Quản lý xã hội là chuyên ngành mới được hình thành và đưa vào đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong những năm gần đây. Khác một số chuyên ngành đã có, ngành Quản lý xã hội gần như phải bắt đẩu từ những môn học đẩu tiên trong điều kiện sự kế thừa về lượng kiến thức căn bản rất hạn chế. Để đáp ứng nhiệm vụ được giao và nhất là đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo, của người học cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội, nên việc biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập là yêu cầu hết sức cần thiết.
184 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 956 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Lý thuyết chung về quản lý xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý xã hội là chuyên ngành mới được hình thành và đưa vào đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong những năm gần đây. Khác một số chuyên ngành đã có, ngành Quản lý xã hội gần như phải bắt đẩu từ những môn học đẩu tiên trong điều kiện sự kế thừa về lượng kiến thức căn bản rất hạn chế. Để đáp ứng nhiệm vụ được giao và nhất là đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo, của người học cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội, nên việc biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập là yêu cầu hết sức cần thiết.
Mỗi ngành học đểu có những môn học lý thuyết nhằm trang bị cho người học phương pháp tiếp cận với chuyên ngành. Môn học đó chỉ ra các nguyên tắc, nguyên lý căn bản và đặc biệt chỉ ra các quy luật trở thành thao tác luận cho việc tiếp cận và nghiên cứu cho các môn học sau.
Môn học Lý thuyết chung về quản lý xã hội được hình thành và nhằm giải quyết các đòi hỏi trên.
Trong quá trình biên soạn, giáo trình có sử dụng một số kiến thức trong Giáo trình “Quản lý xã hội" của trường Đại học Kinh tế Quốc dân do GS. TS. Đỗ Hoàng Toàn chủ biên, (Nxb. Khoa học kỹ thuật, 2003); “Quản lý xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ", Thanh Lê chủ biên, NXB. Khoa học xã hội, 1997, đồng thời có sự đóng góp và phản biện của nhiều nhà khoa học trong và ngoài trường thông qua các cuộc hội thảo khoa học, mặc dù vậy giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình được hoàn chỉnh hơn trong những lần xuất bản sau.
Mọi góp ý xin gửi về Công ty CP Sách Đại học - Dạy nghề, 25 Hàn Thuyên - Hà Nội.
Chương 1
I - ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
1 Đối tượng
Lý thuyết chung về quản lý xã hội là khoa học về các quy luật hoạt động và phát triển của hoạt động con người nhằm tổ chức cuộc sống của hệ thống xã hội, các bộ phận cấu thành riêng biệt của nó. Trong lý thuyết chung quản lý xã hội, con người thể hiện là chủ thể của hoạt động quản lý nói chung, còn nội dung cụ thể của hoạt động này được xem như là biểu hiện mang tính đối tượng hoá của quá trình tự thực hiện của con người trong lĩnh vực này. Lý thuyết chung quản lý xã hội là lý thuyết về hoạt động của chủ thể trong lĩnh vực quản lý. Đối tượng của lý thuyết chung quản lý xã hội là các mối quan hệ quản lý và các phương thức hoạt động quản lý, các quy luật của chúng như là của một loại tương tác và liên hệ đặc biệt giữa người với người - các chủ thể của hoạt động này, các chủ thể thực hiện quá trình tổ chức xã hội. Cách tiếp cận như vậy với quản lý cho phép xem xét quản lý thông qua những đặc điểm chung nhất đồng thời cũng mang tính cụ thể. Phương diện xã hội này của quan hệ quản lý có mặt ở khắp nơi mà hoạt động quản lý được thực hiện, mà xuất hiện sự tương tác giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, các cộng đồng. Theo quan điểm này, lý thuyết chung quản lý xã hội là khoa học phổ quát, các kết luận và các luận điểm của nó được các khoa học quản lý khác áp dụng vào lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của mình, để tố chức chủ thế xã hội và khách thể quản lý trong lĩnh vực đời sống xã hội tương ứng.
