I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ.
+ Trình bày được cấu tạo một số loại gỗ thông dụng.
+ Phân biệt được các khuyết tật của gỗ.
+ Nêu được cách tính giá thành sản phẩm bàn ghế.
+ Nêu được công dụng, quy trình sử dụng dụng cụ thủ công dùng trong sản xuất sản phẩm bàn ghế.
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo chức năng một số bộ phận chính và quy trình sử dụng của một số máy cầm tay và máy mộc đa năng dùng gia công các chi tiết bàn ghế.
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật gia công bàn, ghế.
+ Trình bày được những kiến thức về quản lý sản xuất bàn ghế.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công như: Bào thẩm, bào lau, bào ngang, cưa dọc, cưa mộng, cưa vanh, các loại đục thủ công.
+ Sử dụng được một số máy cầm tay đúng quy trình kỹ thuật như: Máy cưa cầm tay, máy bào cầm tay, máy phay cầm tay, máy khoan cầm tay, máy đánh nhẵn cầm tay.
43 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kỹ thuật gia công bàn ghế (P1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
NGHỀ: KỸ THUẬT GIA CÔNG BÀN GHẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Hà Nội - Năm 2011
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Tên nghề : Kỹ thuật gia công bàn ghế
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ.
+ Trình bày được cấu tạo một số loại gỗ thông dụng.
+ Phân biệt được các khuyết tật của gỗ.
+ Nêu được cách tính giá thành sản phẩm bàn ghế.
+ Nêu được công dụng, quy trình sử dụng dụng cụ thủ công dùng trong sản xuất sản phẩm bàn ghế.
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo chức năng một số bộ phận chính và quy trình sử dụng của một số máy cầm tay và máy mộc đa năng dùng gia công các chi tiết bàn ghế.
+ Trình bày được quy trình kỹ thuật gia công bàn, ghế.
+ Trình bày được những kiến thức về quản lý sản xuất bàn ghế.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thủ công như: Bào thẩm, bào lau, bào ngang, cưa dọc, cưa mộng, cưa vanh, các loại đục thủ công.
+ Sử dụng được một số máy cầm tay đúng quy trình kỹ thuật như: Máy cưa cầm tay, máy bào cầm tay, máy phay cầm tay, máy khoan cầm tay, máy đánh nhẵn cầm tay.
+ Sử dụng được một số loại máy mộc đúng quy trình kỹ thuật như: Cưa đĩa đa năng, máy bào thẩm, máy bào cuốn, máy cưa vòng lượn, máy phay trục đứng, máy cưa đĩa đa năng, máy đục lỗ mộng
+ Lựa chọn đúng chủng loại gỗ dùng để gia công bàn ghế:
+ Gia công được sản phẩm bàn, ghế đơn giản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật.
- Thái độ:
+ Rèn luyện tính cẩn thận, đức tính yêu nghề.
+ Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường làm việc.
2. Cơ hội việc làm:
- Trực tiếp sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến gỗ.
- Tự tổ chức, sản xuất kinh doanh sản phẩm bàn ghế.
- Phục chế, sửa chữa các loại bàn ghế thông dụng đã qua sử dụng.
- Trợ giúp một phần công việc trong các công trình gia công, lắp đặt sản phẩm mộc.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu.
- Thời gian đào tạo: 03 tháng.
- Thời gian học tập: 11 tuần.
- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ.
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 15 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 4 giờ).
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu.
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ.
- Thời gian học lý thuyết: 45 giờ, thời gian học thực hành: 355 giờ.
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã môn học/ mô đun
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ 01
Chuẩn bị bản vẽ, nguyên liệu và sử dụng dụng cụ thủ công
132
24
104
4
MĐ 02
Sử dụng một số máy mộc cầm tay, máy mộc đa năng
175
15
156
4
MĐ 03
Gia công ghế
47
3
40
4
MĐ 04
Gia công bàn
46
3
40
3
Tổng cộng
400
45
340
15
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề
- Trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế đã thiết kế xây dựng tổng số giờ 400 giờ (Lý thuyết: 45 giờ, thực hành: 355 giờ);
- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề, nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế bao gồm 4 mô đun đào tạo, thời gian và phân bổ thời gian trong chương trình được xác định tại biểu III. Đây là 4 mô đun đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề, nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế;
- Các mô đun đào tạo nghề đã xác định đến tên bài, nội dung chi tiết của từng bài, trên cơ sở ấy giáo viên nghiên cứu soạn thảo để giảng dạy.
