Giáo trình Hệ điều hành mã nguồn mở

BÀI 2: CHUẨN BỊ CÀI ĐẶT LINUX Mã bài: MĐ37-02  Giới thiệu Chúng ta sẽ tìm thấy sau đây các thông tin cần thiết trước khi cài đặt bất cứ bản phát hành Linux nào trên PC. Xin nhớ rằng Linux không phải là một thương phẩm, do đó cần phải chuẩn bị đối phó các trục trặc nếu có. Chúng ta có thể đọc thêm các HOW-TO, ngoài những mục hướng dẫn khá đầy đủ trong chương này như: - Chọn cấu hình phần cứng - Dung lượng đĩa và bộ nhớ - Những cách cài đặt Linux - Phân vùng ổ đĩa cứng  Mục tiêu - Xác định cấu hình phần cứng phù hợp, sinh viên có khả năng từ nhu cầu thực tế để tính toán đưa ra cấu hình phần cứng thích hợp nhất từ bộ nhớ, dung lượng bộ nhớ, chuẩn thiết bị đầu cuối để chuẩn bị cho bước cài đặt Linux tốt nhất. - Nâng cao nhận thức về tính tương thích.  Nội dung chính A. LÝ THUYẾT 1. Chọn cấu hình phần cứng Mục tiêu : - Trình bày được cách chọn cấu hình phần cứng để cài đặt hệ điều hành Linux Điều kiện cài đặt Linux thành công là có các phần cứng phù hợp. Muốn chọn cấu hình cho tương xứng, chúng ta phải biết trước bao nhiêu người sẽ sử dụng hệ thống và sẽ chạy những ứng dụng nào. Từ đó chúng ta tính ra các yêu cầu về bộ nhớ, dung lượng ổ đĩa cứng, chủng loại thiết bị đầu cuối, v.v. Ngày nay, đa số các máy tính có cài đặt Linux đều là PC và thường cũng chỉ cài đặt phiên bản cho một người sử dụng, mặc dù các máy ấy có thể liên kết với nhiều hệ thống Linux và UNIX lớn hơn. Nếu chúng ta cài đặt phiên bản Linux cho một người dùng (trường hợp hay gặp nhất) thì chúng ta cũng là quản trị viên của hệ thống. Chúng ta có trách nhiệm hiểu rõ hệ thống để thực hiện chức năng quản trị, sao cho hệ thống chạy tối ưu. Chúng ta phải bảo đảm dung lượng tối thiểu trên ổ đĩa cứng, sao lưu đều đặn, các thiết bị kết nối với hệ đều có trình điều khiển (driver) và các phần mềm cài đặt thích hợp, v.v. Chúng ta nên chọn lựa các loại phần cứng mà chính đa số những người tạo ra Linux đã sử dụng. Các công ty phát triển phần mềm thương phẩm thường chạy thử sản phẩm của họ trên nhiều phần cứng khác nhau, còn cộng đồng tình nguyện triển khai Linux chỉ có máy tính của chính mình. Cũng may là cộng đồng Linux khá đông đảo cho nên hầu hết những phần cứng tiêu chuẩn của PC đều được Linux chấp nhận. Lưu ý: Linux là một hệ thống tiến hoá và thỉnh thoảng lại có thông tin cập nhật. Bản phát hành RedHat sử dụng trong tài liệu này chạy khá ổn định, tuy nhiên19 thực tế có những phần cứng thay đổi mà chưa được Linux biết đến. Mặc dù nhiều phần cứng có thể đã thay đổi bằng các linh kiện “nhái” hoặc tương thích Intel, song không phải tất cả những phần cứng ấy đều chạy được với Linux. 1.1. Bộ xử lý Hệ thống phần cứng phù hợp Linux thường là một PC có bộ xử lý Intel 386 hoặc hiện đại hơn, chẳng hạn như 486, 586 hoặc Pentium. Những bộ xử lý nhái Intel như của Cyrix hoặc AMD cũng đều chấp nhận Linux. Một số PC không có bộ đồng xử lý toán học, nhưng Linux không nhất thiết cần đến bộ phận này vì có thể phỏng tạo nó bằng cách sử dụng các chương trình con, dù rằng như thế sẽ giảm tốc độ thi hành. Kernel Linux cũng được phát triển cho một số bộ xử lý khác, chẳng hạn như DEC Alpha, IBM PowerPC và Sun Sparc, thậm chí cho cả các bộ xử lý dùng trong hệ thống nhúng (embedded) như Network PC của Caldera. 1.2. Bus hệ thống Linux thường chạy với các loại bus như ISA, EISA và PCI. Các kernel mới của Linux (từ 2.2 trở đi) có thể chạy với bus AGP. Với bus MCA trên máy tính PS/2 của IBM, chỉ các bản kernel từ 2.0.7 là chạy được. Một số hệ thống sử dụng loại bus cục bộ, gọi là VLB, để truy cập đĩa cứng và hiển thị màn hình nhanh hơn cũng được Linux chấp nhận.