Lý thuyết chung quản lý xã hội xem xét xã hội, toàn bộ các bộ phận cấu thành nó như là các hệ thống tự tổ chức phức tạp, có cơ sở tồn tại là tính đa dạng của những lợi ích tương tác với nhau. Bản thân hệ thống quản lý xã hội được phân tích như là các phương thức hoạt động tập thể xác định của những người đang thực hiện các chức năng quản lý nhằm mục đích tự tổ chức, bảo đảm sự tự phát triển cho cơ thể xã hội và bản thân mình. Lý thuyết chung quản lý xã hội vạch rõ các quy luật khách quan của sự hoạt động và phát triển của hệ thống quản lý xã hội, tức là vạch rõ các mối liên hệ bản chất, tất yếu, ổn định, quy định tính chất, đặc điểm, hiệu quả của sự tác động đến phát triển xã hội. Đó là các quy luật, các nguyên tắc và các phương pháp xây dựng quan hệ quản lý, thực hiện hoạt động quản lý, là các con đường thực hiện chức năng quản lý, cung cấp cán bộ, phục vụ thông tin... Những mối liên hệ này được thể hiện qua quan hệ về lợi ích giữa các chủ thể quản lý, lợi ích hình thành một cách tuỳ thuộc vào địa vị, vai trò của con người trong quá trình thực hiện các quyết định quản lý và quy định tính chất, định hướng các quyết định ấy.
2. Phương pháp
Là khoa học xã hội, lý thuyết chung quản lý xã hội sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội: bao gồm các tri thức, các thủ thuật để phát hiện và giải quyết các hiện tượng, các vấn đề phát sinh trong xã hội.
Phương pháp luận sử dụng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; văn hóa dân tộc; xã hội học và một số ngành khoa học khác như tâm lý học, lý thuyết thông tin...
Trong quản lý xã hội xã hội chủ nghĩa, việc quản lý phải dựa vào trước hết lằ học thuyết Mác - Lênin, một hệ thống hoàn chỉnh các quan điểm triết học, kinh tế và chính trị xã hội. Môn triết học cho chúng ta cách nhận biết sự vận động và phát triển không ngừng của các quá trình xã hội cũng như các mối liên hệ phổ biến mà dựa vào đó chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý một cách khách quan khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là kim chỉ nam cho hoạt động quản lý xã hội, những nguyên lý trong đó quy định chiến lược tìm tòi các quy luật quản lý, những yêu cầu của việc nhận thức và cải tạo thiên nhiên và xã hội một cách khách quan, đúng đắn. Nhận thức các hiện tượng xã hội một cách duy vật biện chứng là một bộ phận không thể tách rời của triết học Mác. Là lý luận xã hội học chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử giải quyết những vấn đề phương pháp luận của các khoa học xã hội. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự cụ thể hoá các phương pháp biện chứng nghiên cứu các quy luật phát triển và hoạt động chung của xã hội. Những nguyên lý của phương pháp biện chứng xuất phát từ sự hiểu biết các quy luật phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Môn kinh tế chính trị là cơ sở của việc quản lý kinh tế phù hợp với mục tiêu của sản xuất, việc quản lý kinh tế bao gồm lĩnh vực trực tiếp làm ra sản phẩm cũng như tất cả các dạng khác của hoạt động kinh tế, kể cả phân phối trao đổi và tiêu dùng. Môn chủ nghĩa xã hội khoa học cho chúng ta sự hiểu biết các quy luật chính trị - xã hội, mà dựa vào đó thực hiện quá trình quản lý.
Một số khoa học cụ thể khác nằm írong hệ thống các kiến thức về quản lý, cho nên quản lý xã hội trong điều kiện định hướng xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp một cách hữu cơ nhũng khái quát lý luận của một loạt các môn khoa học xã hội và tự nhiên.
