I. GIỚI THIỆU
Lươn đồng là một loài thủy sản rất quen thuộc với người dân Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL). Giá trị trị của lươn không chỉ là một nguồn thực phẩm giàu chất
dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo: 9,1%), chúng còn là đối tượng có giá trị kinh tế
khá cao trên thị trường so với một số giống loài thuỷ sản nước ngọt khác.
Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, khi kết hợp với một số thành phần thảo mộc khác,
lươn sẽ trở thành thuốc bổ có tác dụng nâng cao sức khoẻ, có khả năng chữa trị một
số bệnh như viêm gan mạn tính, đại tiện ra máu (Nguyễn Hữu Đảng, 2004)
Hiện nay ở ĐBSCL, lươn loại 1 (4-5con/kg) có giá khá cao (khoảng 45000đ/kg). Do
đó phong trào nuôi lươn ở ĐBSCL đã xuất hiện ở một số nơi (Huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang) và đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định. Tuy nhiên, những người
nuôi lươn chưa nắm được bị kỹ thuật nuôi thêm vào đó nguồn lươn giống vẫn còn
phụ thuộc vào tự nhiên nên nhìn chung, hiệu quả nuôi lươn chưa cao.
Khó khăn về nguồn giống lươn không chỉ gặp riêng ở Việt Nam mà kể cả một số
quốc gia có nghề nuôi cá nước ngọt phát triển, tiên tiến. Các vấn đề trình bày dưới
đây sẽ giúp người nuôi giải quyết một số khó khăn vừa nêu ở trên.
59 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
BỘ MÔN KỸ THUẬT NUÔI THỦY SẢN
Nguyễn Văn Kiểm-Bùi Minh Tâm
GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT NUÔI THỦY ĐẶC SẢN
(MSMH TS 521)
Cần Thơ -2004
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA THUỶ SẢN Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
********** *************
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN GIÁO TRÌNH – NĂM 2004
Tên Giáo trình : KỸ THUẬT NUÔI THỦY ĐẶC SẢN
Mã số môn học: TS 521
Người biên soạn: TS. Nguyễn Văn Kiểm
I. HÌNH THỨC
Giáo trình gồm 5 chương
+ Chương 1: Sinh học và kỹ thuật nuôi lươn đồng
+ Chương 2: Sinh học và kỹ thuật nuôi Ba Ba
+ Chương 3: Sinh học và kỹ thuật nuôi Ếch
+ Chương 4: Sinh học và kỹ thuật nuôi Cá Sấu
+ Chương 5: Sinh học và kỹ thuật nuôi Vích, Đồi mồi
Nhìn chung, về mặt hình thức giáo trình trình bày rõ ràng, đọc dễ hiểu, đáp ứng yêu
cầu của 1 giáo trình có 2 tín chỉ. Tất nhiên giáo trình cần chỉnh sửa thêm lổi do đánh
máy nhầm còn khá nhiều. Nếu có điều kiện nên đưa thêm hình minh họa đối tượng
và hệ thống nuôi thực tế trong dân gian vào sẽ làm tăng tính thuyết phục.
II. NỘI DUNG
Nhìn chung nội dung trình bày trong giáo trình hòan tòan đáp ứng cho khối kiến thức
mà môn học chuyên ngành đặt ra về các đối tượng thủy đặc sản với khối lượng 2 tín
chỉ. Tất nhiên theo quan điểm của chúng tôi để giáo trình hòan chỉnh hơn, tác giả
nên lưu ý một số điểm sau:
+ Tách hẳn nội dung nuôi thương phẩm các đối tượng thành 1 phần riêng lẻ, không
nên ghép chung với nội dung đề cập đối với phần sản xuất giống, vì đây là 2 nội
dung căn bản và rất quan trọng của giáo trình.
+ Bên cạnh tính hàn lâm về mặt kiến thức chuyên ngành, cố gắng đưa thêm khối
kiến thức thực tế về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy
đặc sản mà người dân vùng ĐBSCL đã khai thác.
+ Theo tôi, nên bỏ nội dung về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi Vích, nếu được thì
bên cạnh Ba Ba, cần đề cập thêm kỹ thuật sản xuất giống và nuôi rùa, hiện nuôi khá
phổ biến ở vùng ĐBSCL.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ NGHỊ
1 - Đánh giá chung: Tốt, đạt yêu cầu về kiến thức của 1 giáo trình 2 tín chỉ.
