Ở nước ta hiện nay nghề khai thác, đánh bắt hải sản đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu
cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, nhiệm vụ lắp ráp và sửa
chữa ngư cụ có tính chất quyết định đến hiệu quả khai thác, đánh bắt hải sản. Vì
vậy ở các địa phương có nghề cá cũng như các cơ sở đào tạo cần thiết phải đào
tạo lực lượng lao động có tay nghề lắp ráp và sửa chữa ngư cụ thành thạo, nhằm
đáp ứng với tình hình thực tế của nghề cá.
Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Lắp ráp và sửa chữa
ngư cụ”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa
Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc biên soạn.
Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành
5 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công
việc.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập
nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa
phương. Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ
2) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới
3) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng
4) Giáo trình mô đun Lắp ráp lưới với phụ tùng
5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản ngư cụ
40 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ LẮP RÁP NGƯ CỤ
Mã số: MĐ 01
NGHỀ: LẮP RÁP VÀ SỬA CHỮA NGƯ CỤ
Trình độ: Sơ cấp nghề
Hà Nội, năm 2012
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
2
LỜI GIỚI THIỆU
Ở nước ta hiện nay nghề khai thác, đánh bắt hải sản đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu
cầu phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, nhiệm vụ lắp ráp và sửa
chữa ngư cụ có tính chất quyết định đến hiệu quả khai thác, đánh bắt hải sản. Vì
vậy ở các địa phương có nghề cá cũng như các cơ sở đào tạo cần thiết phải đào
tạo lực lượng lao động có tay nghề lắp ráp và sửa chữa ngư cụ thành thạo, nhằm
đáp ứng với tình hình thực tế của nghề cá.
Dựa trên cơ sở đề án: “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020 của Thủ tướng Chính phủ”. Chương trình dạy nghề “Lắp ráp và sửa chữa
ngư cụ”do tập thể giáo viên ngành Khai thác hàng hải Thủy sản thuộc khoa
Công nghệ Thủy sản, trường Cao đẳng nghề Thủy sản Miền Bắc biên soạn.
Chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành
5 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công
việc.
Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập
nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất trên biển tại các địa
phương. Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ
2) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới
3) Giáo trình mô đun Lắp ráp áo lưới với dây giềng
4) Giáo trình mô đun Lắp ráp lưới với phụ tùng
5) Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo quản ngư cụ
Giáo trình Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ giới thiệu khái quát về các khâu chuẩn
bị cho lắp ráp ngư cụ đảm bảo kỹ thuật. Nội dung được phân bổ giảng dạy trong
thời gian 104 giờ và bao gồm 6 bài:
Bài 1: Chuẩn bị mặt bằng lắp ráp ngư cụ
Bài 2: Chuẩn bị dụng cụ và bản vẽ
Bài 3: Chuẩn bị dây giềng
Bài 4: Chuẩn bị phao, chì và phụ tùng
Bài 5: Chuẩn bị chỉ lưới
Bài 6: Chuẩn bị lưới tấm
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm
Khuyến ngư Quốc gia, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Hải phòng, Viện
nghiên cưú Hải sản Hải phòng và một số đơn vị khác v.v.. Đồng thời chúng tôi
cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của
các Viện, Trường, cơ sở nghề cá, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường
3
Cao đẳng nghề thuỷ sản Miền Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ
Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo
các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các
thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi
để hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài
liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Lắp ráp và sửa chữa ngư cụ”.
Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ
chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù
hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và
các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1- Đỗ Văn Nhuận (Chủ biên)
2- Đỗ Ngọc Thắng
3- Lê Trung Kiên
4
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 2
MÔ ĐUN CHUẨN BỊ LẮP RÁP NGƯ CỤ .............................................................................. 6
Bài 1: Chuẩn bị mặt bằng lắp ráp ngư cụ ................................................................................... 6
A. Giới thiệu quy trình ............................................................................................................... 7
B. Các bước tiến hành ............................................................................................................... 7
1. Xác định vị trí mặt bằng ......................................................................................................... 7
1.1. Mặt bằng ngoài trời ............................................................................................................. 7
1.2. Mặt bằng trong nhà xưởng .................................................................................................. 8
2. Chuẩn bị nhà xưởng ................................................................................................................ 8
3. Sắp xếp trang thiết bị trong xưởng ......................................................................................... 8
3.1. Thiết bị làm dây ................................................................................................................... 8
3.2. Thiết bị kéo căng dây giềng và lưới .................................................................................. 11
3.2. Sắp xếp thiết bị làm dây .................................................................................................... 12
C. Câu hỏi ................................................................................................................................. 12
D. Ghi nhớ ................................................................................................................................ 12
Bài 2: Chuẩn bị dụng cụ và bản vẽ .......................................................................................... 12
A. Giới thiệu quy trình ............................................................................................................. 13
B. Các bước tiến hành .............................................................................................................. 13
1. Xác định chủng loại dụng cụ ................................................................................................ 13
1.1. Chuẩn bị dụng cụ làm lưới ................................................................................................ 13
1.2. Chuẩn bị dụng cụ để làm dây giềng .................................................................................. 16
2. Sắp xếp dụng cụ làm lưới, làm dây ...................................................................................... 18
3. Chuẩn bị các bản vẽ ngư cụ .................................................................................................. 19
3.1. Chuẩn bị các bản vẽ thiết kế ngư cụ .................................................................................. 19
3.2. Sắp xếp các bản vẽ thiết ngư cụ ........................................................................................ 38
C. Bài tập thực hành ................................................................................................................. 38
D. Ghi nhớ ................................................................................................................................ 39
Bài 3: Chuẩn bị dây giềng ........................................................................................................ 40
A. Giới thiệu quy trình ............................................................................................................. 40
B. Các bước tiến hành .............................................................................................................. 40
1. Chọn chủng loại dây giềng ................................................................................................... 40
1.1. Cấu tạo của dây.................................................................................................................. 40
1.2. Vật liệu làm dây ................................................................................................................. 41
2. Xác định kích thước dây giềng ............................................................................................. 44
2.1. Lấy dây ra khỏi cuộn không bị rối ..................................................................................... 44
2.2. Kích thước dây .................................................................................................................. 46
3. Tạo khuyết các loại dây giềng .............................................................................................. 47
3.1. Cách buộc đầu dây giềng ................................................................................................... 47
3.2. Cách đấu khuyết đầu dây giềng ......................................................................................... 47
3.3. Cách đấu khuyết đầu dây cáp ............................................................................................ 49
3.4. Đấu nối hai đầu dây ........................................................................................................... 49
4. Sắp xếp các loại dây giềng ................................................................................................... 52
C. Bài tập thực hành ................................................................................................................. 54
D. Ghi nhớ ................................................................................................................................ 54
Bài 4: Chuẩn bị phao, chì và phụ tùng ..................................................................................... 54
A. Giới thiệu quy trình ............................................................................................................. 54
B. Các bước tiến hành ............................................................................................................. 54
1. Chuẩn bị các loại phao.......................................................................................................... 54
