A. CÁCH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Chương I. NỘI DUNG - HÌNH THỨC- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. NỘI DUNG, HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1.Nội dung quản lý nhà nước
Nội dung của quản lý nhà nước là việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Ðây chính là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trong
từng lĩnh vực của đời sống xã hội cho nên tương xứng với mỗi lĩnh vực có một nội dung
quản lý khác nhau.
Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng và phong phú, được tiến hành trên
nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.Vì vậy không thể chỉ ra
được nội dung cụ thể của quản lý hành chính nhà nước mà chỉ có thể nêu lên những nội
dung cơ bản, mang tính chất tổng quát mà thôi.
2. Hình thức quản lý nhà nước
a. Khái niệm
Khái niệm:
Hình thức quản lý hành chính nhà nước là những biểu hiện ra bên ngoài của nội dung
quản lý hành chính nhà nước, thông qua những biểu hiện này chủ thể quản lý hành chính
nhà nước tác động đến đối tượng quản lý để đạt được những mục đích đã định trước.
Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng nên hình thức của chúng cũng rất
phong phú. Vì thế đứng trước một điều kiện, hoàn cảnh trong đó có chứa đựng những nội
dung quản lý thì việc các chủ thể quản lý lựa chọn hình thức nào đó để quản lý mang lại
hiệu quả cao nhất. Hình thức quản lý nhà nước, vì vậy không phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của chủ thể quản lý mà phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Ðặc tính của đối tượng quản lý;
Ðiều kiện, hoàn cảnh xảy ra quá trình quản lý;
Mục đích của quản lý;
120 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Luật hành chính Việt Nam - Phần 2: Phương cách quản lý nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ÐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
GIÁO TRÌNH
LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
PHẦN II
PHƯƠNG CÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Biên soạn: TS. PHAN TRUNG HIỀN
Cần Thơ, năm 2009
1A. CÁCH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Chương I. NỘI DUNG - HÌNH THỨC- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
I. NỘI DUNG, HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1.Nội dung quản lý nhà nước
Nội dung của quản lý nhà nước là việc tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Ðây chính là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật trong
từng lĩnh vực của đời sống xã hội cho nên tương xứng với mỗi lĩnh vực có một nội dung
quản lý khác nhau.
Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng và phong phú, được tiến hành trên
nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng...Vì vậy không thể chỉ ra
được nội dung cụ thể của quản lý hành chính nhà nước mà chỉ có thể nêu lên những nội
dung cơ bản, mang tính chất tổng quát mà thôi.
2. Hình thức quản lý nhà nước
a. Khái niệm
Khái niệm:
Hình thức quản lý hành chính nhà nước là những biểu hiện ra bên ngoài của nội dung
quản lý hành chính nhà nước, thông qua những biểu hiện này chủ thể quản lý hành chính
nhà nước tác động đến đối tượng quản lý để đạt được những mục đích đã định trước.
Nội dung của quản lý hành chính nhà nước rất đa dạng nên hình thức của chúng cũng rất
phong phú. Vì thế đứng trước một điều kiện, hoàn cảnh trong đó có chứa đựng những nội
dung quản lý thì việc các chủ thể quản lý lựa chọn hình thức nào đó để quản lý mang lại
hiệu quả cao nhất. Hình thức quản lý nhà nước, vì vậy không phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của chủ thể quản lý mà phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Ðặc tính của đối tượng quản lý;
Ðiều kiện, hoàn cảnh xảy ra quá trình quản lý;
Mục đích của quản lý;
2 Pháp luật hiện hành.
Việc lựa chọn hình thức quản lý hành chính nhà nước cần phải được tiến hành trên cơ sở
những quy luật nhất định. Trong đó có:
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với chức năng quản lý;
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với nội dung và tổ chức của những vấn
đề quản lý cần giải quyết;
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với những đặc điểm của đối tượng quản
lý cụ thể;
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với mục đích cụ thể của hoạt động quản
lý.