2 - Đề nghị: Nghiệm thu
Người đọc góp ý
Dương Nhựt Long
iĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi thuỷ đặc sản là môn học lấy những giống loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao làm
đối tượng nghiên cứu để đưa ra quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm.
Nhiệm vụ của nó là cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm sinh
học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm những đối tượng trên.
Hiện nay, một số giống loài thuỷ đặc sản ở ĐBSCL đang được mọi người quan tâm
tới như ba ba, rắn, ruà, ếch, lươnNhững giống loài thuỷ sản này không những là
nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn có gía trị xuất khẩu rất cao. Sản phẩm
phụ của một số loài còn có giá trị làm hàng thủ công mỹ nghệ. Ở góc độ y học, thịt
hoặc sảm phẩm phụ của một số giống loài thuỷ sản khi kết hợp với một số dược thảo
sẽ có tác dụng chữa trị một số loại bệnh.
Trên thế giới, nghề nuôi thuỷ đặc sản phát triển và thường được chú ý ở những quốc
gia có biển và cũng chỉ tập trung ở một số ít loài thực sự có giá trị kinh tế cao. Đài
Loan nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá mú, hải sâm, Nhật Bản lại chú trọng việc
nuôi thuỷ đặc sản phục vụ cho việc chế tác đồ mỹ nghệ như trai ngọc. Pháp chú ý
việc nuôi một số giống loài nhuyễn thể làm vật chỉ thị về mức độ ô nhiễm môi trường
nước như vẹm xanh, có quốc gia gắn việc nuôi thuỷ đặc sản với việc phục vụ du lịch
như Thái Lan
Ở nước ta vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc nghiên cứu biện pháp nuôi thuỷ
đặc sản chưa được chú ý đúng mức. Do đó những người nuôi gặp rất nhiều khó khăn
về kỹ thuật. Có thể nói rằng những giống loài thuỷ đặc sản ở nước ta rất phong phú
nhưng chúng ta chưa có nghiên cứu đầy đủ về những đối tượng này.
Giáo trình kỹ thuật nuôi thuỷ đặc sản được tổng kết, tham khảo từ nhiều nguồn tài
liệu phác nhau (trong đó có bài giảng kỹ thuật nuôi thủy đặc sản của Bùi Minh Tâm,
Dương Nhựt Long, Phạm Thanh Liêm) kể cả một số kinh nghiệm nuôi thuỷ đặc sản
của người dân ĐBSCL cũng được đề cập tới trong giáo trình này. Hy vọng tài liệu
này sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu của người nuôi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khác nhau nên giáo trình còn nhiều hạn chế, rất cần có sự đóng góp ý kiến của
các đồng nghiệp, sinh viên và của người nuôi để giáo trình hoàn chỉnh hơn.
ii
Nội dung trang
Đặt vấn đề i
Mục lục ii-iii
Chương 1 SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN ÐỒNG
I. GIỚI THIỆU 1
II. ÐẶC ÐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN 1
1. Đặc điểm hình thái 1
2. Phân bố 2
3.Tính ăn 2
4. Ðặc điểm hô hấp 2
5. Ðặc điểm sinh trưởng 2
6. Ðặc điểm sinh sản 2
III. KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN 3
1. Hình thức nuôi lươn 3
2. Giống lươn nuôi. 4
3. Chăm sóc và quản lý. 4
4. Thu hoạch. 5
IV. MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI NUÔI LƯƠN 5
Chương 2 SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI BA BA
I.GIỚI THIỆU 7
II. ÐẶC ÐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA. 7
1.Ðặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo: 7
2. Tập tính sống của ba ba: 8
3. Ðặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng: 8
4. Ðặc điểm sinh sản: 8
III. SẢN XUẤT GIỐNG BA BA: 10
