Khi mới ra đời và suốt trong một thời kỳ dài, Marketing chỉ giới hạn trong
lãnh vực thương mại. Toàn bộ hoạt động Marketing chỉ để tiêu thụ nhanh chóng
những hàng hoá và dịch vụ đã được sản xuất ra (đã có sẵn) nhằm đạt lợi nhuận
cao. Người ta gọi Marketing trong giai đoạn này là Marketing truy ền thống
(Traditional Marketing) hay Marketing thụ động.
80 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình marketing căn bản - PGS. TS. Vũ Thế Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
PGS. TS. VŨ THẾ PHÚ
Năm 2006
GIÁO TRÌNH
MARKETING CĂN BẢN
PGS. TS. VŨ THẾ PHÚ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. NỘI DUNG MÔN HỌC
Bài 1 : Mở đầu: Marketing là gì?
Bài 2 : Thị trường và phân khúc thị trường
Bài 3 : Nghiên cứu Marketing
Bài 4 : Hành vi người tiêu dùng
Bài 5 : Marketing hỗn hợp, môi trường tiếp thị và các cơ hội kinh doanh
Bài 6 : Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp
Bài 7 : Xây dựng và phát triển nhãn hiệu sản phẩm
Bài 8 : Chiến lược phân phối
Bài 9 : Chiến lược giá
Bài 10 : Chiến lược chiêu thị
Bài 11 : Quảng cáo và khuyến mãi đối với người tiêu dùng
Bài 12 : Bán hàng và quản lý lực lượng bán hàng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
Môn Marketing căn bản sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và
phương pháp hệ thống để nghiên cứu các vấn đề tiếp thị. Doanh nghiệp hoạt
động trong môi trường nên chịu sự tác động của môi trường. Các yếu tố môi
trường như môi trường kinh tế, môi trường dân số, môi trường công nghệ,
môi trường chính trị – pháp luật, môi trường cạnh tranh có ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động tiếp thị. Khi nghiên cứu các vấn đề chúng ta không giải
quyết một cách biệt lập mà chúng ta phải xem xét một cách toàn diện trong
mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố có liên quan
Để nghiên cứu thị trường và khách hàng.Chúng ta có thể sử dụng phương
pháp quan sát, điều tra, thăm dò như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua
điện thoại, sử dụng các phiếu điều tra, họp hội nghị chuyên đề, hội nghị
khách hàng …
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
Mỗi bài học đều có mục đích yêu cầu nêu rõ những kiến thức và kỹ năng
cần nắm được sau khi học bài đó. Đây cũng chính là những trọng tâm của
bài mà người học cần nắm vững.
Cuối mỗi bài đều có phần câu hỏi và bài tập nhằm giúp học viên tự kiểm tra
những những kiến thức đã học, thực hành tính toán và vận dụng vào thực
tiễn của hoạt động kinh doanh và tiếp thị của doanh nghiệp. Philip Kotler
nói: “Tư duy Marketing không phải là chuyện dễ dàng, thế nhưng việc vận
dụng kiến thức Marketing vào thực tế còn khó khăn hơn nhiều. Có thể
chúng ta chỉ mất một học kỳ để học Marketing, thế nhưng phải mất cả đời
người để có thể nắm vững và vận dụng nó”.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Thế Phú: Tập bài giảng Marketing căn bản, Chương trình đào tạo từ xa
trên Đài truyền hình Bình Dương. Đại học dân lập Bình Dương, năm 2004.
Vũ Thế Phú: Marketing căn bản (Basic Marketing). Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia, năm 2000.
Philip Kotler: Marketing căn bản. Nhà xuất bản Thống kê, năm 2000.
Philip Kotler: Các nguyên lý tiếp thị. Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh, năm
1995.
BÀI 1
MARKETING LÀ GÌ?
Mục đích yêu cầu
Hiểu được sự ra đời và phát triển của Marketing hiện đại.
Thấy được sự cần thiết của Marketing trong kinh doanh.
Thấy được vai trò và tầm quan trọng của Marketing đối với doanh nghiệp.
Nắm vững được những khái niệm căn bản về Marketing.
1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING (TIẾP THỊ)
Marketing bắt nguồn từ một từ ngữ tiếng Anh: Market là thị trường. Người
ta thêm tiếp vị ngữ -ing vào thành một từ mới là Marketing. Marketing nghĩa đen
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
của nó là “làm thị trường”. Thuật ngữ “Marketing” được sử dụng lần đầu tiên
vào năm 1902 trên giảng đường trường Đại học Michigan ở Mỹ.
