Giáo trình Khí tượng biển Chương VI Thời tiết biển Đông

Thời tiết là trạng thái vật lý của khí quyển ởmột địa điểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định và được đặc trưng bởi tập hợp các giá trịcủa các yếu tốkhí tượng nhưnhiệt độkhông khí, áp suất khí quyển, gió, độ ẩm, mây mưa tại thời điểm đó. Các yếu tốnày còn được gọi là các yếu tốthời tiết. Nghiên cứu vềthời tiết và dựbáo thời tiết là nội dung của bộmôn Dựbáo thời tiết. Dựbáo thời tiết bằng phương pháp dùng bản đồcòn được gọi là Khí tượng học si nốp. Nói một cách khác, đối tượng nghiên cứu của môn học Khí tượng si nốp chính là các điều kiện thời tiết và sựbiến đổi của nó trên một phạm vi rộng. Sựbiến đổi của thời tiết có 2 loại: Biến đổi có chu kỳvà biến đổi không có chu kỳ.

pdf60 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Khí tượng biển Chương VI Thời tiết biển Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG VI THỜI TIẾT BIỂN ĐÔNG 6.1 Thời tiết và hình thế thời tiết Thời tiết là trạng thái vật lý của khí quyển ở một địa điểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định và được đặc trưng bởi tập hợp các giá trị của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ không khí, áp suất khí quyển, gió, độ ẩm, mây mưa tại thời điểm đó. Các yếu tố này còn được gọi là các yếu tố thời tiết. Nghiên cứu về thời tiết và dự báo thời tiết là nội dung của bộ môn Dự báo thời tiết. Dự báo thời tiết bằng phương pháp dùng bản đồ còn được gọi là Khí tượng học si nốp. Nói một cách khác, đối tượng nghiên cứu của môn học Khí tượng si nốp chính là các điều kiện thời tiết và sự biến đổi của nó trên một phạm vi rộng. Sự biến đổi của thời tiết có 2 loại: Biến đổi có chu kỳ và biến đổi không có chu kỳ. Biến đổi có chu kỳ là sự biến đổi có sự lặp đi lặp lại của các yếu tố thời tiết, như các dạng biến trình ngày của nhiệt độ, khí áp, độ ẩm... Biến đổi không có chu kỳ là sự biến đổi không có quy luật của điều kiện thời tiết, như sự biến tính của các khối không khí. 6.1.1 Các công cụ phân tích và dự báo thời tiết 1) Các loại bản đồ thời tiết Bản đồ thời tiết cho phép ta hình dung sự phân bố các yếu tố khí tượng trên phạm vi rộng lớn, xác định thời tiết hiện tại; phân tích và dự báo về sự xuất hiện và phát triển của các đối tượng si nốp, tức là dự báo hình thế si nốp và từ đó dự báo điều kiện thời tiết trong tương lai. Như vậy, các bản đồ thời tiết là công cụ cơ bản để phân tích và dự báo thời tiết. Bản đồ thời tiết cho phép ta hình dung sự phân bố các yếu tố khí tượng trên phạm vi rộng lớn, xác định thời tiết hiện tại; phân tích và dự báo về sự xuất hiện và phát triển của các đối tượng si nốp. Để có được bản đồ thời tiết, người ta sử dụng một loại bản đồ gọi là bản đồ trống. Bản đồ trống là bản đồ địa lý, đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Không bị biến dạng về hình thù địa hình, ít thay đổi về tỷ lệ xích ở các vùng quan trọng, phản ảnh được phép chiếu