2 Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp
Số TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
1
Kiến thức, kỹ năng nghề
- Lý thuyết nghề
Viết
Không quá 30 phút
Vấn đáp
Chuẩn bị không quá: 20 phút;
Trả lời không quá: 10 phút
Trắc nghiệm
Không quá: 30 phút
- Thực hành nghề
Bài thi thực hành
Không quá 04 giờ
2
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp
lý thuyết với thực hành)
Bài thi lý thuyết và thực hành
Không quá 05 giờ
3. Các chú ý khác:
- Các cơ sở đào tạo nghề cho người học tham quan các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế nghề Kỹ thuật gia công bàn ghế ;
- Các cơ sở đào tạo nghề có thể mời một số nghệ nhân có chuyên môn tham gia thỉnh giảng;
- Tổ chức cho người học các buổi học ngoại khoá, hoạt động một số phong trào ở cơ sở./.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Chuẩn bị bản vẽ, nguyên liệu và sử dụng dụng cụ thủ công
Mã số mô đun: MĐ 01
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ BẢN VẼ, NGUYÊN LIỆU VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ THỦ CÔNG
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 132 giờ
(Lý thuyết: 24 giờ, Thực hành: 108 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí: Mô đun này được bố trí học đầu tiên trong các mô đun chuyên môn của nghề.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
- Kiến thức:
+ Nêu được tên các dụng cụ và vật liệu vẽ, biết cách sử dụng dụng cụ vẽ.
+ Nêu một số tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ.
+ Trình bày được cấu tạo một số loại gỗ thường dùng.
+ Nêu được các hình thức tồn tại của nước trong gỗ.
+ Trình bày được định nghĩa độ chính xác gia công, nguyên nhân gây ra sai số, một số biện pháp khắc phục sai số.
+ Trình bày được cách tính khối lượng gỗ, nguyên vật liệu phụ.
+ Trình bày được cách tính giá thành sản phẩm.
+ Trình bày được công dụng cấu tạo cưa dọc, cưa mộng, cưa vanh.
+ Trình bày được công dụng cấu tạo của các loại bào thủ công.
+ Trình bày được quy trình sử dụng các loại bào thủ công.
- Kỹ năng:
+ Vẽ được khung tên, khung bản vẽ, ghi số, viết chữ trong bản vẽ đúng tiêu chuẩn, tỷ lệ.
+ Phân biệt được gỗ giác, gỗ lõi, gỗ sớm, gỗ muộn.
+ Phân biệt được ván dán, ván dăm ván sợi theo cấu tạo của gỗ.
+ Tính được lượng dư gia công khi xẻ dọc, cắt ngang, bào thẩm, bào cuốn.
+ Lập được bảng kê quy cách kích thước phôi.
+ Tính được khối lượng gỗ và nguyên vật liệu phụ.
+ Tổng hợp được chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khác.
+ Tính được giá thành sản phẩm bàn ghế.
+ Lựa chọn được một số loại gỗ dùng để gia công sản phẩm bàn ghế.
+ Căng, mở, rửa được các loại cưa dọc, cưa mộng, cưa vanh.
+ Rọc gỗ bằng cưa dọc, cắt gỗ bằng cưa mộng, vanh gỗ bằng cưa vanh.
+ Mài được các loại lưỡi bào thủ công.
+ Lắp và căn chỉnh được bào thủ công.
+ Bào được các chi tiết bằng bào thẩm, bào lau thủ công.