Khi mới ra đời và suốt trong một thời kỳ dài, Marketing chỉ giới hạn trong
lãnh vực thương mại. Toàn bộ hoạt động Marketing chỉ để tiêu thụ nhanh chóng
những hàng hoá và dịch vụ đã được sản xuất ra (đã có sẵn) nhằm đạt lợi nhuận
cao. Người ta gọi Marketing trong giai đoạn này là Marketing truyền thống
(Traditional Marketing) hay Marketing thụ động.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tình hình kinh tế của thế giới cũng như
của từng nước có nhiều thay đổi. Đó là: Kinh tế tăng trưởng mạnh; khoa học và
kỹ thuật phát triển nhanh; cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt; giá cả hàng
hoá biến động mạnh; rủi ro trong kinh doanh nhiều;…v.v. Các hoạt động của
Marketing truyền thống không giải quyết được những mâu thuẫn trên.
Chính vì vậy, Marketing hiện đại (Modern Marketing) hay Marketing năng
động đã ra đời. Nó không còn bị giới hạn hẹp trong thương mại; không chỉ còn là
những hoạt động nhằm bán hàng hay tiêu thụ những cái đã có sẵn. Nó được mở
rộng hơn và toàn diện hơn nhiều. Marketing hiện đại có những đặc trưng là: Coi
thị trường là khâu quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất hàng hoá. Trên thị
trường, người mua (nhu cầu) có vai trò quyết định.
Marketing đi trước sản xuất – trước khi có sản xuất. Nó nghiên cứu thị
trường; khách hàng để biết thị trường đang cần gì? Khách hàng đang muốn gì?
Nó tư vấn cho doanh nghiệp nên sx cái gì? Bao nhiêu? Bán ở đâu? Với giá nào...
Sự khác nhau căn bản giữa Marketing truyền thống và Marketing hiện đại
được nêu trong hình 1.1.
Sơ đồ 1.1: Sự khác nhau cơ bản về quan niệm giữa Marketing thụ động
(truyền thống) và Marketing năng động (Marketing hiện đại)
Marketing thụ động (Marketing truyền thống)
Mục đích Phương tiện Kết quả
Sản phẩm Bán hàng & quảng cáo
Thu được lợi nhuận
thông qua khối
lượng hàng bán ra
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
Marketing năng động (Marketing hiện đại)
Thỏa mãn
các nhu cầu
của KH
Vận dụng tổng
hợp chiến lược
Marketing
Thu được lợi nhuận
qua việc thỏa mãn
nhu cầu KH
2. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾP THỊ
Chúng ta biết rằng giữa sản xuất và tiêu dùng có những sự cách ly và khác
biệt đáng kể.
Cách ly về không gian: thường các nhà sản xuất và các người tiêu thụ ở cách
xa nhau về mặt không gian địa lý. Các nhà sản xuất có khuynh hướng tụ tập
lại thành ngành nghề ở một số vùng hoặc địa điểm nào đó. Trong khi đó
người tiêu dùng lại nằm rải rác ở khắp mọi nơi.
Cách ly về thời gian: người tiêu dùng chưa muốn sử dụng ngay hàng hoá sau
khi xuất xưởng vì nhiều lý do khác nhau. Ngoài ra cũng còn phải có thời
gian để vận chuyển hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Cách ly về thông tin: nhà sản xuất thường không biết được ai cần gì, ở đâu,
cần khi nào và với giá nào? Người tiêu thụ thì không biết có loại hàng gì,
của hãng nào, bán ở đâu, khi nào bán và bán giá bao nhiêu?
Sự khác biệt về cách đánh giá: nhà sản xuất đánh giá hàng hoá và dịch vụ
theo chi phí sản xuất kinh doanh, tuỳ theo tình hình cạnh tranh trên thị
trường và những mục tiêu cần đạt. Người tiêu dùng thường đánh giá sản
phẩm và dịch vụ theo lợi ích kinh tế và khả năng thanh toán của họ.
Sự khác biệt về quyền sở hữu: nhà sản xuất có hàng hoá, dịch vụ muốn bán
lấy tiền. Người tiêu dùng có tiền, muốn mua và tiêu dùng các loại hàng hoá
và dịch vụ mà họ không có.
Sự khác biệt về sản lượng: nhà sản xuất thích sản xuất và bán hàng hoá với
khối lượng lớn. Người tiêu dùng lại thích mua sắm và tiêu dùng sản phẩm và
dịch vụ với khối lượng nhỏ.