1. Nuôi ba ba bố mẹ và cho đẻ: 10
2. Ấp trứng 10
3. Ương ba ba con: 11
III. NUÔI BA BA THỊT 12
1.Ao và bể nuôi ba ba 12
2. Thả giống và chăm sóc: 12
3. Bệnh ở ba ba 14
Chương 3 SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI ẾCH
I. VAI TRÒ CỦA ẾCH. 15
II. ÐẶC ÐIỂM SINH HỌC CỦA ẾCH. 16
1- Phân loại - Hình thái - Cấu tạo. 16
2- Tập tính sống của ếch. 18
3- Tính ăn. 18
4- Sinh sản và phát triển của éch. 19
III. KỸ THUẬT SẢN XUẤT ẾCH GIỐNG, NUÔI ẾCH THỊT. 20
1. Sản xuất ếch giống. 20
iii
2- Nuôi ếch thịt. 23
3- Thu hoạch - Vận chuyển. 23
4- Một số bệnh thường gặp ở ếch và biện pháp phòng trị. 24
Chương 4 SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI CÁ SẤU
I. GIỚI THIỆU CHUNG 27
II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ SẤU 28
1. Phân lọai cá sấu và tình trạng của chúng: 28
2. Một số đặc điểm sinh học đáng chú ý ở cá sấu 29
3.Tính ăn và sinh trưởng: 30
4.Ðặc điểm sinh sản 31
II. SẢN XUẤT GIỐNG CÁ SẤU 31
1. Chuồng trại, nuôi và cho cá sấu đẻ: 31
2. Thu trứng và ấp trứng: 32
3. Chăm sóc nuôi sấu con: 34
III NUÔI CÁ SẤU THƯƠNG PHẨM 35
1. Vị trí nuôi 35
2. Xây dựng chuồng nuôi 35
3. Chăm sóc, quản lý 36
4. Quản lý sức khỏe và bệnh tật của cá sấu 37
Chương 5 SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT NUÔI VÍCH, ÐỒI MỒI
I. GIỚI THIỆU CHUNG 40
II. ÐẶC ÐIỂM SINH HỌC CỦA VÍCH, ÐỒI MỒI 41
1.Vị Trí Phân Loại. 41
2. Ðặc điểm sinh học của vích. 41
3. Ðặc điểm sinh học của đồi mồi. 43
III. ÐÁNH BẮT VÍCH, ÐỒI MỒI. 45
1.Thu trứng và con mới nở: 45
2.Ðánh bắt vích, đồi mồi lớn 45
III. SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI VÍCH, ÐỒI MỒI. 45
1.Thu trứng, ấp trứng và ương con non: 46
2.Nuôi Vích, Đồi mồi 46
3.Bệnh vích, đồi mồi 47
1Chương 1
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN ÐỒNG
I. GIỚI THIỆU
Lươn đồng là một loài thủy sản rất quen thuộc với người dân Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL). Giá trị trị của lươn không chỉ là một nguồn thực phẩm giàu chất
dinh dưỡng (đạm: 18,6%; chất béo: 9,1%), chúng còn là đối tượng có giá trị kinh tế
khá cao trên thị trường so với một số giống loài thuỷ sản nước ngọt khác.
Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, khi kết hợp với một số thành phần thảo mộc khác,
lươn sẽ trở thành thuốc bổ có tác dụng nâng cao sức khoẻ, có khả năng chữa trị một
số bệnh như viêm gan mạn tính, đại tiện ra máu (Nguyễn Hữu Đảng, 2004)
Hiện nay ở ĐBSCL, lươn loại 1 (4-5con/kg) có giá khá cao (khoảng 45000đ/kg). Do
đó phong trào nuôi lươn ở ĐBSCL đã xuất hiện ở một số nơi (Huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang) và đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định. Tuy nhiên, những người
nuôi lươn chưa nắm được bị kỹ thuật nuôi thêm vào đó nguồn lươn giống vẫn còn
phụ thuộc vào tự nhiên nên nhìn chung, hiệu quả nuôi lươn chưa cao.
Khó khăn về nguồn giống lươn không chỉ gặp riêng ở Việt Nam mà kể cả một số
quốc gia có nghề nuôi cá nước ngọt phát triển, tiên tiến. Các vấn đề trình bày dưới
đây sẽ giúp người nuôi giải quyết một số khó khăn vừa nêu ở trên.
II. ÐẶC ÐIỂM SINH HỌC CỦA LƯƠN
1. Đặc điểm hình thái
Lươn đồng có tên khoa học là Monopterus albus. Lươn có thân dài, phần trước tròn,
phần sau dẹp bên và mỏng. Toàn thân không có vẩy. Ðường bên hoàn toàn, chạy
dọc theo trục giữa thân từ sau đầu đến gốc vây đuôi.
