Điện tử tương tự là môn học cơ sở, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản
nhất để phân tích, thiết kế các mạch điện trong hệ thống mạch điện tử. Tập bài giảng này được
chia thành 7 chương. Trong mỗi chương có bốn phần. Phần giới thiệu chung nêu các vấn đề chủ
yếu của chương. Phần nội dung phân tích chi tiết các vấn đề chủ yếu đó. Phần tóm tắt tổng hợp lại
các yêu cầu quan trọng của chương mà người học cần nắm được. Phần cuối nêu các câu hỏi và bài
tập. Để nghiên cứu tài liệu được thuận lợi, người học cần có trước kiến thức của các môn học Lý
thuyết mạch và Cấu kiện điện tử.
Chương 1: Mạch khuếch đại tranzito. Đề cập các cách mắc mạch khuếch đại cơ bản, vấn đề
hồi tiếp trong mạch khuếch đại, cách ghép giữa các tầng trong một bộ khuếch đại, các mạch
khuếch đại công suất và một số mạch khuếch đại khác: như khuếch đại Cascade, khuếch đại
Darlingtơn, mạch khuếch đại dải rộng, mạch khuếch đại cộng hưởng.
Chương 2: Bộ khuếch đại thuật toán (BKĐTT) nêu các đặc điểm và tính chất của bộ khuếch
đại thuật toán, các biện pháp chống trôi và bù điểm không của khuếch đại thuật toán, cũng như
các ứng dụng của nó: mạch khuếch đại, mạch cộng, mạch trừ, mạch vi phân, mạch tích phân,
mạch tạo hàm lôga, hàm mũ, mạch nhân tương tự, mạch lọc tích cực.
Chương 3: Mạch tạo dao động sin: định nghĩa, điều kiện của mạch tạo dao động sin. Phân tích
mạch tạo dao động sin ghép biến áp, dao động sin ghép RC, mạch dao động sin ba điểm. Mạch tạo
dao động sin ổn định tần số dùng phần tử áp điện thạch anh. Mạch tạo sin kiểu xấp xỉ tuyến tính.
Chương 4: Mạch xung, nêu các tham số của tín hiệu xung, tranzito và BKĐTT làm việc ở chế
độ xung, các mạch tạo xung: gồm mạch đa hài tự dao động, đa hài đợi, trigger, dao động nghẹt,
mạch hạn chế, mạch tạo điện áp răng cưa, mạch tạo dao động điều khiển bằng điện áp (VCO).
Chương 5: Các mạch biến đổi tần số. Điều biên, các mạch điều biên, điều chế đơn biên.
Điều tần và điều pha, mạch điều tần điều pha. Tách sóng: các mạch tách sóng điều biên, điều tần,
điều pha. Trộn tần, mạch trộn tần. Nhân chia tần số dùng vòng giữ pha (PLL).
Chương 6: Chuyển đổi A/D, D/A. Giải thích quá trình biến đổi A/D và các mạch thực hiện.
Giải thích quá trình biến đổi D/A và các mạch thực hiện. Nêu tóm tắt quá trình chuyển đổi A/D,
D/A phi tuyến.
Chương 7: Mạch cung cấp nguồn. Phân tích mạch cung cấp nguồn một chiều: biến áp, chỉnh
lưu, lọc và ổn áp. Phương pháp bảo vệ quá dòng, quá áp của bộ nguồn. Cuối chương trình bày
nguồn chuyển mạch: sơ đồ khối, chức năng các khối và nguyên lý hoạt động của bộ nguồn này.
230 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Điện tử tương tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ
(Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa)
Lưu hành nội bộ
HÀ NỘI - 2008
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ
Biên soạn : Ks. LÊ SẮC
LỜI NÓI ĐẦU
Điện tử tương tự là môn học cơ sở, nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản
nhất để phân tích, thiết kế các mạch điện trong hệ thống mạch điện tử. Tập bài giảng này được
chia thành 7 chương. Trong mỗi chương có bốn phần. Phần giới thiệu chung nêu các vấn đề chủ
yếu của chương. Phần nội dung phân tích chi tiết các vấn đề chủ yếu đó. Phần tóm tắt tổng hợp lại
các yêu cầu quan trọng của chương mà người học cần nắm được. Phần cuối nêu các câu hỏi và bài
tập. Để nghiên cứu tài liệu được thuận lợi, người học cần có trước kiến thức của các môn học Lý
thuyết mạch và Cấu kiện điện tử.
