Giáo trình mô đun Chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản

Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi trâu, bò cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết. Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun và môn học, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hướng tới hình thành năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học.

pdf43 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ CÁI SINH SẢN NGHỀ NUÔI VÀ PHÒNG - TRỊ BỆNH CHO TRÂU BÒ MÃ SỐ : MĐ 02 Trình độ: Sơ cấp nghề HÀ NỘI - 2011 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 02 2 LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi trâu, bò cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết. Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun và môn học, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hướng tới hình thành năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là những người có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun, môn học của chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng- trị bệnh cho trâu, bò và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn. 1. Trần Văn Tuấn - Chủ biên 2. Nguyễn Hữu Nam. 3. Đoàn Văn Soạn 3 MỤC LỤC A. Nội dung ------------------------------------------------------------------------------------------ 2 1. Xác định chuồng trại ---------------------------------------------------------------------------- 2 1.1. Xác định vị trí chuồng trại ----------------------------------------------------------------------------- 2 1.2. Xác định hướng chuồng trại --------------------------------------------------------------------------- 2 1.3. Xác định kiểu chuồng trại ----------------------------------------------------------------------------- 2 2. Xác định dụng cụ chăn nuôi -------------------------------------------------------------------- 4 2.1. Máng ăn: ------------------------------------------------------------------------------------------------- 4 2.2. Máng uống ---------------------------------------------------------------------------------------------- 5 2.3. Dụng cụ vệ sinh: ---------------------------------------------------------------------------------------- 7 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ------------------------------------------------------------------- 7 C. Ghi nhớ: ------------------------------------------------------------------------------------------- 9 A. Nội dung ------------------------------------------------------------------------------------------ 9 1. Xác định giống trâu cái sinh sản. -------------------------------------------------------------- 9 1.1. Xác định giống trâu cái nội: --------------------------------------------------------------------------- 9 1.2. Xác định giống trâu cái nhập nội ------------------------------------------------------------------- 10 2. Xác định giống bò cái sinh sản ---------------------------------------------------------------- 10 2.1. Xác định giống bò nội: ------------------------------------------------------------------------------- 10 2.2. Xác định giống bò nhập nội ------------------------------------------------------------------------- 12 3. Chọn trâu, bò cái làm giống ------------------------------------------------------------------- 14 3.1. Chọn trâu cái làm giống ----------------------------------------------------------------------------- 14 3.2. Chọn bò cái làm giống ------------------------------------------------------------------------------- 14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ------------------------------------------------------------------ 15 C. Ghi nhớ: ------------------------------------------------------------------------------------------ 17 A. Nội dung ----------------------------------------------------------------------------------------- 17 1. Xác định thức ăn thô, xanh -------------------------------------------------------------------- 18 1.1. Xác định thức ăn thô: -------------------------------------------------------------------------------- 18 1.2. Xác định thức ăn xanh: ------------------------------------------------------------------------------ 19 2. Xác định thức ăn tinh --------------------------------------------------------------------------- 20 2.1. Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm ------------------------------------------------------- 20 2.2. Xác định thức ăn củ quả. ---------------------------------------------------------------------------- 20 2.3. Xác định thức ăn hỗn hợp --------------------------------------------------------------------------- 21 3. Xác định thức ăn bổ sung ---------------------------------------------------------------------- 21 3.1. Đạm Urê: ---------------------------------------------------------------------------------------------- 21 3.2. Khoáng và vitamin ----------------------------------------------------------------------------------- 21 4 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ------------------------------------------------------------------ 22 C. Ghi nhớ ------------------------------------------------------------------------------------------ 23 A. Nội dung ----------------------------------------------------------------------------------------- 23 1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng ----------------------------------------------------------------- 23 1.1. Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm. ------------------------------------------------------- 24 1.2. Xác định nhu cầu vitamin và khoáng -------------------------------------------------------------- 24 2. Xác định khẩu phần ăn ------------------------------------------------------------------------- 24 2.1 Xác định khẩu phần duy trì -------------------------------------------------------------------------- 24 2.2. Xác định khẩu phần mang thai, tích lũy và sản xuất --------------------------------------------- 24 3. Cho ăn -------------------------------------------------------------------------------------------- 25 3.1. Cho ăn theo phương thức chăn thả ----------------------------------------------------------------- 25 3.2. Cho ăn theo phương thức nhốt chuồng ------------------------------------------------------------ 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ------------------------------------------------------------------ 26 C. Ghi nhớ ------------------------------------------------------------------------------------------ 27 A. Nội dung ----------------------------------------------------------------------------------------- 28 1. Chăm sóc trâu, bò cái chờ phối --------------------------------------------------------------- 28 1.1.Vận động. ---------------------------------------------------------------------------------------------- 28 1.1.1. Vận động kết hợp chăn thả. ----------------------------------------------------------------------- 28 1.1.2. Vận động kết hợp lao tác nhẹ --------------------------------------------------------------------- 28 1.2. Tắm, chải. --------------------------------------------------------------------------------------------- 28 1.2.1. Tắm cho trâu, bò cái ------------------------------------------------------------------------------- 28 1.2.2. Chải cho trâu, bò cái. ------------------------------------------------------------------------------ 28 1.3. Vệ sinh chuồng trại ----------------------------------------------------------------------------------- 29 1.3.1.Vệ sinh chuồng nuôi -------------------------------------------------------------------------------- 29 1.3.2. Vệ sinh môi trường --------------------------------------------------------------------------------- 29 1.4. Phát hiện động dục ----------------------------------------------------------------------------------- 29 2. Chăm sóc trâu, bò cái mang thai.------------------------------------------------------------- 30 2.1. Vệ sinh chuồng trại. ---------------------------------------------------------------------------------- 30 2.2. Vệ sinh thân thể. -------------------------------------------------------------------------------------- 31 2.3. Đỡ đẻ cho trâu, bò. ----------------------------------------------------------------------------------- 31 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ------------------------------------------------------------------ 32 C. Ghi nhớ ------------------------------------------------------------------------------------------ 34 I - VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN ------------------------------------------------------ 34 II - MỤC TIÊU ------------------------------------------------------------------------------------- 34 III - NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔ ĐUN ----------------------------------------------------- 34 5 IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: ----------------------------------------------------- 35 V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ ------------------------------------------- 35 1. Phương pháp đánh giá ------------------------------------------------------------------------- 35 2. Nội dung đánh giá ------------------------------------------------------------------------------ 35 VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ---------------------------------------- 35 1. Phạm vi áp dụng chương trình ---------------------------------------------------------------- 35 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học -------------------- 35 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý --------------------------------------------------- 36 4. Tài liệu cần tham khảo ------------------------------------------------------------------------- 36 1 MÔ ĐUN NUÔI TRÂU, BÒ CÁI SINH SẢN Mã số mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Nuôi trâu bò cái sinh sản là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng - trị bệnh cho trâu, bò. Mô đun giới thiệu những nội dung cơ bản về: - Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản - Xác định giống trâu, bò cái sinh sản - Xác định thức ăn cho trâu, bò cái sinh sản - Nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò cái sinh sản Học xong mô đun này người học có khả năng trình bày và thực hiện được nội dung về công tác giống, thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò cái sinh sản. Phương pháp học tập mô đun: học lý thuyết gắn với thực hành môn học, kết hợp thực tập tại các nông hộ, trang trại chăn nuôi trâu bò cái sinh sản. Phương pháp đành giá kết quả học tập của tập mô đun: đánh giá kết quả của học viên qua các hình kiểm tra tự luận, trắc nghiệm phần lý thuyết, kiểm tra tay nghề, thực hành tại trại chăn nuôi với kết quả điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kiểm tra mô đun. Đánh gia theo thang điểm 10, xếp loại học tập theo quy chế đào tạo nghề của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. 2 Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng - Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản - Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi trâu,bò theo yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Xác định chuồng trại 1.1. Xác định vị trí chuồng trại Chuồng trại chăn nuôi trâu, bò thường đặt ở vị trí cao ráo, thoáng mát.dễ thoát nước, không bị ngập nước khi trời mưa lớn.Quy mô chăn nuôi tập trung thường đặt ở vị trí xa khu dân cư để tránh lây lan dịch bệnh. Chuồng trại đặt nơi có nguồn nước để thuận lợi cho chăm sóc. Trong chăn nuôi nông hộ chuồng trai thường đặt ở vị trí phía sau các công trình chính - Ở nông thôn, khi xây dựng chuồng nuôi trâu, bò cần chú ý cách xa khu nhà ở nhằm đảm bảo vệ sinh, tránh mùi hôi thối và ruồi muỗi làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. 1.2. Xác định hướng chuồng trại Xác định hướng chuồng trại chăn nuôi cho trâu bò nhằm bảo vệ khộng bị tác động xấu của điều kiện thời tiết, khí hậu đến nơi ở của trâu,bò. Vì vậy mà khi xây dựng chuồng nuôi trâu, bò cần chú ý hướng chuồng phù hợp để tránh mưa gió và có tiểu khí hậu chuồng muôi phù hợp, thông thoáng tự nhiên, hướng về phía có nhiều ánh sáng mặt trời và hợp vệ sinh. Hướng chuồng thường theo hướng nam hoặc hướng đông nam để đảm bảo cho trâu bò được ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Chuồng trại chăn nuôi cần đảm bảo hướng được nhiều ánh sáng để thuận lợi cho công việc chăm sóc và nâng cao khả năng chống dịch bệnh cho trâu bò 1.3. Xác định kiểu chuồng trại Có hai kiểu chuồng thường áp dụng để chăn nuôi trâu bò Kiểu chuồng một dãy 3 - Kiểu chuồng một dãy: thích hợp cho chăn nuôi trong các nông hộ, quy mô nhỏ. ưu điểm là có thể tận dụng, tiết kiệm được nguyên vật liệu, dễ đặt vị trí, thuận lợi cho công việc nuôi dưỡng và chăm sóc - Kiểu chuồng hai dãy: có thể là chuồng hai dãy đối đầu (đường đi cho ăn ở giữa, máng ăn và máng uống bố trí dọc theo lối đi), hoặc chuồng hai dãy đối đuôi (lối vào thu dọn phân ở giữa hai dãy). Kiểu chuồng hai dãy đối đuôi Diện tích chuồng trại đựợc xác định theo từng đối tượng, lứa tuổi và phương thức chăn nuôi. Chăn nuôi tập trung hoặc nuôi trên chuồng tầng diện tích 4-5 m2/con, chăn nuôi nông hộ, chuồng nuôi trên mặt đất diện tích 6-8 m2/con 4 Trong chăn nuôi tập trung, để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc, nhất là công tác giống và theo dõi kỹ tthuật phòng và trị bệnh cho trâu bò. Người ta thường xác định xây dựng kiểu chuồng trại hai dãy và cho trâu bò đối đầu hướng mặt vào nhau: Kiểu chuồng hai dãy đối đầu 2. Xác định dụng cụ chăn nuôi Dụng cụ nuôi dưỡng trâu bò gồm các loại dụng cụ dùng vệ sinh, dụng cụ chứa đựng thức ăn, dụng cụ chế biến thức ăn, dụng cụ bảo quản thức ăn và dụng cụ cho ăn, chủ yếu bao gồm: 2.1. Máng ăn: - Máng ăn cho trâu,bò sinh sản thường xây bằng gạch, láng xi măng. - Không xây máng ăn quá sâu, dễ gây tồn đọng thức ăn và khó vệ sinh. 5 - Các góc của máng ăn phải lượn tròn và trơn nhẵn, đáy máng phải dốc và có lỗ thoát nước