I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
Hàn vẩy là một trong những mô đun của chương trình đào tạo nghề hàn trình độ lành nghề. Đây là khối kiến thức và kỹ năng cơ bản của công việc hàn vẩy, nó cũng rất quan trọng đối với tất cả mọi người thợ hàn.Thiếu nó người thợ hàn sẽ thiếu các khả năng hàn nối kim loại đen với kim loại màu, kim loại màu với kim loại màu, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc của nghề hàn cũng như sự đảm bảo an toàn và sức khỏe của người thợ
-Vị trí: Mô đun này được bố trí sau khi học xong hoặc học song song với các môn học MH7- MH12 và MĐ13 MĐ20
- Tính chất của môđun: Là mô-đun chuyên ngành bắt buộc
30 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun hàn vẩy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Công nghệ hàn ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như chế tạo máy, xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông vận tải và hóa chất
Căn cứ vào chương trình khung của Tổng cục dạy nghề và điều kiện thực tế giảng dạy của nhà trường. Giáo trình Môđun Hàn vẩy được biên soạn theo hướng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Giúp cho Học sinh – Sinh viên vận dụng ngay lý thuyết vào thực tiễn. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở lựa chọn các kiến thức trong các tài liệu chuyên ngành song vẫn đảm bảo tính kế thừa những nội dung đang được giảng dạy ở trường. Nội dung giáo trình gồm những kiến thức cơ bản về hàn vẩy và quy trình thực hiện một bài tập thực hành hàn cơ bản như hàn thiếc, hàn đồng, bạc, vàng ở vị trí bằng và hàn gấp mép, chồng mép.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp , để giáo trình được hoàn chỉnh hơn
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Tổ Công nghệ hàn – Khoa Cơ khí trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh hóa.
Xin chân thành cảm ơn !
Thanh hóa tháng 10 năm 2009
Tổ môn Công nghệ Hàn
GIÁO Trình MÔ ĐUN HÀN VẨY
Mó số mụ đun: MĐ21
Thời gian mô đun: 60 h; ( Lý thuyết: 15 h, Thực hành: 45 h)
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
Hàn vẩy là một trong những mô đun của chương trình đào tạo nghề hàn trình độ lành nghề. Đây là khối kiến thức và kỹ năng cơ bản của công việc hàn vẩy, nó cũng rất quan trọng đối với tất cả mọi người thợ hàn.Thiếu nó người thợ hàn sẽ thiếu các khả năng hàn nối kim loại đen với kim loại màu, kim loại màu với kim loại màu, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc của nghề hàn cũng như sự đảm bảo an toàn và sức khỏe của người thợ
-Vị trí: Mô đun này được bố trí sau khi học xong hoặc học song song với các môn học MH7- MH12 và MĐ13¸ MĐ20
Tính chất của môđun: Là mô-đun chuyên ngành bắt buộc
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
Học xong môn học này người học có khả năng:
Nhận biết chớnh xỏc cỏc loại thuốc hàn, vật liệu hàn dựng trong cụng nghệ hàn vẩy.
Chuẩn bị thiết bị dụng cụ hàn đầy đủ an toàn.
Chuẩn bị phụi hàn sạch, khe hở hàn hợp lý, đứng kích thước bản vẽ.
Hàn các mối hàn cơ bản, các loại cấu kiện như két nước bạc lót, dao cắt gọt kim loại, thùng chứa, đầu dây điện bằng vẩy thiếc, vảy chỡ, vảy đồng, vẩy bạc đảm bảo độ bám, tràn láng tốt, ít khuyết tật.
Hàn sửa chữa các kết cấu hàn bị hư hỏng đảm bảo chắc kín, tràn láng tốt đưa vào tái sử dụng.
Thực hiện tố công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quỏt và phõn phối thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Hàn vẩy thiếc
20
5
14
2
Hàn vẩy đồng trên lũ rốn
14
4
9
3
Hàn vẩy đồng bằng ngọn lửa hàn khí
13
3
9
4
Hàn vẩy bạc
13
3
9
5
Kiểm tra mô đun
4
Cộng
60
15
41
4
2 Nội dung chi tiết
Những kiến thức cơ bản hàn vẩy
1. Khái quát.
Hàn vẩy là phương pháp công nghệ hàn để nối các chi tiết kim loại hoặc hợp kim ở trạng thái rắn nhờ một kim loại hoặc hợp kim trung gian gọi là vẩy hàn. Khi hàn vẩy thì kim loại ( hợp kim) trung gian được nung nóng đến trạng thái chảy,còn kim loại vật hàn thì cần nung nóng đến một nhiệt độ nhất định , mà ở nhiệt độ đó giữa kim loại vật hàn và vẩy hàn có thể khuếch tán vào nhau.