Chương 1: Mạch khuếch đại tranzito. Đề cập các cách mắc mạch khuếch đại cơ bản, vấn đề
hồi tiếp trong mạch khuếch đại, cách ghép giữa các tầng trong một bộ khuếch đại, các mạch
khuếch đại công suất và một số mạch khuếch đại khác: như khuếch đại Cascade, khuếch đại
Darlingtơn, mạch khuếch đại dải rộng, mạch khuếch đại cộng hưởng.
Chương 2: Bộ khuếch đại thuật toán (BKĐTT) nêu các đặc điểm và tính chất của bộ khuếch
đại thuật toán, các biện pháp chống trôi và bù điểm không của khuếch đại thuật toán, cũng như
các ứng dụng của nó: mạch khuếch đại, mạch cộng, mạch trừ, mạch vi phân, mạch tích phân,
mạch tạo hàm lôga, hàm mũ, mạch nhân tương tự, mạch lọc tích cực.
Chương 3: Mạch tạo dao động sin: định nghĩa, điều kiện của mạch tạo dao động sin. Phân tích
mạch tạo dao động sin ghép biến áp, dao động sin ghép RC, mạch dao động sin ba điểm. Mạch tạo
dao động sin ổn định tần số dùng phần tử áp điện thạch anh. Mạch tạo sin kiểu xấp xỉ tuyến tính.
Chương 4: Mạch xung, nêu các tham số của tín hiệu xung, tranzito và BKĐTT làm việc ở chế
độ xung, các mạch tạo xung: gồm mạch đa hài tự dao động, đa hài đợi, trigger, dao động nghẹt,
mạch hạn chế, mạch tạo điện áp răng cưa, mạch tạo dao động điều khiển bằng điện áp (VCO).
Chương 5: Các mạch biến đổi tần số. Điều biên, các mạch điều biên, điều chế đơn biên.
Điều tần và điều pha, mạch điều tần điều pha. Tách sóng: các mạch tách sóng điều biên, điều tần,
điều pha. Trộn tần, mạch trộn tần. Nhân chia tần số dùng vòng giữ pha (PLL).
Chương 6: Chuyển đổi A/D, D/A. Giải thích quá trình biến đổi A/D và các mạch thực hiện.
Giải thích quá trình biến đổi D/A và các mạch thực hiện. Nêu tóm tắt quá trình chuyển đổi A/D,
D/A phi tuyến.
Chương 7: Mạch cung cấp nguồn. Phân tích mạch cung cấp nguồn một chiều: biến áp, chỉnh
lưu, lọc và ổn áp. Phương pháp bảo vệ quá dòng, quá áp của bộ nguồn. Cuối chương trình bày
nguồn chuyển mạch: sơ đồ khối, chức năng các khối và nguyên lý hoạt động của bộ nguồn này.
Cuối cùng là phần hướng dẫn trả lời các câu hỏi và giải các bài tập để giúp người học có thể
tự kiểm tra kiến thức của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian ngắn, trình độ còn có hạn nên tập bài giảng
chắc còn thiếu sót, rất mong bạn đọc góp ý kiến để sửa chữa, bổ sung thêm, xin cảm ơn!
Tác giả
Chương 1: Mạch khuếch đại Tranzito
3
CHƯƠNG 1: MẠCH KHUẾCH ĐẠI TRANZITO
GIỚI THIỆU CHUNG
Chương này cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về mạch khuếch đại, bao gồm
các vấn đề sau:
- Định nghĩa mạch khuếch đại, các chỉ tiêu và tham số chính của một bộ khuếch đại: Hệ số
khuếch đại điện áp, hệ số khuếch đại dòng điện, hệ số khuếch đại công suất, trở kháng vào, trở
kháng ra, méo tần số, méo phi tuyến, hiệu suất.
