía Đông của miền Tây Bắc
thường vẫn thấy mặt trời lặn thật nhanh trên những đỉnh núi cao dốc đứng
6
phía Tâ, không để hoàng hôn có thì giờ nhường chỗ cho đêm đến. Nhưng dù
vậy bầu trời vẫn còn đủ sáng lờ mờ để hình dáng những dãy núi cao đồ sộ và
im lìm in trong mắt du khách. Bên kia dãy núi ấy là Tây Bắc. Ngày xưa
vùng Tây Bắc là nơi hoang vu ít người đến, chính người Pháp cũng công
nhận miền này là nơi sự thống trị của Pháp lỏng lẻo nhất, nhưng cũng chính
tại đây, họ đã điên cuồng bám giữ một thung lũng trong tuyệt vọng tại một
cứ điểm mang tên: Điện Biên Phủ.
Ngày nay du khách đến miền Tây Bắc không chỉ tìm về nơi chiến trường
xưa mà còn để khám phá nét độc đáo của lãnh thổ này: những tiếng gầm thét
hung hãn nhưng bất lực của dòng thác muốn vượt qua ngưỡng đá trên song,
cảnh quang thay đổi liên tục và thường là đột ngột trên đường đi.
2.4.1-Hoà Bình
Là một tỉnh miền núi, cách Hà Nội trên 70km về phía tây nam theo quốc lộ
6. Phía bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía nam giáp Ninh Bình và
Thanh Hoá, phía đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía tây giáp Sơn La.
Sức hấp dẫn du khách của Hoà Bình, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân
văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân.
Du khách sẽ được thưởng thức món ăn dân tộc, đặc sản cơm lam, thịt nướng
rượu cần và xem các tiết mục cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, hát
Khắp Thái, hòa nhập vào đêm Hội xòe, ngủ nhà sàn dân tộc, mua hàng dệt
thổ cẩm và các lâm thổ sản quý… tại những bản Thái cổ
2.4.2-Phú Thọ
Là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Tuyên Quang và Yên
Bái; phía đông giáp Vĩnh Phúc; phía đông nam giáp Hà Tây; phía tây giáp
Sơn La; phía nam giáp Hoà Bình.
2.4.3-Điện Biên
Là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía nam sông Đà. Địa hình
Điện Biên có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam. Lòng
chảo Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc. Phía bắc Điện Biên
giáp tỉnh Lai Châu, phía đông nam giáp Sơn La, phía tây bắc và tây nam
giáp Lào.
Tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là
cụm di tích lịchsử Điện Biên Phủ, với chiến thắng chấn động địa cầu năm
1954.
Từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, nếu đi đường không, chỉ sau một giờ bay, bạn
đã có mặt ở Điện Biên. Nếu đi theo đường bộ, bạn sẽ đi hàng trăm ki lô mét
đường đèo dốc và nhất thiết phải vượt đèo Pha Đin dài 32km. Với độ cao
trên 1.000m, khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh
vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại
7
nhiều “cua tay áo” hiểm trở. Vượt đèo Pha Đin là cuộc hành trình lý thú cho
du khách trên vùng núi non hùng vĩ.
2.4.5-Lào Cai
là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc),
phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp
Yên Bái và Sơn La.
2.4.6-Yên Bái
Là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu
mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội.
Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, Hà Giang, phía tây nam giáp Sơn La,
phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ.
2.4.7-Sơn La
Sôn La nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên
Bái, Lào Cai, Lai Châu, phía tây giáp Điện Biên, phía đông giáp Phú Thọ và
Hoà Bình, đông nam giáp Thanh Hoá và Hoà Bình, phía nam giáp Lào. Thị
xã Sơn La cách Hà Nội 328km theo quốc lộ 6.
2.4.8-Dân tộc
Việt (Kinh), Mường, Thái, Tày, Dao, Sán Chay, H’Mông
2.5. Tiểu Vùng du lịch Nam Bắc Bộ ( Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam,
Thanh Hóa)
2.5.1-Nam Định
Là một tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng. Phía bắc và đông bắc giáp Hà
Nam, Thái Bình, phía tây giáp Ninh Bình, phía đông nam giáp biển Đông
với bờ biển dài 72km.
2.5.2-Ninh Bình
Là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách
miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông
bắc giáp tỉnh Hòa Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển
Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa.
2.5.3-Hà Nam
Là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà
Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái
Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và
Ninh Bình.
