I: CẤU TẠO CHUNG CỦA Ô TÔ:
1,phân loại ô tô:
Ô tô là loại phương tiện tự hành( không cần lực kéo bên ngoài ),dung để vận chuyển hành khách,hàng hóa hoặc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định . chiếc ô tô sử dụng đầu tiên được ra đời vào cuối thế kỷ XIX,tương đối thô sơ,nhưng đến nay ô tô,đã phát triển cao về kỷ thuật ,đa dạng về công dụng và kết cấu.
Về công dụng có các loại xe như:
- Xe du lịch và xe thể thao dung để chở từ 1 đến 6 người.
- Xe buýt,mi ni buýt và xe ca dung để chở từ 6 người trở lên .
- Xe tải dung để vận chuyển khàng hóa ,trong đó có xe tải nhẹ,xe tải trung bình và xe tải lớn có thể vận chuyển được từ 1 đến 30 tấn hàng hóa.
- Xe đặc chủng dùng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định: ví dụ ,cấc loại xe dùng trong quân đội ,cảnh sát cứu hỏa; xae phục vụ kỹ thuật trong sân bay, xe bồn,
18 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình kỹ thuật sữa chữa ô tô - Chương 1: Cấu tạo chung của ô tô và yêu cầu bảo dưỡng, sữa chữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GHI CHÚ:
GHI CHÚ: 1, Audi. *2, Bentley. *3, BMV (Baye rische Motoren werke). *4, FIAT (Federation italiano Autombilo Torino) .*5, Ford. *6, Hin dus tan Motos (Longlivethe Great Am bas sa dor !!). *7, Rhino. *8, Lambhorgini (Miura!! ). *9, Mahindra & Mahindra. *10, Maruti . *11, Maybach. *12, Mercedec. *13, Opel. *14, Porsche. *15, PAL (Prem mier Auto Ltd). *16, Skoda. *17, Tata. *18, Toyota. *19, Chevrolet. *20, Dae woo. *21, Mitsubishi. *22, Honda. *23, Hyundai. *24, Rolls Royce. *25, Renault. *26, Reva. *27, Volkswagen. *28, Nissan. *29, Sanstorm. *30, Volvo.
Chương 1.
CẤU TẠO CHUNG CỦA Ô TÔ
VÀ YÊU CẦU BẢO DƯỠNG,SỮA CHỮA.
I: CẤU TẠO CHUNG CỦA Ô TÔ:
1,phân loại ô tô:
Ô tô là loại phương tiện tự hành( không cần lực kéo bên ngoài ),dung để vận chuyển hành khách,hàng hóa hoặc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định . chiếc ô tô sử dụng đầu tiên được ra đời vào cuối thế kỷ XIX,tương đối thô sơ,nhưng đến nay ô tô,đã phát triển cao về kỷ thuật ,đa dạng về công dụng và kết cấu.
Về công dụng có các loại xe như:
Xe du lịch và xe thể thao dung để chở từ 1 đến 6 người.
Xe buýt,mi ni buýt và xe ca dung để chở từ 6 người trở lên .
Xe tải dung để vận chuyển khàng hóa ,trong đó có xe tải nhẹ,xe tải trung bình và xe tải lớn có thể vận chuyển được từ 1 đến 30 tấn hàng hóa.
Xe đặc chủng dùng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhất định: ví dụ ,cấc loại xe dùng trong quân đội ,cảnh sát cứu hỏa; xae phục vụ kỹ thuật trong sân bay, xe bồn,
Về kết cấu : có xe chạy bằng nhiên liệu xăng,xe chạy bằng nhiên liệu diesel,xe chạy điện acquy,xe ben,xe có động cơ đặt ở phía trước hoặc phía sau.xe hai caaiuf chủ động v.v.
2:cấu tạo chung của ô tô :
Ô tô có kết cấu khá phức tạp,bao gồm nhiều bộ phnj,heei thống cụm và tổng thành láp gép với nhau (hình 1)mỗi bộ phận thực hiện một chức năng nhất định .các hệ thống cơ bản của ô tô bao gồm :
- động cơ tạo ra lực làm chuyển động:
-hệ thống truyền lực(ly hợp,hộp số ,trục truyền và cầu chủ động)truyền mô men từ động cơ tới bánh xe chủ động làm quay bánh xe.