- Nguyên tắc chung phân cực cho tranzito ở chế độ khuếch đại. Với tranzito lưỡng cực
thuận PNP cần cung cấp điện áp một chiều UBE < 0, UCE < 0. Với tranzito ngược NPN cần cung
cấp điện áp một chiều UBE > 0, UCE > 0. Mạch điện cung cấp nguồn một chiều phân cực cho
tranzito có: bốn phương pháp: phương pháp định dòng cho cực gốc, phương pháp định áp cho cực
gốc, phương pháp cung cấp và ổn định điểm làm việc dùng hồi tiếp âm điện áp một chiều, phương
pháp cung cấp và ổn định điểm làm việc dùng hồi tiếp âm dòng điện.
- Vấn đề hồi tiếp, hồi tíêp trong các tầng khuếch đại: hồi tiếp dương, hồi tiếp âm, hồi tiếp
dòng điện, hồi tiếp điện áp, hồi tiếp mắc song song, hồi tiếp mắc nối tiếp. ảnh hưởng của hồi tiếp
đến các chỉ tiêu kĩ thuật của mạch.
- Các sơ đồ khuếch đại cơ bản dùng tranzito lưỡng cực: tầng khuếch đại phát chung, tầng
khuếch đại góp chung và tầng khuếch đại gốc chung.
- Các sơ đồ khuếch đại dùng tranzito trường xét hai loại: tầng khuếch đại cực nguồn chung,
tầng khuếch đại cực máng chung.
- Tầng khuếch đại đảo pha có: mạch khuếch đại đảo pha chia tải, mạch khuếch đại đảo pha
ghép biến áp.
- Phương pháp ghép tầng trong bộ khuếch đại: phương pháp ghép tầng bằng tụ điện, ghép
tầng bằng biến áp, ghép tầng trực tiếp.
- Một số mạch khuếch đại khác: mạch khuếch đại Darlingtơn, mạch khuếch đại Cascốt,
mạch khuếch đại giải rộng, mạch khuếch đại cộng hưởng.
- Mạch khuếch đại công suất: đặc điểm của mạch khuếch đại công suất, các chế độ làm việc
của tầng khuếch đại A, B, AB, C. Yêu cầu của tầng khuếch đại công suất cho công suất ra lớn,
méo nhỏ và hiệu suất cao. Mạch khuếch đại công suất đơn làm việc ở chế độ A để giảm méo
nhưng có hiệu suất thấp. Mạch khuếch đại công suất đẩy kéo dùng hai tranzito thường cho làm
việc ở chế độ AB (gần B) để có công suất ra lớn, méo nhỏ mà hiệu suất cao. Mạch khuếch đại
công suất đẩy kéo dùng tranzito cùng loại có mạch ghép biến áp, mạch không dùng biến áp. Các
mạch khuếch đại này cần có mạch khuếch đại đẩy pha phía trước. Mạch khuếch đại công suất đẩy
kéo dùng tranzito khác loại có ưu điểm không cần tầng khuếch đại đảo pha.
Chương 1: Mạch khuếch đại Tranzito
4
Kết thúc chương 1 yêu cầu người học nắm được các mạch khuếch đại đã nêu. Hiểu được tác
dụng các linh kiện trong mạch. Chế độ cấp điện một chiều và nguyên lý làm việc của mạch. Tính
toán được một số chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu theo điều kiện cho trước.
Khi phân tích tầng khuếch đại tín hiệu nhỏ, ta dùng phương pháp mạch điện tương đương
xoay chiều, ở tần số trung bình. Phần mạch khuếch đại công suất, do tín hiệu vào lớn nên dùng
phương pháp đồ thị có độ chính xác cao.