2.5.4-Thanh Hóa
Đất đai Thanh Hóa ít đồng bằng nhưng nhiều rừng núi, chia tỉnh thành từng
vùng. Núi rải rác khắp nơi, độ cao từ 200-1.300m(3,900ft). những dãy núi
đáng kể: dãy núi Tam Điệp chạy dài phía Bắc, giáp ranh giới với Sơn La,
Hòa Bình, Ninh Bình và Nam Định; dãy núi Pulông phía Tây, dãy núi
Quỳnh Lưu phía Nam, phía Đông có núi Lao, Ba Làng.
8
2.5.5-Dân tộc
Việt (Kinh), Tày, Mường, Hoa…
PHẦN 2 :TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG
I.Tài Nguyên Tự Nhiên
1.1Tiểu Vùng du lịch trung tâm (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc
Giang, Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình).
1.1.1-Địa hình du lịch của vùng.
Vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ gồm các tỉnh Hà Nội,Hải Dương,Hưng
Yên,Thái Bình,Bắc Ninh,Bắc Giang,Hà Tây,Vĩnh Phúc. Đây là tiểu vùng du
lịch thuộc đồng bằng sông Hồng. Địa hình của vùng nhìn chung thuộc kiểu
địa hình vùng đồng bằng và đồi núi thấp.
1.1.1.1-Địa hình đồng bằng
Đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của các con sông đặc biệt là 2
con sông lớn:sông Hồng và sông Thái Bình.
Nhìn chung các tỉnh vùng trung tâm Bắc Bộ có địa hình đồng bằng khá bằng
phẳng. Độ cao trung bình từ 5-20m so với mực nước biển(Hà Nội),từ 2-3m
(Hải dương,Thái bình,Vĩnh phúc,Bắc ninh). Địa hình của vùng nghiêng và
thấp dần từ tây bắc xuống đông nam theo hướng chung của địa hình và cũng
theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Địa hình bằng phẳng đất đai màu mỡ
do lớp bồi tích phù sa của sông Hồng và các phụ lưu nên rất thuận lợi cho
việc trồng và phát triển các loại cây nông nghiệp.
Cùng nằm trong vùng trung tâm như Hà tây, Hưng yên,Bắc giang thì địa
hình đồng bằng không bằng phẳng và có những đặc điểm phân dị khác nhau
theo từng khu vực. Ơ Hưng yên độ dốc trung bình là 8 cm/1km.
1.1.1.2-Địa hình đồi núi
Phần lớn các tỉnh trung tâm Bắc Bộ có địa hình đồi núi thấp và trung bình
như dãy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là Chân Chim-462m Ba vì(Hà tây). Đặc
biệt ở tỉnh Hải Dương phần đồi núi thấp có diện tích 140 km2, thuộc 2
huyện Chí linh và Kinh môn. Độ cao trung bình 1000m. đây là khu vực
được hình thành trên miền núi tái sinh có nền địa chất trầm tích trung sinh.
Tiêu biểu là dãy núi Huyền Đỉnh với đỉnh cao nhất là Dây diều 618m,ngoài
ra có Đèo Chê-533m,núi Đai-508m,dãy Yên phụ chạy dài 14 km vớiđỉnh
cao nhất là Yên phụ –246m. ở Vĩnh phúc có dãy núi Tam đảo với đỉnh cao
1591m dài khoảng 60km với khu nghỉ mát cùng tên nổi tiếng nằm ở độ cao
879m. địa hình đồi núi thấp phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp.
1.1.1.3-Địa hình Karsto
Vùng du lịch trung tâm Bắc Bộ chỉ có duy nhất tỉnh Hà Tây là mang rõ nét
nhất kiểu địa hình karsto,nhưng cũng chỉ chiếm diện tích nhỏ chừng 60 km2
so với diện tích toàn tỉnh. Địa hình karsto của tỉnh Hà tây thuộc các huyện
9
Chương Mỹ và Mỹ Đức. Tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ nhưng khu vực núi đá
này rất nổi tiếng về du lịch và cung cấp nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây
dựng. Địa hình karsto ở đây chia làm 2 dải ,một từ miếu môn đến chợ
Bến,hai là dải đá vôi Hương Sơn. Địa hình karsto ở Hương Sơn kéo dài từ
Đục khuê đến chùa Thiên Trù,động Hương tích với các chỏm núi có dạng
tháp,dạng nón điển hình cho karsto của nhiệt đới,trong đó có nhiều hang
động kỳ thú. Nổi tiếng nhất là động Hương tích cửa động rộng 33,6m. trong
hang rất nhiều các dạng tích tụ măng đá,mành đá,chuông đá rất đẹp như
“Đụn gạo”,”Cây vàng”…hang chùa Giải oan rộng 9,2m dài 7m cao 7m
trong hang có giếng Tiên sâu 1,2m. ngoài ra còn có hang Thiên sơn, hang
nước.
