BÀI 1
GIỚI THIỆU VỀ ANDROID
Giới thiệu:
Như các bạn đã biết Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất, cũng như phát triển nhanh nhất hiện nay. Mặc dù song hành cùng nó còn có các hệ điều hành khác như IOS hay Windows Phone nhưng tiềm năng của Android được các chuyên gia đánh giá rất cao. Chính vì thế, các nhà phát triển phần mềm di động ưu tiên lựa chọn Android là nền tảng để phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động. Bài học này sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về quá trình hình thành, phát triển cũng như những lý do phải lựa chọn sử dụng và phát triển ứng dụng trên hệ điều hành Android.
Mục tiêu:
- Trình bày được lịch sử phát triển và kiến trúc của hệ điều hành Android.
- Trình bày được những ưu điểm của hệ điều hành Android.
- Nhận thức được tầm quan trọng của hệ điều hành di động nói chung và hệ điều hành Android nói riêng.
- Nâng cao tính chia sẻ công đồng.
Nội dung:
1. Android là gì?
Android là một hệ điều hành trên di động (mobile), được phát triển trên cơ sở của hệ điều hành Linux. Ban đầu nó được phát triển bời một công ty có cùng tên là: Android, Inc. Vào năm 2005, như một phần chiến lược của việc gia nhập vào thị trường mobile, Google đã mua lại Android và tiếp quản công việc phát triển đó (cũng như là đội ngũ phát triển đi kèm).
Google muốn Android trở nên mở và miễn phí. Vì lí do đó, hầu hết code của Android đều được phát hành dưới dạng Open Source Apache License, điều đó có nghĩa là bất kì người nào muốn sử dụng android chỉ việc tải về bộ cài đặt Android. Hơn nữa, các nhà cung cấp (thương là các nhà sản xuất phần cứng) có thể thêm nhưng phần mở rộng độc quyền vào Android và customize Android để tạo nên những sự khác biệt so với các sản phẩm khác.
Ưu điểm chính của việc sử dụng Android là nó sẽ cung cấp một cách tiếp cận thống nhất để lập trình một ứng dụng. Lập trình viên chỉ cần lập trình với Android, và những ứng dụng của họ có thể chạy trên nhiều thiết bị khác nhau miễn là các thiết bị đó sử dụng Android.
Trong thế giới smartphone, phần mềm là thành phần quan trọng nhất của chuỗi thành công. Các nhà sản xuất thiết bị vì thế nhận thấy Android là hi vọng lớn nhất để thách thức lại sự tấn công của Iphone.
242 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Lập trình Android cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN LẬP TRÌNH ANDROID CƠ BẢN
NGHỀ LẬP TRÌNH MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-CĐN, ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay hệ điều hành Android đã trở nên quá quen thuộc với số lượng thiết bị sử dụng đứng đầ, chiếm gần 50% số lượng người dùng và không ngừng tăng trưởng. Vậy điều gì đã khiến cho sản phẩm của gã khổng lồ google thành công đến vậy? Hay trước đó, nó đã được ra đời ra sao và trưởng thành thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về hệ điều hành Android.
Khi nghành công nghiệp điện thoại di động sang một trang mới, một hệ điều hành mở có thể dùng chung cho nhiều hãng điện thoại với những tùy chọn riêng biệt là một miếng mồi béo bở mà Google nhìn thấy đầu tiên. Thiết bị Android được phân phối với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nền tảng di động khác, điều đó giúp Android trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời trong hành trình phát triển ứng dụng trên điện thoại di động, đặc biệt là nếu bạn là một nhà phát triển Java.
Giáo trình được biên soạn dựa trên một số tài liệu tham khảo cập nhật, có giá trị và với mục tiêu cung cấp các kiến thức cơ bản về lập trình trên nền tản Android, vì vậy nội dung trình bày vẫn chưa được đầy đủ và không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, bổ sung để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong khoa Công nghệ thông tin – Kế toán đã có những ý kiến đóng góp giá trị cho nội dung giáo trình và các tác giả đã biên soạn, chia sẻ các tài liệu bổ ích về lập trình Android trước đây.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 02 tháng 01 năm 2016
Biên soạn
Nguyễn Lâm
MỤC LỤC
MÔ ĐUN LẬP TRÌNH ANDROID CƠ BẢN
Mã mô đun: MĐ 29
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:
Mô đun này có ý nghĩa cung cấp các kiến thức cơ bản về thiết kế, xây dựng và phát triển ứng dụng chạy trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android. Mô đun này được bố trí sau khi học xong các môn chung, mô đun cấu trúc dữ liệu và mô đun lập trình hướng đối tượng.
