Giáo trình mô đun Lập trình web ASP.NET

BÀI 2. TẠO ỨNG DỤNG ASP.NET Giới thiệu: Một website asp.net bao gồm nhiều thành phần bên trong. Việc tổ chức lưu trữ các trang giúp website trở nên rõ ràng, tiện lợi cho người lập trình và người truy cập cũng dễ dàng nhớ địa chỉ các trang bên trong. Mục tiêu:  Biết được công dụng và tổ chức các thư mục lưu trữ trong ứng dụng web  Tạo được ứng dụng web  Tạo được Web Form  Biết sử dụng thuộc tính IsPostBack trong sự kiện Page_Load của Web Form  Cẩn thận chọn đường dẫn an toàn khi tạo website để dễ quản lý và tránh ghi chồng lên website cũ. Nội dung: 1. Khởi động Visual Studio  Start  All apps  Visual Studio 2013  Visual Studio 2013  Tạo mới ứng dụng web: Vào File  New  Web site Hình 2.1. Cửa sổ tạo website ASP.NET Giới thiệu về Web location:  File System (chọn mặc định): Không cần cài đặt IIS, Visual Studio sẽ cung cấp web server riêng khi ta thi hành ứng dụng web.  Local HTTP: Phải cài đặt IIS và khai báo URL đã được ánh xạ  FTP: Sử dụng giao thức truyền file để quản lý các tập tin trong website 2. Tổ chức thư mục lưu trữ  App_Data: lưu trữ các tập tin dữ liệu .mdb, mdf, xml,  App_Code: lưu trữ các tập tin chức source code .cs, .vb,  Theme: lưu trữ các tập tin dùng để tạo giao diện chung theo chủ đề, thường có phần mở rộng .skin, .css hoặc các tập tin hình ảnh Các bước để tạo các thư mục trên: Hình 2.2. Các bước tạo các thu mục của ASP.NET Ngoài ra, chúng ta có thể tạo thêm các thư mục cho mục đích khác: Click chuột phải lên Website, chọn Add  New Folder  Scripts: chứa các tập tin thực thi Client – Side (.js)  Styles: chứa các tập tin định dạng giao diện (.css)  Images: chứa các tập tin hình ảnh

docx105 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Lập trình web ASP.NET, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LẬP TRÌNH WEB ASP.NET NGHỀ LẬP TRÌNH MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/QĐ-CĐN, ngày 04 tháng 01 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Lập trình web ASP.NET” được biên soạn dành cho học sinh trung cấp và sinh viên cao đẳng nghề Lập trình máy tính với mục tiêu cung cấp cho người học các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành ứng dụng web quảng cáo sản phẩm, thương mại điện tử, Tác giả đã nghiên cứu một số tài liệu, công nghệ hiện đại kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tế để viết nên giáo trình này. Nội dung được tác giả trình bày cô động, dễ hiểu kèm theo các bước hướng dẫn thực hành chi tiết giúp cho người học dễ tiếp thu các kiến thức cần thiết và hình thành được kỹ năng nghề. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn giáo trình còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy/cô và các em học sinh, sinh viên để tiếp tục hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp, bạn bè đã có những ý kiến đóng góp trong quá trình xây dựng giáo trình này. Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày tháng năm 2015 Tham gia biên soạn Phan Hữu Phước – Chủ biên MỤC LỤC MÔ ĐUN LẬP TRÌNH WEB ASP.NET Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: Được giảng dạy sau khi học xong Thiết kế web, Lập trình Windows EF và WCF, SQL Server. Cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng để xây dựng hoàn chỉnh một website thương mại điện tử, quảng bá cho các tổ chức, cá nhân trên nền .NET Framework. Mục tiêu của mô đun: Biết những kiến thức về Web Client, Web Server, ASP.Net trên môi trường Visual Studio. Rèn luyện và phát triển kỹ năng tổ chức và xây dựng ứng dụng Web với ASP.Net 5.0 sử dụng ngôn ngữ C# theo kiến trúc đa tầng (n-tier), hướng dịch vụ (SOA). Rèn luyện và nâng cao kỹ năng lập trình theo công nghệ Entity Framework (EF), Windows Communication Foundation (WCF). Xây dựng cơ sở vững chắc, tạo tiền đề cho việc tìm hiểu các kiến thức lập trình Web nâng cao và phát triển nghề nghiệp. Thực hiện các bài thực hành đảm bảo đúng trình tự. An toàn cho người, mạng và thiết bị. Nội dung của mô đun: TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Hình thức giảng dạy 1 Tổng quan về lập trình web 4 Lý thuyết 2 Tạo ứng dụng ASP.NET 6 Tích hợp 3 Tổ chức cấu trúc cho website 5 Tích hợp 4 Xây dựng bố cục chung cho website 5 Tích hợp 5 Tổng quan về ASP.NET Server Control 2 Tích hợp 6 Sử dụng HTML Server Control 3 Tích hợp 7 Sử dụng Web Server Control 15 Tích hợp 8 Sử dụng ViewState 5 Tích hợp 9 Tạo User Control 5 Tích hợp 10 Tải động User Control 11 Tích hợp 11 Kiểm tra dữ liệu hợp lệ 14 Tích hợp 12 Tổng quan về liên kết dữ liệu với control 5 Tích hợp 13 Liên kết dữ liệu với các list control 4 Tích hợp 14 Liên kết dữ liệu với EntityDataSource control 6 Tích hợp 15 Hiển thị và cập nhật dữ liệu trên GridView 8 Tích hợp 16 Hiển thị dữ liệu trên Repeater 7 Tích hợp 17 Hiển thị và cập nhật dữ liệu trên ListView 4 Tích hợp 18 Hiển thị và cập nhật dữ liệu trên DetailsView 6 Tích hợp 19 Quản lý ứng dụng web 7 Tích hợp 20 Hoàn chỉnh ứng dụng với với jQuery plugin 5 Tích hợp Cộng 150 BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ LẬP TRÌNH WEB Giới thiệu: Bài này cung cấp cho HSSV những kiến thức tổng quát liên quan đến một trang web trên Internet, ứng dụng web ASP.NET và môi trường phát triển. Mục tiêu: Trình bày khái niệm về HTTP, URL, HTML Phân biệt được web tĩnh và web động Trình bày quá trình xử lý yêu cầu của ứng dụng web ASP.NET Nội dung: Tìm hiểu một số khái niệm 1.1. Giới thiệu về Internet Là một mạng máy tính toàn cầu. Các máy tính trong mạng trao đổi thông tin với nhau thông qua giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) Mang lại nhiểu tiện ích cho người sử dụng, nổi bật nhất là dịch vụ thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat) và truy tìm dữ liệu (search engine), Dịch vụ được dùng phổ biến nhất trên Internet là World Wide Web (WWW, thường được gọi tắt là Web) thông qua giao thức HTTP (Hyper Text Transfer Protocol) 1.2. Phân biệt Web Server, Web Client Web Server Web Client Máy tính lưu trữ các website Máy tính dùng để truy cập các trang web Xử lý và trả kết quả về cho Web Client khi nhận yêu cầu Gửi yêu cầu và nhận kết quả từ Web Server 1.3. Giới thiệu về một số trình duyệt web Trình duyệt Web (Web Browser) là phần mềm dùng để xem các tài liệu hoặc tìm kiếm tài nguyên trên World Wide Web. Một số trinh duyệt Web thông dụng hiện nay: Internet Explorer (IE) được cài đặt sẵn khi cài đặt hệ điều hành Microsoft Windows Cốc Cốc Mozilla FireFox của tập đoàn Mozilla Chrome của Google Safari của hãng Apple 1.4. Phân biệt HTTP, URL, HTML HTTP (Hyper Text Transfer Protocol) Là giao thức truyền tải siêu văn bản Tập hợp các quy định dùng để trao đổi các tài liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, các tập tin đa truyền thông, ) giữa Web