1.1. Phao lưới kéo ..................................................................................................................... 54
5
1.2. Phao lưới vây .................................................................................................................... 56
1.3.Phao lưới rê ......................................................................................................................... 57
2. Chuẩn bị các loại chì ............................................................................................................ 57
2.1. Chì lưới kéo ....................................................................................................................... 57
2.2. Chì lưới vây ....................................................................................................................... 59
2.3. Chì lưới chụp mực ............................................................................................................. 61
2.4. Chì lưới rê .......................................................................................................................... 62
3. Chuẩn bị các loại phụ tùng ................................................................................................... 63
3.1. Phụ tùng lưới kéo ............................................................................................................... 63
3.2. Phụ tùng lưới vây ............................................................................................................... 64
3.3. Phụ tùng lưới chụp mực .................................................................................................... 65
3.3. Phụ tùng của nghề câu ....................................................................................................... 65
4. Kiểm tra, sắp xếp phao, chì và phụ tùng .............................................................................. 66
C. Bài tập thực hành ................................................................................................................. 66
D. Ghi nhớ ................................................................................................................................ 66
Bài 5: Chuẩn bị chỉ lưới ............................................................................................................ 66
A. Giới thiệu quy trình ............................................................................................................. 66
B. Các bước tiến hành ............................................................................................................. 67
1. Chọn chủng loại chỉ đan lưới ................................................................................................ 67
1.1 Sợi và chỉ dùng trong nghề cá ............................................................................................ 67
1.2. Chỉ lưới dùng trong nghề cá .............................................................................................. 67
2. Chọn chỉ đan lưới ................................................................................................................. 69
3. Chọn chỉ ghép và dây ghép................................................................................................... 73
4. Sắp xếp và bảo quản chỉ đan lưới, chỉ ghép và dây ghép ..................................................... 75
C. Bài tập thực hành ................................................................................................................. 77
D. Ghi nhớ ................................................................................................................................ 77
Bài 6: Chuẩn bị lưới tấm .......................................................................................................... 77
A. Giới thiệu quy trình ............................................................................................................. 77
B. Các bước tiến hành ............................................................................................................. 77
1. Chọn chủng loại lưới tấm ..................................................................................................... 77
1.1. Đặc điểm của lưới tấm dùng trong nghề cá ....................................................................... 78
1.2. Kết cấu lưới tấm ................................................................................................................ 79
2. Dự trù lưới tấm ..................................................................................................................... 83
2.1. Cách tính diện tích lưới tấm .............................................................................................. 83
2.2. Cách tính trọng lượng tấm lưới ......................................................................................... 83
2.3. Dự trù lưới tấm cho một số nghề thông dụng .................................................................... 83
3. Sắp xếp và bảo quản lưới tấm ............................................................................................... 85
C. Bài tập thực hành ................................................................................................................ 85
D. Ghi nhớ ................................................................................................................................ 85
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ................................................................................. 85
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ....................................................................... 86
6
MÔ ĐUN CHUẨN BỊ LẮP RÁP NGƯ CỤ
Mã số mô đun: MĐ 01
Giới thiệu mô đun
Mô đun Chuẩn bị lắp ráp ngư cụ là mô đun chuyên môn nghề, mang tính
tích hợp giữa kiển thức và và kỹ năng thực hành chuẩn bị lắp ráp ngư cụ. Nội
dung mô đun này trình bày khái quát về công tác chuẩn bị cho việc lắp ráp ngư
cụ; thực hiện việc chuẩn bị nhà xưởng, dụng cụ và các bản vẽ ngư cụ cũng như
vật tư cần thiết có liên quan. Mô đun được kết cấu qua các bài dạy tích hợp giữa
lý thuyết vả thực hành, chủ yếu là thực hành. Học xong mô đun này, học viên có
những kiến thức cơ bản về các bước chuẩn bị cho lắp ráp ngư cụ thông dụng.
+ Hiểu được các tiêu chuẩn của vị trí lắp ráp ngư cụ;
+ Hiểu được các bản vẽ thiết kế ngư cụ và chủng loại dụng cụ;
+ Biết cách chọn chủng loại dây giềng;
+ Biết cách chọn chủng loại phao, chì và phụ tùng;
+ Biết cách chọn chỉ lưới và lưới tấm.
+ Xác định vị trí lắp ráp ngư cụ hợp lý;
+ Đọc hiểu được các bản vẽ thiết kế ngư cụ và chủng loại dụng cụ;
+ Lựa chọn được dây giềng, phao, chì và phụ tùng;
+ Chuẩn bị được lưới tấm, chỉ đan lưới, chỉ ghép và dây ghép.