Mục tiêu của mô đun:
- Trình bày được các tính năng tiên tiến và các ưu thế của các môi trường lập trình trên Android.
‐ Khai báo và sử dụng được biến, hàm và các kiểu dữ liệu trong Java.
‐ Thiết kế được các giao diện ứng dụng trên Android.
‐ Sử dụng được các loại dữ liệu như XML, JSON để truyền tải dữ liệu qua mạng.
‐ Sử dụng được cơ sở dữ liệu cục bộ SQLite, SharedPreference.
‐ Tương tác được với Webservice để gửi và nhận dữ liệu từ máy chủ.
‐ Xây dựng được các ứng dụng liên quan đến bản đồ, định vị toàn cầu GPS.
‐ Xây dựng được các ứng dụng đa phương tiện (Camera, Media, Gallery).
‐ Xây dựng được các ứng dụng tích hợp điện thoại, dịch vụ tin nhắn.
‐ Đảm bảo các biện pháp an toàn cho máy tính, vệ sinh công nghiệp.
Nội dung của mô đun:
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian
Hình thức giảng dạy
1
Giới thiệu về Android
2
Lý thuyết
2
Cấu hình môi trường phát triển Android
3
Tích hợp
3
Lập trình Java cơ bản
5
Tích hợp
4
Sử dụng các kiểu layout
5
Tích hợp
5
Sử dụng các View cơ bản
10
Tích hợp
6
Sử dụng Activity và Intent
15
Tích hợp
7
Sử dụng Fragment
5
Tích hợp
8
Xoay màn hình
5
Tích hợp
9
Tạo Action Bar
5
Tích hợp
Kiểm tra bài 4,5,7,9
5
Tích hợp
10
Sử dụng các View Danh sách
10
Tích hợp
11
Hiển thị hình ảnh
5
Tích hợp
12
Thiết kế menu
5
Tích hợp
13
Sử dụng ClockView và Webview
5
Tích hợp
14
Lưu trữ và tải Preferences
5
Tích hợp
15
Lưu trữ dữ liệu vào bộ nhớ
5
Tích hợp
16
Tạo và truy vấn cơ sở dữ liệu SQLite
15
Tích hợp
Kiểm tra bài 10,11,12,13,14,16
5
Tích hợp
17
Xây dựng ứng dụng nhắn tin SMS và gửi Email
5
Tích hợp
18
Xây dựng ứng dụng Google Maps
15
Tích hợp
19
Truy cập Web Service sử dụng HTTP
5
Tích hợp
20
Lập trình JSON Service và Socket
5
Tích hợp
Kiểm tra bài 18,19,20
5
Tích hợp
Tổng
150
BÀI 1
GIỚI THIỆU VỀ ANDROID
Giới thiệu:
Như các bạn đã biết Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất, cũng như phát triển nhanh nhất hiện nay. Mặc dù song hành cùng nó còn có các hệ điều hành khác như IOS hay Windows Phone nhưng tiềm năng của Android được các chuyên gia đánh giá rất cao. Chính vì thế, các nhà phát triển phần mềm di động ưu tiên lựa chọn Android là nền tảng để phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động. Bài học này sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về quá trình hình thành, phát triển cũng như những lý do phải lựa chọn sử dụng và phát triển ứng dụng trên hệ điều hành Android.
Mục tiêu:
- Trình bày được lịch sử phát triển và kiến trúc của hệ điều hành Android.
- Trình bày được những ưu điểm của hệ điều hành Android.
- Nhận thức được tầm quan trọng của hệ điều hành di động nói chung và hệ điều hành Android nói riêng.
- Nâng cao tính chia sẻ công đồng.
Nội dung:
1. Android là gì?
Android là một hệ điều hành trên di động (mobile), được phát triển trên cơ sở của hệ điều hành Linux. Ban đầu nó được phát triển bời một công ty có cùng tên là: Android, Inc. Vào năm 2005, như một phần chiến lược của việc gia nhập vào thị trường mobile, Google đã mua lại Android và tiếp quản công việc phát triển đó (cũng như là đội ngũ phát triển đi kèm).
Google muốn Android trở nên mở và miễn phí. Vì lí do đó, hầu hết code của Android đều được phát hành dưới dạng Open Source Apache License, điều đó có nghĩa là bất kì người nào muốn sử dụng android chỉ việc tải về bộ cài đặt Android. Hơn nữa, các nhà cung cấp (thương là các nhà sản xuất phần cứng) có thể thêm nhưng phần mở rộng độc quyền vào Android và customize Android để tạo nên những sự khác biệt so với các sản phẩm khác.