gần nhất của quả đất thực. - Kích thước của bản đồ thời tiết không quá lớn, hoặc quá bé, song phải bao gồm đầy đủ toàn bộ lãnh thổ một vùng rộng lớn. Có đầy đủ các đường phân giới, các vị trí đài trạm khí tượng, có thước gradien để xác định vận tốc gió theo sự phân bố áp suất. - Các bản đồ trống được dùng ở Việt Nam thông thường là: Bản đồ Âu á có tỷ lệ: 1/200.000.000 và bản đồ Biển Đông có tỷ lệ: 1/7.500.000. Sử dụng các bản đồ trống, người thiết lập được các bản đồ thời tiết bao gồm: bản đồ mặt đất và các bản đồ trên cao a) Bản đồ mặt đất Dùng bản đồ trống, điền các số liệu quan trắc ở mặt đất vào vị trí của các trạm quan trắc ta được bản đồ mặt đất. Các số liệu về các yếu tố khí tượng được điền trên bản đồ mặt đất bao gồm: nhiệt độ, áp suất khí quyển (đã quy về mực nước biển), độ ẩm, lượng dd và dạng mây, độ cao chân mây, biến áp, tầm nhìn xa và các hiện tượng thời tiết. Như vậy, bản đồ mặt đất cho ta thấy điều kiện thời tiết ở mặt đất. Lược đồ điền bản đồ mặt đất như sau (hình 6-1): TsTs CH TT CM Hs hs PPP WW aPP VV CL H W TdTd Hs hs RR Hình 6-1 Trong đó:TT, TsTs, TdTd: nhiệt độ, nhiệt độ cực trị, điểm sương; PPP, aPP: áp suất, biến áp 3 giờ; WW, W: hiện tượng thời tiết lúc quan trắc, giữa 2 kỳ quan trắc; RR: mưa trong 12 giờ; VV: tầm nhìn ngang; N: lượng mây; CH, CM, CL: dạng mây tầng cao, trung bình, dưới; h, hs hs: các độ cao chân mây; dd: hướng và tốc độ gió. b) Bản đồ cao không Như chúng ta đã biết, cơ sở lý thuyết để thiết lập các bản đồ cao không (bản đồ hình thế khí áp) là dựa vào công thức khí áp dưới dạng địa thế vị đã được trình bày trong tĩnh học khí quyển. Trong nghiệp vụ khí tượng, người ta dùng các bản đồ trống điền các yếu tố khí tượng quan trắc được ở các độ cao khác nhau của tầng khí quyển ta được các bản đồ trên cao. Có 2 loại bản đồ trên cao: - Bản đồ hình thế khí áp tuyệt đối gọi tắt là bản đồ AT: AT850, AT700, AT500…; - Bản đồ hình thế khí áp tương đối gọi tắt là bản đồ OT: thường dùng bản đồ 500 1000OT . * Bản đồ AT: Đây là bản đồ hình thế khí áp tuyệt đối, trên đó điền các yếu tố khí tượng quan trắc được trên mặt đẳng áp nào đó. Trên các bản đồ này ta vẽ các đường đẳng cao trên mặt đẳng áp và biểu diễn các đặc trưng thời tiết trên một mặt đẳng áp đó. Ví dụ: bản đồ AT850, AT700,... là bản đồ hình thế khí áp tuyệt đối trên mặt đẳng áp 850 và 700 mb. N dd dd Lược đồ điền bản đồ AT như sau (hình 6-2): TT HHH Td Td ΔH24 f f Hình 6-2 Trong đó: TT, TdTd: nhiệt độ, điểm sương; HHH, ΔH24: độ cao địa thế vị, biến cao 24 giờ; f f: độ ẩm; dd: hướng và tốc độ gió. * Bản đồ OT: Đây là bản đồ hình thế khí áp tương đối, trên đó điền các giá trị độ cao địa thế vị tương đối giữa 2 mặt đẳng áp, như đã nói ở trên, trong tác nghiệp dự báo thời tiết, thông thường người ta sử dụng 5001000OT . Bản đồ này biểu thị độ dày giữa 2 mặt đẳng áp và đặc trưng cho trường nhiệt độ trung bình giữa 2 mặt đẳng áp. Lược đồ điền bản đồ OT như sau (hình 