II-CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1, Xã hội
Loài người khi xuất hiện đã biết hợp lại thành bầy nhóm, để vừa tự vệ bảo vệ minh vừa tiến hành các hoạt động sinh tồn; dần dần sự kết hợp đó được tổ chức ngày càng chặt chẽ tạo thành các xã hội.
Xã hội là một tập thể có tổ chức gồm những người cùng sống với nhau trên một lãnh thổ chung, hợp tác với nhau thành các nhóm để thoả mãn những nhu cầu xã hội căn bản, cùng chia sẻ một nền vãn hoá chung và hoạt động như một đơn vị xã hội riêng biệt (J.Fichter, Xã hội học quản lý, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội). Cũng có cách hiểu cho rằng: xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác hằng các lợi ích, môi quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hoá...
Từ những quan niệm trên, có thể hiểu: Xã hội là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người, có đời sống kinh tế, văn hóa chung, có cùng một thể chế chính trị, cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn lịch sử nhất định.
Từ khái niệm trên, có thể thấy khi bàn về khái niệm xã hội người ta thường nhấn mạnh đến hai yếu tố chính, từ đó tạo nên các điểm chung, đó là quan hệ và hoạt động của con người trong một không gian và thời gian nhất định.
Hệ thống trên được hiểu là sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn giữa các yếu tố, các phương diện, các quan hệ tạo thành xã hội xét trong thời gian và không gian và đó như là điều kiện
cho sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống cũng như của từng phần tử, từng bộ phận tạo nên hệ thống.
Các hoạt động của con người là các hành vi luôn có của con người để tồn tại và phát triển, đó là hoạt động lao động, nghỉ ngơi và hoạt động bảo đảm được an toàn trong môi trường sống (quan hệ với các xã hội khác, quan hệ với thiên nhiên).
Các hoạt động của con người lại phân thành: hoạt động sản xuất của cải vật chất; hoạt động sản xuất của cải phi vật chất. Đây là các hoạt động chủ yếu, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Các hoạt động nghỉ ngơi giải trí là sự tiếp nối của các hoạt động lao động nhằm duy trì tốt hơn cuộc sống của con người, và chính nó lại tác động trở lại, làm cho hoạt động lao động sản xuất vật chất đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
Các hoạt động bảo đảm được an toàn trong môi trường đối nội và đối ngoại bao gồm các hoạt động giao tiếp của-xã hội này với xã hội khác (về kinh tế, về văn hóa, về an ninh...); các hoạt động tái sinh sản xã hội (dân số, cải tạo nòi giống...); các hoạt động ảnh hưởng của xã hội mình sang xã hội khác v.v...
Các hoạt động kể trên có vai trò quan trọng khác nhau qua các giai đoạn phát triển lịch sử của mỗi quốc gia và của nhân loại. Trong đó các hoạt động sản xuất của cải vật chất, kỷ cương xã hội, đối ngoại và bảo vệ an ninh xã hội là các hoạt động trung tâm.
Các quan hệ con người trong xã hội: là những quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội và các cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội, khác nhau bởi vị trí mà chủ yếu là hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất và chức năng đời sống xã hội.
Quan hệ xã hội chủ yếu: quan hệ trong sản xuấĩ; quan hệ trong phân phối; quan hệ trong trao đổi; quan hệ trong tiêu dùng; quan hệ với xã hội khác.
Các quan hệ xã hội lại bao gồm các quan hệ vật chất (trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi của cải vật chất mà cơ bản là vấn đề lợi ích) và các quan hệ phi vật chất (văn hóa, chính trị, quyền lực ...) Về cơ bản, mọi xã hội đều có mục tiêu giống nhau là giúp cho con người được tồn tại an toàn và được phát triển toàn diện, dĩ nhiên thông qua các hoạt động xã hội và quan hệ xã hội mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp và mỗi cá nhân trong xã hội đạt được những mục tiêu và kết quả không giống nhau. Mỗi chế độ xã hội khác nhau có những đặc trưng khác nhau. Đặc trưng là dấu hiệu để phân biệt giữa xã hội này với xã Hội kia về mức độ và trình độ phát triển đã đạt được, cũng như ý đồ phát triển trong tương lai mà chủ thể quản lý và xu thế phát triển chung của xã hội, của lịch sử tạo ra.