Lươn có đầu hơi dẹp bên, miệng có thể mở rất rộng, xương hàm cứng và chắc. Vây
ngực và vây bụng thoái hóa hoàn toàn. Vây lưng, vây hậu môn, vây đuôi nối liền với
nhau và tia vây không rõ ràng .
Màu sắc của lươn có thể thay đổi theo môi trường sống. Nhìn chung, lươn có một số
đặc điểm chung như sau: Lưng có màu nâu sậm, vàng nâu, bụng có màu vàng nhạt.
22. Phân bố
Lươn là loài phân bố rộng, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là khu vực nhiệt đới.
Lươn sống phổ biến trong trong các ao, hồ, sông rạch, ruộng lúa nơi có nhiều mùn
bã hữu cơ và sinh vật nhỏ làm thức ăn. Lươn có khả năng chịu đựng khô hạn bằng
cách chui rúc vào trong đất ẩm.
3. Tính ăn
Kết quả khảo sát cho thấy lươn có ruột ngắn, không cuộn khúc. Tỉ lệ chiều dài ruột
so với chiều dài thân trung bình 0,67%. Điều đó chứng tỏ lươn là loài cá ăn động vật
Khi còn nhỏ thức ăn của lươn là động vật phù du, khi trưởng thành thức ăn là động
vật đáy như tôm cá con, ấu trùng côn trùng thuỷ sinh. Nhìn chung, thức ăn của lươn
trưởng thành là động vật và đặc biệt thức ăn có mùi tanh vì vậy khi tôm, cá trong
nước bị thương, bị bệnh, cơ thể tiết nhiều nhớt sẽ trở thành mồi của lươn. Tuy nhiên
tính ăn còn thay đổi và tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cơ thể, cơ sở thức ăn
trong môi trường nước
Lươn có tập tính hoạt động kiếm ăn về đêm, ban ngày ẩn nấp trong hang hoặc chỉ
rình mồi ở cửa hang. Khi kích cỡ không đồng đều và khi thiếu thức ăn, lươn có thể
ăn lẫn nhau.
4. Ðặc điểm hô hấp
Ở lươn, ngoài mang còn có cơ quan hô hấp phụ là da và khoang hầu. Da lươn thuộc
da trơn, có nhiều nhớt và dưới da có rất nhiều mạch máu nhỏ nên rất thuận lợi cho
việc trao đổi khí qua da. Thành khoang hầu của lươn mỏng có nhiều mạch máu giúp
cho việc trao đổi khí xảy ra ở đây khi lươn đớp khí.
Thí nghiệm cho thấy khi để lươn trên cạn, da khô, chúng sẽ chết sau 12 - 20 giờ;
nhưng nếu giữ đủ độ ẩm cho da lươn sẽ chết sau 27- 70 giờ; Nếu không được tiếp
xúc trực tiếp với không khí lươn sẽ chết sau 4 - 6 giờ mặc dù oxy trong nước đầy đủ.
5. Ðặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của lươn phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố. Nhưng nhìn chung tốc độ
sinh trưởng của lươn chậm so với một số giống loài thuỷ sản khác. Ở môi trường tự
nhiên sau một năm, lươn có thể đạt trọng lượng 200-300g/con.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho lươn sinh trưởng từ 25 - 28oC. Khi nhiệt độ thấp hơn
18oC lươn bỏ ăn và dưới 10oC lươn sẽ chui xuống bùn trú đông.
6. Ðặc điểm sinh sản
3Lươn thành thục khá sớm (1 tuổi), điều đặc biệt là lươn có sự chuyển giới tính. Theo
Mai Ðình Yên (1978), lươn có kích cỡ nhỏ (dưới 25 cm) hoàn toàn là lươn cái, cỡ
25 - 54 cm có cả con đực, con cái và con lưỡng tính, cỡ lớn hơn (trên 54 cm) thì
hoàn toàn là lươn đực. Tuy nhiên đặc điểm này lươn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
không rõ ràng.