-hệ thống treo(nhíp ,giảm chấn và các bánh xe)giảm sóc cho thân xe khi xe chuyển động trên đường;
-hệ thống lái giúp người lái có thể điều
Khiển xe một cách nhẹ nhàng và dễ
Dàng ,thuân lợi.
-hệ thống phanh giúp người lái dừng khi cần
-hệ thống điện cung cấp cho các thiết bị điện,
Các hệ ;thống và phục vụ chiếu sáng cho xe.
-thân xe,thùng,bệ để lắp các bộ phận,hệ thống
Của xe,lắp khoang trơ người và trở hàng hoa.
II;YÊU CẦU BẢO DƯỠNG,SỮA CHỮA Ô TÔ:
Như đã nói ở trên ,ô tô là một cổ máy có kết cấu phức tạp,dược lắp ghép từ nhiều bộ phận với tổng số chi tiết lắp ghép có thể lên tới trên 15.000 chi tiết, trong đó có rất nhiều cặp chi tiết có chuyển động tương đối vơi nhau .trong quá trình làm việc,do chịu tải trọng ma sát nên các chi tiết thường bị mòn,biến dạng hoặc gãy vỡ,hỏng hóc.làm mât tính năng hoạt động bình thường của xe,kết quả làm giảm công suất động cơ,tăng tiêu haqo nhiên liệu,giảm mức độ tin cậy và an toàn trong sử dụng xe,nói chung là hiệu quả kinh tế trong sử dụng xe gảm.
Để khai thác hết khả năng làm việc và tăng hiệu quả làm việc của xe,trong quá trình sử dụng người ta phải thực hiện bảo dương kỹ thuật và sửa chữa nhằm ngăn ngừa sự mon nhanh và khắc phục các hỏng hóc bất thường để đảm bảo trạng thái kỹ thuật bình thường của xe.,nội dung bảo quản và sữa chữa có sự khác nhau.
*-bảo dưỡng: là những công việc được tiến hành có kế hoạch và có hệ thống nhằm ngăn ngừa hư hỏng ,đảm bảo duy trì trạng thái kỹ thuật tốt và kéo dài tuổi thọ của xe .bảo dưỡng được tiến hành hàng ngày và định kỳ theo thời gian sử dụng của xe hoặc theo số kilomet xe chạy.bảo dưỡng bao gồm một loạt công việc bắt buộc,chủ yếu tập chung vào kiểm tra trạng thái kỹ thật,tẩy rữa, bắt chặt,thay dầu mỡ.chẩn đoán tình trạng kỹ thuật và điều chỉnh các cụm máy .bảo dưỡng được chia thành bảo dưỡng hàng ngày và hai cấp bảo dưỡng định kỳ bảo dưỡng 1 và bảo dưỡng 2.
Bảo dưỡng này được thực hiện hàng ngày chủ yếu bởi người lái xe trước và sau khi vận hành xe.công việc chủ là kiểm tra và bổ xung nhiên liệu,dầu,nước ,kiểm tra sự rò rỉ của các đường ống,kiểm tra sự hoạt động bình thường của các hệ thống chiếu sáng và an toàn.
Bảo dưỡng định kỳ thường được thực hiện ở các gara hoặc xưởng sữa chữa xe và do thợ chuyên môn thực hiện.chu kỳ và nội dung công việc cần thực hiện ở mỗi cấp bảo dưỡng thường được nhà chế tạo quy định cụ thể trong sổ tay hướng dẫn sử dụng.nói chung có thể thấy ở bảng sau.
CHU KỲ BẢO DƯỠNG CÁC LOẠI XE TRONG ĐIỀU KIỆN ĐƯỜNG SÁ TỐT
Loại xe
Chu kỳ bảo dưỡng(km)
Bảo dưỡng cấp 1
Bảo dưỡng cấp 2
Xe du lịch
Xe tải
Xe đặc chủng
Xe khách
4000-5000
2000-2500
1500-2500
2000-3000
15000-20000
7000-10000
6000-10000
10000-15000
Nếu đường xá xấu ,môi trường hoạt động bẩn,bụi nhiều thì định mức thời gian nói trên giảm từ 15-30%.