+ Sử dụng được các loại vam
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận kiên nhẫn trong công việc.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Chuẩn bị bản vẽ, đọc bản vẽ
4
2
2
0
2
Vật liệu gỗ
4
2
2
0
3
Độ chính xác và lượng dư gia công
3
3
0
0
4
Tính khối lượng gỗ, nguyên liệu phụ
3
3
0
0
5
Tính giá thành sản phẩm
3
3
0
0
6
Sử dụng cưa
40
3
36
1
7
Sử dụng bào
37
3
32
2
8
Sử dụng đục
32
3
28
1
9
Sử dụng vam
6
2
4
0
Cộng
132
24
104
4
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.
2 .Nội dung chi tiết
Bài 1: Chuẩn bị bản vẽ, đọc bản vẽ.
Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
- Nêu được tên các dụng cụ và vật liệu vẽ, biết cách sử dụng dụng cụ vẽ
- Nêu một số tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ.
- Vẽ được khung tên, khung bản vẽ, ghi số, viết chữ trong bản vẽ đúng tiêu chuẩn, tỷ lệ.
- Rèn luyện tính tỷ mỷ, cẩn thận.
1. Dụng cụ, vật liệu vẽ.
1.1. Dụng cụ vẽ và cách sử dụng.
1.2. Vật liệu vẽ.
2. Những tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ.
2.1. Khổ giấy vẽ.
2.2. Khung tên trong bản vẽ.
2.3. Tỷ lệ bản vẽ.
2.4. Chữ, số viết trong bản vẽ.
2.5. Đường nét trong bản vẽ.
2.6. Cách ghi kích thước trong bản vẽ.
3. Đọc bản vẽ.
3.1. Xác định kích thước các vật thể.
3.2. Cách đọc bản vẽ.
3.3. Bài tập áp dụng.
Bài 2: Vật liệu gỗ.
Thời gian: 4 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo một số loại gỗ thường dùng.
- Phân biệt được gỗ giác, gỗ lõi, gỗ sớm, gỗ muộn.
- Phân biệt được ván dán, ván dăm ván sợi theo cấu tạo của gỗ.
- Lựa chọn được một số loại gỗ dùng để gia công sản phẩm bàn ghế.
- Rèn luyện tính tỷ mỷ, chính xác.
1. Cấu tạo thân cây.
1.1. Vỏ cây.
1.2. Phần gỗ.
1.3. Tuỷ cây.
2. Tính chất vật lý của gỗ.
2.1. Nước trong gỗ .
2.2. Độ ẩm thăng bằng.
2.3 Co rút, dãn nở của gỗ.
3. Một số loại khuyết tật của gỗ.
3.1. Khuyết tật tự nhiên.
3.2. Khuyết tật do sâu nấm gây nên.
3.3. Khuyết tật do gia công chế biến và bảo quản.
4. Gỗ nhân tạo.
4.1 Ván dán.
4.2 Ván dăm.
4.3 Ván sợi.
4.4 Ván lạng.
Bài 3: Độ chính xác và lượng dư gia công.
Thời gian: 3 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được định nghĩa lượng dư gia công, phân loại lượng dư gia công, ý nghĩa lượng dư gia công, căn cứ tính lượng dư gia công, những nhân tố đảm bảo lượng dư gia công.
- Tính được lượng dư gia công khi xẻ dọc, cắt ngang.
- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác khi tính toán lượng dư gia công.
1. Định nghĩa độ chính xác gia công.
1.1. Định nghĩa.
1.2. Ý nghĩa lượng dư gia công.
2. Nguyên nhân gây ra sai số.
3. Phân loại lượng dư gia công.
4. Một số biện pháp khắc phục sai số.
5. Căn cứ tính lượng dư gia công.
6. Những yếu tố đảm bảo lượng dư gia công.
Bài 4: Tính khối lượng gỗ, nguyên liệu phụ.
Thời gian: 3 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày cơ sở tính toán kích thước các chi tiết.
- Trình bày được cách tính khối lượng gỗ, nguyên vật liệu phụ.
- Lập được bảng kê quy cách kích thước phôi.
- Tính được khối lượng gỗ và nguyên vật liệu phụ.
- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác cho người học.