NỘI DUNG
1.1. ĐỊNH NGHĨA, CÁC CHỈ TIÊU VÀ CÁC THAM SỐ CƠ BẢN CỦA MẠCH
KHUẾCH ĐẠI
1.1.1. Định nghĩa mạch khuếch đại
Một trong số những ứng dụng quan trọng nhất của tranzito là sử dụng nó trong các mạch để
làm tăng cường độ điện áp hay dòng điện của tín hiệu mà thường gọi là mạch khuếch đại.Thực
chất khuếch đại là một quá trình biến đổi năng lượng có điều khiển, ở đó năng lượng một chiều
của nguồn cung cấp, không chứa thông tin, được biến đổi thành năng lượng xoay chiều theo tín
hiệu điều khiển đầu vào, chứa đựng thông tin, làm cho tín hiệu ra lớn lên nhiều lần và không méo.
Phần tử điều khiển đó là tranzito. Sơ đồ tổng quát của mạch khuếch đại như ở hình 1-1, trong đó
En là nguồn tín hiệu vào, Rn là điện trở trong của nguồn tín hiệu, Rt tải nơi nhận tín hiệu ra.
Hình 1-2 đưa ra cấu trúc nguyên lý để xây dựng một tầng khuếch đại. Phần tử cơ bản là
phần tử điều khiển tranzito có điện trở thay đổi theo sự điều khiển của điện áp hay dòng điện đặt
tới cực điều khiển (cực gốc) của nó, qua đó điều khiển quy luật biến đổi dòng điện của mạch ra
bao gồm tranzito và điện trở RC. Tại lối ra giữa cực góp và cực phát, người ta nhận được một điện
áp biến thiên cùng quy luật với tín hiệu vào nhưng độ lớn được tăng lên nhiều lần. Để đơn giản,
giả thiết điện áp đặt vào cực gốc có dạng hình sin.
Từ sơ đồ hình 1-2 ta thấy rằng dòng điện và điện áp xoay chiều ở mạch ra (tỷ lệ với dòng
điện và điện áp tín hiệu vào) cần phải coi là tổng các thành phần xoay chiều dòng điện và điện áp
trên nền của thành phần một chiều I0 và U0. Phải đảm bảo sao cho biên độ thành phần xoay chiều
không vượt quá thành phần một chiều, nghĩa là II
≥0 và UU
≥0 . Nếu điều kiện đó không được
Hình 1-1: Sơ đồ tổng quát của mạch khuếch đại.
Iv
Mạch
khuyếch đại
Nguồn cung cấp
(EC)
Uv
Rn
En
Ir
Ur
Rt
Uv
t
Ur
t ~
Chương 1: Mạch khuếch đại Tranzito
5
thoả mãn thì dòng điện, điện áp ở mạch ra trong từng khoảng thời gian nhất định sẽ bằng không
và sẽ làm méo dạng tín hiệu.
Như vậy để đảm bảo công tác cho tầng khuếch đại (khi tín hiệu vào là xoay chiều) thì ở
mạch ra của nó phải tạo nên thành phần dòng một chiều I0 và điện áp một chiều U0. Chính vì vậy,
ở mạch vào của tầng, ngoài nguồn tín hiệu cần khuếch đại, người ta cũng phải đặt thêm điện áp
một chiều UV0 (hay dòng điện một chiều IV0). Các thành phần dòng điện và điện áp một chiều đó
xác định chế độ làm việc tĩnh của tầng khuếch đại. Tham số của chế độ tĩnh theo mạch vào (IV0,
UV0) và theo mạch ra (I0, U0) đặc trưng cho trạng thái ban đầu của sơ đồ khi chưa có tín hiệu vào.
Hình 1-2: a. Nguyên lý xây dựng một tầng khuếch đại.
b. Biểu đồ thời gian.
1.1.2. Các chỉ tiêu và tham số cơ bản của một tầng khuếch đại
Để đánh giá chất lượng của một tầng khuếch đại người ta đưa ra các chỉ tiêu và tham số cơ
bản sau:
1.1.2.1. Hệ số khuếch đại.
Nói chung vì tầng khuếch đại có chứa các phần tử điện kháng nên K là một số phức.
