Trong quá trình sử dụng máy tính, những trục trặc về phần cứng và phần
mềm xảy ra là điều không thể tránh khỏi mặc dù chúng ta đã có đầu tư tốt cho
cả phần cứng và phần mềm. Vậy làm thế nào để giảm thiểu những sự cố xảy ra
cho máy tính? Làm thế nào để đảm bào an toàn dữ liệu cho máy tính trong mọi
trường hợp?
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kỹ thuật lắp ráp và bảo trì máy vi tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC
VĂN THƯ LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG II
GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT LẮP RÁP
VÀ BẢO TRÌ MÁY VI TÍNH
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)
TP. HỒ CHÍ MINH - 2005
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình sử dụng máy tính, những trục trặc về phần cứng và phần
mềm xảy ra là điều không thể tránh khỏi mặc dù chúng ta đã có đầu tư tốt cho
cả phần cứng và phần mềm. Vậy làm thế nào để giảm thiểu những sự cố xảy ra
cho máy tính? Làm thế nào để đảm bào an toàn dữ liệu cho máy tính trong mọi
trường hợp?
Cuốn giáo trình “Kỹ thuật lắp ráp và bảo trì máy vi tính” được biên soạn
cho học sinh ngành Tin học Văn phòng của trường TH Văn thư Lưu trữ TW 2 và
có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn có kiến thức tổng quát về phần
cứng máy tính và cách lắp ráp, cài đặt hòan chỉnh phần mềm cho một máy vi
tính cũng như cách bảo trì và làm cho hệ thống họat động luôn ở mức tối ưu. Với
phương pháp trình bày ngắn gọn, trực quan, hy vọng cuốn giáo trình này sẽ
mang đến cho học sinh những kiến thức bổ ích cho ngành học và áp dụng tốt cho
công việc sau này.
Tuy đã tham khảo nhiều tài liệu và qua kinh nghiệm thực tế nhưng chắc
chắn cuốn giáo trình vẫn có những hạn chế nhất định. Trường Trung học Văn thư
Lưu trữ TW 2 rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, quý đồng nghiệp
gần xa để cuốn giáo trình thực sự trở thành một công cụ hữu ích cho học sinh
ngành tin học nói riêng và độc giả nói chung.
TRƯỜNG TRUNG HỌC VĂN THƯ LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG II
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................2
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VIỆC BẢO DƯỠNG MÁY VI TÍNH (PC) .......5
I. Mục đích của công tác bảo dưỡng. .............................................................5
II. Các yêu cầu đối với KTV (kỹ thuật viên) bảo dưỡng. ...............................5
III. An tòan lao động.....................................................................................5
IV. Các thiết bị và công cụ sửa chữa. ...........................................................8
CHƯƠNG II: PHẦN CỨNG MÁY TÍNH .............................................................9
I. Tổng quan về phần cứng máy tính. ............................................................9
II. Các thành phần cơ bản của máy vi tính......................................................9
1. Màn Hình (Monitor)................................................................................9
2. Bàn phím (Keyboard) ...........................................................................10
3. Chuột (Mouse) ......................................................................................12
4. Hộp Máy (Case) ...................................................................................13
5. Bộ nguồn (Power supply) .....................................................................16
6. Mainboard (Bo Mạch Chính)................................................................18
7. Bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU) ...........................21
Chip bộ nhớ RAM (Random Access Memory) ............................................23
8. Các ổ dĩa (Disk drive)...........................................................................25
9. Các cổng giao tiếp, đầu nối, cáp nối chuẩn (Port, Connector, Cable) .27
10. Các bo mạch giao tiếp (Interface card) ............................................30
III. Nhận biết, phân loại các kiểu Bus, và khe cắm mở rộng. ...................32
1. Bus hệ thống .........................................................................................32
2. Bus vào ra (I/O Bus) .............................................................................32
CHƯƠNG III: LẮP RÁP MÁY TÍNH .................................................................42
I. Các bước chuẩn bị. ...................................................................................42
II. Lắp ráp máy tính. .....................................................................................42
1. Lắp ráp bộ nguồn..................................................................................42
2. Lắp Ráp CPU Vào Main Board:...........................................................43