Ưu điểm chính của việc sử dụng Android là nó sẽ cung cấp một cách tiếp cận thống nhất để lập trình một ứng dụng. Lập trình viên chỉ cần lập trình với Android, và những ứng dụng của họ có thể chạy trên nhiều thiết bị khác nhau miễn là các thiết bị đó sử dụng Android.
Trong thế giới smartphone, phần mềm là thành phần quan trọng nhất của chuỗi thành công. Các nhà sản xuất thiết bị vì thế nhận thấy Android là hi vọng lớn nhất để thách thức lại sự tấn công của Iphone.
2. Các nền tảng lập trình ứng dụng di dộng
Android đã trải qua khá nhiều phiên bản update từ khi nó được phát hành. Bảng 1-1 hiển thị các phiên bản khác nhau của Android.
Bảng 1.1. Các phiên bản của Android
Vào tháng hai năm 2011, Google phát hành Android 3.0, một phiên bản dành cho máy tính bảng, hỗ trợ những thiết bị màn hình rộng. Những thay đổi quan trọng trong phiên bản Android 3.0 như sau:
- Giao diện người dùng được tối ưu cho máy tính bảng.
- 3D desktop với các tiện ích mới.
- Cải tiến multi-tasking.
- Những tính năng mới của web browser, như là tabbed browsing, form auto-fill, bookmark synchronization, and private browsing.
- Hỗ trợ multi-core processors
Các application được viết bởi version trước 3.0 đều tương thích với các thiết bị đang sử dụng Android 3.0. Các ứng dụn Android 3.0 mà sử dụng các tính năng mới trong phiên bản 3.0 sẽ không chạy được trên các thiết bị dùng Android cũ hơn. Để đảm bảo rằng các ứng dụng Android có thể chạy trên tất cả version của các thiết bị, bạn phải chắc chắn mình chỉ sử dụng những tính năng được hỗ trợ trên từng phiên bản Android cụ thể.
Vào tháng 10 năm 2011, Google phát hành phiên bản 4.0, phiên bản đã mang tất cả các tính năng được giới thiệu trong Android 3.0 vào smartphone, cùng với một số những tính năng mới như nhận diện khuôn mặt, theo dõi và điều khiển data sử dụng. Near Field Communication(NFC ) . . .
3. Kiến trúc đa tầng của HĐH Android
Để hiểu cách hoạt động của Android, hãy xem hình 1.2, trong đó cho thấy các lớp khác nhau của hệ điều hành Android.
Android OS được chia thành 5 section trong 4 layer:
- Linux kernel: Đây là nhân của Android. Lớp này có các trình điều khiển thiết bị cấp thấp cho các thành phần phần cứng khác nhau của một thiết bị Android
- Libraries: Lớp này bao gồm tất cả code cung cấp các tính năng chính của Android OS. Ví dụ như SQLite library cung cấp database hỗ trợ cho các ứng dụng có thể sử dụng nó đề lưu trữ dữ liệu. Hay như là WebKit library cung cấp nhưng hàm dùng cho web browsing.
- Android runtime: Tại cùng lớp với libraries, Android runtime cung cấp một tập các core library mà cho phép các lập trình viên viết ứng dụng Android sử dụng Java. Android runtime cũng bao gồm các máy ảo Dalvik, cho phép mọi ứng dụng Android chạy trên proccess của nó, với instance của Dalvik(Các ứng dụng Android được biên dịch vào Dalvik để có thể chạy) (có nghĩa là Dalvik sẽ tạo ra máy ảo và chạy ứng dụng của bạn trên đó). Dalvik là một máy ảo đặc biệt được thiết kế đặc biệt cho Android và tối ưu hóa cho các thiết bị di động chạy bằng pin với bộ nhớ và CPU hạn chế.
- Application framework: Đưa ra những khả năng khác nhau của Android OS cho developer mà họ có thể đưa vào app của họ.
- Application: Là tầng ở trên cùng, bạn sẽ thấy những app liên quan đến thiết bị Android( như là Phone, Contact, Browser .. . ), cũng như các ứng dụng mà bạn tải và cài đặt từ Android Market. Bất kì một ứng dụng nào mà bạn viết đều được đặt ở vị trí này.