b. Phân loại các hình thức quản lý nhà nước
Ðể đảm bảo sự lựa chọn hình thức quản lý nhà nước đúng đắn, đảm bảo tổ chức quản lý
hợp lý, khoa học cần phải phân loại các hình thức quản lý hành chính nhà nước thành
những nhóm gồm những hoạt động quản lý giống nhau hay tương tự nhau về tính chất,
nội dung, những biểu hiện bề ngoài... Những hình thức cụ thể của hoạt động quản lý hành
chính nhà nước thường liên quan hữu cơ với những hình thức pháp luật của hoạt động
nhà nước nói chung. Nét đặc trưng của quản lý hành chính nhà nước là những hình thức
pháp lý liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở sự thống nhất của chức năng chấp hành- điều
hành. Vì thế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các chủ thể của quản lý hành
chính nhà nước cần phải xác lập những quy tắc xử sự dưới luật trong vấn đề thẩm quyền
của mình; tiến hành hoạt động điều hành mà nội dung là áp dụng quy phạm pháp luật,
giải quyết những điểm còn tranh luận của việc áp dụng pháp luật, đánh giá hành vi xử sự
của các bên tham gia quản lý hành chính nhà nước và áp dụng các biện pháp tác động có
tính chất bắt buộc trong những trường hợp pháp luật quy định.
Căn cứ vào tính chất pháp lý của hoạt động quản lý, ta phân loại thành hai hình thức
chủ yếu sau:
- Hình thức pháp lý: là những hình thức quản lý nhà nước trực tiếp tác động đến các đối
tượng chịu sự quản lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ pháp lý;
Ví dụ: Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị xuống các Ủy ban nhân
dân huyện.
3- Thực tiễn quản lý hành chính nhà nước cho thấy rằng hoạt động quản lý hành chính nhà
nước còn có thể được tiến hành dưới những hình thức không pháp lý. Tuy nhiên, hình
thức không pháp lý cũng yêu cầu chủ thể quản lý hành chính phải tiến hành hoạt động
quản lý nhà nước trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật.
Ví dụ: Tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm 05 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ.
Sự khác nhau giữa hình thức pháp lý và hình thức không pháp lý thể hiện ở chỗ hình thức
pháp lý trực tiếp hoặc gián tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp
luật hành chính. Tuy nhiên, trong khi tiến hành hoạt động quản lý nhà nước các chủ thể
quản lý hành chính phải sử dụng kết hợp cả hai hình thức này.
Căn cứ vào tính chất và nội dung hoạt động, hình thức quản lý hành chính nhà nước
thành năm loại sau:
Ban hành những văn bản quy phạm pháp luật;
Ban hành những văn bản áp dụng pháp luật;
Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý khác;
Áp dụng những biện pháp mang tính chất trực tiếp;
Thực hiện những hoạt động về nghiệp vụ-kỹ thuật.
Cần lưu ý rằng, để thực hiện một hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả, trong nhiều
trường hợp, chủ thể quản lý cần phải kết hợp một số hình thức trong quản lý.
Ví dụ: khi lũ lụt xảy ra, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có lũ lụt sẽ tiến hành các hoạt động
như:
- Ủy ban nhân dân tỉnh triệu tập cuộc họp triển khai kế hoạch phòng chống lũ lụt;
- Sau đó áp dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng những biện pháp tổ chức về vật chất, kỹ
thuật để phòng chống lũ lụt.
Như vậy các hình thức quản lý được tiến hành ở đây gồm:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
+ Áp dụng biện pháp tổ chức trực tiếp;
+ Thực hiện những tác động về nghiệp vụ -kỹ thuật.
c. Phân tích hình thức quản lý nhà nước
Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật
4Ðây là hình thức rất quan trọng đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bởi vì
nhờ có hình thức này mà các chủ thể quản lý hành chính nhà nước cụ thể hóa, chi tiết hóa
những quy định của Hiến pháp, luật trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác,
cũng nhờ hình thức này mà ý chí của nhà nước được thể hiện và tác động đến các đối
tượng quản lý.
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện hữu hiệu để các chủ
thể quản lý hành chính nhà nước tác động tích cực lên các lĩnh vực của đời sống xã hội
thuộc thẩm quyền quản lý của mình trong khuôn khổ những yêu cầu chung của pháp luật.
Nhờ việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mà vai trò điều khiển của hoạt
động chấp hành và điều hành được thể hiện một cách đầy đủ hơn, nếu không có thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì hoạt động của các chủ thể quản lý hành
chính nhà nước chỉ có tính chất chấp hành thụ động, đơn giản mà không mang tính chủ
động, sáng tạo.
Thông qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể quản
lý hành chính nhà nước ấn định những quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà
nước; quy định những nhiệm vụ cụ thể, quyền hạn và nghĩa vụ, thẩm quyền và trách
nhiệm của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước; xác định những mối
liên hệ chủ yếu giữa các bộ phận của hình thức quản lý hành chính nhà nước; quy định
những hạn chế và những điều ngăn cấm, đặt ra những nghĩa vụ đặc biệt hay trao quyền
đặc biệt, thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật và đặt ra những quy định chung cho trật tự
quản lý hành chính nhà nước.