Nội dung bảo dưỡng cấp 1 bao gồm chủ yếu là kiểm tra và bổ sung dầu mỡ như thay dầu động cơ,kiểm tra và bổ sungdaauf các hệ thống ,tẩy rửa các loại bầu lọc,bơm mỡ vào các vú mỡ ,kiểm tra sự làm việc của các loaị đồng hồ,các cơ cấu hệ thống như phanh,lái,siết chặt bulông các hệ thống an toàn v.v.
Nội dung bảo dưỡng cấp 2 bao gồm các công việc như của bảo dưỡng cấp 1 và thực hiện thêm các công việc điều chỉnh khe hở nhiệt,điều chỉnh góc đánh lửa,thây dầu động cơ và dầu hệ thống,thay các lõi lọc,thay chất lỏng làm mát ,kiểm tra tất cả các cụm ,hệ thống và điều chỉnh nếu cần
*sữa chữa:là những công vieevj duy trì và phục hồi tính không hỏng và khả năng làm việc bình thường của xe.có hai dạng sữa chữa là sữa chữa nhỏ và sữa chữa lớn.
Sữa chữa nhỏ là công việc khắc phục các hư hỏng cục bộ,ngẫu nhiên của cấc chi tiết trong các cụm máy ,có thể tháo một phần hoặc thay thế một cụm,chi tiết bằng chi tiết mới hoặc chi tiết sửa chữa.
Sưả chữa lớn (đại tu) được tiến hành theo định kỳ để phục hồi khả năng làm việc đầy dủ của tất cả các chi tiết,cụm bằng cách phục hồi hoặc thay thế tất cả các chi tiết mòn,hỏng bằng chi tiết mới hoặc bằn chi tiết sửa chữa.thay thế các chi tiết,bộ phận rồi lắp lại như mới.yêu cầu xe phải được phục hồi khả năng làm việc bằng ít nhất 80% so với xe mới.sửa chữa lớn thường được thực hiện trong các xưởng sửa chữa có đầy đủ trang thiết bị cơ bản phục vụ tháo lắp,gia công cơ khí kiểm tra.
Xe hoặc các cụm máy cần sửa chữa lớn khi các chi tiết cơ bản bị hỏng cần phải sửa chwaxhoawcj thay thế (khung xe đối với ô tô hoặc thân máy đối với động cơ), hoặc các chi tiết chính bị mòn dến mức làm cho việc sử dụng phương tiện không đảm bảo kinh tế.trong điều kiện sử dụng bình thường,xe và động cơ thường được sửa chữa lớn sau khi chạy được khoảng 150.000-250.000 km tùy thuộc vào loại xe.xe tải có chu kỳ bảo dưỡng ngắn hơn xe du lịch.
Trong xưởng sửa chữa ô tô,quá trình sửa chữa lớn gồm các công đoạn sau đây.
1,tiếp nhận xe vào sửa chữa,rửa ngoài.
2,tháo các cụm ra khỏi xe.
3,tháo rời các chi tiết các cụm.
4,rửa và kiểm tra phân loại chi tiết.
5.sửa chữa,phục hồi các chi tiết và cụm máy .
6,lắp điều chỉnh ,chạy rà thử nghiệm các cụm.
7,lắp xe ,thử xe,sơn xe và giao xe.
Việc tổ chức sửa chữa tùy thuộc vào năng lực chuyên môn,vốn đầu tư,năng lực sản xuất và số lwownngj khách hàng của các xưởng .các xưởng có thể bố chí thợ làm việc theo chuyên môn hóa(mỗi thợ làm một loại công việc nhất định.)nếu công việc nhiều hoặc theo cách làm sam(một thợ có thể làm được tất cả các loại công việc sửa chữa xe từ động cơ đến các hệ thống gầm) nếu ít việc.
III:THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ DÙNG TRONG SỬA CHỮA:
Để thực hiện yêu cầu sửa chữa đảm bảo an toàn,năng xuất và chất lượng,các xưởng sửa chữa thường được trang bị các loại trang thiết bị và dụng cụ sau đây.
Hình 1a :ba lăng thủy lực(a) và giá lắp động cơ(b)
1-kích thủy lực,2-trụ đẩy;3-dây xích;4-cần ngang;
5-hộp giảm tốc;6-tay quay;7-bích lắp động cơ.