Hình 1.2: Kiến trúc hệ điều hành Android
4. Lịch sử hình thành Android
- Google bắt đầu mua lại và đầu tư cho Android vào năm 2005.
- Cùng với OHA (Open Handset Alliance) công bố HĐH Android cùng với công cụ phát triển ứng dụng.
- Cải tiến và nhanh chóng đáp ứng yêu cầu người dùng.
- Dễ dàng tương thích cho các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ di động
5. Một số thiết bị chạy trên nền Android
- Các thiết bị chạy trên nền tảng Android thông dụng như smartphone (điện thoại thông minh) và máy tính bảng như: Google Nexus One, Google Nexus S, Sony Ericsson Xperia Play, Acer Iconia Smart, LG G-State, Toshiba Thrive, HTC One, Samsung Galaxy S4,
Hình 1.3: Điện thoại sử dụng Android
Hình 1.4: Máy tính bảng sử dụng Android
6. Vì sao nên chọn Android?
- Tương thích công nghệ, phù hợp với xu hướng hiện đại.
- Tính cộng đồng cao, và không ngừng phát triển dựa trên mã nguồn mở.
- Bản quyền sử dụng miễn phí.
- Được hỗ trợ tối đa từ Android và cộng đồng mạng.
- Tài liệu rõ ràng và phong phú.
- Ngôn ngữ phát triển đơn giản và tiên tiến.
- Khả năng thay đổi, mở rộng cao.
- Là một phần mở rộng của môn học.
- Theo yêu cầu của công ty, cơ quan.
Câu hỏi và bài tập
1.1: Phân tích kiến trúc hệ điều hành Android.
1.2: Những ưu điểm và nhược điểm của hệ điều hành Android.
1.3. Phiên bản hoàn chỉnh tương thích 64-bit đầu tiên của Android là phiên bản nào?
1.4. Điện thoại và máy tính bảng Android đầu tiên là gì?
Yêu cầu đánh giá
- Nêu lịch sử hình thành và phát triển của hệ điều hành Android.
- Trình bày kiến trúc của hệ điều hành Android.
- Tại sao phải chọn Android để sử dụng và phát triển ứng dụng?
BÀI 2
CẤU HÌNH MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN ANDROID
Giới thiệu:
Không giống như iPhone, SDK cho phát triển ứng dụng Android có thể chạy được hầu hết trên các nền tảng hệ điều hành từ Windows, Linux và Mac. Bài học này sẽ giúp bạn nhanh chóng cài đặt và thiết lập môi trường để phát triển ứng dụng Android.
Mục tiêu:
- Trình bày được các tính năng của công cụ Eclipse trong lập trình Java và Android SDK trong lập trình Android.
- Trình bày được cấu trúc cây thư mục trong project Android.
- Cài đặt được công cụ Eclipse và Android SDK để lập trình Android.
- Kết nối được thiết bị Android với PC để cài đặt ứng dụng từ Eclipse.
- Sử dụng được máy ảo Android, công cụ debug và ghi log.
- Tạo được project Android.
- Có tư duy, sáng tạo, độc lập và làm việc nhóm.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung:
1. Cài đặt Eclipse và Android SDK
* Bước 1: Tải các gói:
+ JDK: tải bản Java SE Development Kit 8 tại
+ Eclipse: tải bản Eclipse IDE for Java EE Developers tại https://eclipse.org.
+ Android SDK: tải tại
* Bước 2: Tiến hành cài đặt
- Cài đặt JDK (nếu máy chưa cài sẵn).
- Cài đặt Eclipse IDE: phiên bản này chỉ cần giải nén tập tin .zip. Sau khi cài đặt, ta chạy eclipse có giao diện như hình 1.1.
Hình 2.1. Giao diện Eclipse
- Cài đặt Android SDK: giải nén tập tin Android SDK và chạy cài đặt.
* Bước 3: cài đặt các phiên bản hỗ trợ phát triển ứng dụng trong SDK Manager
Hình 2.2: Giao diện Android SDK Manager
* Bước 4: cài đặt ADT Plugin
- ADT Plugin Là thành phần được thêm vào Eclipse IDE, gọi là Android Development Tools (ADT), được thiết kế cho những tiện ích, nâng cấp môi trường cho phát triển ứng dụng Android.
- Chạy Eclipse, chọn Help à Install New Software, hộp Install hiện ra, chọn Add để mở hộp thoại Add Repository.
Hình 2.3: Cài đặt ADT Plugin
- Trong hộp Name nhập ADT Plugin, hộp Location nhập địa chỉ sau đó nhấn OK để bắt đầu cài đặt, việc cài đặt sẽ mất vài chục phút.