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đóng vai trò quan trọng trong quản lý hành
chính nhà nước cho nên khi ban hành nó phải tuân theo những yêu cầu do pháp luật quy
định. Cụ thể:
- Phải đúng thẩm quyền;
- Phải đúng trình tự, thủ tục và hình thức để đảm bảo chất lượng của văn bản;
- Phải đảm bảo hiệu lực của văn bản;
- Không được trái với Hiến pháp và luật (đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa);
- Ngôn ngữ được sử dụng phải là tiếng Việt, văn bản phải bảo đảm tính chính xác, rõ
ràng, dễ hiểu.
5Thông qua hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, các chủ thể quản
lý hành chính nhà nước xác định địa vị pháp lý của chủ thể tham gia vào quản lý hành
chính nhà nước.
Tóm lại, trong các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước quy
định những quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; những nhiệm vụ,
quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà
nước, xác định rõ thẩm quyền và thủ tục hoạt động của các đối tượng quản lý.
Ban hành những văn bản áp dụng pháp luật
Ðây là hình thức được chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng chủ yếu trong quá
trình quản lý hành chính nhà nước vì nhờ hình thức này mà quy phạm pháp luật đi sâu
vào đời sống thực tiễn. Việc ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt những quan hệ pháp luật hành chính giữa chủ thể quản lý hành
chính với đối tượng quản lý hành chính.
Ví dụ: Việc ra một quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông sẽ làm
phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa cảnh sát giao thông với người vi phạm; làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể liên quan đến lợi ích vật chất hoặc
tinh thần của các chủ thể đó.
Ðặc trưng của văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính cũng như các văn bản quy
phạm pháp luật hành chính là tính chất quyền lực và tính dưới luật. Tuy nhiên, những văn
bản áp dụng quy phạm pháp luật khác nhau về nội dung, tính chất, mục đích nên có thể
chia chúng thành hai nhóm:
- Nhóm văn bản chấp hành pháp luật.
- Nhóm văn bản bảo vệ pháp luật.
Trong trường hợp ban hành văn bản chấp hành pháp luật, các chủ thể quản lý hành chính
nhà nước áp dụng hoặc hiện thực hóa phần quy định của quy phạm pháp luật tương ứng.
Còn trong trường hợp ban hành những văn bản bảo vệ pháp luật thì các chủ thể của quản
lý hành chính nhà nước áp dụng hoặc hiện thực hóa phần chế tài của những quy phạm
pháp luật tương ứng. Thông qua việc ban hành những văn bản áp dụng quy phạm pháp
luật các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước tác động một cách trực tiếp và tích cực
đến mọi mặt hoạt động của các cơ quan cấp dưới, các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức trực
6thuộc, các tổ chức phi Chính phủ và công dân tham gia vào quan hệ quản lý hành chính
nhà nước.
Việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
các đối tượng có liên quan nên đòi hỏi chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản phải tuân
theo những yêu cầu của pháp luật như: đúng thẩm quyền, đúng mục đích và nội dung mà
quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh, đúng trình tự thủ tục để đảm bảo chất lượng,
phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời, công khai và đúng pháp luật, việc áp dụng
hình thức của văn bản áp dụng quy phạm pháp luật phải đúng với hình thức do pháp luật
quy định, kết quả của việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật hành chính phải được
thực hiện trong đời sống.
Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý khác
Ðây là một hình thức được chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng thường xuyên.
Hình thức này mang tính chất pháp lý vì nó được pháp luật quy định, bao gồm những
hoạt động như:
- Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm hành chính như kiểm
tra bằng lái xe, kiểm tra việc đăng ký tạm trú, tạm vắng...
- Ðăng ký những sự kiện nhất định như: đăng ký khai sinh, khai tử...
- Lập và cấp một số giấy tờ nhất định, cấp bằng lái xe...
Trong những hoạt động mang tính chất pháp lý khác thì hoạt động công chứng, chứng
thực có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ
chức, nhà nước. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở những tài liệu được chứng thực.
Vì thế mà nó mang tính chất pháp lý mặc dù nó không trực tiếp làm phát sinh hậu quả
pháp lý.