Khác biệt về mặt hàng: nhà sản xuất thích chuyên môn hoá trong việc sản
xuất những mặt hàng giới hạn về sản phẩm và dịch vụ. Người tiêu thụ cần
đến một bộ mặt hàng và các dịch vụ phong phú và đa dạng.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
Nhờ các hoạt động Marketing, các nhà sản xuất mới hiểu được người tiêu
dùng, mới thoả mãn được nhu cầu và nguyện vọng của họ, mới có thể kinh
doanh có hiệu quả nhằm đạt lợi nhuận cao.
Hoạt động tiếp thị là một yêu cầu không thể thiếu được đối với kinh doanh
hiện đại. Nhà quản trị phải luôn luôn tự hỏi:
Ai là khách hàng có nhu cầu?
Làm thế nào thoả mãn ý muốn và nhu cầu của họ?
Làm thế nào đẩy mạnh sản xuất và dịch vụ vì lợi ích của khách hàng?
Làm thế nào để giải quyết những vấn đề của khách hàng và bảo đảm rằng họ
sẽ hài lòng?
Nhà quản trị phải thực hiện thường xuyên các hoạt động tiếp thị. Hoạt động
Marketing chỉ thành công khi bắt đầu từ người mua hàng bởi vì chính người mua
mới có thể nói được họ muốn gì, muốn trả giá bao nhiêu, lúc nào họ mua, muốn
chất lượng sản phẩm như thế nào tương ứng với đồng tiền họ bỏ ra mua hàng.
3. VAI TRÒ CỦA MARKETING
Marketing có một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Nó hướng dẫn,
chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhờ các hoạt động Marketing các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có
cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ
hơn để thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing xác định rõ phải sản
xuất cái gì, bao nhiêu, sản phẩm có đặc điểm như thế nào, cần sử dụng nguyên
vật liệu gì, giá bán nên là bao nhiêu…
Sản phẩm sở dĩ hấp dẫn người mua vì nó có những đặc tính sử dụng luôn
luôn được cải tiến, nâng cao. Kiểu cách, mẫu mã hình dáng của nó luôn luôn
được đổi mới cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu
dùng. Marketing có chức năng làm cho sản phẩm luôn luôn thích ứng với nhu
cầu thị trường. Marketing kích thích sự nghiên cứu và cải tiến. Nó không làm các
công việc của các nhà kỹ thuật, các nhà công nghệ sản xuất. Nhưng nó chỉ ra cho
họ biết cần phải sản xuất gì, sản xuất như thế nào, sản xuất với khối lượng bao
nhiêu và bao giờ thì đưa nó vào thị trường. Marketing có ảnh hưởng to lớn, ảnh
hưởng quyết định đến doanh số, chi phí lợi nhuận và qua đó đến hiệu quả của sản
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
xuất kinh doanh. Sự đánh giá vai trò của Marketing trong kinh doanh đã có
những thay đổi rất nhiều cùng với quá trình phát triển của nó (Sơ đồ 1.2).
Marketing có vai trò quan trọng như thế và đã mang lại những thắng lợi huy
hoàng cho nhiều nhà doanh nghiệp. Cho nên, người ta đã sử dụng nhiều từ ngữ
đẹp để ca ngợi nó. Người ta gọi Marketing là “Triết học mới về kinh doanh”, là
học thuyết chiếm lĩnh thị trường, là nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh hiện đại,
là “chiếc chìa khoá vàng”, là bí quyết tạo thắng lợi trong kinh doanh .v.v.
4. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ MARKETING
Theo Philip Kotler thì: “Marketing là những hoạt động nghiên cứu nhu cầu
của con người và tìm cách thoả mãn chúng thông qua trao đổi.”
Định nghĩa của Viện Marketing Anh quốc: “Marketing là quá trình tổ chức
quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ
thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm
bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến”.
Định nghĩa của G.I.Dragon: (Nguyên chủ tịch liên đoàn Marketing quốc tế):
“Marketing là một ‘Rada’ theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các xí nghiệp và như
một ‘máy chỉnh lưu’ để kịp thời ứng phó với mọi biến động sinh ra trong quá
trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường”.
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: Marketing là toàn bộ những
hoạt động của một doanh nghiệp nhằm xác định những nhu cầu chưa được thoả
mãn của người tiêu thụ để tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp
có thể sản xuất được, tìm cách phân phối chúng đến những địa điểm thuận lợi
với giá cả và thời điểm thích hợp nhất cho người tiêu thụ.