Hàn vẩy đươc sử dụng rộng rãi trong ngành kỹ thuật điện, điện tử và trong các lĩnh vực khác; hàn các dung cụ cắt kim loai, dụng cụ nhiệt.
Đặc trung cơ bản của hàn vẩy là;
- Do không gây ra sự thay đổi thanh phần hóa học của kim loại vật hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt không tồn tại do vây vật hàn không bị biến dạng.
- Có thể hàn được các kết cấu phức tạp mà các phương pháp hàn khác không thực hiện được.
- Có khả năng hàn các loại vật liệu khác nhau.
- Năng suất cao và không cần thợ bậc cao.
- Hiệu quả kinh tế cao.
2. Vẩy hàn
Vẩy hàn là những kim loại hoặc hợp kim có khả năng liên kết các vật liệu kim loại với nhau, để tạo nên liên kết hàn bền chắc ; thỏa mãn yêu cầu làm việc của kết cấu hàn.
a, Yêu cầu đối với vẩy hàn
Vẩy hàn cần đáp ứng những yêu cầu sau;
- Vẩy hàn khi nóng chảy phải có khả năng khuếch tán tốt vào kim loại vật hàn để tạo nên lớp vẩy hàn bền chắc.
- Nhiệt độ nóng chảy của vẩy hàn phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại vật hàn.
- ở trạng thái nóng chảy vẩy hàn phải có tính chảy loãng cao để dễ điền đầy toàn bộ mối hàn.
- Hệ số dẫn nhiệt của kim loại vật hàn và vẩy hàn cần phải gần như nhau.
- Vẩy hàn cần phải đảm bảo độ dẻo, độ bền, không bị giòn nóng va giòn nguội.
- Dễ chế tạo, giá thành rẻ.
b, phân loại vảy hàn.
Dựa vào nhiệt độ nóng chảy, người ta chia vẩy hàn làm 2 nhóm;
- Nhóm vẩy hàn dễ nóng chảy còn gọi là vẩy hàn mềm. nhóm này có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 4500C.
- Nhóm vẩy hàn khó nóng chảy còn gọi là vẩy hàn cứng. Nhóm này có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 4500C.
c) Các loại vẩy hàn
* Vẩy hàn mềm
Các loại vẩy hàn mềm là các hợp kim chứa ; Sn, Pb, Cd, Bi và có nhiệt độ làm việc từ (190 350)0C.
Vẩy hàn mềm sử dụng để hàn các sản phẩm làm việc ở nhiệt độ thấp, chịu lực nhỏ.
Vẩy hàn mềm gồm thiếc chì và vật liệu hàn đặc biệt.
- Thiếc hàn
Thiếc hàn là hợp kim thiếc - chì. Thiếc hàn gồm các loại ; thiếc hàn 25, thiếc hàn 30, thiếc hàn 33, thiếc hàn 40, thiếc hàn 50, thiếc hàn 60 và thiếc hàn 90. Loại thiếc hàn 25 đến 50 sử dụng chủ yêu để hàn sắt tây. Thiếc hàn 60 sử dụng để hàn đồng hồ điện, thiếc hàn 90 sử dụng để hàn các dụng cụ chứa thước ăn.
- Vẩy hàn mềm đặc biệt
Trên cơ sở hợp kim thiếc- chì người ta đưa vào một số nguyên tố, Cu, Zn, Bi, Cd sẽ tạo ra vật liệu hàn có nhiệt độ nóng chảy thấp để hàn các kết cấu đảm bảo các yêu cầu đặc biệt; hàn các tấm kẽm mỏng, dụng cụ bảo hiểm nhiệt...