Thiết bị vận chuyển và nâng đỡ :thiết bị thuộc loại này gồm các loại ba lăng,tời ,kích thủy lực,giá tháo lắp các cụm(hình 1a) để có thể nâng ,hạ xe hoặc cẩu các tổng thành như động cơ,hộp số.v.vra khỏi xe để sửa chữa và sau đó cẩu lắp lại xe.trong cấc xí nghiệp sửa chữa lớn ,người ta thường trang bị các hệ thống cầu chuyển,tời điện vầ các loại giá nâng đỡ xe tự động thay cho các loại ba lăng và kích nói trên.
Thiết bị gia công cơ khí,sơn ,gò ,hàn và các thiết bj phục vụ:đối với các xưởng nhỏ ,các thiết bị này gồm máy nén khí,máy ép ,các thiết bị vạn năng phục vụ khoan,mài ,doa,cắt,gò hàn dơn giản trong xưởng sửa chữa,còn các công việc gia công chính xác thì thuê bên ngoài.tuy nhiên đối với các xưởng sửa chữa lớn hoặc các,xí nghiệp sửa chữa,người ta thường trang bị một số thiết bị gia công cơ khí chuyên dùng để gia công sửa chữa trục khuỷu,trục cam,xilanh và một số chi tiết cần sửa chữa khác của ô tô.
Hình 1.3.2;một số dụng cụ phục vụ tháo lắp
(a)-vam tháo puli hoặc bánh răng; (b)-các loại đầu tuýp vặn bu lông,đai ốc
(c)-đầu tháo,lắp khí nén;(d)-tay vặn cờ lê lực.
Các loại đồ gá chuyên dùng:gồm các loại giá phục vụ tháo lắp các cụm của xe như giá tháo lắp động cơ (hình 1a)giá tháo lắp hộp số,ly hợp.v.vvà các loại đồ gá để lắp cấc cơ cấu cụm ,hệ thống của các tổng thành hoswcj của xe.
Dụng cụ tháo lắp:gồm các loại vam,các loại cờ lê điện,cờ le khí nén,cờ lê lực dùng tayvaf các dụng cụ tháo lắp cầm tay như tuýp,cờ lê,mỏ lết,kìm.v.v(hình 1.3.2)
Dụng cụ đo kích thước: các loại dụng cụ đo kích thwowcschinhs xác được dùng phổ biến trong sửa chữa ô tô gồm thước cặp,panme và đồng hồ so.thước lá và các loại dưỡng cũng dược dùng để đo kích thước hoặc độ mòn cho phép của cá chi tiết.
Thước cặp (hình 1-3-3) cho phép đo được cả kích thước ttrong và kích thước ngoài của chi tiết với sai số 0,025mm.thước cặp thường được dùng để đo các kích thước thô hoặc các kích thước không đòi hỏi độ chính xác cao.kết quả do bằng tổng giá trị đọc trên thang thước chính trước vạch 0 của thang trượt và giá trị đọc trên thang trượt tại vạch trùng với vạch nào đó trên thang chính.
Panme loại đo kích thước ngoài (hình 1-3-4a),panme
Đo kích thước trong(hình 1-3-4b)và loại đo độ sâu
(hình 1-.3-4c)thường có độ chính xác(xai lệch đọc
Được)đến 0,1mm.trong sửa chữa ô tô,panme thường được sử dụng để đo kiểm tra đường kính các cổ trục hoặc các kích thước lỗ lớn được yêu cầu gia công chính xác của các chi tiết hoặc dùng để đo kiểm tra kích thước của các dưỡng.kết quả đo bằng tổng của giá trị đọc trên thang thước chính và giá trị đọc trên thang xoay.
Đồng hồ so(hình 1.3-5)thể hiện kết quả bằng kim chỉ và thường có độ chính xác khoảng 0,01mm.