Nói một cách khác: Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các
cuộc trao đổi với mục đích thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con
người hoặc Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ
chức) nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Tư tưởng chủ đạo của Marketing là: “Chỉ bán cái mà khách hàng cần chứ
không phải bán cái mình có”.
Lý do thật dễ hiểu, khách hàng có cần họ mới mua hàng. Sản phẩm, dịch vụ
có phù hợp với nhu cầu thị hiếu khách hàng thì mới bán được nhiều, mới bán
được nhanh mới không bị tồn đọng. Nếu hàng hoá của chúng ta chưa phù hợp
với nhu cầu, với thị hiếu của khách hàng thì chúng ta phải quyết tâm cải tiến và
đổi mới cho phù hợp. Phải thay đổi nguyên liệu, hoàn thiện công nghệ, thiết bị,
nâng cao tay nghề của công nhân để có thể sản xuất ra được đúng thứ mà khách
hàng cần, khách hàng muốn. Công ty phải luôn luôn thích ứng với thị trường, với
những nhu cầu luôn luôn thay đổi của nó. Công việc kinh doanh chỉ thành công
khi “cung ứng được sự thoả mãn”.
Không phải ngẫu nhiên hãng ôtô Toyota của Nhật Bản đã đưa ra khẩu hiệu
“Bạn yêu cầu gì, bạn sẽ có nấy!” Còn hãng Burger King đã nổi tiếng với dòng
chữ “Hãy nhận lấy thứ bạn muốn”.
Phải coi rất trọng khâu tiêu thụ, khâu bán hàng, phải am hiểu cặn kẽ khách
hàng. Bán hàng là câu khách mà câu khách cũng gần giống như đi câu cá. Chúng
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
ta phải hiểu và ghi nhớ rằng: “Mồi câu phải phù hợp với khẩu vị của cá chứ
không phải với khẩu vị của người đi câu”. Nhà kinh doanh phải xuất phát từ
khách hàng, từ thị trường chứ không phải từ ý muốn chủ quan của mình.
Muốn biết thị trường và người tiêu thụ cần gì thì chúng ta phải nghiên cứu
thị trường cẩn thận và phải có phản ứng linh hoạt.
Bí quyết thành công trong hoạt động Marketing là khả năng am hiểu khách
hàng. Nếu không có khách hàng thì không có hoạt động Marketing.
CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI 1
1. Có người nói rằng “Bán cái mà khách hàng cần” thì quá dễ và như thế
không phải là nhà kinh doanh giỏi. Người nào “bán được cái mình có, cái
mà khách hàng không cần” mới là nhà kinh doanh giỏi, nhà kinh doanh siêu
hạng. Hãy phân tích và bình luận quan điểm đó.
2. Bạn hiểu thế nào về câu nói: “Khách hàng là vua, là thượng đế”.
3. Giám đốc một hãng mỹ phẩm nói: “Trong nhà máy, chúng tôi sản xuất mỹ
phẩm, còn trong các cửa hàng, chúng tôi bán ước mơ và hy vọng”. Bạn hãy
bình luận câu nói đó.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
BÀI 2
THỊ TRƯỜNG VÀ PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG
Mục đích yêu cầu
Hiểu được những khái niệm căn bản về thị trường.
Nắm vững các tiêu chuẩn và cách phân khúc thị trường.
Biết cách xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp.
Biết cách định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu
1. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG
Chúng ta biết rằng hàng hoá sản xuất ra là để bán. Chúng được bán ở các thị
trường khác nhau. Vậy thị trường là gì?
“Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, nơi
người mua và người bán gặp nhau để thương lượng và quyết định về số lượng và
giá cả các hàng hoá bán, mua”. Thị trường chứa tổng số cung và tổng số cầu về
một loại hàng hoặc nhóm hàng nào đó. Người ta cũng có thể hiểu thị trường là
một tập hợp những khách hàng khác nhau.
Ví dụ:
Thị trường quần áo nam => Khách hàng là nam.
Thị trường dép nữ => Khách hàng là nữ.
Thị trường đồ chơi trẻ em => KH là trẻ em.
Trên thị trường có sự hoạt động của nhiều qui luật kinh tế trong đó hai quy
luật quan trọng là quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh.