3. Lắp đặt MainBoard:..............................................................................45
4. Lắp RAM vào MainBoard ....................................................................46
5. Lắp ráp các loại Card mở rộng :...........................................................47
6. Lắp ráp ổ đĩa mềm (floppy disk) : ........................................................48
7. Lắp ráp ổ cứng (HDD – Hard Disk) .....................................................48
8. Lắp Ráp CD-ROM, CD-RW, DVD-ROM, DVD-RW..........................50
9. Lắp ráp chuột ........................................................................................50
10. Lắp ráp loa (Speaker) .......................................................................50
11. Lắp ráp màn hình (Monitor): ............................................................51
12. Lắp Ráp Máy In Và Máy Quét Vào PC ...........................................51
13. Các đầu nối khác : ............................................................................51
III. Test Máy ...............................................................................................52
IV. Xác lập BIOS........................................................................................53
1. Khái niệm ROM BIOS..........................................................................53
2. Xác lập BIOS........................................................................................58
CHƯƠNG IV: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM CHO 1 MÁY TÍNH MỚI ......................70
I. Phân họach và định dạng đĩa cứng. ..........................................................70
1. Phân hoạch ổå cứng................................................................................70
2. Định dạng ổ đĩa cứng (Formating ).......................................................80
II. Cài đặt hệ điều hành Windows. ...............................................................81
1. Yêu Cầu Phần Cứng Tối Thiểu ............................................................81
2. Cài Đặt Win98se...................................................................................81
III. Cài đặt và gỡ bỏ các chương trình. .......................................................85
1. Cài đặt trình điều khiển các thiết bị (driver). .......................................85
2. Cài đặt các phần mềm ứng dụng. .........................................................87
3. Cách gỡ bỏ một chương trình khỏi máy tính. .......................................87
CHƯƠNG V: CHUẨN ĐÓAN VÀ SỬA CHỮA SỰ CỐ MÁY TÍNH ................88
I. Nguyên nhân gây ra sự cố máy tính.........................................................88
II. Cách chuẩn đóan và khắc phục các hư hỏng phần cứng..........................88
1. Xác định hỏng hóc : ..............................................................................88
2. Cách xử lý:............................................................................................90
3. Thử lại:.................................................................................................90
III. Cách chuẩn đóan và khắc phục các hư hỏng phần mềm......................91
1. Xác định nguyên nhân: .........................................................................91
2. Khắc phục: ............................................................................................91
CHƯƠNG VI: BẢO TRÌ HỆ THỐNG .................................................................92
I. Ý nghĩa của việc bảo trì hệ thống. ...........................................................92
II. Bảo trì hệ thống. .......................................................................................92
1. Công việc thường xuyên:......................................................................92
2. Công tác bảo trì : ..................................................................................93
III. Sử dụng các tiện ích thông dụng để tối ưu hóa họat động của máy tính.
94
1. Chương trình quét đĩa (Scan Disk):.......................................................95
2. Chương trình Disk Cleanup : Dọn dẹp các file rác trên đĩa: ................95
3. Chương trình Disk Defragment: Chống phân mảnh tập tin: .................96
Kỹ thuật lắp ráp và bảo trì máy vi tính 5
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VIỆC BẢO DƯỠNG
MÁY VI TÍNH
I. Mục đích của công tác bảo dưỡng.
Việc bảo dưỡng máy tính là công việc thường xuyên và rất cần thiết của
những người sử dụng máy tính. Máy tính là công cụ hỗ trợ chúng ta rất nhiều
trong công việc, việc bảo dưỡng máy thường xuyên và định kỳ là cách tốt nhất
để chúng ta kéo dài tuổi thọ của máy. Việc đó đồng nghĩa với giảm chi phí cho
công việc, góp phần hạ giá thành sản phẩm, chống lãng phí và tiết kiệm được
ngân sách cho cơ quan cũng như gia đình.