Các quan hệ xã hội là những quan hệ được xác lập giữa các cộng đồng xã hội khác nhau bởi vị trí và chức năng trong đời sống xã hội. Quan hệ xã hội bao gồm các mặt chủ yếu: Quan hệ về sở hữu, quan hệ về phân phối (kéo theo là quan hệ trong trao đổi và tiêu dùng) và quan hệ về quản lý. Các mối quan hệ này phải được tuân thủ theo những quy tắc chung nhất định mà mỗi xã hội tạo ra.
Khi xã hội chưa phân chia thành giai cấp, chưa có sự đối lập về lợi ích kinh tế giữa các tập đoàn người thì những quy tắc xử sự chung của toàn xã hội, mà hình thức biểu hiện của nó là phong tục tập quán, các lễ nghi tôn giáo được thực hiện bằng sự tự giác của mỗi người trong xã hội và bằng uy tín của các thủ lĩnh trong cộng đồng.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp, sự đối lập về lợi ích kinh tế ngày càng gay gắt. Trong điều kiện đó, để giữ cho xã hội trong trật tự nhất định, điều hoà mâu thuẫn về lợi ích, giai cấp thống trị nắm trong tay lực lượng sản xuất, tổ chức ra nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị và là quyền lực công đại diện cho lợi ích chung của xã hội.
Quản lý xã hội
Quản lý xã hội là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội - có thể cá nhân hoặc tổ chức vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thù của xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nó như lao động và học tập, văn hoá, chính trị, tôn giáo và các công tác xã hội khác.
Quản lý xã hội là loại hình quản lý nói chung. Chức nãng của quản lý xã hội là bảo đảm việc thực hiện các nhu cầu phát triển tiến bộ cho toàn bộ hệ thống xã hội cũng như các bộ phận của nó. Khái niệm quản lý xã hội được sử dụng theo hai cách tiếp cận khác nhau:
Thứ nhất, quản lý xã hội là hoạt động quản lý các tổ chức xã hội phi nhà nước, không chịu sự chi phối trực tiếp bởi quyền lực Nhà nước hay Chính phủ.
Thứ hai, quản lý xã hội là cách thức tổ chức đời sống xã hội vì mục tiêu chung, khi đó cả quốc gia cho tới nhóm xã hội đều bị chi phối bởi dạng quản lý nào đó. Do đó quản lý hành chính cũng là một dạng quản lý xã hội. Cách hiểu này có tính phổ biến hiện nay.
Cả hai cách tiếp cận trên đều bắt đầu từ nội dung quản lý đối với xã hội, những nội dung đó là:
Quản lý một đơn vị dân số có tổ chức.
Quản lý vùng lãnh thổ thuộc về xã hội của mình.
Quản lý những nhóm xã hội với những chức năng nhiệm vụ riêng đã được xã hội phân công.
Quản lý một nền văn hoá chung với những giá trị và chuẩn mực nhất định.
Quản lý sự thống nhất trong hoạt động trên cơ sở của các hoạt động đặc thù của từng bộ phận xã hội.
Quản lý từng đơn vị xã hội với những đặc thù riêng và tính độc lập tương đối của nó cả về mặt cấu trúc cũng như chức năng.
Quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (kinh tế, văn hoá, khoa học ...).
Trên cơ sở những nội dung trên, về mặt phương pháp, nhiệm vụ của quản lý xã hội là:
Thiết lập các tiêu chuẩn, các chỉ báo xã hội.
Phân loại các vấn đề xã hội.
Áp dụng các phương pháp quản lý một cách khoa học để giải quyết các vấn đề đó.
Lập kế hoạch về việc thực hiện các quan hệ xã hội và các quá trình xã hội.
Dự báo xã hội.