Vẩy hàn mềm đặc biệt thường sử dụng là;
+ Hợp kim Sn – Pb – Bi
Thành phần của hợp gồm; 15,5% Sn + 32,5 % Pb +52% Bi. Hợp kim này có nhiệt độ nóng chảy khoảng 960C.
+ Hợp kim Sn + Pb + Cd + Bi .
Thành phần của hợp kim gồm 13,3% Sn + 26,7 % Pb + 10 % Cd + 50% Bi. Hợp kim này có nhiệt độ nóng chảy khoảng 600C.
* Vẩy hàn cứng
Vẩy hàn cứng có độ cứng và cơ tính tương đối cao, do vậy thường sử dụng để hàn những liên kết có yêu cầu cơ tính cao và chịu nhiệt cao .
Vẩy hàn cứng thường dùng gồm ; đồng thau, bạc, vật liệu hàn bền nóng...
- Đồng thau ( hợp kim Cu – Zn )
Dùng để hàn các liên kết bằng kim loại đen và kim loại màu có nhiệt độ nóng chảy trên 10000C. Các số hiệu thường dùng P42, P45, P51, P54... hoặcPMy-36, PMy-48, PMy54 ...
thành phần của nó theo bảng sau
Ký hiệu
% Cu
% Zn
t0 bắt đầu nóng chảy
t0kết thúc nóng chảy
PMy-36
PMy-48
PMy-54
36 2
48 2
54 2
còn lại
còn lại
còn lại
8000C
8600C
8700C
8230C
8700C
8800C
- Vẩy bạc
Vẩy bạc sử dụng để hàn thường có chứa thêm các nguyên tố đồng và kẽm .
Vật liệu hàn này có thể hàn được tất cả các kim loại đen và kim loại màu ( trừ những kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của vẩy hàn như; nhôm , magiê, kẽm ...)
Ưu điểm của vẩy hàn bạc là
· Có độ dẻo, độ bền cao.
· Tính chống gỉ tốt .
· Làm việc tốt trong điều kiện chịu uốn và tải trọng va đập.
Vi dụ ; vẩy hàn bạc 72 ; gồm 72% Ag +28% Cu nhiệt độ là 7790C có độ dẫn điện tốt nên dùng để hàn đồng, đồng thau và bạc.
Thành phần vẩy hàn bạc
Khí hiệu vảy hàn
% Ag
% Cu
% Zn
% Cd
% Ni
d g/cm3
t0bắt đầu nóng chảy
t0kết thúc nóng chảy
PCP25
25
40
35
8,7
775
790
PCP40
40
16,7
17
26
0,20,7
8,4
605
720
PCP45
45
30
25
9,1
726
740
PCP72
72
28
9,9
779
790
Trên bảng trên vẩy hàn PCP 40 có nhiệt độ bắt đầu nóng chảy và kết thúc nhỏ nhất nên vẩy hàn này dùng để hàn các mối hàn của thép đã tôi yêu cầu sức bền cơ học lớn .
- Vẩy hàn bền nóng
Vẩy hàn bền nóng là hợp kim có chứa các nguyên tố (50 90 )% Cu, (20 40 )% Zn, (3 8 )% Ni, (2 5 )% Mn, và < 2% Fe.
Vẩy hàn bền nóng được sử dụng rộng rãi để hàn những chi tiết làm việc ở nhiệt độ cao và hợp kim bền nóng.
Ví dụ ; Để hàn mãnh hợp kim cứng vào dụng cụ cắt kim loại thì dùng vẩy hàn là hợp kim Cu-Ni...
3. Thuốc hàn vảy
a) Yêu cầu đối với thuốc hàn vẩy.
Thuốc hàn vẩy có tác dụng làm sạch lớp ôxit và các chất bẩn khác trong vẩy hàn và kim loại vật hàn.
Thuốc hàn cần đảm bảo các yêu cầu sau;
- Tạo điều kiện tốt cho vẩy hàn khuếch tán vào kim loại vật hàn.
- Bảo vệ bề mặt kim loại vật hàn và vẩy hàn nóng chảy không bị ôxy hóa trong quá trình hàn.
- Hòa tan được lớp ôxít tạo nên trên bề mặt kim loại vật hàn và vẩy hàn.
- Không làm thay đổi thành phần và tính chất của kim loại vật hàn và vẩy hàn khi nung nóng.