1. Cơ sở tính toán.
1.1. Xác số lượng chi tiết.
1.2. Xác định kích thước các chi tiết.
1.3. Lập bảng quy cách các chi tiết.
2. Tính toán khối lượng gỗ, nguyên vật liệu phụ.
2.1 Số lượng chi tiết của sản phẩm và lượng dư gia công.
2.2. Nguyên vật liệu phụ.
2.2.1. Nguyên vật liệu phụ dùng trang trí.
2.2.2. Các nguyên liệu phụ khác.
Bài 5: Tính sơ bộ giá thành sản phẩm.
Thời gian: 3 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cách tính giá thành sản phẩm.
- Tổng hợp được chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khác.
- Tính được giá thành sản phẩm bàn ghế bán trên thị trường.
- Rèn luyện tính kiên trì cẩn thận.
1. Khái niệm.
2. Tính chi phí mua nguyên liệu và thuê nhân công.
2.1: Tính chi phí ngyên liệu.
2.2. Tính chi phí công lao động.
2.3. Tính các chi phí khác.
3. Tổng hợp chi phí tạo nên giá thành sản phẩm
3.1. Xác định giá bán các sản phẩm bàn ghế trên thị trường.
3.2. Khảo sát thị trường.
3.3. Định giá bán sản phẩm trên thị trường.
Bài 6: Sử dụng cưa thủ công.
Thời gian: 40 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cách phân loại cưa.
- Trình bày được công dụng cấu tạo cưa dọc, cưa mộng, cưa vanh.
- Căng, mở, rửa được các loại cưa dọc, cưa mộng, cưa vanh.
- Rọc gỗ bằng cưa dọc, cắt gỗ bằng cưa mộng, vanh gỗ bằng cưa vanh.
- Rèn luyện tính kiên trì cẩn thận, an toàn khi sử dụng cưa.
1. Phân loại cưa.
1.1 Cưa dọc.
1.2 Cưa mộng.
1.3 Cưa vanh.
2. Cấu tạo cưa.
2.1. Cấu tạo chằng cưa.
2.2. Cấu tạo chống cưa.
2.3. Cấu tạo lưỡi cưa.
2.4. Cấu tạo tay cưa.
2.5. Cấu tạo dáu cưa.
3. Căng cưa, chỉnh cưa.
3.1. Chuẩn bị dụng cụ.
3.2. Căng cưa.
3.3. Chỉnh cưa.
4. Mở, rửa cưa.
4.1. Chuẩn bị dụng cụ mở cưa.
4.2. Quy trình trình mở cưa.
4.3. Tiến hành mở, rửa cưa.
4.4. Cắt thử và kiểm tra chất lượng.
5. Thao tác sử dụng cưa.
5.1. Chuẩn bị gỗ, bàn thao tác, vam kẹp.
5.2. Kẹp gỗ lên bàn thao tác.
5.3. Rọc gỗ.
5.4. Kiểm tra phôi sau khi rọc.
Bài 7: Sử dụng bào thủ công.
Thời gian: 37 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được công dụng cấu tạo của các loại bào thủ công.
- Trình bày được quy trình sử dụng các loại bào thủ công.
- Mài được các loại lưỡi bào thủ công.
- Lắp và căn chỉnh được bào thủ công.
- Bào được các chi tiết bằng bào thẩm, bào lau thủ công.
- Rèn luyện tính kiên trì cẩn thận.
1. Phân loại bào tay.
2. Cấu tạo các loại bào tay.
2.1. Vỏ bào.
2.2. Lưỡi bào.
2.3. Ốp bào.
2.4. Nêm bào.
3. Thao tác khi sử dụng các loại bào tay.
3.1. Tháo, lắp, mài lưỡi bào.
3.2. Điều chỉnh lưỡi bào.
3.3. Bào chi tiết bằng bào máy cầm tay.
Bài 8: Sử dụng đục thủ công.
Thời gian: 32 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được công dụng cấu tạo của một số loại đục thủ công.
- Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại đục thủ công.
- Mài được các loại lưỡi đục thủ công.
- Sử dụng đục thủ công gia công các dạng lỗ mộng cụ thể.
