Giáo trình Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam

MỘT SỐ LƯU Ý KHI HỌC TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SỐ TÍN CHỈ: 03 MỤC TIÊU CHUNG: Về kiến thức: Sau khi học xong môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam sinh viên nắm được: - Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975) - Đường lối công nghiệp hoá - Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - Đường lối xây dựng hệ thống chính trị - Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội - Đường lối đối ngoại Về kỹ năng: - Vận dụng được phép biện chứng duy vật để phân tích chủ trương, đường lối của Đảng - Vận dụng được những kiến thức đã học để lý giải các vấn đề mang tính quy luật của cách mạng Việt Nam;

doc87 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3886 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MỘT SỐ LƯU Ý KHI HỌC TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SỐ TÍN CHỈ: 03 MỤC TIÊU CHUNG: Về kiến thức: Sau khi học xong môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam sinh viên nắm được: - Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 – 1975) - Đường lối công nghiệp hoá - Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN - Đường lối xây dựng hệ thống chính trị - Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội - Đường lối đối ngoại Về kỹ năng: - Vận dụng được phép biện chứng duy vật để phân tích chủ trương, đường lối của Đảng - Vận dụng được những kiến thức đã học để lý giải các vấn đề mang tính quy luật của cách mạng Việt Nam; - Có khả năng tiếp tục đi sâu tìm hiểu các vấn đề về đường lối cách mạng, tuyên truyền cho truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng; - Biết cách đặt và giải quyết vấn đề - Có khả năng trình bày những vấn đề về đường lối cách mạng một cách chính xác trước đông người. - Đánh giá được cách dạy và học Về thái độ: Sinh viên tự khẳng định được: - Thế giới còn đổi thay, nhưng Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi. Đó là nền tảng tư tưởng và và kim chỉ nam cho mọi hành động. Phải không ngừng quán triệt và vận dụng một cách độc lập và sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lênin và tưởng Hồ Chí Minh để phát triển và hoàn chỉnh đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa với những bước đi phù hợp với đặc điểm tình hình nước ta; - Sự ra đời và nắm quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là sản phẩm tất yếu của sự sàng lọc của lịch sử đấu tranh dân tộc ở Việt Nam dưới ánh sáng của thời đại mới. Lịch sử trao cho Đảng sứ mệnh đó, và Đảng đang tự đổi mới là để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của mình; - Từ một nước thuộc địa làm cách mạng giải phóng dân tộc rồi tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn của lịch sử, một sự lựa chọn dứt khoát khi Nguyễn Ái Quốc tìm thấy chủ nghĩa Mác Lênin, và tiếp tục được khẳng định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Cho dù tình hình quốc tế và trong nước gặp khó khăn trở ngại như thế nào thì định hướng đó vẫn không hề thay đổi; - Xây dựng niềm tin lý tưởng, niềm tin vào thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, mô phạm, công bằng. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT: Sinh viên phải học xong các môn: + Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin + Tư tưởng Hồ Chí Minh. HỌC LIỆU VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu bắt buộc 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo : Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2009. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006. II. Tài liệu tham khảo 1. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình chuẩn quốc gia: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I, II, III, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đại cương Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999, tập II (1858 - 1945), tập III (1945 - 1995) 5. Học viện Quan hệ Quốc tế, Nguyễn Phúc Luân (chủ biên): Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do (1945-1975), Nxb CTQG, Hà Nội, 2001 6. Học viện Quan hệ Quốc tế, Vũ Dương Huân (chủ biên): Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975-2002), Nxb CTQG, Hà Nội, 2002 7. Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập I (1919 - 1945), tập II (1945 - 1954), tập III (1954 - 1969) 8. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương: Thân thế – sự nghiệp và Tư tưởng Hồ Chí Minh (hỏi và đáp), Nxb CTQG, Hà Nội, 1998 9. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 10. Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996 11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999, tập 2, 3, 4 12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, 7, 8 13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 9, 10 14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 20 15. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb CTQG, Hà Nội, 1986 16. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1991 17. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996 18. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001 19. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006 20. Hà Huy Thành (chủ biên): Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006. CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CSVN I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu a. Khái niệm đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. b. Đối tượng nghiên cứu của môn học Đối tượng chủ yếu của môn học là hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam. Hai là, làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Ba là, làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo quần chúng thực hiện đường lối và kết quả của việc thực hiện đường lối ấy. II. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp nghiên cứu: phương pháp logíc và phương pháp lịch sử là hai phương pháp chủ yếu được vận dụng trong việc nghiên cứu, học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý nghĩa của học tập môn học - Trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về quá trình ra đời, trưởng thành của Đảng, về đường lối của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. - Góp phần bồi dưỡng niềm tin cho sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mịc tiêu, lý tưởng và đường lối của Đảng - Nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước. D. CÁC VẤN ĐỀ ÔN TẬP 1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Phương pháp nghiên cứu môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3. Ý nghĩa học tập môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2009. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình LSĐCSVN, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006. 3. Đại học Quốc gia Hà Nội: Một số chuyên đề về Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Lí luận Chính trị, Hà Nội, 2008. 4. Bộ giáo dục và Đào tạo: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Tài liệu phục vụ dạy và học chương trình các môn lí luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008. CHƯƠNG I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG A. YÊU CẦU Nghiên cứu chương này cần nắm vững những nội dung chủ yếu sau: - Tình hình thế giới những năm cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX. - Chính sách cai trị phản động của thực dân Pháp ở Việt Nam và sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở nước ta. - Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ theo khuynh hướng phong kiến và tư sản, sự bế tắc về đường lối, phương pháp cứu nước. - Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc và phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. - Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. - Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Chương I có thể khái quát ở sơ đồ sau: Sự ra đời của ĐCSVN và Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng Tình hình Phong trào yêu nước Hội nghị thành lập Đảng B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX - Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng. - Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng C. NỘI DUNG I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX Yêu cầu nắm được: Những biến chuyển cơ bản của thế giới ở cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và tác động của nó đến Việt Nam. Mô hình 1.1 CNĐQ ra đời CTTG lần 1 CM tháng 10 Nga QTCS ra đời VIỆT NAM 2. Hoàn cảnh trong nước a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp * Chính sách cai trị, khai thác của thực dân Pháp Mô hình 1.2 Chính sách cai trị của thực dân Pháp Chính trị Kinh tế Văn hoá - xã hội Chuyên chế triệt để Bóc lột nặng nề Nô dịch, ngu dân * Hệ quả của chính sách cai trị đó đối với Việt Nam - Về kinh tế: làm cho nền KT nước ta ngày càng lạc hậu, què quặt, hoàn toàn lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp - Về xã hội: làm thay đổi tính chất xã hội, làm mâu thuẫn mới nảy sinh. - Về giai cấp: làm kết cấu giai cấp cũ bị phá vỡ, hình thành thêm các giai cấp mới (chú ý phân tích hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của giai cấp công nhân VN). Mô hình 1.3 Chế độ thuộc địa Chế độ phong kiến Nông dân Địa chủ Tư sản Tiểu tư sản Công nhân Chế độ thuộc địa nửa phong kiến b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX– đầu thế kỷ XX Yêu cầu nắm được: - Các phong trào tiêu biểu. - Nguyên nhân thất bại của chúng. - Sự khủng hoảng về con đường cứu nước à yêu cầu bức thiết đặt ra của lịch sử dân tộc? Mô