Khi sử dụng ,đồng hồ được lắp cố định trên giá đồng hồ ,còn mũi tì (mũi đo)của đồng hồ được tì lên bề mặt cần kiểm tra,mũi tì dịch chuyển sẽ làm cho kim đồng hồ quay đi một vạch phản ánh sự dịch chuyển của mũi tì .do vậy,đồng hồ so sẽ chỉ ra vị chí của điểm đo so với một điểm chuẩn ban đầu nào đó.ví dụ,khi dùng đồng so để kiểm tra độ dơ dọc của trục cam,người ta lắp giá đồng hồ cố định lên thân máy,cho mũi tì tì vào mặt đầu trục cam theo phương dọc trục,đẩy trục dịch hết vè phía trước thì kim đồng hồ sẽ chỉ một số nào ddoss ,sau đó đẩy trục dịch về hết về phía sau thì kim đồng hồ sẽ quay đi một khoảng tính theo vạch chia so với lúc trước và phản ánh độ dịch chuyển của trục,tức là dơ dọc của trục.
Khi sử dụng đồng hồ so làm đồng hồ đo lỗ,vị trí đồng hồ đo đường kính xilanh,đồng hồ được lắp trên giá của dụng cụ .đo.giá dụng cụ đo có chốt lò xo tự định tâm đảm bảo đường tâm của mũi tì của đồng hồ luôn đi qua tâm xilanh .kích thước chuẩn (kích thước so sánh)được điều chỉnh bằng kích thước dannh nghĩa(kích thước nguyên thủy) của xilanh,khi đo,kim đồng hồ sẽ chỉ độ chênh lệch của kích thước đo so với kích thước danh nghĩa của xilanh.do đó,kích thước đo D sẽ bằng kích thước chuẩn cộng với chỉ số đọc trên đồng hồ.
*thước lá (hình 1.3-7) có nhiều lá với độ dày khác nhau dược dùng để đo các khe hở giữa hai bộ phận hoặc hai chi tiết.ví dụ,đo khe hở giữa đuôi supap và đầu cần bẩy.khi đó,chỉ cần thử từng lá, đọ lớn của khe hở là chiều dày của lá dày nhất có thể đưa qua được khe hở.các dưỡng đo có kích thước cố định ,có loại có kích thước điều chỉnh được theo kích thước đo,kích thước của dưỡng đo được kiểm tra bằng panme (hinh 1.3-8).
Thiết bị kiểm tra thông số làm việc của các cụm : gồm các loại thiết bị và dụng cụ đo lực,áp suất,điện,các thiết bị đo tốc độ,mô men,công suất,phân tích khí thải.v.vtuy nhiên,các xưởng nhỏ không có các thiết bị đo mô men,công suất,phân tích khí thải.
1.4: YÊU CẦU VỀ AN TOÀN TRONG SỬA CHỮA:
Việc đảm bảo an toàn lao động là một tong những yêu cầu đặt ra trước tiên đối với thợ sửa chữa nên người thợ phải hiểu được các nguy cơ gây mất an toàn và chấp hành nghiêm các quy luật an toàn trong xưởng.
Các nguyên nhân gây mất an toàn:
Các nguy cơ gây mất an toàn có thể do một số thói quen không đúng của thợ sửa chữa như:
-hút thuốc trong quá trình làm việc ,đặc biệt là trong lúc tiếp xúc với xăng dầu và các loại chất dễ cháy nổ hoặc cẩu thả và không chấp hành các quy định khi làm việc với các chất dễ cháy nổ.
-để vật chướng ngại chắn các lối thoát hiểm nên khi có hỏa hoạn khó thoát ra.
-để dầu mỡ vấy bẩn nền nhà xưởng dễ gây chượt chan ngã,gây tai nạn khi đi lại,làm việc trong xưởng.
-không có đầy đủ trang phục bảo hộ lao động như:dầy,quần áo,mũ.kính,và không chấp hành quy định an toàn khi làm việc với các máy quay như máy mài,khoan,quạt gió.v.v
-để khí độc thải ra xưởng,không xả vào các hệ thống thoát khí.
Sự hỏng hóc hoặc sử dụng thiết bị không đúng quy cách cũng rất dễ gây tai nạn nguy hiểm,ví dụ.
-các máy móc có bộ phận chuyển động như quạt nền xưởng,dây cua-roa máy nén khí,trục truyeenfcuar các băng thử.v.v không được che chắn an toàn.
-cất giữ và sử dụng các bình khí nén không đúng quy định.
-các dây dẫn bị hngr lớp cách điện.
-các thiết bị điện không nối đất an toàn hoặc để hoạt động mà không chú ý.