pdf178 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hệ điều hành mã nguồn mở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI GIỚI THIỆU Vào tháng 3-2004 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng với CICC (Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Tin học hoá, Nhật Bản) tổ chức Diễn đàn Châu Á lần thứ 3 về phần mềm nguồn mở (OSS). Năm 2000 và 2002 hội nghị toàn quốc về Linux cũng đã họp tại Hà Nội. Năm 2003, một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã quyết định đưa việc bản địa hoá Linux vào kế hoạch phát triển công nghệ phần mềm của mình. Còn ở Việt Nam cũng đã có khoảng hai dự án với ý định như thế. Trên đà phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, Linux đã không ngừng mở rộng ra ngoài phạm vi nghiên cứu đại học để phục vụ cho mục đích thương mại và hành chính, hoặc dùng làm hệ điều hành cho các mạng máy tính. Quả thật Linux đã tiến triển và hoàn thiện liên tục với những phiên bản mới, thậm chí năm 2003 các dòng Linux ManDrake và RedHat v.v. đều đã có đến bản 9.0 và hiện nay la 11.0. Mặt khác Linux càng ngày càng có thêm nhiều người sử dụng vì vậy mà nhu cầu cần có một cuốn giáo trình làm tài liệu học tập và tham khảo cho học sinh, sinh viên của các trường Cao đẳng, Đại học là cần thiết. Các bài trong giáo trình này chủ yếu sẽ hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng dòng sản phẩm RedHat vì có lẽ đó là dòng Linux phổ biến nhất và cũng dễ cài đặt nhất từ trước đến nay. Ngoài ra, giáo trình còn cung cấp những hiểu biết khác, thí dụ cập nhật và nâng cấp các phần mềm tương hợp với Linux, hoặc in ấn, hỗ trợ an ninh và quản trị hệ thống một cách thuận tiện. Cuốn giáo trình này này cũng phù hợp cho những người muốn biết thêm về Linux và UNIX mà chưa có dịp sử dụng hai hệ điều hành ấy. Thậm chí, giáo trình sẽ có ích với những người tuy biết cách cài đặt Linux và sử dụng UNIX, nhưng chưa có dịp thực hiện các công việc quản trị hệ thống bao giờ. Cuốn giáo trình sau sẽ giải thích chi tiết về cách quản trị và duy trì hệ thống Linux/UNIX. Một người sử dụng UNIX bình thường khó có quyền làm quản trị hệ thống, song với Linux thì có thể trở thành chủ nhân của toàn bộ hệ thống. Linux dẫn xuất từ UNIX nên cũng là một hệ điều hành đa người dùng và đa nhiệm (phục vụ nhiều người và thực hiện nhiều việc cùng lúc). Nó có thể chạy trên nhiều bộ vi xử lý (đặc biệt trên họ Intel từ đời 386 trở lại đây) và tương thích với chuẩn mở POSIX. POSIX là một tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ điều hành và phần mềm khả chuyển với những thành phần có thể sử dụng chung, đảm bảo tính mở của chúng. 2 Trong quá trình biên soạn, dù đã hết sức cố gắng, song không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét của các thầy cô, các em học sinh, sinh viên và những ai sử dụng cuốn giáo trình này. Hà Nội, 2013 Tham gia biên soạn Khoa Công Nghệ Thông Tin Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Công Nghệ Địa Chỉ: Tổ 59 Thị trấn Đông Anh – Hà Nội Tel: 04. 38821300 Chủ biên: Phùng Quốc Cảnh Mọi góp ý liên hệ: Phùng Sỹ Tiến – Trưởng Khoa Công Nghệ Thông Tin Mobible: 0983393834 Email: tienphungktcn@gmail.com – tienphungktcn@yahoo.com 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ LINUX ......................................................................... 9 A. LÝ THUYẾT ................................................................................................... 10 1. Tìm hiểu chung về Linux ................................................................................ 10 1.1. Linux là gì .............................................................................................. 10 1.3. Các bản phát hành Linux ........................................................................ 11 1.4. Lợi thế của Linux ................................................................................... 12 1.5. Ai phát triển Linux ................................................................................. 13 1.6. Linux cộng sinh với Windows ................................................................ 13 1.7. Thương mại hoá Linux ........................................................................... 15 2. UNIX và Linux............................................................................................... 15 3. Tác quyền và bản quyền Linux ....................................................................... 16 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................... 17 BÀI 2: CHUẨN BỊ CÀI ĐẶT LINUX ................................................................. 18 A. LÝ THUYẾT ................................................................................................... 18 1. Chọn cấu hình phần cứng ............................................................................... 18 1.1. Bộ xử lý .................................................................................................. 