- Không gây nên hiện tượng ăn mòn kim loại mối hàn và sinh ra khí độc khi hàn.
- Vẩy hàn phải rẻ ,dễ chế tạo.
b) Các loại thuốc hàn
Phụ thuộc vào thành phần kim loại vật hàn và yêu cầu kỹ thuật của mối hàn mà sử dụng thuốc hàn cho thích hợp.
- Thuốc hàn dùng hàn vẩy hàn mềm
Để hàn vẩy hàn mềm, người ta sử dụng thuốc hàn ở thể lỏng.Thuốc hàn sử dụng là dung dịch muối clo ; cloruakẽm, clorua amôn và axít phôtphoric và các hổn hợp. Trong một số trường hợp người ta dùng hổn hợp đặc biệt hàn đồ điện, điện tử ; Ví dụ như rượu glixirin, Colopan ...
+ Axítclohydric (HCl ) thường dùng với nồng độ loãng khoảng 20 25% dùng hàn với loại vật liệu tráng hoặc mạ kẽm. Qúa trình pha cần chú ý khi cho axit vào nước phải từ từ để tránh sảy ra nổ, bắn túe gây tai nạn. Khi pha phải đợi phản ứng hoàn toàn và kiểm tra đúng nồng độ , đợi đến khi axit nguội rồi mới sử dụng để hàn, khi hàn song phải làm sạch mối hàn.
+ kẽmclorua (Zncl2) dùng để hàn kim loại đen , màu như inox hoặc đồng loại này sử dụng ở thể lỏng hoặc bột. với loại thể lỏng có thể điều chế sẳn hoặc ta điều chế trực tiếp từ kẽm với axit clohydric
phương trình phản ứng ; 2HCl + Zn ® Zncl2 + H2
Chú ý ; Quá trình điều chế cần phải để phản ứng bảo hòa và để nguội sau đó mới hàn . Đối với muốn kẽm Zncl2 cũng ăn mòn kim loại nên khi hàn song cần phải làm sạch.
+ Cloruakẽm Actini (Ac) điều chế từ 75% Zncl2 dạng bột và trộn 25% Ac rồi đem nấu chảy tạo thành hổn hợp để hàn. Thường dùng với vẩy hàn mềm. dùng để hàn thép, đồng và các hợp kim khác.
+ Colopan ( nhựa thông ) là chất hòa tan hữu cơ, dùng để bảo vệ chi tiết máy . Trong quá trìng hàn thường dùng với hổn hợp 30% colopan và 70% rượu Etylic cho ta thuốc hàn tốt thường dùng khi hàn khí cụ điện, điện tử.
- Thuốc hàn dung hàn vẩy hàn cứng
Để hàn vẩy hàn cứng, thường sử dụng thuốc hàn bôrắc (Na2B4O7) axítboric (H2BO3) lưu lượng pha trộn tùy theo vật hàn, loại này thường dùng với dạng bột. dùng hàn đồng, thép, bạc và được bảo quản trong lọ kín.
4) Các loại liên kết mối hàn vẩy
Hàn vẩy được ứng dụng cho các loại liên kết mối hàn
- Mối hàn liên kết giáp mối.
- Mối hàn liên kết chồng.
- Mối hàn liên kết góc ...
5) công nghệ hàn vẩy
a) chọn vẩy hàn
Độ bền của mối hàn vẩy phụ thuộc vào loại vẩy hàn, do vậy khi chọn vẩy hàn căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của mối hàn và điều kiện làm việc của liên kết hàn để chọn loại vẩy hàn cho thích hợp.
b) Chế độ hàn vẩy
Chế độ hàn vẩy gồm các thông số chủ yếu sau;
- Nhiệt độ hàn
Nhiệt độ khi hàn vẩy có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối hàn. Nếu nhiệt độ tăng thì sức căng bề mặt của vẩy hàn giảm, làm tăng khả năng khuếch tán của vẩy hàn vào kim loại vật hàn. Nhưng nếu nhiệt độ hàn tăng quá cao sẽ làm tổ chức của kim loại mối hàn và kim loại vật hàn thay đổi, do đó làm thay đổi cơ tính của mối hàn. Vì vậy, khi hàn phải chọn nhiệt độ hàn cho thích hợp.