Một số nghiên cứu cho thấy, lươn ở ÐBSCL có kích cỡ từ 18 - 38 cm là lươn đực và
trên 38 cm có cả lươn cái, lươn đực và lưỡng tính. Tùy vào kích cỡ của lươn, sức
sinh sản có thể từ 100- 1500 trứng/con. Đường kính trứng có thể đến 4 mm.
Khi sinh sản, lươn làm tổ bằng cách đào hang ở cạnh bờ và nhả bọt lên miệng hang
để bao bọc trứng. Bọt do lươn nhả ra vừa có tác dụng bảo vệ trứng vừa có tác dụng
giữ trứng tập trung trong tổ .
Vào mùa sinh sản, sau những trận mưa và lúc trời gần sáng là thời điểm lươn đẻ tập
trung. Trước khi đẻ, lươn đực phun bọt vào trong tổ, sau đó lươn cái đẻ trứng và con
đực cắp trứng vào tổ.
III. KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN
1. Hình thức nuôi lươn
Tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể chọn hình thức nuôi lươn cho thích hợp. Nhưng dù
nuôi theo hình thức nào thì vấn đề cần quan tâm là tạo được điều kiện tốt nhất cho
lươn làm tổ và sinh sống.
a.Nuôi lươn trong ao
Diện tích ao nuôi lươn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng nơi. Bờ ao đầm nén
kỹ và đủ độ rộng (1,5-2,0 m) vừa có tác dụng giữ nước vừa có tác dụng chống lại
việc lươn đào hang qua bờ. Không nên nuôi lươn trong các ao có diện tích quá lớn.
Ở ĐBSCL, các ao nuôi lươn có diện tích từ 100-200m2. Xung quanh bờ và đáy ao
có thể dùng ni-lon để lót hoặc bờ ao có thể xây cao có gờ để tránh lươn vượt bờ đi
mất khi có điều kiện thuận lợi. Nơi nuôi lươn phải có điều kiện thay nước thuận lợi
và cũng cần tạo được nơi cho lươn đào hang trú ẩn gần giống như trong tự nhiên
Đáy ao có thể phủ đáy ao một lớp bùn non có trộn phân chuồng mục dày khoảng 20-
30 cm. Bùn không lẫn sỏi đá vì sẽ làm xây xát lươn. Trên lớp bùn, trải một lớp rơm,
cỏ mục hay thân cây chuối đã mục. Mực nước trong ao nuôi sâu từ 0,5-1,2 m
Ðể tạo điều kiện cho lươn sinh sản trong ao, xung quanh bờ ao (hoặc làm cù lao/gò
đất giữa ao nuôi) bằng đất sét để lươn làm tổ. Trong ao nên thả thêm lục bình, bèo,
rau muống và trên bờ trồng cây để tạo bóng mát cho lươn.
4b. Nuôi lươn trong bể xi măng
Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn.
Nếu xây bể nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm với chiều cao khoảng 1m với
diện tích từ 6-20 m2. Bể có dạng hình chữ nhật chiều rộng 1m để dễ dàng chăm sóc.
Tốt nhất nên chia bể thành 3 ngăn: ngăn cho lươn sinh sống (A) lớn nhất, ngăn thứ
hai (B) nhỏ hơn cho lươn đẻ và cho ăn và ngăn thứ ba (C) dùng để thu hoạch.
Ngăn A có phủ một lớp bùn non và thân chuối như đối với ao nuôi và cách đáy bể
30 cm có lổ thoát nước. Xếp gạch ở đáy trong ngăn này thành nhiều ngách. Ngăn B
xây vách bằng gạch hình mắt cáo cho lươn chui ra vào và quanh bên có đắp đất sét
và đất thịt thành bờ rộng 0.5 m để lươn làm tổ đẻ. Ngăn C kín và thông với ngăn B
bằng một ống có đường kính 20 cm và có lổ thoát nước ra ngoài có lưới chắn dạng
chảy tràn phòng khi mưa to nước đầy, lươn sẽ thoát ra ngoài.
Trong bể nuôi thả bèo, lục bình làm bóng mát khoảng 1/2 diện tích. Bờ đất cũng
trồng các loại như cỏ, rau, khoai, môn để che mát cho lươn. Mức nước 0,4-0,5m.