* Bước 5: Cấu hình đường dẫn đến thư mục SDK
Sau khi cài đặt xong ADT Plugin, chúng ta quay trở lại Eclipse IDE. Trong Eclipse IDE, chọn menu Window – Preferences. Trong hộp thoại Preferences, chọn mục Android, chỉnh đường dẫn trong SDK Location về thư mục của Android SDK đã cài ở bước trên.
Hình 2.4: Cấu hình đường dẫn đến thư mục SDK
2. Cài đặt USB Driver
Thiết lập hệ thống (PC) để dò tìm thiết bị (điện thoại, table)
- Windows: Cần cài đặt USB driver.
+ Nexus One, Nexus S, hoặc điện thoại phát triển Android (ADP) sử dụng Google Windows USB Driver.
+ Sử dụng OEM USB driver phù hợp cho các loại điện thoại khác.
- Mac OS X: Được hỗ trợ driver.
- Ubuntu Linux: Cần thêm tập tin chứa cấu hình USB cho mỗi loại thiết bị điện thoại được sử dụng cho phát triển.
Để cài đặt USB Driver, ta thực hiện các bước sau:
* Bước 1: tải USB driver phù hợp với thiết bị điện thoại trên google USB Driver, sau đó cài đặt USB driver trên Window.
Hình 2.5: Tải USB driver trên google USB Driver
* Bước 2: Thực hiện cài đặt USB drier như một gói cài đặt thông thường
3. Kết nối thiết bị với PC
- Khi xây dựng ứng dụng trên di động, cần thiết phải chạy trên thiết bị thực trước khi đưa vào sử dụng.
- Thiết lập môi trường với thiết bị Android cho chạy và debug:
+ Kết nối thiết bị với PC thông qua USB
+ Bật ‘USB debugging’ trên thiết bị bằng cách: Vào Setting -> Application -> Development -> kích hoạt USB debugging.
Hình 2.6: Bật chế độ USB debuging
4. Sử dụng công cụ adb
- Android debug brigde (adb) là công cụ cho phép:
+ Quản lý trạng thái của thiết bị hay Emulator.
+ Chạy lệnh shell trên thiết bị điện thoại.
+ Quản lý port trên thiết bị hay Emulator.
+ Copy file từ PC vào thiết bị hoặc Emulator và ngược lại.
Hình 2.7: Giao diện command line sử dụng công cụ adb
- Cú pháp lệnh adb:
+ adb [-d|-e|-s ]
+ [-d] - Directs command to the only connected USB device
+ [-e] - Directs command to the only running emulator
+ [-s] - Directs command to the USB device or emulator with the given serial number
- Truy vấn Emulator/device đối tượng: adb devices
- Cài đặt ứng dụng: adb install
- Copy files từ thiết bị, Emulator đến PC: adb pull
- Copy files từ PC đến thiết bị, Emulator: adb push
- Xóa thư mục: adb -e/-d shell rm -r /sdcard/folder
- Tạo thư mục: adb -e/-d shell mkdir /sdcard/folder
5. Sử dụng debug và ghi log
- Sử dụng Logcat:
+ Hệ thống log Android cung cấp cơ chế cho việc tập hợp và hiển thị debug hệ thống output. Log từ những ứng dụng khác nhau và 1 phần từ hệ thống sẽ được tập hợp vào vùng đệm vào được hiển thị bởi lệnh logcat.
+ Logcat từ adb shell sẽ hiển thị tất cả thông tin log
+ Cú pháp: $ adb logcat
Hình 2.8: Giao diện LogCat
6. Tạo ứng dụng Android
* Bước 1: Trong Eclipse, chọn File – New – Android Application Project
* Bước 2: Cung cấp thông tin cho ứng dụng Android
Hình 2.9: Giao diện tạo mới một project Android
- Application Name: tên của ứng dụng
- Project Name: tên của project
- Package Name: tên của package
- Minimum Required SDK: phiên bản API nhỏ nhất mà ứng dụng yêu cầu để chạy, nó sẽ chặn người dùng sử dụng phiên bản nhỏ hơn
- Target SDK: phiên bản API mà ứng dụng được thiết kế để chạy. Ứng dụng sẽ chạy ứng với API từ Minimum Required SDK đến Target SDK
- Compile With: phiên bản API dùng để biên dịch ứng dụng
- Theme: chọn theme dùng với ứng dụng
- Nhấn Next để qua màn hình kế tiếp
* Bước 3: Cấu hình project
Hình 2.10: Giao diện cấu hình project
- Nút chọn Create custom launcher icon: cho phép thay đổi icon của ứng dụng
- Nút chọn Create activity: tạo một activity cho ứng dụng
- Nút chọn Mark thi project as a library: tạo project này thành thư viện, không phải là ứng dụng
- Nút chọn Create Project in a Workspace: lưu project trong workspace của Eclipse
- Nhấn Next để qua màn hình kế tiếp
* Bước 4: Chọn biểu tượng (icon) cho ứng dụng
Hình 2.11: Giao diện cấu hình icon cho ứng dụng
- Trong màn hình này, chúng ta sẽ chọn icon cho ứng dụng. Chúng ta có thể chọn icon từ một hình có sẳn (dạng .png), từ Clipart hoặc từ bộ font chữ.