-các giá nâng xe không an toàn.
Các dụng cụ cầm tay bẩn,dính dầu mỡ hoặc nứt vỡ.
*các quy định chung đối với thợ sửa chữa để đảm bapr an toàn trong sửa chữa:
-không hút thuốc hoặc bật lửa châm thuốc gần xăng dầu hoặc các chất dễ cháy nổ khác.
-phải đảm bảo nhà xưởng sạch sẽ và thông gió tốt.
-xăng dầu và các chất dễ cháy nổ phải được bảo quản theo đúng quy định an toàn.
-biết rõ các nơi đặt bình cứu hỏa và biết cach sử dụng chúng.
-làm việc một cách yên tĩnh và luôn chú ý đến việc đang làm.
-sử dụng các thiết bị và dụng cụ cầm tay đúng quy cách.
-không nối them tay đòn cho dụng cụ khi siết các bulong,đai ốc.
-không dùng cờ lê hệ inch để vặn các đai ốc hệ mét và ngược lại.
-khi dùng mỏ lết phải chú ý tới chiều tác dụng lực (hình 1.3-9)
-không nên để tuốc nơ vit,dao cắt hoặc các vật nhọn trong túi quần,túi áo vì chúng có thể làm bị thương trong quá trình làm việc.
-mang trang phục bảo hộ lao động và cuốn tóc gọn gang đúng quy định trong quá trình làm việc.
-dụng cụ cầm tay và tay dính dầu mỡ phải lau sạch.
-không để dầu mỡ chảy ra nền nhà xưởng,nếu có phải lau sạch ngay để tránh trơn trượt trong khi làm việc.
-ke kích xe và chèn cẩn tận khi làm việc dưới gầm xe.
-sử dụng đúng dụng cụ cho mỗi công việc.
-đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng các thiết bị có sử dụng điện hoặc khí nén.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.giới thiệu tóm tắt cấu tạo chungcuar ô tô và công dụng của các bộ phận chính của ô tô?
2.tại sao phải tiến hành bảo quản ô tô định kỳ? sự khác nhau giữa bảo dưỡng sửa chữa là gì?
3.nêu phương pháp sử dụng thước cặp,panme và dưỡng để đo các kích thước của các chi tiết?
4.tại sao cần phải giữ tay và các dụng cụ cầm tay khong dính dầu mỡ trong quá trình làm việc?
5.kkhi kích xe lên để sửa chữa các bộ phận dưới gầm xe cần phải chú ý đến biện pháp an toàn nào?
6.tai sao không được dùng cờ lê hệ inch để vặn các đai ốc hệ mét và ngược lại? khi dùng mỏ lết thì tác dụng lực theo chiều nào so với miệng mỏ lết là thích hợp,tại sao?
7.tại sao không nên nối thêm tay đòn cho dụng cụ cầm tay khi vặn các bulong và đai ốc?
CHƯƠNG 2.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CẤU TẠO CHUNG CỦA ĐỘNG CƠ Ô TÔ.
I.PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ Ô TÔ:
Động cơ ô tô thuộc về động cơ đốt trong,là một động cơ nhiệt biến đổi nhiệt năng(do nhiên liệu cháy trong xy lanh tạo ra)thành cơ năng làm quay trục khuỷu để dẫn động máy công tác(như ô tô ,xe lửa ,tàu thủy ,máy phát điện v.v)
Động cơ ô tô có nhiều loại,khác nhau ở nhiên liệu sử dụng,nguyên lý hoạt động và kết cấu.
Dựa theo loại sử dụng nhiên liệu,động cơ ô tô được chia thành động cơ xăng,động cơ diesel và động cơ ga(dùng nhiên liệu khí)
Dựa theo số hành trình của pit tong để thực hiện một chu trình công tác,động cơ ô tô được chia thành động cơ bốn kỳ và động cơ hai kỳ.
Dưạ theo phương pháp làm mát,động cơ ô tô được chia thành động cơ được làm mát bằng nước và động cơ được làm mát bằng gió.
Dựa theo đặc điểm cấu tạo,động cơ ô tô được chia thành động cơ một xilanh,động cơ nhiều xilanh,động cơ xilanh bố chí một hàng,động cơ hai hàng bố trí hình chữ v.