6-3): HoHoHo ΔHo24 Hình 6-3 Trong đó: HoHoHo, ΔHo24: độ dày, biến cao 24 giờ; dd: hướng và tốc độ gió. 2) Các mặt cắt thẳng đứng a) Mặt cắt thẳng đứng theo thời gian Mặt cắt thẳng đứng theo thời gian là một loại đồ thị biểu điễn sự thay đổi của các yếu tố khí tượng theo thời gian tại 1 địa điểm ở các độ cao khác nhau. Ví dụ: Sự thay đổi của gió ở độ cao nào đó theo thời gian (hình 6-4). z (lnP) t Hình 6-4 b) Mặt cắt thẳng đứng theo không gian N Mặt cắt thẳng đứng theo không gian cũng là một loại đồ thị cho biết sự biến thiên của yếu tố thời tiết đồng thời xảy ra ở các độ cao khác nhau trên phạm vi cần dự báo. Ví dụ: diễn biến gió trong khu vực dự báo (hình 6-5). z (lnP) Lạng sơn Hà Nội Huế Sài Gòn Hình 6-5 3) Các bản đồ đặc trưng phụ a) Bản đồ các hiện tượng thời tiết nguy hiểm Bản đồ các hiện tượng thời tiết nguy hiểm bao gồm các bản đồ về bão, bão cát, sương mù dày, dông, băng kết... b) Bản đồ đặc trưng phụ ở mặt đất Lược đồ điền bản đồ đặc trưng phụ ở mặt đất như sau (hình 6-6): Trong đó: TTmax: nhiệt độ tối cao S TTmin: nhiệt độ tối thấp TgTg: nhiệt độ tối thấp mặt đất TTmax RRđêm TTmin RRngày E: trạng thái mặt đất TgTg E RR: mưa đêm, mưa ngày Hình 1-6 6.1.2 Kiểm tra và sửa chữa số liệu đo đạc Trước khi xem xét phân tích bản đồ phải xem xét, kiểm tra các số liệu si nốp đã ghi trên bản đồ để kịp thời sửa chữa các sai sót, từ đó tránh được những sai lầm trong phân tích dự báo. Các sai sót số liệu si nốp có thể bao gồm sai sót có hệ thống và sai sót đột xuất. 1) Sai sót có hệ thống Sai sót có hệ thống là các sai sót được lặp đi lặp lại nhiều lần ở một trạm nên dễ nhận thấy khi so với các trạm xung quanh do sự chênh lệch quá lớn về gía trị của cùng loại các yếu tố khí tượng. Nguyên nhân gây nên sai sót hệ thống có thể do máy hỏng, độ cao trạm sai, hoặc năng lực của quan trắc viên. Phương pháp sửa chữa: cần xác định đúng nguyên nhân gây sai sót và dựa vào số liệu các trạm xung quanh để sửa chữa. 2) Sai sót đột xuất Những sai sót còn lại thuộc sai sót đột xuất. Phát hiện sai số đột xuất bằng cách đối chiếu với các trạm trên cơ sở tính hợp lý của các yếu tố khí tượng, đối chiếu quan hệ giữa các yếu tố thời tiết của mỗi trạm. Nguyên nhân gây sai sót đột xuất có thể là do quan trắc không tốt, mã điện dịch sai,... Phương pháp sửa chữa: chỉ được sửa chữa khi đã tìm rõ nguyên nhân sai sót. Tuyệt đối không vội gạch bỏ một cách vội vàng làm ảnh hưởng đến quá trình phân tích bản đồ và dự báo thời tiết. 6.1.3 Phân tích và dự báo hình thế si nốp Người ta gọi hình thế si nốp là một tập hợp các quá trình khí quyển đã được phản ánh trên các bản đồ thời tiết. Phân tích hình thế si nốp tức là khảo sát các điều kiện thời tiết trên một vùng nào đó, vạch ra các quy luật biến thiên của nó và chuẩn bị lập luận cho dự báo thời tiết tiếp theo. Dự báo hình thế si nốp tức là dự báo sự di chuyển và tiến triển của các khối không khí, các front khí quyển, các tổ chức xoáy