Cho dù hệ thống máy tính của một cơ quan, của một doanh nghiệp hay của cá
nhân đã được đầu tư tốt nhất cả về phần cứng và phần mềm , nhưng cũng khó
tránh khỏi các sự cố bởi nhiều nguyên nhân. Việc bảo trì thường xuyên và khắc
phục kịp thời sự cố máy tính sẽ góp phần :
- Đảm bảo an toàn thông tin ,
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống máy tính,
- Nâng cao độ bền, độ ổn định của phần cứng, phần mềm trong hệ thống.
II. Các yêu cầu đối với kỹ thuật viên (KTV) bảo dưỡng.
- Có kiến thức về phần cứng máy tính.
- Có khả năng phán đóan và xử lý sự cố máy tính.
- Có ý thức trong việc bảo đảm an tòan cho con người cũng như máy móc.
- Sử dụng thành thạo và đúng kỹ thuật các thiết bị phục vụ cho quá trình
bảo dưỡng.
III. An tòan lao động.
Vấn đề về an toàn sẽ đề cập đến các khả năng và việc phòng tránh các sự
cố có thể gây ra tổn thất, hư hỏng thiết bị cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của
kỹ thuật viên.
An toàn cho thiết bị
Khi thao tác lắp ráp các thành phần trong máy tính, chúng ta cần lưu ý các
điểm sau :
- Các thiết bị và thành phần sử dụng nguồn điện trực tiếp xoay chiều
(110/220V) như monitor, bộ nguồn máy tính … bị có khả năng gây ra nguy hiểm
cao đối với sức khỏe của KTV.
- Một số thiết bị rất nhạy cảm với điện áp, do đó mọi sự tiếp xúc đều rất dễ
làm hư hỏng các thiết bị này. Do đó, khi đấu nối các thiết bị này cần lưu ý một
số điểm sau:
+ Công suất thiết bị : xem có phù hợp với nguồn cấp hay không
Kỹ thuật lắp ráp và bảo trì máy vi tính 6
+ Điện thế sử dụng đầu vào : 110/220 V có thể gây cháy, hư hỏng thiết bị
+ Dòng điện yêu cầu : cần lưu ý đối với các Adapter thiết bị , có thể gây
không hoạt động, không ổn định hoặc cháy Adapter
- Các đầu cắm nối đối với cáp nguồn, cáp tín hiệu, bo mạch : cần được lưu
ý về vị trí của chân số 1 hay chiều cắm. Các thành phần này sử dụng nguồn điện
một chiều điện thế thấp ( DC- ±5, ± 12, ±24 vol) không gây nguy hiểm cho
KTV nhưng có thể gây ra cháy, hư hỏng linh kiện, bo mạch. Ngoài ra còn có thể
làm hư chân cắm, cong , nứt, gãy , vỡ thiết bị hoặc bo mạch, không thể sử dụng
được
- Các chip linh kiện, bo mạch : phần lớn các linh kiện trên máy tính họat
động theo nguyên lý điện từ (ElectroMagnetic) nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi :
+ Tác động của tĩnh điện : từ KTV truyền sang linh kiện hay từ các nguồn
phát tĩnh điện bức xạ
+ Tác động của từ trường : do các nguồn phát từ trường như nam châm,
máy phát điện, màn hình TV, monitor
+ Tác động do bị ướt, thấm nước hoặc các chất lỏng dẫn điện
An toàn cho KTV (kỹ thuật viên).
Như đã nêu ở phần trên, KTV cần lưu ý về an toàn của bản thân khi tiếp
xúc với các thiết bị và thành phần sử dụng nguồn điện trực tiếp xoay chiều
(110/220V). Khi kiểm tra, sửa chữa các thiết bị sử dụng nguồn điện trực tiếp
xoay chiều (110/220V), kỹ thuật viên nhất thiết phải tuân thủ một số nguyên tắc
sau:
- Không đi chân trần khi tiếp xúc, thao tác trên các thiết bị.
- Phải dùng bút thử điện để kiểm tra các thiết bị trước khi tiếp xúc trực
tiếp.