19 1.2. Bus hệ thống ........................................................................................... 19 1.3. Bộ nhớ .................................................................................................... 19 1.4. Đĩa cứng ................................................................................................. 19 1.4.1. Dung lượng ổ đĩa cứng .................................................................... 20 1.4.2. Phân vùng hoán chuyển ................................................................... 20 1.5. Yêu cầu về màn hình ............................................................................. 20 1.6. Ổ CD ...................................................................................................... 21 1.6.1 Các ổ đĩa CD phổ quát ....................................................................... 21 1.6.2. Các ổ đĩa CD đặc chủng ................................................................... 21 1.7. Truy cập mạng ........................................................................................ 22 1.7.1. Truy cập qua Ethernet ....................................................................... 22 1.7.2. Truy cập qua modem ........................................................................ 23 1.8. Các thiết bị khác ..................................................................................... 24 1.8.1. Chuột ................................................................................................ 24 1.8.2. Ổ băng từ .......................................................................................... 25 1.8.3. Máy in .............................................................................................. 25 2. Dung lượng đĩa và bộ nhớ .............................................................................. 25 3. Phân vùng ổ đĩa cứng ..................................................................................... 26 3.1. Tìm hiểu về phân vùng ........................................................................... 26 3.2. Sử dụng lệnh FDISK .............................................................................. 27 3.2.1. Các yêu cầu về phân vùng ................................................................. 27 3.2.2. Các yêu cầu về DOS ......................................................................... 27 3.2.3. Các yêu cầu về Linux ........................................................................ 28 3.2.4. Phân vùng lại ổ DOS ........................................................................ 28 3.2.5. Cách tránh phân vùng đĩa cứng ......................................................... 28 4 3.2.6. Xoá bỏ phân vùng ............................................................................. 29 3.2.7. Thêm phân vùng mới ........................................................................ 29 3.2.8. Định dạng phân vùng ........................................................................ 29 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................... 30 BÀI 3: CÀI ĐẶT REDHAT LINUX .................................................................... 31 A. LÝ THUYẾT ................................................................................................... 31 1. Các cách cài đặt& trình tự cài đặt ................................................................... 31 1.1. Các cách cài đặt ...................................................................................... 31 1.2. Trình tự cài đặt ....................................................................................... 32 1.2.1. Cấu hình hệ thống ............................................................................. 33 1.2.2. Tuỳ chọn cài đặt................................................................................ 35 1.2.3. Phân vùng đĩa cứng ........................................................................... 36 1.2.3.1. Sử dụng fdisk của Linux ................................................................ 36 1.2.3.2. Sử dụng Disk Druid ....................................................................... 41 1.2.3.3. Phân vùng tự động ......................................................................... 44 1.2.4. Cài đặt chương trình khởi động ......................................................... 44 1.2.4.1. Các chương trình khởi động khác .................................................. 46 1.2.4.2. Mật khẩu cho GRUB ..................................................................... 46 2. Thiết lập các cấu hình cho RedHat ................................................................. 47 2.1. Thiết lập cấu hình mạng TCP/IP ............................................................. 47 2.2. Cấu hình bức tường lửa .......................................................................... 48 2.3. Các thiết lập khác ................................................................................... 