- Nhấn Next để qua màn hình kế tiếp.
* Bước 5: lựa chọn loại activity cần tạo ban đầu
Hình 2.12: Giao diện lựa chọn kiểu activity
- Blank Activity: Activity trống.
- Fullscreen Activity: Activity khi chạy lên sẽ chiếm toàn màn hình.
- Master/Detail Flow: Activity dạn form Master/Detail.
* Bước 6: Tạo tên activity đầu tiên và tuỳ chọn action bar
Hình 2.13: Giao diện đặt tên activity đầu tiên
- Activity Name: tên của Activity sẽ được tao ra khi hoàn thành Wizard
- Layout Name: tên của tập tin xml quản lý giao diện tương ứng với Activity
- Navigation Type: chọn None – loại navigation sẽ dùng trong ứng dụng
- Nhấn Finish để hoàn thành khởi tạo một ứng dụng, chúng ta sẽ quay trở lại môi trường Eclipse
7. Cấu trúc thư mục trong project Android
Một project Android chứa nhiều thư mục và tập tin như hình 1.10.
Hình 2.14: Cấu trúc cây thư mục trong project Android
Trong đó:
- src: Thư mục này chứa các source nguồn của ứng dụng. Bạn có thể thêm bao nhiêu package và các class java vào trong các package này tùy thích.
- gen: thư mục này chứa các source code được tạo ra bởi Android. Hãy để nguyên trạng, không cần phải chỉnh sửa gì trong thư mục này. Lưu ý rằng trong thư mục này có tập tin R.java tự động được tạo ra, lưu trữ các id tương ứng với từng tài nguyên được định nghĩa trước như ảnh, chuỗi (string), layout (file xml), mà ứng dụng sử dụng.
- bin: chứa các tài nguyên khi ứng dụng được biên dịch, không cần thay đổi gì trong thư mục này.
- libs: lưu trữ các thư viện third party được sử dụng sử dụng. Thông thường nếu bạn cần dùng thêm các thư viện third party, hãy tạo riêng cho mình một user lib để sử dụng và không cần phải đưa vào thư mục này.
- res: thư mục này lưu trữ khá nhiều tài nguyên mà bạn cần phải thêm/bớt để làm cho ứng dụng hoạt động hiệu quả
- drawable-hdpi, drawable-ldpi, drawable-mdpi, drawable-xhdpi, drawable-xxhdpi: lưu trữ các file ảnh có cùng nội dung nhưng có độ phân giải và kích thước khác nhau, phục vụ cho mục đích hiển thị trên các loại màn hình có kích thước và độ phân giải khác nhau sao cho trông ứng dụng luôn hiển thị giống nhau trên các loại màn hình này. Chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về các thư mục này trong các bài học kế tiếp.
- layout: Lưu trữ layout của ứng dụng dưới định dạng xml.
- menu: Lưu trữ các loại menu của ứng dụng dưới định dạng xml.
- values, values-v11, values-v14: lưu trữ các hằng số định nghĩa sẵn cho ứng dụng
- AndroidManifest.xml: tập tin lưu trữ các thông tin cấu hình của ứng dụng.
Câu hỏi và bài tập
2.1: LogCat trong Android có chức năng gì?
2.2: Tên gói ứng dụng Android (Package name) có đặc điểm gì?
2.3: Trình bày cấu trúc cây thư mục trong Android.
Yêu cầu đánh giá
- Trình bày cấu trúc thư mục của project Android. Nêu ý nghĩa tập tin AndroidManifest.xml.
- Trình bày các bước cài đặt môi trường phát triển Android trên Eclipse.
- Nêu ý nghĩa và chức năng của chương trình LogCat.
- Trình báy các bước tạo một project Android