Nhiệt độ khi hàn vẩy thường lấy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của vẩy hàn khoảng ( 25 50 ) 0C.
- Thời gian nung
Thời gian nung có ảnh hưởng lớn đến năng suất quá trình hàn cũng như chất lượng của mối hàn. Thời gian nung càng dài thì chiều sâu lớp khuếch tán của vẩy hàn và kim loại vật hàn tăng, làm liên kết mối hàn tốt hơn. Tuy nhiên nếu thời gian nung quá dài sẽ làm cho hạt tinh thể phát triển, làm cơ tính mối hàn giảm và hiệu quả kinh tế thấp. Do vậy khi hàn phải chọn thời gian nung cho thích hợp.
Thời gian nung khi hàn phụ thuộc vào;
+ Chiều dày kim loại vật hàn.
+ Khe hở giữa các chi tiết hàn.
+ Thành phần của kim loại vật hàn và vẩy hàn.
+Tốc độ nung.
Xác định tốc độ nung nóng cần căn cứ vào kích thước của vật hàn, độ dẫn nhiệt của kim loại vật hàn . Kích thước vật hàn càng lớn, tính dẫn nhiệt của vật hàn kém thì tốc độ nung nóng phải chậm để tránh hiện tượng cong vênh và nứt vật hàn khi hàn.
c) Kỹ thuật hàn vẩy
- Chuẩn bị ; trước khi hàn phải chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ và các vật tư cần thiết cho quá trình hàn;
+ Dây hàn vẩy .
+ Thuốc hàn.
+ Vật hàn .
- Trước khi hàn phải làm sạch cẩn thận bề mặt vật hàn. Làm sạch có thể bằng phương pháp cơ học hay hóa học.Nếu tẩy sạch dùng 10% kiềm ở nhiệt độ 800C sau đó rửa sạch bằng axit HCl hoặc 10%H2SO4 rồi xấy khô ở nhiệt độ 1100C 1200C
- Gá chi tiết
Gá phải đảm bảo khe hở điều giữa các chi tiết. khe hở giữa các chi tiết phải đạt đến mức tối thiểu để làm tăng khả năng khuếch tán của vẩy hàn và làm tăng độ bền cho liên kết hàn.
Đối với các chi tiết máy bằng đồng đỏ ta để độ hở từ 0,15 0,3mm
Đối với các chi tiết máy bằng thép ta để độ hở 0,15 mm
Đối với các chi tiết máy bằng bạc ta để độ hở từ 0,01 0,03mm
Đối với các chi tiết liên kết ống ta để độ hở từ 0,2 0,25mm
Khi hàn vẩy hàn vẩy những mối hàn liên kết chồng mép, để khoảng chồng từ 3 60mm phụ thuộc vào chiều dầy kim loai và điều kiện làm việc của sản phẩm.
Vật liệu có chiều dầy 25mm độ dài chồng mép 40 mm.
- Phủ thuốc hàn
Phủ thuớc hàn vào vị trí đường hàn hay nhúng cả vào thuốc hàn.
Chú ý ; khi quét thuốc hàn không được để quá lâu mà phải thực hiện hàn ngay, nhất là khi dùng thuốc hàn ở thể lỏng và khi quét không được quá rộng.
- Hàn ;
Trình tự các bước công việc khi hàn như sau ;
+ Bôi điều thuốc hàn lên bề mặt mối hàn.
+ Nung nóng.
Nung nóng khi hàn là nhân tố rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng liên kết hàn. Khi nung phải nung nóng đều vật hàn và vẩy hàn ở tất cả các phía.
Đối với hàn vẩy hàn mềm, đầu mỏ hàn trước khi hàn phải làm sạch. Dùng giũa bóng đầu mỏ sáng tới ánh kim, khi giũa không được làm sước phải vê tròn đều sau đó đưa mỏ vào nung tới một nhiệt độ nhất định khoảng (3500C 4500C ) đưa ra nhúng nhanh đầu mỏ vào dung dịch muối ZnCl2 thời gian khoảng 10s. Đưa ra và tráng hợp kim hàn , bằng cách trà sát hợp kim hàn trên đầu mỏ hàn cho đến khi hợp kim bám vào đầu mỏ, khi đó mỏ hàn đã được làm sạch theo yêu cầu . Đưa mỏ vào lò nung tiếp, nếu nung lò than phải chú ý không được vùi đầu mỏ xuống than sẽ làm mỏ bẩn , nung tới nhiệt độ (3000C 4000C ) rồi đưa ra thực hiện hàn. Nhiệt độ nung không được quá 6000 C và quá trình hàn nhiệt độ không dưới 2000C . quá trình hàn khi sử dụng thuốc hàn phải phù hợp với mỏ hàn.
chú ý ; + Hàn bằng vẩy hàn mềm chỉ nên sử dụng để hàn các liên kết mối hàn chồng.