Hiện nay,trên ô tô sử dụng phổ biến là động cơ bốn kỳ nhiều xilanh,làm mát bằng nước và chạy bằng xăng hoặc diesel.động cơ xăng thường dược dùng nhiều cho các xe du lịch,còn động cơ diesel được dùng nhiều cho các loại xe tải.động cơ hai kỳ và động cơ ga được sử dụng không nhiều
II.CHU TRÌNH LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ BỐN KỲ:
1.SƠ ĐỒ CẤU TẠO:
Hình 2.2-1 giới thiệu sơ đồ cấu tạo của một động cơ bốn kỳ.động cơ gồm có cơ cấu trục khuỷu thanh truyền(trục khuỷu 1,thanh truyền 2,pit tông 3),xilanh4,xup áp nạp 6,xúp áp thải 8,các đường ống nạp 5,ống thải 9 và bu gi hoặc vòi phun7.trong quá trình làm việc,pit tong chuyển động tịnh tiến lên xuống trong lòng xilanh,thông qua thanh truyền làm trục khuỷu chuyển động quay tròn.
2, NHỮNG THUẬT NGỮ CƠ BẢN (hình 2.2-2)
A, diểm chết: là vị trí của pit tông tai đó pit tông đổi chiều chuyển động có hai điểm chết điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới(ĐCD).ĐCT là điểm chết tương ứng với vị trí pit tong ở xa tam trục khuỷu,khi đó thể tích buoonggf công tác của xilanh có thể tích nhỏ nhất gọi là thẻ tích buồng cháy Vc.ĐCD là điểm chết tương ứng với vị trí pit tông ở gần tam trục khuỷu,khidos buống công tác của xilanh có thể tích lớn nhất Va gọi là thể tích toàn phần.tương ứng với điểm chết của pit tông trục khuỷu ở một vị trí nhất định.thông thường,vị trí góc quay của trục khuỷu ứng với ĐCT của pit tông xilanh thứ nhất được đánh dấu trên puli hoặc bánh đà của động cơ,trùng với một dấu cố định trên thân máy.
B,hành trình pit tông S:là khoảng cách dịch chuyển của pit tongogiwax hai điểm chết,hành trình s bằng hai lần bán kính quay của trục khuỷu.
c) thể tích công tác cuẩ xi lanhVh: là thể tích xi lanh tương ứng với hành trình S của pit tông và được tính như sau:
Vh=II x D2 / 4 x S
Trong đó :D là đường kính xi lanh(dm); S- hành trình pit tông(dm)
Thể tích công tác của động cơ là tổng thể tích công tác của các xi lanh trong động cơ. Ví dụ: động cơ,Toyota cam ry 2.4 có tổng thể tích công tác của các xi lanh là 2,4L .đối với động cơ nhỏ dưới 1L.thể tích công tác thường được tính theo cm3 (thường gọi là cc) .
d) thể tích buồng cháy Vc:là thể tích không gian giữa nắp xi lanh và đỉnh pit tông nằm ở vị trí điểm chết trên.
e) thể tích toàn phần của xi lanh Va: là thể tích không gian giưã nắp xi lanh và đỉnh pit tông khi pít tông nằm ở điểm chết dưới. thể tích Va bằng tổng Vc và Vh(Va=Vc+Vh).
g)tỷ số nén £ : là tỷ số giữa thể tích toàn phần của xi lanh Va và thể tích buồng cháy Vc, (£= VAVC ) tỷ số nén là một thông số kết cấu quan trọng của độn cơ,ảnh hưởng tới quá trình cháy và hiệu xuất cúa động cơ.động cơ xăng thường có tỷ số nén bằn 8-11,động cơ diesel có tỷ số nén cao hơn nhiều , bằng khoảng 14-22.
h) kỳ:là một phần chu trình làm việc của động cơ xảy ra trong thời gian pit tông dịch chuyển một hành trình.chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ được thực hiện trong thời gian của 4 hành trình pit tông,hay 2 vòng quay của trục khuỷu.
3) chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ:
Chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ được thực hiện trong bốn hành trình của pit tông tương ứng với bốn quá trình theo trình tự :nạp (hút),nén,cháy giãn nỡ và thải khí.chu trình này được lặp đi lặp lại trong suốt quá trì