Bố trí các chủ thể quản lý và giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
Từ cách hiểu như trên, thấy rằng quản lý xã hội là những tác động có ý thức của con người vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì
các phẩm chất đặc thù của xã hội, để đáp ứng sự tồn tại và phát triển của xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, không một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển lại có thể đứng ngoài sự tác động của các xã hội khác, vì vậy quản lý xã hội không khu biệt trong phạm vi xã hội của mình, trong địa giới hành chính của mình, trong một nền văn hóa và trạng thái kinh tế của mình mà quản lý xã hội phải tính đến các tác động khách quan bên ngoài, cả tích cực và tiêu cực.
- Để xã hội vận hành, hoạt động quản lý đối với xã hội là đòi hỏi tất yếu khách quan, do đó:
“Quản lý xã hội là sự tác động liên tục, có tổ chức, hướng đích của chủ thể quản lý lên xã hội và các khách thể của nó, nhằm phát triển xã hội theo quy luật khách quan và đặc trưng của xã hội".
+ Nghĩa rộng: Là hiện tượng vốn có ở hệ thống xã hội, bảo đảm duy trì từ tính toàn vẹn, sự đặc thù về chất, sự tái tạo và sự phát triển của nó
+ Nghĩa hẹp: Sự tác động có ý thức, có hệ thống, có tổ chức đặc biệt đến xã hội nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện cơ cấu hoạt động xã hội của nó trong quá trình hoạch định và đạt tới mục đích.
+ Quản lý xã hội như là tổng thể các cơ cấu tổ chức và các mối liên hệ quản lý giữa chúng và việc thực hiện cho phép thực hiện sự tương tác bằng quản lý giữa các cá nhân, các nhóm và các cộng đồng xã hội, các thiết chế, các lĩnh vực... của xã hội.
+ Vê' bản chất: Quản lý xã hội điều chỉnh sự tác động qua lại một cách mâu thuẫn giữa các lợi ích của cá nhân, của nhóm, của chung để cùng thực hiện chúng.
Là sự điều tiết những mối quan hệ xã hội quy định địa vị và vai trò của con người trong xã hội, định hướng về lợi ích và hoạt động của họ, nội dung và cường độ hoạt động. Tác động đến quan hệ xã hội, trước hết là mối quan hệ hình thành về tư liệu sản xuất, bảo đảm thống nhất những lợi ích đa dạng (của dân tộc, tập thể, cá nhân...), tổ chức hoạt động xã hội, việc đạt các mục đích đật ra, các kết quả chung.
+ Chủ thể quản lý xã hội là hệ thống những người quản lý; cộng đồng người có tổ chức, được giao cho các cơ quan chức năng nhằm thực hiện các tác động bằng quản lý. Sự đặc thù của chủ thể quản lý xã hội được quy định bởi tính chất tác động của nó, sự tác động hướng vào con người và do con người thực hiện. Nhiệm vụ của chủ thể quản lý xã hội là ở sự hợp nhất, làm hài hoà lợi ích của các cộng đồng riêng biệt, của các nhóm xã hội, của các cá nhân trong quá trình hoạt động sống của xã hội, ở sự hiện thực hoá mục đích của họ, ở việc giữ vững được đặc trưng xã hội mà họ đã định trước.
+ Đối tượng của quản lý xã hội là con người cùng với các hoạt động và các quan hệ của cộng đồng các con người trong xã hội, cùng các nguồn tài nguyên khác ngoài con người của đất nước.
Khách thể quản lý xã hội là hệ thống xã hội được quản lý mà các yếu tố là xã hội, các nhóm xã hội tác động qua lại với nhau nhằm thực hiện lợi ích chung và riêng.
Xét từ góc độ cấu trúc - yếu tố thì khách thể của quản lý xã hội - đó là con người, các tổ chức, các cộng đồng lãnh thổ, các nhóm giai cấp xã hội, các nhóm dân tộc, các thế lực của các xã hội khác, thông qua sự hội nhập khu vực và thế giới cùng các tác động của thiên nhiên.