ở cuối để thuận tiện cho việc rửa máng. - Thành máng phía trong phải thấp hơn thành máng ngoài để thức ăn không rơi vãi ra lối đi. - Máng ăn đảm bảo đầy đủ, sạch sẽ, trong chăn nuôi tập trung định mức máng ăn trung bình 0,8-1,2 m/ con 2.2. Máng uống Thường xây dựng hoặc bố trí gần với máng ăn để cho trâu bò sau khi ăn xong uống nước được thuận lợi. Trong chăn nuôi nông hộ máng uống thường xây dựng thành từng ô cho bò uống 6 Trong chăn nuôi tập trung máng uống có thể xây thành ô dãy dài, chiều cao 30 – 50 cm, chiều rộng 40 – 60 cm, chiều dài tùy theo ô chuồng định mức trung bình 0,7-1,0 m/con, ở đáy nơi thấo nhất có lỗ thoát nước khi cần thiết, để thay rửa nước, vệ sinh máng uống khi cần thiết và luôn đảm bảo nước uống đầy đủ và sạch sẽ. Quy mô chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản tập trung, tốt nhất người ta dùng máng uống tự động để cung cấp đủ nước theo yêu cầu của trâu, bò. Nếu không có máng uống tự động thì có thể làm máng uống bán tự động - Nguồn nước từ tháp, hoặc bể chứa được dẫn tới một bể nhỏ hoặc nơi chứa đựng được xây ở gần chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một tự động mở nước. Từ đây có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi trâu, bò uống nước, mực nước trong máng hạ xuống nhờ có phao điều chỉnh tự động mở ra, 7 nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại và giữ mực nước trong máng uống luôn cố định và được đầy đủ. 2.3. Dụng cụ vệ sinh: Dụng cụ vệ sinh cho trâu bò được trang bị đầy đủ để thuận lợi cho công tác chăm sóc quét don chuồng trại, thu dọn phân và xử lý phân, nước tiểu tránh để gây ô nhiễm môi trường khu vực chăn nuôi. Đối với trâu bò cái sịnh sản dụng cụ vệ sinh cho bầu vú trước và sau khi vắt sữa phải thực hiện từng buổi trong ngày Dụng cụ vệ sinh bao gồm chổi, dễ, cuốc, xẻng, thùng, xô, chậu, bình phun, khăn lau, bàn chải...ngoài việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ còn vệ sinh thân thể để phòng chống các bệnh ngoài da và làm tốt công tác vệ sinh môi trường Dụng cụ vệ sinh cần lưu ý đảm bảo được sạch sẽ sau khi dùng, được bảo quản và bổ sung thường xuyên để giúp người chăn nuôi chủ động trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh môi trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu,bò cái sinh sản B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Trình bày các yêu cầu cần thiết khi xây dựng chuồng nuôi trâu,bò cái sinh sản. 2. Nêu các nội dung để xác định vị trí chuồng nuôi trâu, bò cái sinh sản. 3. Cho biết hướng chuồng nuôi thích hợp đối với trâu, bò cái sinh sản được xác định như thế nào? 4. Mô tả một số kiểu chuồng nuôi trâu, bò cái sinh sản và cho biết kiểu nào thích hợp điều kiện của gia đình anh (chị)? 5. Nêu tác dụng một số dụng cụ chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản 6. Cách xác định và yêu cầu bố trí và xây dựng máng ăn, máng uống cho trâu, bò cái sinh sản 7. Trình bày ứng dụng sử dụng các dụng cụ vệ sinh để đảm bảo công tác vệ sinh môi trường * Bài tập thực hành: Hướng dẫn bài về chuồng trại chăn nuôi trâu , bò cái sinh sản Nội dung thực hành Thời gian, hướng dẫn Phương pháp và cách thức tổ chức Mở đầu 15 phút Giới thiệu chung, mục tiêu, yêu cầu bài thực hành Giới thiệu 15 phút, Phổ biến nội dung, giới thiệu đầy đủ và 8 nội dung bài giảng Thuyết minh ngắn gọn Giới thiệu về những yêu cầu cần thiết khi xây dụng chuồng trại 180 phút, Thảo luận nhóm Câu hỏi: + Hãy trình bày những yêu cầu cần thiết khi xây dụng chuồng trại Cách tiến hành: +Chia lớp làm các nhóm, mỗi nhóm 8- 10 học viên cùng thảo luânn một nội dung và tiến hành cho cá nhân lên trình bày + Giáo viên nhận xét, bổ sung và tổng kết + Thiết bị dạy học cần thiết: Chuẩn bị các bức tranh, ảnh về các kiểu chuồng nuôi trau, bò để giới thiệu cho học viên. Giới thiệu kiểu chuồng nuôi trâu, bò 240 phút Quan sát thực tế Yêu cầu quan sát: + Quan sát các kiểu chuồng nuôi trâu, bò 1 dãy, 2 dãy và kiểu chuồng ở nông hộ. + Hãy nêu những đặc điểm và hạn chế của từng kiểu chuồng Cách tiến hành: + Giáo viên khảo sát chọn mô hình thăm quan chuồng nuôi trâu, bò ở một trang trại nào đó hoặc nông hộ + Các nhóm trình bày kết quả + Giáo viên nhận xét và tổng kết. Tổng kết bài thực hành 30 phút + Giáo viên chuẩn bị trước các câu hỏi với những nọi dung cần tổng kết. + Tóm tắt những nội dung chính liên quan đến việc chuẩn bị điều kiện chuồng trại chăn nuôi trâu, bò. Đặc biệt đối với điều kiện nông hộ sãn có. Bảng đánh giá kết quả học tập của học viên Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Yêu cầu cần thiết xây dựng chuồng trại Vấn đáp 9 Xác định vị trí, hướng chuồng nuôi Tự luận Xác định các kiểu chuồng nuôi vấn đáp, tự
Tài liệu liên quan