Khoảng chồng giữa các chi tiết hàn phụ thuộc vào chiều dày vật hàn và điều kiện làm việc của liên kết hàn. Thông thường khoảng chồng là ( 3 60) mm .
+ Với những liên kết hàn có chiều dày ( 2 5) mm và áp lực làm việc 5at thì chiều dài phần chồng nhỏ hơn 40mm.
- Gia công mối hàn sau khi hàn.
Sau khi hàn song cần phải gia công tiếp để mối hàn hoàn chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuuật tẩy rửa sạch thuốc hàn dùng trong quá trình hàn. Có thể tẩy rửa bằng nước hoặc tẩy rửa bằng dung dịch 10% NaOH rồi xấy khô chi tiết ở nhiệt độ 1100C . Nếu thuốc hàn dùng Colopan và rượu Etylic ta cần phải tẩy rửa bằng xăng.
- Kiểm tra mối hàn ;
Phải căn cứ vào tính chất làm việc của chi tiết hàn mà kiểm tra mối hàn. Khi kiểm tra mối hàn bằng 1,5 lần áp suất làm việc.
Ví dụ ; áp lực làm việc là 1at kiểm tra bằng 1,5at là đạt yêu cầu.
Bài 1
: HÀN VẨY HÀN THIẾC
MD 21 -01
Giới thiệu:
Hàn vẩy thiếc là một bài tập cơ bản nằm trong hệ thống các bài thuộc môđun hàn vẩy trong chương trình đào tạo công nhân lành nghề, nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết khi thực hiện công việc hàn vẩy thiếc. Trong quá trình học, người học phải tiếp thu kiến thức về công nghệ hàn vẩy thiếc, an toàn và vệ sinh môi trường, phải thực hiện các thao tác hàn trên các vật liệu mô phỏng, hoàn thiện các bài tập và thực hiện các công việc để hàn thành thạo các mối hàn vẩy thiếc ở trên các kết cấu hàn thật, như thùng tưới, thùng dầu, ống dẫn khí áp suất thấp.
Mục tiờu của bài:
Sau khi học xong bài học này người học sẽ có khả năng:
Nhận biết các nguồn nhiệt năng, các ngọn lửa khí đốt- ôxy và khí đốt-không khí, mỏ đốt điện, lũ cảm ứng, lũ nung phục vụ cho cụng việc hàn thiếc.
Sử dụng các loại dụng cụ thiết bị hàn thiếc như mỏ hàn đốt bằng lũ, mỏ hàn đốt bằng điện, mỏ hàn đốt bằng khí.
Chuẩn bị chi tiết hàn sạch hết cỏc vết dầu mỡ, hết lớp ụ-xy hoỏ bề mặt bằng cỏc dung dịch kiềm, bàn chải, giũa, mũi cạo hoặc bằng các phương pháp làm sạch khác.
Trỡnh bày cỏc kiểu mối hàn thiếc.
Lắp chi tiết hàn cố định không bị xê dịch trong quá trỡnh hàn, khe hở hàn hợp lý.
Giải thớch cỏch pha chế thuốc hàn dựng trong cụng việc hàn vẩy thiếc.
Chọn đúng chế độ hàn như: nhiệt độ nung, tốc độ nung, thời gian giữ nhiệt. phù hợp với từng loại vật liệu hàn.
Hàn các mối hàn thiếc, đảm bảo độ tràn láng tốt, kim loại vẩy hàn bỏm chắc vào kim loại vật hàn, khụng bị bọt khớ, lẫn xỉ, chỏy vẩy hàn.
Thực hiện tốt cụng tỏc an toàn và vệ sinh phân xưởng
Nội dung của bài
Thời gian: 20 h (LT: 5 h, TH:15 h)
1: Dụng cụ, thiết bị hàn vẩy thiếc.