- Sử dụng đúng kỹ thuật và đúng quy trình các dụng cụ bảo trì, sửa chữa
máy tính.
Đối với các thiết bị sử dụng điện thế thấp như RAM, các card mở rộng thì
khi thao tác nên đeo vòng tĩnh điện ở cổ tay để tránh làm hư hỏng thiết bị.
Lưu ý về điện thế đất (Ground) : do hệ thống điện Việt Nam không có
đường dây nối đất nên điện thế GND có thể lên đến vài chục Voltage. Hiện
tượng này thường gặp khi sử dụng ổn áp (Regulator), trên các tầng cao của tòa
nhà hoặc các hệ thống điện cấp nguồn sử dụng chung giữa máy tính và hệ thống
máy điều hòa không khí.
Giải pháp : Nên sử dụng găng tay cao su mỏng, đi giày hoặc dép bảo
đảm cách điện, không thao tác khi bị ướt (do mưa) hoặc thiết lập đường dây nối
đất cho hệ thống
Môi trường làm việc :
Kỹ thuật lắp ráp và bảo trì máy vi tính 7
Về môi trường làm việc cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Khô ráo
Nếu phòng làm việc và nơi để máy tính quá ẩm thấp, các thành phần linh
kiện bên trong máy tính rất dễ bị ô xy hoá, dễ gây ra chạm chập mạch điện, vì
vậy cần phải để máy tính ở nơi khô ráo, thoáng mát. Trong trường hợp máy bị
ẩm do lâu ngày không sử dụng, do môi trường ẩm thấp, chúng ta không nên cho
máy làm việc ngay, mà nên sấy máy (với nhiệt độ 250-280) khoảng vài tiếng
đồng hồ.
• Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường thường trong khoảng 18-25oC là điều kiện để máy
tính hoạt động khá ổn định. Lý tưởng nhất là máy tính đặt trong phòng có điều
hoà nhiệt độ. Tuy nhiên, không phải nơi làm việc nào cũng đầy đủ tiện nghi,
đừng quá lo lắng, máy tính vẫn có khả năng chịu được nhiệt độ làm việc trên 350
C bởi hệ số an toàn của các linh kiện và CPU khá cao.
• Không bị ảnh hưởng của điện từ trường:
Nếu sơ ý đặt nam châm cạnh máy tính, màn hình, coi chừng chúng ta sẽ
gặp sự cố khó lường như : không đọc được dữ liệu trong ổ cứng vì nam châm đã
làm thay đổi chiều từ hoá của các phần tử trên bề mặt đĩa, màn hình bị biến đổi
màu ở phía có nam châm.
Nếu có 2 bộ máy tính- với 2 màn hình đặt sát nhau và cùng bật nguồn,
chúng ta sẽ thấy màn hình có những sọc mờ nằm ngang, nếu tắt nguồn của một
trong 2 màn hình, chúng ta sẽ thấy màn hình trở lại bình thường ….
Nói tóm lại, điện từ trường ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động của
máy tính. Chúng ta nên lưu ý đến vấn đề này.
• Ít bụi
Chỉ một thời gian ngắn sử dụng máy tính, bụi bẩn sẽ phủ lên maiboard,
phủ lên bề mặt các vi mạch, bám vào các khe cắm - các chân linh kiện, len lỏi
vào bên trong ổ đĩa mềm, ổ CD, bám lên các cửa thông gió… Tình trạng này sẽ
làm giảm khả năng toả nhiệt của các vi mạch trên mainboard dẫn tới hỏng chip,
đặc biệt là CPU. Những ngày mưa- không khí ẩm thấp, lớp bụi sẽ là thành phần
hấp thụ độ ẩm làm chập mạch các dây dẫn hoặc các chân vi mạch. Hơn nữa sự
hư hỏng có thể diễn biến chậm, gây ra lỗi chập chờn rất khó tìm nguyên nhân.