- Rèn luyện tính kiên trì cẩn thận, an toàn khi sử dụng đục.
1. Phân loại đục.
2. Cấu tạo đục.
3. Thao tác sử dụng đục.
3.1. Tra tông đục.
3.2. Mài đục.
3.3. Kiểm tra đục sau khi mài bằng trực quan.
3.4. Gia công lỗ mộng bằng đục thủ công.
Bài 9: Sử dụng vam.
Thời gian: 6 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được cách phân loại các dạng vam.
- Trình bày được công dụng cấu tạo của vam.
- Sử dụng được các loại vam.
- Rèn luyện tính kiên trì cẩn thận, an toàn trong lao động.
1. Phân loại vam.
2. Cấu tạo vam.
3. Kỹ thuật sử dụng vam.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
1. Dụng cụ và trang thiết bị:
- Bảng trắng, thước mét, thước vạch, bút chì, vật liệu gỗ.
- Các loại cưa thủ công: cưa dọc, cưa mộng, cưa vanh.
- Các loại bào thủ công: Bào thẩm, bào lau.
- Các loại đục thủ công: Đục mộng, đục bạt, đục tròn.
- Đá mài thô và đá mài màu.
- Máy chiếu.
2. Nguyên vật liệu:
- Gỗ xẻ.
- Giấy, vở ghi chép.
3. Học liệu:
- Sách hướng dẫn cho giáo viên mô đun; Sử dụng các loại dụng cụ thủ công.
- Giáo trình mô đun Sử dụng các loại dụng cụ thủ công.
- Giáo trình công nghệ mộc.
4. Nguồn lực khác: Xưởng thực hành, các dụng cụ bảo hộ lao động.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
* Phương pháp đánh giá:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết, vấn đáp, thực hành gia công các chi tiết bằng các dụng cụ thủ công.
* Nội dung đánh giá:
- Kiến thức:
+ Nêu được tên các dụng cụ và vật liệu vẽ, biết cách sử dụng dụng cụ vẽ
+ Nêu một số tiêu chuẩn về cách trình bày bản vẽ.
+ Trình bày được cấu tạo một số loại gỗ thường dùng.
+ Nêu được các hình thức tồn tại của nước trong gỗ.
+ Trình bày được định nghĩa độ chính xác gia công, nguyên nhân gây ra sai số, một số biện pháp khắc phục sai số.
+ Nêu được các phương pháp gia công mặt phẳng bằng bào thẩm thủ công.
+ Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cắt gọt.
+ Trình bày được ý nghĩa lượng dư gia công.
+ Trình bày được kỹ thuật sử dụng các dụng cụ thủ công.
- Kỹ năng:
+ Vẽ được khung tên, khung bản vẽ, ghi số, viết chữ trong bản vẽ đúng tiêu chuẩn, tỷ lệ.
+ Phân biệt được gỗ giác, gỗ lõi, gỗ sớm, gỗ muộn.
+ Lựa chọn được một số loại gỗ dùng để gia công sản phẩm bàn ghế.
+ Tính được lượng dư gia công
+ Mài được lưỡi đục, lưỡi bào thủ công. Mở, dũa được cưa dọc, cưa mộng, cưa vanh thủ công.
+ Gia công mặt phẳng bằng bào thẩm, bào lau thủ công.
+ Xẻ dọc, cắt ngang được các chi tiết bằng cưa dọc, cưa mộng thủ công.
- Thái độ: Được đánh giá trong quá trình học tập, có ý thức học tập tốt, tham gia đầy đủ thời gian của mô đun.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ ĐUN:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Chương trình mô đun: Kỹ thuật sử dụng các loại dụng cụ thủ công được giảng dạy cho chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề, nghề: “Kỹ thuật gia công bàn ghế”.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo.
- Giáo viên căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị các điều kiện thực hiện bài giảng.
- Vận dụng các kiến thức chuyên môn để phân tích, giải thích các kỹ năng thao tác.
- Thao tác mẫu chính xác rõ ràng, dứt khoát.