Xét từ góc độ chức năng thì khách thể quản lý xã hội là hoạt động của con người và của các nhóm xã hội.
Để quản lý xã hội, nhà nước phải sử dụng sức mạnh quyền lực của mình và văn hoá truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc để biến đường lối chính sách thành hiện thực; làm cho dân tin và ủng hộ; ý định của chủ thể quản lý phải là mong muốn của đối tượng quản lý; thông qua việc cấu trúc xã hội một cách hợp lý; một cơ chế sử dụng nhân lực và tài nguyên, các mối quan hệ đối ngoại thuận lợi đặc biệt là cơ chế sử dụng nhân tài; với phương pháp, hình thức, nghệ thuật quản lý thích hợp nhất là việc sử dụng các công cụ, các chính sách, các giải pháp quản lý; cần tạo ra và tận dụng thời cơ các nguồn lực bên ngoài để phát triển xã hội.
Các trạng thái xã hội trong quản lý xã hội
- Biến đổi xã hội: Là sự chuyển đổi xã hội từ trạng thái này sang trạng thái khác, mà trạng thái chính là bộ mặt xã hội với những yếu tố hoạt động xã hội và quan hệ xã hội đạt được ở một mức độ nào đó.
Tăng trưởng xã hội: Là sự biến đổi xã hội theo hướng mở rộng quy mô về mặt số lượng của các yếu tố xã hội (hoạt động, quan hệ) trong khuôn khổ cơ cấu và đặc thù xã hội không đổi.
Là biến đổi xã hội theo hướng tích cực của chủ thể quản lý xã hội thông qua các mục đích và mục tiêu quản lý xã hội mà chủ thể quản lý xã hội đặt ra.
Mục tiêu tăng trưởng của các quốc gia đều nhằm vào đòi hỏi:
+ Tăng trưởng kinh tế.
+ Tiến bộ xã hội.
4- Bảo vệ và phát triển các đặc trưng của chế độ xã hội trước môi trường hội nhập, bảo vệ độc lập chủ quyền.
+ Phát triển ảnh hưởng của quốc gia mình ra khu vực và thế giới.
- Phát triển xã hội: Quá trình trong đó diễn ra những biến đổi quan trọng về lượng và về chất trong lĩnh vực xã hội của đời sống xã hội hay là trong các thành tố riêng biệt của nó - quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, cơ cấu nhóm xã hội và cơ cấu tổ chức xã hội... Không phải mọi biến đổi trong các hiện tượng xã hội đều là sự phát triển của chúng, chỉ có những biến đổi mà khi đó một số hiện tượng xã hội này được thay thế bằng một số hiện tượng xã hội khác có trình độ cao hơn hay là chuyển lên các hiện tượng có trình độ cao hơn theo tiêu chuẩn khách quan về tiến bộ xã hội - đó là phát triển tiến bộ; ngược lại, được thay thế bằng các hiện tượng ở trình độ thấp hơn là phát triển thoái bộ.
Phát triển xã hội được thực hiện bằng con đường tiến hóa, khi mà diễn ra sự tiêu vong dần dần các yếu tố cũ của một hệ thống xã hội xác định và sự loại bỏ chúng bởi các yếu tố mới được tích luỹ dần dần. Một hình thức khác của phát triển xã hội - thông qua cải tạo cách mạng, cách mạng xã hội, khi diễn ra sự phá hủy tương đối nhanh chóng và đồng thời mọi yếu tố lỗi thời của hệ thống và thay thế chúng bằng các yếu tố mới đang xuất hiện trong hệ thống thống nhất. Cách mạng xã hội trong một số trường hợp mang tính chất của cách mạng chính trị - nếu diễn ra sự thay đổi chính quyền, sự cải biến chế độ chính trị. Những cải biến cách mạng trong lĩnh vực xã hội cũng diễn ra thiếu cách mạng chính trị trong các bối cảnh xác định, trong khuôn khổ của chế độ chính trị hiện tồn.
Phát triển xã hội là sự tăng trưởng xã hội nhưng cấu