2. Giống lươn nuôi.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên lươn giống nhân tạo chưa cung cấp
đủ cho người nuôi, cho nên người nuôi lươn vẫn phải dựa vào nguồn giống tự nhiên
là chính. Tuy nhiên muốn nuôi lươn có kết quả thì lươn giống phải bảo đảm:
Kích cỡ tương đối đồng đều. Thường chọn lươn giống có kích cở 40-50 con/kg.
Khỏe mạnh, không thương tích hay bị bệnh.
Chú ý không mua lươn giống trôi nổi trên thị trường nếu chưa biết rõ thời gian thu
gom lươn, phương thức khai thác lươn giống. Nếu thời gian thu gom lươn giống quá
dài lươn bị mất sức, xây sát thì khi nuôi tỷ lệ hao hụt sẽ cao.
Nếu nuôi lươn để sinh sản thì mật độ thả khoảng 6-8 con/m2 và sau khi nuôi vỗ
khoảng 1-2 tháng chúng sẽ tự đẻ. Sau đẻ khoảng một tuần thì trứng nở ở điều kiện
nhiệt độ từ 28-30oC. Nếu nuôi lươn thịt, thả với mật độ trung bình 50 con/m2.
3. Chăm sóc và quản lý.
Thức ăn chủ yếu dùng cho lươn ăn bao gồm: xác động vật chết như gà, vịt băm nhỏ,
cá, tôm, động vật sống như giun đất, bọ, ốc, dòi. Khi trưởng thành có thể tập cho
lươn ăn thức ăn chế biến có hàm lượng đạm 20-25%.
Một số hộ nuôi lươn ở Hậu giang đã tận dụng da chuột, ốc bươu vàng làm thức ăn
nuôi lươn cũng cho kết quả tốt.
5Khẩu phần ăn là 5-8% trọng lượng thân. Nên cho lươn ăn vào chiều tối (16-17 giờ).
Cho lươn ăn trên sàn và đặt cố định ở một nơi. Thường xuyên theo dõi lượng thức
ăn để điều chỉnh kịp thời.
Trong quá trình nuôi, cần phải bảo đảm nguồn nước không bị ô nhiễm. Mực nước
trong bể phải hơn 20cm. Oxy hoà tan khoảng 2mg/l. Khi thấy lươn nhô đầu thẳng
đứng trong nước thì phải kịp thời thay nước.
Thường xuyên kiểm tra bờ ao, các lỗ rò rỉ, cửa cống để đề phòng lươn thất thoát.
Khi trời mưa to liên tục, phải kiểm tra và điều chỉnh mức nước kịp thời. Buổi tối
lươn thường ngoi lên mặt nước hoặc bò lên cạn nên cần đề phòng địch hại của lươn.
Trong qúa trình nuôi, lươn có thể bị một số bệnh như nấm thủy mi, tiêm mao trùng,
đốm đen và giun sán. Khi lươn bị bệnh thường bỏ ăn, do đó cần coi trọng biện pháp
phòng bệnh cho lươn.
4. Thu hoạch.
Sau khoảng 8-10 tháng nuôi có thể thu hoạch, khi đó lươn đạt kích cỡ khoảng 200g.
Ngưng cho lươn ăn 2-3 ngày sau đó dùng cám, gạo rang trộn với cua, tép và giun
làm mồi và dụ lươn vào ngăn thu hoạch. Khi thấy lươn tập trung nhiều trong ngăn
thu hoạch thì đóng nút thông với ngăn B và dùng vợt bắt lươn.
IV. MỘT SỐ KHÓ KHĂN KHI NUÔI LƯƠN
Khó khăn lớn nhất trong nghề nuôi lươn hiện nay là nguồn giống. Do lươn có sức
sinh sản thấp, thời gian phát triển phôi dài (khoảng 200 giờ) nên việc sản xuất lươn
giống nhân tạo với số lượng lớn gặp rất nhiều khó khăn (trên thế giới chưa có quốc
gia nào có quy trình sản xuất lươn giống hoàn chỉnh).
Hiện nay ở ĐBSCL người nuôi lươn vẫn phải thu gom lươn giống ngoài tự nhiên.
Đây là khó khăn lớn nhất cho người nuôi vì chất lượng giống nuôi không bảo đảm
nhất là khi nuôi với diện tích lớn, số lượng lượng giống cần nuôi nhiều. Nguồn
giống nuôi không bảo đảm có thể do một số nguyên nhân sau:
Lươn thu gom từ nhiều nguồn khác nhau, thời gian lưu giữ lươn dài.