Như vậy, những hoạt động mang tính chất pháp lý khác có thể trực tiếp làm phát sinh
quan hệ pháp luật hành chính nhưng cũng có thể chỉ mang tính chất bổ trợ làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
Ðây là những hình thức được chủ thể quản lý hành chính nhà nước áp dụng thường xuyên
mang tính chất bổ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước nhưng nó đóng một vai
trò quan trọng. Thông qua hình thức này các chủ thể quản lý hành chính nhà nước tiến
7hành nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng quản lý, giao nhiệm vụ, biểu dương những
điển hình tiên tiến...
Ví dụ: Họp triển khai Nghị quyết Ðảng Cộng sản.
Kết quả của việc thực hiện những biện pháp tổ chức trực tiếp không tạo ra những quy tắc
bắt buộc chung, không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật. Tuy
nhiên, hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là khâu then chốt trong việc giải
quyết những nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan hành chính nhà nước trong việc mở rộng
một cách toàn diện công tác tổ chức quần chúng, trong việc nghiên cứu và phổ biến
những kinh nghiệm tiên tiến.
Ðối với hoạt động tổ chức trong bộ máy hành chính nhà nước cần nhấn mạnh đến công
tác hướng dẫn, giải thích, kiểm tra, tổ chức công tác trong bộ máy của những cơ quan
này. Khi thực hiện những hoạt động này không cần ban hành văn bản áp dụng quy phạm
pháp luật mà chỉ thực hiện theo trình tự, thủ tục, hoạt động thông thường của các cơ quan
hành chính nhà nước.
Thực hiện những hoạt động về nghiệp vụ - kỹ thuật
Ðây là những hoạt động sử dụng kiến thức, nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước. Những hoạt động này rất đa dạng, đó là
việc chuẩn bị tài liệu cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và áp dụng quy
phạm pháp luật cho việc tiến hành những biện pháp tổ chức, làm báo cáo, công tác lưu trữ
hồ sơ...
Ðây cũng là hình thức không mang tính pháp lý bắt buộc mà tùy thuộc vào điều kiện
quản lý, đối tượng quản lý, tùy thuộc vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà áp dụng
cho phù hợp.
Ví dụ: Sử dụng điện toán vào quản lý lương, quản lý giao thông đô thị; sử dụng thẻ ATM
vào việc trả lương và hoạt động thanh toán trong, ngoài nước...
Hình thức này có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hành chính
nhà nước cũng như trong việc cải cách nền hành chính quốc gia. Khoa học càng phát triển
thì hình thức này càng được áp dụng rộng rãi và hiệu quả trong công tác quản lý hành
chính nhà nước ngày càng được nâng cao.
Ngoài ra, việc lựa chọn hình thức quản lý hành chính nhà nước không chỉ phụ thuộc vào
những đặc điểm của quan hệ quản lý, những đặc điểm của đối tượng quản lý mà còn phụ
8thuộc vào năng lực của người lãnh đạo. Người lãnh đạo có năng lực chuyên môn và năng
lực tổ chức sẽ tìm ra phương án tốt nhất hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm
Theo nghĩa hẹp
Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức mà chủ thể quản lý hành chính
nhà nước sử dụng đối với đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định
trước. Có nhiều cách tác động như tác động trực tiếp, tác động gián tiếp, tác động để đối
tượng có liên quan tự giác thực hiện yêu cầu, tác động để đối tượng có liên quan bắt buộc
phải thực hiện...
Thông qua phương pháp quản lý ta thấy được tính chất và nội dung của các mối quan hệ
giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Phương pháp quản lý thể hiện ý chí của nhà
nước và chính vì vậy mà nó có hình thức pháp lý nhất định.
Theo nghĩa rộng
Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức mà chủ thể của quản lý hành
chính nhà nước sử dụng để tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được những hành vi
xử sự cần thiết. Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước còn là cách thức tổ chức
hoạt động của các chủ thể quản lý, thể hiện cách thức giải quyết những vấn đề phát sinh
trong quá trình quản lý.
Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp thì phương pháp quản lý hành chính nhà nước với tính cách
là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý, còn phương pháp quản lý
hành chính nhà nước theo nghĩa rộng với tính cách là cách thức tổ chức công tác của chủ
thể quản lý và cách thức giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình quản lý.
Tuy nhiên, trong giới hạn của nội dung môn học ta chỉ nghiên cứu phương pháp quản lý
hành chính nhà nước theo nghĩa hẹp và các phương pháp quản lý này phải đáp ứng những
yêu cầu sau:
- Phải có khả năng đảm bảo tác động quản lý lên các lĩnh vực chủ yếu của quản lý hành
chính nhà nước, có tính đến đặc điểm của mỗi lĩnh vực và sự phát triển chung của xã hội.