48 2.3.1. Hỗ trợ ngôn ngữ ................................................................................ 48 2.3.2. Thiết lập cấu hình thời gian............................................................... 49 2.4. Thiết lập trương khoản người dùng ......................................................... 49 2.5. Thiết lập cấu hình xác thực ..................................................................... 51 3. Chọn các gói phần mềm & cài đặt .................................................................. 52 4. Thiết lập cấu hình &Kiểm tra cấu hình X Window ......................................... 58 4.1. Thiết lập cấu hình X Window ................................................................ 58 4.2. Kiểm tra cấu hình X Window ................................................................. 59 5. Tạo đĩa mềm khởi động&khởi động lại .......................................................... 59 5.1. Tạo đĩa mềm khởi động .......................................................................... 59 5.2. Khởi động lại .......................................................................................... 59 6. Cài đặt Linux ở chế độ văn bản ...................................................................... 59 6.1. Cấu hình phần cứng cơ bản ..................................................................... 59 6.2. Các màn hình ở chế độ văn bản .............................................................. 60 6.3. Dùng bàn phím để di chuyển .................................................................. 60 6.4. Cài đặt ở chế độ văn bản từ đĩa CD......................................................... 60 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................... 60 BÀI 4: BẮT ĐẦU SỬ DỤNG LINUX ................................................................. 61 A. LÝ THUYẾT ................................................................................................... 61 1. Thiết lập tài khoản .......................................................................................... 61 1.1. Giao tiếp qua dòng lệnh .......................................................................... 62 5 1.2. Lịch trình nhập lệnh ................................................................................ 62 1.3. Nhập lệnh bằng sao ghép ........................................................................ 62 1.4. Tự động điền lệnh ................................................................................... 62 2. Quản lý người sử dụng ................................................................................... 63 2.1. Đăng nhập và đăng xuất.......................................................................... 63 2.2. Thêm người sử dụng trong Slackware .................................................... 63 2.3. Thêm người sử dụng mới trong RedHat Linux ....................................... 66 2.4. Dùng bảng điều khiển RedHat để quản lý người sử dụng ....................... 66 2.5. Thay đổi mật khẩu .................................................................................. 68 3. Sử dụng các lệnh cơ bản ................................................................................. 68 3.1. Dùng man để tìm trợ giúp cho câu lệnh .................................................. 68 3.2. Sử dụng các lệnh can thiệp vào thư mục ................................................. 69 3.2.1. Chuyển đổi thư mục hiện hành bằng lệnh cd ..................................... 69 3.2.2. Liệt kê các tệp và thư mục bằng lệnh ls ............................................. 69 3.2.3. Tạo thư mục mới bằng lệnh mkdir .................................................... 70 3.2.4. Xoá bỏ thư mục bằng lệnh rmdir ....................................................... 70 3.3. Sử dụng các lệnh thao tác tệp .................................................................. 70 3.3.1. Chép các tệp bằng lệnh cp ................................................................. 70 3.3.2. Chuyển tệp bằng lệnh mv .................................................................. 71 3.3.3. Xoá tệp bằng lệnh rm ........................................................................ 71 3.3.4. Hiển thị nội dung tệp bằng lệnh more ............................................... 71 3.3.5. Sử dụng lệnh less .............................................................................. 71 4. Xử lý các tệp DOS trong Linux ...................................................................... 72 5. Đóng tắt Linux và chạy các chương trình Linux ............................................. 73 5.1. Đóng tắt Linux ........................................................................................ 73 5.2. Chạy các chương trình Linux .................................................................. 74 5.2.1. Sử dụng chương trình CD Player ...................................................... 