Các đỉnh núi đá vôi có độ cao sàn sàn,đỉnh cao nhất ở núi Thiên trù-378m.
trong khu vực địa hình karsto rất phát triển các cánh đồng và thung lũng
karsto. Các cánh đồng karsto đáng kể là cánh đồng Vĩnh Lăng,đục khuê,Hồi
xá. Các cánh đồng ngày thường lầy thụt rất khó qua lại.
1.1.2-Sinh vật
Nhìn chung thảm động thực vật của vùng trung tâm Bắc Bộ không nhiều
song nếu biết bảo tồn và khai thác bảo vệ hợp lý thì đây cũng sẽ là cái nôi
cung cấp cho ngành du lịch nói riêng và 1 số các ngành kinh tế khác một
khối lượng nguồn tài nguyên sinh vật tương đối lớn cụ thể là. Hiện nay ở nội
thành Hà nội đã có hệ thống cây xanh với 46 loài khác nhau
như:sấu,phượng,hoa sữa,bằng lăng,xà cừ…trồng trên khắp các đường phố.
hà nội có 48 vườn hoa,công viên với tổng diện tích 138,3 ha và 377 ha thảm
cỏ. Ơ Hà nội còn có các làng hoa và cây cảnh như Nghi tàm, Ngọc hà,Quảng
bá …vốn rất nổi tiếng.
Ơ Hà tây tập trung vùng đồi gò và khu vực núi Ba vì với gần 2000 ha rừng
tự nhiên 7800 ha rừng trồng. Rừng Hà tây có nhiều loài chim, thú và có
nhiều loại cây gỗ quý đặc biệt tập trung ở vườn quốc gia Ba vì.
Ơ Hải Dương nguồn tài nguyên sinh vật quan trọng nhất của tỉnh là rừng Chí
Linh với diện tích 1800 ha. Đây là kiểu rừng ẩm thường xanh ở đai núi thấp.
Thành phần loài ở rừng Chí Linh khá phong phú và đa dạng gồm:117 họ,304
chi, 400 loài thực vật (103 loài cây cho gỗ như lát hoa,lim xanh,tán mật,128
loài cây dược liệu, 9 loài thực vật quý hiếm,13 loài cây làm cảnh) rừng Chí
Linh còn có một số loài động vật quý hiếm: Gà tiền mặt vàng, Sáo mỏ gà,
Cu ly lớn, Ech xanh, Tắc kè, Kỳ đà hoa, Chăn mốc.
Đặc biệt ở Vĩnh Phúc có vườn quốc gia tam đảo với trên 620 loài thân gổ và
thân thảo có cả gỗ quý như pơ nu, nhiều loại cây thuốc và một số loại rau có
giá trị. Động vật hoang rã trên núi tam đảo có rất nhiều loại: chim có tới 120
loài( Vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu đỏ, gà tiền, gà nôi, họa mi, khiếu,
bách thanh, đa đa, phượng hoàng đất) thú rừng có khoảng 45 loài( báo gấu
10
vượn nai, hoãng, sơn dương …) đáng chú ý có một số loài thuộc diện quý
hiếm trên thế giới như cầy mực, sóc bay, vượn…
1.1.3-Khí hậu:
Nhìn chung vùng trung tâm bắc bộ khí hậu của vùng mang nét chung nhất
của khí hậu miền bắc Việt Nam: nhiệt đới ẩm, gió mùa , có mùa đông lạnh
điển hình. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông gió lạnh, khô hanh kéo dài 4
–5 tháng ( từ tháng 10- 4). Thời tiết vào mùa này khá lạnh, nhiệt độ trung
bình tháng lạnh nhất là tháng 1 với 16 độ C, đồng thời cũng là tháng có
lượng mưa trung bình thấp nhất 16 – 18 mm, độ ẩm đạt 81%. Mùa hạ từ
tháng 5 – 10 nóng ẩm mưa nhiều với gió chủ yếu hướng đông nam. Vào mùa
này nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là tháng 7 sấp sỉ 29 độ C. Mưa nhiều
chiếm tới