K = ⎢K ⎢exp(j.ϕk)
Phần mô đun |K| thể hiện quan hệ về cường độ (biên độ) giữa các đại lượng đầu ra và đầu
vào, phần góc ϕk thể hiện độ dịch pha giữa chúng. Nhìn chung độ lớn của |K| và ϕk phụ thuộc vào
tần số ω của tín hiệu vào. Nếu biểu diễn |K| = f1(ω) ta nhận được đường cong gọi là đặc tuyến biên
độ - tần số của tầng khuếch đại. Đường biểu diễn ϕk=f2(ω) gọi là đặc tuyến pha - tần số của nó.
Thường người ta tính |K| theo đơn vị logarit, gọi là đơn vị đề xi ben (dB)
I0
PĐK
Uv
t
i RC
Ur
Ur
t
+E
R
C
E
B
Uv
a.
U0
i
ura
Iˆ
Uˆ
0
0
b.
t
t
Đại lượng đầu ra
Đại lượng tương ứng đầu vào K =
(1-1)
Chương 1: Mạch khuếch đại Tranzito
6
Klg20)dB(K = (1-2)
Khi ghép liên tiếp n tầng khuếch đại với các hệ số khuếch đại tương ứng là K1, K2,...Kn thì
hệ số khuếch đại chung của bộ khuếch đại xác định theo:
K = K1.K2...Kn.
hay
K(dB) = K1(dB) + K2(dB) +... + Kn(dB) (1-3)
Đặc tuyến biên độ của tầng khuếch đại là đường biểu diễn quan hệ Ura=f3(Uv) lấy ở một tần
số cố định của giải tần của tín hiệu vào.
Dạng điển hình của ⎢K ⎢=f1(ω) và Ura=f3(Uv) đối với một bộ khuếch đại điện áp tần số thấp
cho tại hình 1-3.
1.1.2.2. Trở kháng lối vào và lối ra
Trở kháng vµo, trë kh¸ng ra của tầng khuếch đại được định nghĩa (theo hình 1-1a)
V
V
V I
U
Z = ;
r
r
r I
UZ = (1-4)
Nói chung chúng là các đại lượng phức: Z = R+jX.
1.1.2.3. Méo tần số
Méo tần số là méo do độ khuếch đại của mạch khuếch đại bị giảm ở vùng hai đầu giải tần. ở
vùng tần số thấp có méo thấp Mt, ở vùng tần số cao có méo tần số cao MC. Chúng được xác định
theo biểu thức:
C
0
C
t
0
t K
K
M;
K
K
M == (1-5)
Hình 1-3: a. Đặc tuyến biên độ - tần số
b. Đặc tuyến biên độ (f = 1kHz) của một bộ khuếch đại tần số thấp
0 102 104 2.104 (Hz)
f
|K|
(a)
K0
Uvào
(mV)
Ura
(V)
(b)
0
K0
Chương 1: Mạch khuếch đại Tranzito
7
Trong đó: K0 là hệ số khuếch đại ở vùng tần số trung bình.
KC là hệ số khuếch đại ở vùng tần số cao.
Kt là hệ số khuếch đại ở vùng tần số thấp.
Méo tần số cũng có thể được tính theo đơn vị đề xi ben.
1.1.2.4. Méo không đường thẳng (méo phi tuyến).
Méo không đường thẳng do tính chất phi tuyến của các phần tử như tranzito gây ra thể hiện
trong tín hiệu đầu ra xuất hiện thành phần tần số mới (không có ở đầu vào). Khi uvào chỉ có thành
phần tần số ω thì ura nói chung có các thành phần nω (với n = 0,1,2...) với các biên độ tương ứng
là Ûn. Lúc đó hệ số méo không đường thẳng do tầng khuếch đại gây ra được đánh giá là:
%
U
)U...UU( /n
1
2122
3
2
2
+++=γ (1-6)
1.1.2.5. Hiệu suất của tầng khuếch đại
Hiệu suất của một tầng khuếch đại là đại lượng được tính bằng tỷ số giữa công suất tín hiệu
xoay chiều đưa ra tải Pr với công suất một chiều của nguồn cung cấp P0.