Thị trường thay đổi giống như thuỷ triều. Nếu bạn hiểu được những xu thế
dâng lên của thị trường và đưa ra được đúng thứ nó mong đợi, đúng cách nó
mong muốn và đúng lúc nó cần chắc chắn bạn sẽ thành công trong kinh doanh.
2. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
Chúng ta biết rằng thị trường là một tập hợp những khách hàng với những
nhu cầu rất khác nhau. Không một doanh nghiệp nào có thể đáp ứng đầy đủ mọi
yêu cầu của tất cả mọi người.
“Chiến lược chia cắt một thị trường lớn thành nhiều thị trường nhỏ theo
những tiêu chuẩn nhất định được gọi là phân khúc (hay phân đoạn) thị trường.”
Người ta cũng có thể hiểu: Phân khúc thị trường là quá trình phân chia
người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, về tính
cách hành vi.
Thực hiện sự phân khúc thị trường đúng đắn sẽ giúp cho các nhà doanh
nghiệp có các chiến lược Marketing phù hợp với từng loại khách hàng mục tiêu.
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể đạt được lợi nhuận tối đa và các mục tiêu
quan trọng khác của nó.
Trong việc phân khúc thị trường sự lựa chọn tiêu chuẩn để phân khúc rất
quan trọng. Các tiêu chuẩn này rất phong phú. Những tiêu chuẩn chính dựa vào
những đặc điểm khác biệt của khách hàng và thường được sử dụng là: Vùng địa
lý, dân số, thu nhập, giới tính, lứa tuổi, tâm lý, tình trạng gia đình, trình độ văn
hoá, tôn giáo, dân tộc, thái độ đối với sản phẩm .v.v.
Những cơ sở và tiêu chuẩn chính dùng để phân khúc thị trường được nêu
trong bảng 2.1.
Bàng 2.1: Cơ sở và tiêu thức dùng để phân khúc thị trường
Cơ sở phân khúc Tiêu thức phân khúc
Địa lý Miền (miền Bắc, miền Nam), vùng (thành thị, nông thôn), tỉnh, huyện, xã, phường…
Dân số – xã hội
Tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ
học vấn, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình,
giai tầng xã hội, tín ngưỡng, chủng tộc, dân tộc,
tình trạng việc làm…
Tâm lý Thái độ, động cơ, cá tính, lối sống, giá trị văn hóa, thói quen…
Hành vi tiêu dùng Lý do mua, lợi ích tìm kiếm, số lượng và tỉ lệ tiêu dùng, tính trung thành…
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
Những yêu cầu chính đối với sự phân khúc thị trường là:
Từng phân khúc phải đồng nhất: Ví dụ phân khúc thị trường hàng tiêu dùng:
giày dép nữ, quần áo nam – phân khúc thị trường hàng công nghiệp hoặc là
phân khúc thị trường nội địa – phân khúc thị trường nước ngoài.
Các phân khúc phải khác nhau Khách hàng thuộc hai phân khúc khác nhau
phải khác biệt hẳn nhau về những tiêu chuẩn của sự phân khúc và sự phản
ứng đối với các chiến lược Marketing.thí dụ:
Phân khúc thị trường khách hàng có thu nhập cao shop, cửa hàng thời
trang trung cao cấp.
Phân khúc thị trường giới lao động, bình dân có thu nhập thấp mua
quần áo ở vỉa hè; gốc cây.
Ví dụ: Mì hương gà nhãn hiệu Colusa Miliket bán rất chạy ở các thành phố
nhưng lại khó tiêu thụ ở miền núi và nông thôn. Ngược lại, mì ViFon loại thường
lại được tiêu thụ khá mạnh ở các thị trấn, ở miền núi và nông thôn vì đồng bào
có thu nhập thấp, họ cốt ăn no nên chọn loại hàng phù hợp với túi tiền của họ.
Các phân khúc phải đủ lớn để có đủ khách hàng và có lợi nhuận: Ví dụ phân
khúc thị trường giày dép phụ nữ, phân khúc thị trường giày dép trẻ em, phân
khúc thị trường giày dép nam giới đều có tiềm năng lớn và có điều kiện phát
triển rất mạnh. Giày bóng đá, giày bóng chuyền; giày chạy bộ, chơi gôn …..
Các phân khúc phải thực tiễn và khả thi.
3. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
Sự phân khúc thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xác định
được thị trường mục tiêu của mình.
Thị trường mục tiêu là thị trường doanh nghiệp nhắm đến và sẽ hoạt động ở
đó.
Sau khi phân kh