Thời gian:2
2: Thiếc hàn, thuốc hàn.
Thời gian:2
3: Kỹ thuật hàn thiếc
Thời gian:12
4: Kiểm tra chất lượng mối hàn
Thời gian:2
5: An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng khi hàn thiếc
Thời gian:2
1 : Công tác chuẩn bị:
1.1.Vật liệu:
Thùng đựng dầu tôi kích thước f 180 ´ 180 bằng tôn mã kẽm
Thiếc hàn 50 (50%Sn và 50%Pb)
Thuốc hàn muối clo rua kẽm (Zncl2)
1.2.Thiết bị và dụng cụ:
Mũi cạo
Bàn chải sắt
Chổi lông
Giũa dẹt
Lọ đựng thuốc hàn
Mỏ hàn đốt
Bàn hàn
1.3. Điều kiện an toàn
Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng, hệ thống thông gió, hút bụi hoạt động tốt
Nền xưởng khô ráo
Bảo hộ lao động đầy đủ
2: Trình tự thực hiện:
2.1.Đọc bản vẽ,( Hình 1-1) là bản vẽ chi tiết thùng.
2.2.Chuẩn bị phôi, vật liệu hàn:
Dùng mũi cạo, bàn chải sắt làm sạch hết vết bẩn ,dầu mỡ ô-xy hoá ở trên đường hàn
Thuốc hàn Zncl2 được pha chế bảo hoà
2.3.Làm sạch mỏ hàn:
- Dùng giũa làm sạch hết lớp ô-xy hoá, thiếc còn bám trên mỏ hàn (hình 1-2a), có thể dùng muối ZnCl2 rửa sạch đầu mỏ hàn (hình -1-2b).
Zncl2
2.4 Nung mỏ hàn:
Nhóm lò cho lò cháy ổn định lúc đó mới cho mỏ hàn vào để đốt khi đốt nên cho đầu bắt thiếc lên phía trên, đốt đến nhiệt độ khoảng 4000- 4500c, có thể đốt mỏ hàn bằng nguồn nhiệt của ngọn lửa hàn khí, cũng có thể dùng mỏ hàn điện để hàn.
2.5 Quét thuốc hàn lên đường hàn:
Dùng chổi lông nhúng vào thuốc hàn, rồi quét nhẹ lên vùng mối hàn chú ý quét thuốc hàn vừa đúng chiều rộng đường hàn, hình 1-3.
hình 1-3
hình 1-4
2.6 Hàn:
Mỏ hàn sau khi đã nung đúng nhiệt độ, cho mỏ hàn bắt thiếc bằng cách cho mỏ hàn cắt vào thanh thiếc, thiếc sẽ chảy lỏng và bám vào mỏ hàn
Đưa mỏ hàn đã bắt thiếc vào vị trí mối hàn, tốt nhất là ở vị trí lòng thuyền chuyển động mỏ hàn chậm cho mỏ hàn vừa đốt nóng vật hàn đến nhiệt độ hàn, vừa làm cho thiếc chảy lỏng bám vào vật hàn, người thợ phải quan sát thiếc chảy thật lỏng lúc đó mới dịch chuyển mỏ hàn, khi hết thiếc trên mỏ hàn cũng là lúc mỏ hàn nguội, ta lại nung tiếp và tiếp tục hàn cho hết đường hàn.
3. Làm sạch kiểm tra chất lượng mối hàn:
Sau khi hàn xong dùng dung dich xút 5% hoặc nước rửa sạch mối hàn để tránh thuốc hàn làm ô-xy hoá mối hàn.
Quan sát bằng mắt kiểm tra mối hàn có rong bóng hay không, có bị rỗ khí ngậm xỷ hay không
Kiểm tra kích thước mối hàn bằng thước
Sau đó dùng dầu lửa và phấn màu kiểm tra độ kín của mối hàn
4. Các dạng sai hỏng nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
Mối hàn không ngấu:
Nguyên nhân: nung mỏ hàn không đúng nhiệt độ, chuyển động mỏ hàn nhanh, làm sạch chưa tốt.
Biện pháp phòng ngừa: Nung mỏ hàn đúng nhiệt độ quy định, t