Phương tiện đánh bắt (có thể bắt bằng dòng diện) làm ảnh hưởng sức khoẻ lươn.
Kích cỡ lươn không đều.
Người nuôi chưa được trang bị đầy đủ về kỹ thuật nuôi và chăm sóc lươn.
Thức ăn không đủ trong quá trình nuôi nên tỷ lệ hao hụt cao.
Chưa có thuốc đặc trị một số bệnh của lươn.
6BA C
vách ngăn bằng gạch ống
nước vào
nước ra
cù laocù lao bằng đất
nước cấp
nước thoát
cù lao để lươn sinh
sống và đẻ
trứng
cấp nước
cấp thoát
Hình 1. bể xi măng nuôi ba ba chia 3 ngăn
Hình 2. bể xi măng nuôi lươn có cù lao bằng đất
Hình 2. ao nuôi lươn lót cao su và có cù lao bằng đất
7Chương 2
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
( có thể ứng dụng nuôi rùa)
I. GIỚI THIỆU
ba ba thuộc lớp bò sát và phân bố khá rộng trên thế giới. Chúng ta có thể gặp ba ba
sống ở ao, đầm, hồ và cũng có thể gặp chúng sống ở trên cạn. Ba ba không những là
nguồn thực phẩm có giá trị kinh tế cao (ở trong nước khoảng 150 000-180 000đ/kg)
mà thịt hoặc xương ba ba khi kết hợp với một số loại thảo dược còn có tác dụng
chữa trị một số bệnh của người như thuốc chữa đau lưng, hen suyễn, suy nhược cơ
thể (Nguyễn Hữu Đảng, 2004).
Hiện nay, ở nước ta đã có phong trào nuôi ba ba khá rộng và cũng đã có một số cơ
sở sản xuất ba ba giống. Đặc biệt hơn nữa là những cơ sở này đều được “Công ước
buôn bán Quốc Tế các loài bị đe doạ-CITES) công nhận. Đây là điều kiện thuận lợi
cho việc nuôi ba ba với quy mô lớn để xuất khẩu.
II. ÐẶC ÐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA.
1. Ðặc điểm phân loại, hình thái cấu tạo
Ba ba là loài động vật thuộc lớp bò sát (Reptilia); Bộ Rùa (Chelonia); Phân bộ ba ba
(Trionychoidei); Họ: Trionycidae
Ở nước ta có 4 loài: Giải ( Pelochelys bironi), Ba ba trơn (Trionyx sinensis), Ba ba
gai (Trionyx stein dachneri) ở Miền Bắc và ở Miền Nam còn gọi rùa đinh hay là cua
đinh (Trionyx catilagineus) .
“Ba ba trơn” trên mai không có những nốt sần, bụng có màu vàng và những chấm
nâu đen như đốm hoa. Loài này phân bố ở các thủy vực như sông, ao, hồ ở đồng
bằng miền Bắc và đây cũng là loài đang được nuôi phổ biến.
“Ba ba gai” trên mai có những nốt sần, càng về cuối mai nốt sần càng to dần. Chúng
phân bố ở miền núi phía Bắc.
“Cua đinh” cổ có vòng gai sần. Trên đầu và mai có những vạch trắng. Loài này phân
bố ở các đầm lầy ở miền Nam.
8Da của ba ba khô, tầng bì hoá sừng để giảm sự thoát nước. Da không có vai trò hô
hấp như lưỡng thê.
2. Tập tính sống của ba ba
Ba ba có đời sống vừa ở nước vừa ở trên cạn. Trong tự nhiên, chúng thường phân bố
ở những nơi có sông, suối, đầm lầy, hay ao hồ. Ba ba sống ở đáy và thích chui rúc
trong các hang hốc. Những nơi tiếp giáp các dòng chảy là nơi chúng tập trung nhiều.
Ba ba vẫn thường lên cạn nhất là vào ban đêm. Ban ngày, thỉnh thoảng chúng bơi
lên khỏi mặt nước để thở. Ba ba có khả năng vượt bờ và bò đi xa.
Do ba ba là loài động vật biến nhiệt, nên hoạt động của chúng cũng gắn liền với sự