0P
Pr=η
Trên đây đã nêu một số chỉ tiêu quan trọng của một tầng (hay một bộ khuếch đại gồm nhiều
tầng). Căn cứ vào các chỉ tiêu này người ta có thể phân loại các bộ khuếch đại với các tên gọi với
đặc điểm khác nhau. Ví dụ theo hệ số khuếch đại K có bộ khuếch đại điện áp. Lúc này yêu cầu cơ
bản là có KUmax, Zvào >> Znguồn và Zra << Ztải; bộ khuếch đại dòng điện với Ki max, Zvào<< Znguồn, Zra
>> Ztải hay bộ khuếch đại công suất cần KPmax, Zvào ≈ Znguồn, Zra ≈ Ztải.
Cũng có thể phân loại theo dạng đặc tuyến tần số ⎢K ⎢= f1(ω), từ đó có bộ khuếch đại một chiều,
bộ khuếch đại tần số thấp, bộ khuếch đại tần số cao, bộ khuếch đại chọn lọc tần số...v.v.
1.2. PHÂN CỰC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC MỘT CHIỀU
1.2.1. Nguyên tắc chung phân cực tranzito
Muốn tranzito làm việc như là một phần tử tích cực thì các tham số của nó phải thoả mãn
điều kiện thích hợp. Những tham số này của tranzito như ở phần cấu kiện điện tử đã nghiên cứu,
chúng phụ thuộc rất nhiều vào điện áp phân cực các chuyển tiếp góp, phát. Nói một cách khác các
giá trị tham số phụ thuộc vào điểm làm việc của tranzito. Một cách tổng quát, dù tranzito được
mắc theo kiểu nào, muốn nó làm việc ở chế độ khuếch đại cần có các điều kiện sau: chuyển tiếp
gốc-phát luôn phân cực thuận, chuyển tiếp gốc - góp luôn phân cực ngược.
Đối với tranzito n-p-n điều kiện phân cực để nó làm việc ở chế độ khuếch đại là:
UBE = UB - UE > 0
UCE = UC - UE > 0 (1-7)
Chương 1: Mạch khuếch đại Tranzito
8
và UE < UB < UC
Trong đó UE, UB, UC là điện thế các cực phát, gốc, góp của tranzito như trên hình 1-3.
Với tranzito p-n-p thì điều kiện phân cực có dấu ngược lại.
Hình 1-4 biểu diễn điện áp và dòng điện phân cực của tranzito ở chế độ khuếch đại
1.2.2. Mạch cung cấp điện áp phân cực cho tranzito
Để cung cấp điện áp phân cực cho tranzito người ta thường dùng một nguồn chung. Hình 1-
4 biểu thị các mạch cấp điện đó.
Hình 1-5a cấp điện áp cho cực gốc theo phương pháp định dòng. Điện áp UBE0 được lấy từ
nguồn EC dẫn qua điện trở RB vào cực gốc. Điện trở RB có trị số lớn hơn nhiều so với điện trở một
chiều của mặt ghép gốc-phát, do đó dòng định thiên IB0 được xác định gần đúng.
IB
IC
U
C
U
E
UB
UCE >0
UBE>0
IB
UB
(a)
IC
U
C
U
E
UCE <0
UBE <0
(b)
Hình 1-4: a) Biểu diễn điện áp và dòng điện phân cực tranzito n-p-n.
b) Tranzito p-n-p.
IP+IB0
CP2
UBE0
UB
(a)
RC RB
IB0
+EC
CP1 CP2
R2
(b)
RC R1
IB0
+EC
CP1
IP
Hình 1-5: Mạch cấp điện cho tranzito
Chương 1: Mạch khuếch đại Tranzito
9
B
C
B R
EI ≈0
Dòng điện một chiều ở đầu ra (dòng cực góp) IC0 và điện áp một chiều ở đầu ra UCE0:
IC0 = β.IB0; UCE0 = EC-IC0.RC (1-8)
Mạch này đơn giản nhưng độ ổn định điểm làm việc kém.