Bàn phím có thể bị kẹt do quá nhiều bụi bẩn. Khói thuốc lá cũng là một vấn đề
lớn đối với máy tính vì nó tạo nên một màng dính rất khó cậy. Cách dễ dàng
nhất để giữ sạch máy tính là đảm bảo không khí xung quanh máy luôn sạch và
thường xuyên làm vệ sinh máy tính.
Điện áp:
• Nguồn cung cấp ổn định
Kỹ thuật lắp ráp và bảo trì máy vi tính 8
Thường nguồn máy tính có thể tự động điều chỉnh điện áp trong khoảng
từ ~180v đến ~240v. Nhưng chúng ta cũng có thể dùng thêm bộ ổn áp bên ngoài
để đảm bảo điện áp ~ 220v cung cấp cho nguồn máy tính.
• Nên có bộ lưu điện để tránh mất điện đột ngột
Khi máy tinh đang hoạt động, bị mất điện đột ngột , máy tính có thể xảy
ra sự cố đáng tiếc:
+ Dữ liệu đã và đang nhập nhưng bạn chưa kịp lưu lên đĩa sẽ bị mất
+ Gây hư hỏng chương trình đặc biệt là Windows
+ Có thể gây ra va đập đầu từ ổ đĩa cứng
+ Có thể gây sự cố phần cứng
Để chủ động hoàn toàn khi mất điện, chúng ta nên chuẩn bị thêm bộ UPS
(Uninterrupted Power Supply). UPS còn gọi là bộ nguồn không ngắt hoặc bộ lưu
điện.
UPS là một thiết bị bao gồm bộ chuyển mạch điện tử, bộ nạp acquy, và
acquy. Bình thường , máy tính, màn hình được cung cấp điện thông qua UPS, và
UPS cắm trực tiếp vào nguồn ~220v. Khi mất điện, bộ chuyển mạch điện tử lập
tức chuyển sang cung cấp nguồn acquy cho máy tính mà máy tính hầu như không
cảm nhận được sự chuyển mạch này. Tuỳ theo dung tích của acquy và số thiết bị
được nối vào, máy tính sẽ được cấp điện trong một thời gian nhất định, tốt nhất,
bạn nên lưu tài liệu lên đĩa, ngưng chương trình và tắt máy vi tính theo cách
thông thường sau một thời
IV. Các thiết bị và công cụ sửa chữa.
Các dụng cụ cần thiết cho một KTV máy tính bao gồm :
- Đồng đồ đo vạn năng (VOM) - ít sử dụng
- Tuốc vít loại + và - , cỡ lớn, nhỏ - thường sử dụng
- Nhíp gắp, kẹp - thường sử dụng
- Chổi quét, máy hút – thổi bụi - làm vệ sinh
- Dây cột gút – nhựa - thường sử dụng
Kỹ thuật lắp ráp và bảo trì máy vi tính 9
CHƯƠNG II: PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
I. Tổng quan về phần cứng máy tính.
Trong một máy vi tính (hay còn gọi là máy tính cá nhân - PC) gồm nhiều thiết
bị được kết nối với nhau (Hình 2-1), các thiết bị phần cứng chủ yếu trong một
máy PC bao gồm:
Hình 2-1
- Monitor (Màn hình): Là thiết bị xuất (output), dùng để hiển thị thông tin
của máy tính ra ngoài.
- Keyboard (Bàn phím): Là thiết bị nhập (input), dùng để đưa thông tin (dữ
kiện) vào máy tính.
- Mouse (Chuột): Là thiết bị dùng để di chuyển con trỏ.
- Case (Thùng máy): Dùng để chứa các thành phần sau đây:
o Power supply: Bộ nguồn
o Mainboard : Bo mạch chính
o CPU (Central Processor Units): Bộ xử lý trung tâm
o RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ mở rộng
o VGA Card: Card điều hợp màn hình
o HDD (Hard Disk): Ổ đĩa cứng
o FDD (Floppy): Ổ đĩa mềm
II. Các thành phần cơ bản của máy vi tính.
1. Màn Hình (Monitor)
Màn hình là thiết bị xuất (output) dùng để hiển thị các thông tin và kết
quả xử lý trong q