thuận, xoáy nghịch... đưa tới thành lập được bản đồ thời tiết trong tương lai (thông thường là lập cho 1 ngày hoặc 2 ngày tiếp theo). Phân tích và dự báo hình thế si nốp là cơ sở của việc dự báo các điều kiện thời tiết trong miền này hay miền khác. Do vậy, để tiến hành dự báo yếu tố cho tốt chúng ta hãy làm tốt công tác phân tích và dự báo hình thế si nốp. 1) Phân tích hình thế si nốp Để tiến hành phân tích si nốp người ta căn cứ vào các qui luật tiến triển của các yếu tố thời tiết và dựa vào nguyên tắc chủ yếu là “tổng hợp - đối chiếu”. Nguyên tắc tổng hợp - đối chiếu nhằm đảm bảo tính hợp lý cho mối tương quan giữa các qúa trình, các hiện tượng thời tiết trong không gian và theo thời gian, đồng thời cũng loại bỏ được những sai sót trong quan trắc hoặc điền đồ. Có thể tóm tắt nguyên tắc phân tích si nốp như sau: - Đối chiếu các số liệu thời tiết cùng kỳ quan trắc của nhiều trạm. - Đối chiếu các số liệu thời tiết khác nhau trên cùng một trạm. - Đối chiếu các các số liệu thời tiết của từng trạm vào những kỳ quan trắc khác nhau. Phải chú ý nhiều tới các đới front bởi vì ở đó, trong quá trình phát triển của thời tiết, có thể xảy ra những thay đổi lớn cả về chất lẫn về lượng. Ngoài ra còn phải lưu tâm đến bão, dải hội tụ nhiệt đới, xoáy thuận... Các kết luận rút ra được trong khi phân tích si nốp phải có cơ sở vật lý chắc chắn. Các hiện tượng thời tiết xảy ra ở các khu vực lân cận không được mâu thuẫn với nhau. Ví dụ: + Tại A xác định được một front lạnh đang đến gần và bản tin thời tiết ở đó cho thấy có mây Ac sau đó xuất hiện Cb và cho mưa rào... thì khả năng front lạnh đến A càng chắc chắn. + Khi so sánh 2 bản đồ ở 2 kỳ quan trắc nối tiếp nhau thấy front đó đi được một đoạn dài mà giữa 2 kỳ đó gió mặt đất và trên cao không mạnh thì cần phải xem lại ! Khi đó, hoặc là vị trí front ở kỳ trước vẽ sai hoặc là front kỳ sau ở đây có thể là một front mới xuất hiện. Như vậy, khi phân tích hình thế si nốp chúng ta phải phân tích thật tỷ mỉ bản chất vật lý của hiện tượng, tính đến ảnh hưởng của điều kiện địa phương, tìm ra trình tự lịch sử của quá trình khí quyển để rút ra kết luận cho xác đáng. Khi gặp sai sót, tuỳ theo mức độ để sửa chữa; song đại đa số phải thay đổi cơ sở quá trình, tức là lập lại trình tự quá trình. Phải nêu được kiến trúc không gian của các quá trình khí quyển. Muốn vậy, dự báo viên phải khảo sát kết hợp tất cả các số liệu (mặt đất, trên cao, giản đồ cao không...) qua đó hình dung được quá trình khí quyển trong không gian. Công tác phân tích hình thế si nốp bao gồm nhiều việc có liên quan mật thiết với nhau được trình bày dưới đây. a) Vẽ và phân tích bản đồ mặt đất Vẽ và phân tích bản đồ mặt đất là công việc phức tạp nhất. Do vậy, trước khi phân tích cần nắm được những trình tự xảy ra trước đó và giải thích được chúng. Ngoài ra phải nắm chắc được những quy luật cơ bản trong sự phân bố địa lý của các yếu tố khí tượng, nhất là trên toàn