Hình 1-5b cung cấp điện cho cực gốc theo phương pháp định áp nhờ bộ phân áp R1, R2 mắc
song song với nguồn cung cấp cực góp EC. Điện áp tại điểm làm việc của cực gốc được xác định
theo biểu thức:
UBE0 = IP.R2 = EC -(IP+IB0).R1 (1-9)
Trong đó IP là dòng phân áp chạy qua điện trở R1, R2. Thường chọn IP>>IB0, do đó biểu thức
trên gần đúng:
1.RIEU pCBE −≈ (1-10)
Ta thấy UBE0 không phụ thuộc vào các tham số của tranzito và nhiệt độ nên ổn định. Rõ
ràng dòng IP càng lớn UBE0 càng ổn định, nhưng khi đó R1, R2 phải có giá trị nhỏ.
Thường chọn IP =(0,3÷3).IBmax (1-11)
Trong đó IBmax là dòng xoay chiều trong mạch cực gốc với mức tín hiệu vào lớn nhất. Lúc
này thiên áp UBE0 hầu như không phụ thuộc trị số dòng cực gốc IB0, do đó có thể dùng cho mạch
khuếch đại tín hiệu lớn (chế độ B). Tuy nhiên khi trị số R1, R2 nhỏ thì công suất tiêu thụ nguồn
cũng tăng.
Để nâng cao độ ổn định điểm làm việc người ta hay dùng các mạch cung cấp điện áp phân
cực sau.
Hình 1-6 là sơ đồ cung cấp và ổn định điểm làm việc bằng hồi tiếp âm điện áp một chiều.
Hình 1-7: Sơ đồ cung cấp và ổn
định điểm làm việc nhờ hồi tiếp âm
dòng điện một chiều.
UR2
Cp2
R2
RC R1
+EC
Cp1
UE RE CE
UBE
+EC
RC RB
Cp2
Cp1
IB
UCE0
UBE0
Hình 1-6: Mạch cung cấp và ổn định
điểm làm việc bằng hồi tiếp âm điện áp
một chiều.
Chương 1: Mạch khuếch đại Tranzito
10
Sơ đồ hình 1-6 chỉ khác sơ đồ hình 1-5a ở chỗ điện trở RB được nối lên cực góp. ở đây RB
vừa làm nhiệm vụ đưa điện áp vào cực gốc bằng phương pháp ổn định dòng cực gốc, vừa dẫn
điện áp hồi tiếp về mạch vào.
Nguyên lý ổn định như sau:
Nếu có một nguyên nhân mất ổn định nào đó làm cho dòng một chiều IC0 trên cực góp tăng
lên thì điện thế UCE0 giảm làm UBE giảm, kéo theo dòng IB0 giảm làm cho IC0 giảm (vì IC0= β. 0BI ),
nghĩa là dòng IC0 ban đầu được giữ nguyên.
Hình 1-7 là sơ đồ cung cấp và ổn định điểm làm việc nhờ hồi tiếp âm dòng điện một chiều.
Trong sơ đồ này RE làm nhiệm vụ hồi tiếp âm dòng điện một chiều. Nguyên tắc ổn định như
sau: khi IC0 tăng do nhiệt độ tăng hay do độ tạp tán tham số của tranzito thì điện áp hạ trên RE
(UE0=IE0.RE) tăng. Vì điện áp UR2 lấy trên điện trở R2 hầu như không đổi nên điện áp UBE0 = UR2 -
UE0 giảm, làm cho IB0 giảm, do đó IC0 không tăng lên được, tức là IC0 được giữ ổn định. Nếu nhiệt
độ giảm làm IC0 giảm thì nhờ mạch hồi tiếp âm dòng điện một chiều, UBE0 lại tăng, làm cho IB0
tăng, IC0 tăng giữ cho IC0 ổn định.