- Thường xuyên uốn nắn các tư thế và thao tác, cho người học. Sau mỗi bài học cần ra các bài tập.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Nhưng tiêu chuẩn về cách trình bài bvản vẽ.
- Tính chất vật lỹ của gỗ.
- Tính toán khối lượng gỗ, nguyên liệu phụ.
- Tổng hợp chi phí tạo nên giá thành sản phẩm.
- Sử dụng các loại dụng cụ thủ công trong nghề mộc.
4. Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Công nghệ Mộc - Trường Đại học Lâm nghiệp Nhà xuất bản Nông Nghiệp.
- Giáo trình Công nghệ mộc - Trường C.N.K.T Chế biến gỗ TW.
5. Ghi chú và giải thích:
- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun được tính vào quỹ thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn kiểm tra kết thúc khoá học.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Sử dụng máy mộc cầm tay, máy mộc đa năng
Mã số mô đun: MĐ 02
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
SỬ DỤNG MÁY MỘC CẦM TAY, MÁY MỘC ĐA NĂNG
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 175 giờ
(Lý thuyết: 15 giờ, Thực hành: 160 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun này được bố trí học sau khi đã hoàn thành MĐ01.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
- Kiến thức:
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, chức năng một số bộ phận, quy trình vận hành, nguyên lý làn việc của máy mộc cầm tay cầm tay.
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, chức năng một số bộ phận, quy trình vận hành, nguyên lý làm việc của máy mộc đa năng.
- Kỹ năng:
+ Lắp và điều chỉnh được lưỡi cắt của máy mộc cầm tay.
+ Sử dụng máy mộc cầm tay để gia công một số chi tiết bàn ghế.
+ Vận hành, sử dụng được một số máy mộc đa măng để gia công một số chi tiết bàn ghế.
- Thái độ:
+ Rèn luyện tính nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong khi làm việc và vận hành các loại máy mộc cầm tay và máy mộc đa năng.
+ Đảm bảo an toàn lao động khi thao tác vận hành máy mộc cầm tay và máy mộc đa năng.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Sử dụng máy cưa đĩa cầm tay
12
1
11
0
2
Sử dụng máy bào cầm tay
8
1
7
0
3
Sử dụng máy phay cầm tay
12
1
11
0
4
Sử dụng máy khoan cầm tay
8
1
7
0
5
Sử dụng máy đánh nhẵn cầm tay
8
1
7
0
6
Sử dụng máy cưa đĩa đa năng
24
2
22
0
7
Sử dụng máy cưa vòng lượn
28
2
25
1
8
Sử dụng máy bào thẩm
24
1
22
1
9
Sử dụng máy bào cuốn
8
1
7
0
10
Sử dụng máy phay trục đứng
24
2
21
1
11
Sử dụng máy đục lỗ mộng vuông
19
2
16
1
Tổng
175
15
156
4
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Bài 1: Sử dụng máy cưa đĩa cầm tay
Thời gian: 12 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, chức năng một số bộ phận của máy cưa đĩa cầm tay.
- Trình bày được quy trình vận hành, nguyên lý làn việc của máy cưa đĩa cầm tay.
- Lắp, điều chỉnh được lưỡi cưa đĩa cầm tay.
- Pha phôi được một số chi tiết bằng máy cưa đĩa cầm tay đảm bảo kích thước.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
1. Cấu tạo, chức năng một số bộ phận máy cưa đĩa cầm tay.
1.1. Cấu tạo.
1.2. Chức năng một số bộ phận máy cưa đĩa cẩm tay.
2. Nguyên lý hoạt động của máy cưa đĩa cầm tay.
3. Lắp lưỡi cưa đĩa, căn chỉnh lưỡi cưa và thước tựa.
4. Quy trình pha phôi băng máy cưa đĩa cầm tay.
4.1. Chuẩn bị máy, nguyên liệu.
4.2. Điều chỉnh cữ, cố định ván lên bàn cắt.
4.3. Xẻ dọc, cắt ngang gỗ.
Bài 2: Sử dụng máy bào cầm tay
Thời gian: 8 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được công dụng, cấu tạo, chức năng một số bộ phận của máy bào cầm tay.
-