bộ khu vực của bản đồ dự báo. Nội dung phân tích bản đồ mặt đất bao gồm: - Xem khái quát bản đồ: Xem khái quát bản đồ giúp dự báo viên có một cách nhìn chung trước khi phân tích bản đồ và bao gồm các công việc sau đây: + Xác định vùng nào trời quang, âm u; vùng nào có mưa, sương mù; phác họa sơ bộ vị trí xoáy thuận, xoáy nghịch. + Làm nổi bật các hiện tượng thời tiết bằng cách dùng bút chì mầu tách ra các vùng có giáng thuỷ (mầu xanh), vùng có sương mù (mầu vàng) và các vùng có các hiện tượng khác (mầu xanh lục). - Vẽ và phân tích front: Vẽ và phân tích front là một khâu rất phức tạp, phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố chủ quan của những người làm dự báo. Ngay cả những dự báo viên có kinh nghiệm lâu năm cũng có thể vẽ khác nhau về chi tiết. Nhưng về cơ bản để vẽ và phân tích chính xác front các dự báo viên cần phải dựa vào các dấu hiệu sau đây: + Front nằm dọc theo trục rãnh khí áp, rãnh càng rõ thì front càng hiện rõ. + Dọc theo đường front quan sát thấy đường dòng hội tụ, tức là: nếu kéo dài hướng gió ở 2 phía front thì chúng cắt nhau. + Qua front có sự thay đổi đột ngột của các yếu tố khí tượng đặc biệt là nhiệt độ (có thể chênh nhau tới 5 đến 100) . + Biến áp ΔP của 2 bên front ngược nhau: trước front khí áp giảm (ΔP < 0), sau front khí áp tăng (ΔP > 0). + Hệ thống ngưng, đông kết và nước rơi khí quyển (mây và mưa) đặc trưng cho front sắp xếp dọc theo các đường front. Các dấu hiệu nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau cùng với sự tồn tại của front. Tuy nhiên, chỉ khi front thể hiện rõ mới quan sát thấy tồn tại đồng thời và biểu hiện rõ các dấu hiệu trên; còn đối với các front mờ thì một phần các dấu hiệu đó bị mờ hoặc mất hẳn. Ngoài ra, để xác định front một cách chính xác ta cần phải chú ý đến tính ba chiều của front thể hiện trên bản đồ hình thế khí áp AT và OT: những chỗ nào có front thì đường đẳng cao ở đó dày xít, front ở mặt đất không trùng front trên cao, mặt front có độ nghiêng... Nhờ sự tồn tại khách quan của front trong tầng đối lưu: không xuất hiện và không biến mất một cách đột ngột, nên ta có thể theo dõi một front trên bản đồ thời tiết kế tiếp nhau được dễ dàng, tức là xác định được hướng di chuyển và mức độ tiến triển của nó, cụ thể: + Hướng di chuyển, vị trí tương quan của front giữa các khối không khí và sự phân bố trường biến áp và thời tiết cho ta xác định được loại của front. + Front mạnh lên khi: sự tương phản nhiệt độ tăng nhanh; độ ẩm không khí lớn; sự hội tụ của các dòng không khí ở mặt đất gần front tăng lên; tầng kết của không khí nóng không ổn định; chuyển động đi lên của không khí nóng xuất hiện: lượng mây tăng, giáng thủy xuất hiện và mạnh lên, tầm nhìn xa kém đi... Ngoài việc sử dụng các bản đồ thời tiết kế tiếp nhau chúng ta còn phải tuân theo tính liên tục lịch sử của việc phân tích bản đồ thời tiết. - Vẽ các đường đẳng áp: Sau khi xác định front xong, ta vẽ hệ thống