1.3. HỒI TIẾP TRONG CÁC TẦNG KHUẾCH ĐẠI
Hồi tiếp là việc thực hiện truyền tín hiệu từ đầu ra về đầu vào bộ khuếch đại. Thực hiện hồi
tiếp trong bộ khuếch đại sẽ cải thiện hầu hết các chỉ tiêu chất lượng của nó và làm cho bộ khuếch
đại có một số tính chất đặc biệt. Dưới đây ta sẽ phân tích những quy luật chung khi thực hiện hồi
tiếp trong bộ khuếch đại. Điều này cũng đặc biệt cần thiết khi thiết kế bộ khuếch đại bằng IC
tuyến tính.
Hình 1-8 là sơ đồ cấu trúc bộ khuếch đại có hồi tiếp
Mạch hồi tiếp có hệ số truyền đạt β, chỉ rõ quan hệ giữa tham số (điện áp, dòng điện) của
tín hiệu ra mạch đó với tham số (điện áp, dòng điện) của mạch ra bộ khuếch đại.
Hệ số khuếch đại K và hệ số truyền đạt của mạch hồi tiếp β nói chung là những số phức.
K = K.exp(jϕK)
β = β.exp(jϕβ)
Nghĩa là phải chú ý đến khả năng dịch pha ở miền tần số thấp và tần số cao do tồn tại các
phần tử điện kháng trong mạch khuếch đại cũng như mạch hồi tiếp. Nếu bộ khuếch đại làm việc ở
tần số trung bình, còn trong mạch hồi tiếp - không có thành phần điện kháng thì hệ số K và β là
Đầu ra
β
KĐầu vào
Hình 1-8: Sơ đồ khối bộ khuếch đại có hồi tiếp
Chương 1: Mạch khuếch đại Tranzito
11
những số thực. Nếu điện áp hồi tiếp tỷ lệ với điện áp ra của bộ khuếch đại ta có hồi tiếp điện áp, nếu
tỷ lệ với dòng điện ra ta có hồi tiếp dòng điện. Có thể hồi tiếp hỗn hợp cả dòng điện và điện áp.
Xét ở đầu vào, khi điện áp đưa về hồi tiếp nối tiếp với nguồn tín hiệu vào thì ta có hồi tiếp
nối tiếp. Khi điện áp hồi tiếp đặt tới đầu vào bộ khuếch đại song song với điện áp nguồn tín hiệu
thì có hồi tiếp song song.
Hai đặc điểm trên xác định một loại mạch hồi tiếp cụ thể: hồi tiếp điện áp nối tiếp hoặc
song song, hồi tiếp dòng điện nối tiếp hoặc song song, hồi tiếp hỗn hợp nối tiếp hoặc song song.
Hình 1-9 minh hoạ một số thí dụ về những mạch hồi tiếp phổ biến nhất trong khuếch đại.
Nếu khi hồi tiếp nối tiếp ảnh hưởng đến trị số điện áp vào bản thân bộ khuếch đại uy, thì khi
hồi tiếp song song sẽ ảnh hưởng đến trị số dòng điện vào bộ khuếch đại. Tác dụng của hồi tiếp có
thể làm tăng, khi ϕK + ϕβ = 2nπ, hoặc giảm khi ϕκ + ϕβ = (2n +1).π (n là số nguyên dương) tín hiệu
tổng hợp ở đầu vào bộ khuếch đại được gọi là hồi tiếp dương và tương ứng gọi là hồi tiếp âm.
Hồi tiếp âm cho phép cải thiện một số chỉ tiêu của bộ khuếch đại, vì thế nó được dùng rất
rộng rãi. Để đánh giá ảnh hưởng của hồi tiếp đến các chỉ tiêu của bộ khuếch đại ta sẽ xét thí dụ
hồi tiếp điện áp nối tiếp ở hình 1-9a.
Hệ số khuếch đại khi có hồi tiếp:
V
r
ht U
UK =
htVY UUU += (1-12