9- Phải đa dạng và thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau, bởi vì cách
thức tác động lên cá nhân không giống cách thức tác động lên tập thể, cách thức tác động
lên đối tượng trực thuộc trực tiếp không giống đối tượng trực thuộc gián tiếp.
- Phải có tính hiện thực, có khả năng thực hiện trên thực tế, đem lại hiệu quả cao.
- Phải có tính mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo.
- Phải phù hợp với đường lối, chính sách chính trị của Ðảng trong từng giai đoạn cụ
thể.
Ðể lựa chọn một phương pháp quản lý phù hợp thì chủ thể quản lý có thể dựa vào ý chí
chủ quan của mình mà phải dựa vào những điều kiện khách quan, phải căn cứ vào đặc
tính của quản lý, đối tượng quản lý, điều kiện hoàn cảnh xảy ra quá trình quản lý. Việc
lựa chọn được một phương pháp quản lý phù hợp, đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả cho
hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đáp ứng lợi ích xã hội và của việc thực hiện hoạt
động chấp hành và điều hành.
Dựa theo những yêu cầu trên, hiện nay có các phương pháp được áp dụng phổ biến trong
quá trình quản lý hành chính nhà nước, đó là các phương pháp sau:
Phương pháp thuyết phục.
Phương pháp cưỡng chế nhà nước.
Phương pháp hành chính.
Phương pháp kinh tế.
Phương pháp quản lý có mục tiêu, định hướng.
Phương pháp quản lý tác nghiệp.
Phương pháp kiểm tra.
2. Các phương pháp quản lý nhà nước
a. Phương pháp thuyết phục
Là một quá trình bao gồm hàng loạt các hoạt động của chủ thể quản lý hành chính nhà
nước như phân tích, giải thích, chứng minh, khuyến khích, giáo dục...để tác động đến đối
tượng quản lý làm cho đối tượng quản lý tự giác tuân theo mệnh lệnh của chủ thể quản lý
hoặc cộng tác với chủ thể quản lý để đạt được mục đích quản lý với hiệu quả cao nhất.
Phương pháp thuyết phục mang tính chất quyền lực nhà nước và tính pháp lý bởi vì trong
chế độ xã hội của nhà nước ta, quản lý hành chính nhà nước là thực hiện quyền lực của
10
nhân dân nên lợi ích cơ bản giữa nhà nước và nhân dân phù hợp với nhau vì thế mà sử
dụng phương pháp thuyết phục mang lại hiệu quả cao.
Phương pháp thuyết phục được áp dụng trước hết đối với các đối tượng quản lý chưa vi
phạm pháp luật hay nhất thời vi phạm và đã có ý thức sửa chữa. Thông qua phương pháp
này, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho công dân nhận thức đúng
đắn về kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước, động viên họ tự giác thực hiện nghĩa vụ đối
với nhà nước và xã hội, đảm bảo và mở rộng dân chủ.
b. Phương pháp cưỡng chế nhà nước.
Là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối
với cá nhân, tổ chức nhằm hạn chế về tài sản hay tự do thân thể của cá nhân, tổ chức
nhằm trừng trị những hành vi vi phạm pháp luật hay để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi
phạm pháp luật.
Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước là sự sử dụng những quyết
định bắt buộc đơn phương đối với đối tượng quản lý, phương pháp này thường được áp
dụng trong những trường hợp quyết định đơn phương không được thực hiện một cách tự
giác. Phương pháp này đóng một vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước,
nếu không có cưỡng chế thì kỷ luật nhà nước không được đảm bảo, pháp chế không được
tôn trọng.
Có ba loại cưỡng chế nhà nước:
- Cưỡng chế tư pháp
- Cưỡng chế hành chính
- Cưỡng chế kỷ luật.
Cưỡng chế tư pháp:
Bao gồm cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự. Do cơ quan tòa án áp dụng theo trình
tự tố tụng hình sự hay tố tụng dân sự, áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình
sự hay pháp luật dân sự.
Cưỡng chế hành chính:
Là biện pháp cuỡng chế được tiến hành trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà
nước theo trình tự, thủ tục hành chính nhằm xử lý hành vi vi phạm hành chính và ngăn
chặn vi phạm hành chính. Cưỡng chế hành chính bao g