các đường đẳng áp. Nếu khó nhận ra front hoặc cần xác định gấp các trung tâm, các cơ cấu khí áp thì ta có thể vẽ các đường đẳng áp ở khu vực đó trước. Khi vẽ các đường đẳng áp cần chú ý các nguyên tắc sau: + Các đường đẳng áp vẽ cách nhau 5 mb trên bản đồ chính; 2,5 mb trên bản đồ khu vực (Bản đồ Âu - á: cách 5 mb; Bản đồ Biển Đông: cách 2 mb). + Các đường đẳng áp vẽ trơn không gấp khúc. Nếu không có gì cần thiết thì vẽ xong đường này mới chuyển sang vẽ đường khác. Qua front đường đẳng áp uốn từ từ; ở vùng núi đường đẳng áp có thể biểu thị bằng các đường răng cưa. + Các đường đẳng áp phải tuân theo định luật khí áp của gió: ở mặt đất đường đẳng áp lệch với hướng gió chừng 300, chỗ nào gió mạnh hơn thì đường đẳng áp dày hơn. + Những vùng không có số liệu thì phải nội suy. + Các đường đẳng áp tuyệt nhiên không được cắt nhau và điểm cuối các đường đẳng áp ở đầu mép bản đồ xếp thành một hàng cho dễ nhìn. - Vẽ các đường đẳng biến áp: Từ các giá trị biến áp (ΔP3h, ΔP6h, ... , ΔP24h), có thể phân tích và vẽ các trường biến áp tương ứng. Với trường biến áp 3h, ta có các ổ biến áp 3 giờ; với trường biến áp 6h, ta có các ổ biến áp 6 giờ... Các đường đẳng biến áp vẽ cách nhau 1 mb. Tuy nhiên, để đáp ứng kịp thời thì giai đoạn đầu có thể chỉ vẽ các đường đẳng biến áp ở các khu vực quan trọng, các vùng còn lại có thể vẽ sau. - Kiện toàn bản đồ: Kiện toàn bản đồ là bước sửa chữa hoàn chỉnh tất cả các bước phân tích đã được tiến hành nêu ở trên, cụ thể: + Sửa chữa hoàn chỉnh hệ thống các đường đẳng áp bằng bút chì đen, đề trị số cho các đường đẳng áp; ghi chữ (C) vào các trung tâm áp cao và chữ (T) vào các trung tâm áp thấp, đánh dấu hướng di chuyển của chúng. + Vẽ các đường front bằng chì mầu theo quy định. + Tô vùng có giáng thuỷ, có sương mù bằng chì mầu tương ứng. + Vẽ hoàn chỉnh hệ thống các đường đẳng biến áp bằng chì đen đứt đoạn. + Kiểm tra lại toàn bộ và ký tên vào bản đồ. Một số ký hiệu để phân tích bản đồ thời tiết Hiện tượng Ký hiệu Dạng front Ký hiệu Mưa • Front nóng Mưa rào ∇ Front lạnh Mưa phùn Front tĩnh Mưa đá Δ Front cố tù Tuyết Front cố tù nóng Sương mù ≡ Front cố tù lạnh Mù khô ∞ Front nóng phụ Sương muối Front lạnh phụ Dông Front nóng trên cao Tố Front lạnh trên cao Vòi rồng ][ Chú ý rằng: Trong khi phân tích si nốp cần tìm ra các sai sót trên bản đồ, phân tích một cách cụ thể trường hợp sai sót, nguyên nhân từng khâu sai sót để sửa chữa. b) Vẽ và phân tích bản đồ thời tiết trên cao * Vẽ và phân tích bản đồ AT: Bản đồ hình thế khí áp tuyệt đối AT được thiết lập với nhiều mực đẳng áp khác nhau: AT850 , AT700 , AT500... (tương đương với độ cao khoảng chừng 1,5 km, 3 km, 5 km…). Khi phân tích các bản đồ này chúng ta lưu ý đến đặc điểm của trường khí áp và gió trên cao, sự phân bố nhiệt và ẩm riêng, vị trí của các front khí quyển và tính chất biến thiên của trường khí áp trên cao theo thời gian. Trình tự phân tích một bản đồ AT như sau: - Vẽ đường đẳng cao: Hệ thống các đường đẳng cao được vẽ bằng bút chì mầu đen cách nhau 4 damdtv để tương ứng với hệ thống các đường đẳng áp vẽ cách nhau 5mb trên bản đồ mặt đất (H1000 = 0,8 (P0 – 1000) damđtv). Khi vẽ cần lưu ý các điểm sau: + Lựa sao cho hướng gió gần như tiếp tuyến với đường đẳng cao, chỗ nào gió mạnh đường đẳng cao xít hơn và ngược lại. ở vùng núi các đường đẳng cao cũng có thể xít và cong lại nhiều hơn. + Tại vùng vĩ độ thấp, ở miền núi, trong các vùng hội tụ hoặc phân kỳ thì hướng gió và đường đẳng cao có thể chênh lệch đáng kể do tình hình không ổn định của không khí. Họ các đường đẳng cao này cho ta biết sự phân bố khí áp ở trên cao. Với các tâm cao trên bản đồ hình thế khí áp tuyệt đối AT ghi chữ “ C ” (mầu xanh), với tâm thấp ghi chữ “ T ” (mầu đỏ). - Vẽ đường đẳng nhiệt: Hệ thống các đường đẳng nhiệt được vẽ bằng bút chì đỏ cách nhau 20 hoặc 40. Trên các bản đồ AT nói chung xu thế các đường đẳng nhiệt gần tương tự như xu thế các đường đẳng cao. Hệ thống các đường đẳng nhiệt tạo thành các tâm nóng và tâm lạnh. Tâm nóng đề chữ “ N ” (mầu đỏ); tâm lạnh đề chữ “ L ” (mầu xanh). - Ngoài ra: Người ta còn vẽ các đường đẳng ẩm riêng qua 1, 2, 4, 6 g/kg và đề chữ “ẩm” và “KHÔ” vào trung tâm tương ứng của nó; xác định front trên bản đồ AT850; vẽ hệ thống các đường đẳng biến cao ΔH qua 2 damđtv và ghi chữ (T) và chữ (G) vào các trung tâm tăng và giảm của nó; chấm vị trí các trung tâm khí áp ở mặt đất; ghi hướng di chuyển của xoáy thuận xoáy nghịch trong 12 h đã qua trên bản đồ AT700. Cần lưu ý rằng đối với các bản đồ ở các mực cao hơn khi phân tích cần thận trọng: Ví dụ: trên bản đồ AT300, AT200 phải lưu ý đến vị trí của các dòng chảy xiết, đặc biệt là những nơi có tốc độ gió mạnh khác thường. * Vẽ và phân tích bản đồ 5001000OT Bản đồ hình thế khí áp tương đối OT thường dùng trong dự báo thời tiết là bản đồ 500 1000OT , tức là bản đồ phản ánh sự phân bố độ dày giữa 2 mặt đẳng áp 1000 mb và 500 mb. Hệ thống các đường đẳng độ dày được vẽ bằng bút chì mầu đỏ cách nhau 4 damđtv phản ánh sự phân bố nhiệt độ trung bình giữa hai mặt đẳng áp 1000 và 500 mb. Người ta ghi chữ nóng (N) mầu đỏ vào trung tâm nơi có giá trị độ dày giữa hai mặt đẳng áp cao và ghi chữ lạnh (L) mầu xanh vào trung tâm nơi có giá trị độ dày giữa hai mặt đẳng áp thấp. Bản đồ OT cho phép ta phân tích đối với một lớp khí quyển nhất định về: vị trí của các khối không khí nóng lạnh, sự phân bố của gió nhiệt và sự biến thiên của trường nhiệt độ trung bình theo thời gian. c) Tổng hợp phân tích bản đồ mặt đất và bản đồ trên cao Sau khi đã có được các bản đồ mặt đất và bản đồ trên cao qua các bước phân tích trên; để nâng cao độ chính xác của phép phân tích và nắm được toàn bộ quá trình khí quyển ta phải tổng hợp phân tích cả hai loại bản đồ này. Tổng hợp phân tích các loại bản đồ này chủ yếu là để: - Nắm vững cấu trúc không gian của các cơ cấu khí áp: về
Tài liệu liên quan