hình 1.4 Khuynh hướng phong kiến K/hướng Dân chủ tư sản Cuối thế kỷ XIX Đầu thế kỷ XX Sau CTTG I Phong trào Cần Vương Phong trào Duy Tân Phong trào Dân chủ công khai Phong trào CM Quốc gia tư sản Phong trào Quốc gia cải lương Phong trào Đông Du c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản * Nguyễn Ái Quốc tìm đường giải phóng dân tộc Sinh viên tự nghiên cứu, yêu cầu: - Làm rõ sự khác nhau giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các nhà yêu nước trước đó như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... - Nắm được tiến trình tìm đường cứu nước của Người: chú ý đến các mốc sự kiện lớn và nhận định rút ra. + 5-6-1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước + 1911-1917: Người sống, lao động, khảo nghiệm CM ở Mỹ, Châu Mỹ, Anh, các thuộc địa của Anh à 1917, Người quay trở lại Pháp + 1919: Gửi “Yêu sách của nhân dân An Nam” + 7-1920: Đọc được Luận cương của Lênin + 12-1920: Tham gia bỏ phiếu tán thành việc gia nhập QTCS và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp * Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng - Về tư tưởng chính trị Báo Người cùng khổ Trưởng ban n/c thuộc địa Tạp chí thư tín quốc tế Viết cho báo Sự thật Bản án chế độ TD Pháp Đường cách mệnh Chủ nghĩa Mác-Lênin thâm nhập vào VN Hoạt động của NAQ 1921 1922 1923 1924 1925 1927 Thời gian Yêu cầu nắm được: Phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam. - Về tổ chức: Người thành lập tổ chức tiền thân của Đảng CSVN là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6-1925) Yêu cầu nắm được: - Sự ra đời, thành phần cấu thành của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Vai trò, tác dụng của Hội * Sự phát triển các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản Yêu cầu nắm được: Sự biến đổi về chất của các phong trào yêu nước và tác động lịch sử của chúng. 1918 1925 1929 Thời gian Tự phát Bãi công đã phổ biến Kết hợp kinh tế với chính trị Trình độ * Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam Yêu cầu nắm được: - Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở VN. - Cách thức hoạt động của các tổ chức cộng sản đó. - Tác động của các tổ chức đó đến phong trào yêu nước. II. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG 1. Hội nghị thành lập Đảng Yêu cầu nắm được: - Nguyên nhân dẫn đến Hội nghị thành lập Đảng, - Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự Hội nghị. - Nội dung chính của Hội nghị. 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Yêu cầu nắm được: * Các văn bản hợp thành Cương lĩnh * Nội dung cơ bản của Cương lĩnh: - Phương hướng chiến lược cách mạng. - Mâu thuẫn cơ bản - Nhiệm vụ chủ yếu - Lực lượng cách mạng. - Lãnh đạo cách mạng. - Phương pháp cách mạng. - Vấn đề đoàn kết quốc tế. 3. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN và Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Sinh viên tự nghiên cứu, yêu cầu: Nắm được quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Phân tích các ý nghĩa của việc thành lập Đảng và Cương lĩnh đầu tiên. ĐẢNG CỘNG SẢN VN RA ĐỜI Chấm dứt cuộc khủng hoảng lãnh đạo CMVN trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới Tạo cơ sở cho những nhảy vọt của CMVN D. CÁC VẤN ĐỀ ÔN TẬP 1. Những chuyển biến về xã hội và giai cấp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 2. Địa vị KT-XH, thái độ chính trị, vai trò đối với lịch sử dân tộc của các giai cấp trong xã hội. 3. Hoàn cảnh ra đời và những đặc điểm của giai cấp công nhân. 4. Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 5. Nội dung Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. 6. Ý nghĩa Lịch sử của việc thành lập Đảng CSVN. E. CÁC VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 1. Vai trò của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng CSVN. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước 3. Sự ra đời của Đảng ộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2009. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình LSĐCSVN, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 1. 4. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương: Thân thế – sự nghiệp và Tư tưởng Hồ Chí Minh (hỏi và đáp), Nxb CTQG, Hà Nội, 1998. 5. Đại học Quốc gia Hà Nội: Một số chuyên đề về Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Lí luận Chính trị, Hà Nội, 2008. 6. Bộ giáo dục và Đào tạo: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Tài liệu phục vụ dạy và học chương trình các môn lí luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008. CHƯƠNG II ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945) A. YÊU CẦU Cần nắm vững những kiến thức của 3 thời kỳ cách mạng sôi nổi (1930-1931, 1936-1939, 1939-1945), nhất là thời kỳ 1939-1945. Chú ý đọc tài liệu tham khảo của thời kỳ này để kiểm tra, củng cố và mở rộng kiến thức của mình, tăng cường khả năng tự nghiên cứu theo sự hướng dẫn của giáo viên. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC Quá trình hoàn thiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng (1930-1945) Chủ trương và quá trình Đảng lãnh đạo tiến hành Cách mạng Tháng Tám -1945. C. NỘI DUNG CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1939 1. Trong những năm 1930 – 1935 a. Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 Yêu cầu nắm được: - Nội dung cơ bản của Hội nghị - Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng: Nội dung; So sánh với Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng (chỉ ra được điểm giống và khác nhau, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế) trên các nội dung chính sau: Mô hình 2.1 Đổi tên ĐCSVN thành ĐCSĐD Thông qua Luận cương chính trị Thành lập BCHTW mới HNTW I (10-1930) Chiến lược cách mạng Nhiệm vụ cách mạng Lực lượng cách mạng Lãnh đạo cách mạng Phưng pháp c..mạng Đoàn kết quốc tế b. Chủ trương khôi phục Đảng và phong trào cách mạng * Phong trào cách mạng 1930 – 1931 Yêu cầu nắm được: - Nguyên nhân dẫn đến phong trào. Mô hình 2.2 CNXH ở Liên Xô phát triển mạnh Công nghiệpTB khủng hoảng nghiêm trọng Mâu thuẫn kinh tế – chính trị sâu sắc ĐCSVN ra đời và lãnh đạo cách mạng Nguyên nhân quốc tế Nguyên nhân trong nước - Diễn biến, kết quả - Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa, kinh nghiệm lịch sử. * Đấu tranh khôi phục phong trào 1932 – 1935 Yêu cầu nắm được: - Tình hình nước ta sau “khủng bố trắng” của thực dân Pháp. - “Chương trình hành động” của Đảng Cộng sản Đông Dương. - Các địa bàn hoạt động chính của phong trào. - Nguyên nhân dẫn đến thành công của phong trào. Mô hình 2.3 Phê phán tả khuynh Bảo vệ uy tín cách mạng Phát triển Đảng Thành lập mặt trận Lập tự vệ đỏ Sự lãnh đạo của Đảng * Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng tháng 3 – 1935 Yêu cầu nắm được: - Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự Đại hội - Nội dung cơ bản của Đại hội: - Ý nghĩa của Đại hội. Mô hình 2.4 Đại hội I (3/1935) Phân tích, đánh giá tình hình Củng cố tăng cường phát triển Đảng Chống chiến tranh đế quốc Củng cố tổ chức quần chúng NQ Đại hội đề ra nhiệm vụ Bầu BCHTW, đ/c Lê Hồng Phong được bầu là Tổng bí thư 2. Trong những năm 1936 – 1939 a. Hoàn cảnh lịch sử * Tình hình thế giới Yêu cầu nắm được: - Nguy cơ chiến tranh của chủ nghĩa phát xít: + Tình hình thế giới sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) + Âm mưu của các nước TBCông nghiệp (cách thức hồi phục lại sau khủng hoảng của chúng) - Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản: + Nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội + Tác động của nó đến các Đảng Cộng sản trên thế giới. * Tình hình trong nước - Tác động của cuộc khủng hoảng tới Việt Nam - Sự tàn bạo của thực dân Pháp à sự nổi dậy đòi những nhu giải quyết những cầu tối thiểu của nhân dân b. Chủ trương mới của Đảng Yêu cầu nắm được: - Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chủ trương của Đảng - Chủ trương mới của Đảng thể hiện trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (tháng 7-1936): Mô hình 2.5 Biện pháp đấu tranh Kẻ thù trước mắt Nhiệm vụ trước mắt Về tổ chức: lập mặt trận mới HNTW2 (tháng 7/1936) - Tác động của những chủ trương đó. - Lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936-1939) Yêu cầu nắm được: + Các phong trào và các hình thức đấu tranh tiêu biểu + Ý nghĩa và kinh nghiệm lịch sử Mô hình 2.6 Đấu tranh nghị trường Đông Dương đại hội Đón đại biểu chính phủ Pháp Lưu hành sách báo công khai P.trào cách mạng (36 – 39) II. CHỦ TRƯƠNG ĐẤU TRANH TỪ NĂM 1939 ĐẾN NĂM 1945 1. Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chiến lược của Đảng a. Tình hình thế giới và trong nước Yêu cầu nắm được: - Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, - Chính sách thống trị thời chiến của Pháp – Nhật ở Đông Dương. b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng Yêu cầu nắm được: - Tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của 3 Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng tháng 11–1939, tháng 11–1940 và tháng 5–1941. Mô hình 2.7 HNTW6 (11/1939) HNTW7 (11/1940) Nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc Hoàn thiện đường lối giải phóng dân tộc HNTW8 (5/1941) - Nội dung cơ bản của Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 8 (5-1941) – Hội nghị đánh dấu hoàn thiện quá trình chuyển hướng chiến lược cách mạng: Mô hình 2.8 Nhận định tình hình Nhiệm vụ Trước mắt Chủ trương g/quyết vấn đề dân tộc ở mỗi nước HNTW8 (5/1941) Khởi nghĩa từng phần - Ý nghĩa của việc chuyển hướng chiến lược cách mạng 2. Chủ trương lãnh đạo Tổng khởi
Tài liệu liên quan