- Thái độ: Rèn luyện tính thận trọng, chính xác, nghiêm túc, tuân thủ theo
quy định.
Bài 1: Chuẩn bị mặt bằng lắp ráp ngư cụ
Mục tiêu:
- Hiểu được điều kiện cần thiết của vị trí lắp ráp ngư cụ;
- Mô tả được vị trí lắp ráp ngư cụ;
- Sắp xếp được các trang, thiết bị trong xưởng lắp ráp ngư cụ
- Tuân thủ các nguyên tắc, sáng tạo, thận trọng.
7
A. Giới thiệu quy trình
Để lắp ráp và sửa chữa ngư cụ đảm bảo chất lượng tốt, một khâu không thể
thiếu được là công tác chuẩn bị cho việc lắp ráp ngư cụ. Đó là công việc phải
chuẩn bị tất cả những vật tư, trang thiết bị, bản vẽ và dụng cụ cần thiết. Muốn
vậy ta có thể thực hiện các công việc đó theo quy trình sau:
B. Các bước tiến hành
1. Xác định vị trí mặt bằng
1.1. Mặt bằng ngoài trời
- Mặt bằng ngoài trời phải thoả mãn về chiều dài và chiều rộng để có thể
lắp ráp những ngư cụ quy mô lớn như lưới kéo, lưới vây, lưới chụp mực
- Mặt bằng ngoài trời chỉ thực hiện được khi thời tiết bình thường, không có
mưa, gió lớn, không ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động.
Hình 1.1.Mặt bằng ngoài trời
8
1.2. Mặt bằng trong nhà xưởng
- Mặt bằng trong nhà xưởng phải thoả mãn về diện tích tối thiểu là 30 m2
đến 60 m2 để có thể lắp ráp được tất cả các loại ngư cụ.
- Nền nhà xưởng phải cao ráo, trám xi măng hoặc lát gạch, có độ dốc để
thoát nước.
2. Chuẩn bị nhà xưởng
- Nhà xưởng phải lợp bằng ngói, có cửa sổ thông gió, có hệ thống quạt và
đủ ánh sáng
- Có diện tích thoả mãn vị trí để sắp xếp các thiết bị và dụng cụ trong nhà
xưởng, đồng thời đáp ứng đủ chỗ làm việc cho người lao động
- Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động
- Thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư và giao nhận sản phẩm
- Có hệ thống phòng chống cháy nổ theo tiêu chuẩn
- Không gây ô nhiễm môi trường
Hình 1.2. Nhà xưởng để lắp ráp ngư cụ
3. Sắp xếp trang thiết bị trong xưởng
3.1. Thiết bị làm dây
Các loại dây giềng trong nghề cá, để cho phù hợp với từng loại nghề người
ta thường phải xe lại, cuốn bằng chỉ lưới hoặc bện lại với cácc dây giềng khác để
cho dường kính lớn hơn. Vì vậy mà trrong các nhà xưởng lắp ráp ngư cụ được
bố trí các thiết bị làm dây sau:
9
Hình 1.3. Máy xe dây giềng
Hình 1.4. Máy xe dây giềng tổng hợp
10
Hình 1.5. Máy quấn chỉ lưới vào dây cáp
Dây cáp sau khi quấn chỉ lưới được cuộn vào tang chứa
11
3.2. Thiết bị kéo căng dây giềng và lưới
Hình 3.3.Thiết bị dùng để kéo căng dây giềng và lưới
12
Hình 3.4.. Pa lăng xích dùng để căng lưới và dây giềng
3.2. Sắp xếp thiết bị làm dây
Tất cả các thiết bị làm dây đều được sắp xếp một cách có khoa học trong
nhà xưởng sao cho tận dụng được diện tích nhà xưởng, không ảnh hưởng đến
các công việc khác