74 5.2.2. Sử dụng Gnumeric và KSpread ......................................................... 74 5.2.3. Sử dụng bc Calculator ....................................................................... 74 5.2.4. Sử dụng chương trình minicom ......................................................... 75 6. Chạy các chương trình DOS trong Linux ........................................................ 76 6.1. Cài đặt DOSEMU ................................................................................... 76 6.2. Lập cấu hình DOSEMU .......................................................................... 77 6.3. Chạy DOSEMU ...................................................................................... 78 7. Chạy các chương trình Windows với Linux .................................................... 78 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................... 80 BÀI 5: NÂNG CẤP VÀ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM VỚI RPM ................................ 80 A. LÝ THUYẾT ................................................................................................... 81 1. Chính sách nâng cấp phần mềm ...................................................................... 81 2. Cài đặt phần mềm ........................................................................................... 82 2.1. Giới thiệu................................................................................................ 82 2.2. Công việc của quản trị viên hệ thống ...................................................... 82 3. Sử dụng RPM ................................................................................................. 83 6 3.1. Vị trí của các gói phần mềm ................................................................... 84 3.2. Cài đặt gói phần mềm bằng RPM ........................................................... 84 3.3. Gỡ bỏ cài đặt gói phần mềm bằng RPM ................................................. 85 3.4. Cập nhật gói phần mềm bằng RPM ........................................................ 86 3.5. Tìm các gói phần mềm ........................................................................... 86 3.6. Kiểm tra gói phần mềm .......................................................................... 87 3.7. Cài đặt phần mềm không của Linux ........................................................ 88 3.7.1. Các định dạng của gói phần mềm...................................................... 88 3.7.2. Cài đặt phần mềm ............................................................................. 88 3.7.3. Sử dụng lệnh tar ................................................................................ 89 3.8. Xem lại các quyền truy cập ..................................................................... 90 3.9. Giải quyết vấn đề .................................................................................... 90 3.10. Gỡ bỏ các ứng dụng .............................................................................. 91 4. Nâng cấp Kernel ............................................................................................. 91 5. Cài đặt trong môi trường X bằng RPM ........................................................... 92 5.1. Khởi động GNOME-RPM ...................................................................... 92 5.2. Chọn gói phần mềm ................................................................................ 92 5.3. Cài đặt phần mềm mới ............................................................................ 93 5.4. Lập cấu hình mặc định cho trình cài đặt .................................................. 93 5.5. Gỡ bỏ phần mềm .................................................................................... 93 B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................... 93 BÀI 6: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG LINUX .............................................................. 94 A. LÝ THUYẾT ................................................................................................... 94 1. Các hệ thống và các thành phần xử lý ............................................................. 94 1.1. Các hệ thống xử lý tập trung ................................................................... 94 1.2. Các thành phần của mô hình xử lý tập trung ........................................... 95 1.3. Các hệ thống xử lý phân tán ................................................................... 96 1.4. Các thành phần của mô hình xử lý phân tán ............................................ 96 2. Các mô hình và quản trị trong môi trường mạng............................................. 97 2.1. Mô hình client/server ............................................................................. 97 2.2. Quản trị trong môi trường mạng ............................................................. 97 2.3. Xác định vai trò quản trị viên mạng .......................