Server và Web Browser URL (Uniform Resource Locator) Đường dẫn đến một trang web (hoặc một tập tin) cụ thể trên Internet Cú pháp đầy đủ: scheme://[:port][][?] Trong đó: scheme: loại dịch vụ Internet (http, https, ftp) host: địa chỉ máy chủ chứa tài nguyên port: cổng dịch vụ giao tiếp path: đường dẫn và tên tập tin tài nguyên trên máy chủ querystring: các tham số được gửi kèm theo (khi sử dụng http, https) Ví dụ: HTML (Hyper Text Markup Language) Ngôn ngữ dùng để xây dựng các trang web Gồm các tag giúp Web Browser biết cách định dạng thông tin hiển thị Ví dụ: nội dung trang web chao.html ASP.NET Chào mừng bạn đến với Lập trình Web Form ASP.NET Tổng quan về lập trình web 2.1. Web tĩnh Trang web được trình bày dưới dạng văn bản. Nội dung được tạo ra trong lúc thiết kế và không thay đổi theo thời gian. Được viết, thiết kế bằng ngôn ngữ HTML, không kết nối đến cơ sở dữ liệu (CSDL) Dùng ngôn ngữ Client Side Script (Javascript) khi có nhu cầu xử lý tương tác trên trang web à Lập trình Client Side bằng Javscript Quá trình xử lý trang web chỉ xảy ra tại Web Browser trên Web Client Hình 1.1. Quá trình xử lý và hiển thị trang web tĩnh Đặc điểm Nhanh, không mất nhiều thời gian hiển thị kết quả trang web trên Web Browser Chỉ có thể thực hiện những xử lý đơn giản và độc lập Không cần phải cài đặt phần mềm tại Web Server Web ngày càng phát triển thì trong một website: Có thể có các trang web tĩnh Có các xử lý Client trên các trang web động 2.2. Web động Là trang web có hiển thị nội dung từ CSDL Dùng ngôn ngữ Server – Side Script để xử lý Quá trình xử lý tại Web Server à Lập trình Server – Side Hình 1.2. Quá trình xử lý và hiển thị trang web động Đặc điểm: Chậm, mất thời gian để hiển thị kết quả Có khả năng thực hiện những xử lý phức tạp và truy cập CSDL Trang web linh động, phục vụ nhiều yêu cầu Phải cài đặt phần mềm tại Web Server Giới thiệu về ASP.NET 3.1. Khái niệm ASP.NET? Active Server Pages .NET Framework Công nghệ dùng để phát triển các ứng dụng web động và dịch vụ web Kỹ thuật lập trình và phát triển ứng dụng web phía Server (Server – Side) dựa trên .NET Framework Server – Side: các đoạn mã lệnh (VB.NET, C#, ) đã được biên dịch sẽ xử lý tại Server và trả kết quả HTML, Javascript, CSS, sau đó gửi về cho Web Browser phía Client. 3.2. Tìm hiểu một số đặc điểm của ASP.NET Easy Programming Model ASP.NET hỗ trợ phát triển và triển khai các ứng dụng web trên mạng Internet trong thời gian ngắn ASP.NET tự động phát sinh mã HTML cho các Server Control tương ứng sao cho tối ưu với từng loại Web Browser hiện nay Flexible Language Options: có khả năng giao tiếp với nhiều ngôn ngữ lập trình: VB.NET, C#, MC++.NET, Rich Class Framework: đã có sẵn hơn 5000 lớp đối tượng hỗ trợ cho nhiều yêu cầu khác nhau trên Internet như: XML, Data Access, File Upload, SMTP Mail, nên việc viết các lệnh xử lý trở nên dễ dàng và tiện lợi Great Tool Support Hỗ trợ thiết kế nhanh Web Form hay Services theo phương pháp Kéo – Thả - Click đôi quen thuộc trên hệ điều hành Windows Hỗ trợ việc phát hiện và loại bỏ các lỗi sai trong quá trình phát triển ứng dụng web Mô hình Code – Behind: cho phép tách riêng giao diện HTML và các đoạn mã Server – Side. ASP.NET được Compiled chứ không phải Interpreted Trang ASP.NET được biên dịch trước thành các tập tin DLL nhị phân à Server có thể thi hành một cách nhanh chóng ASP.NET được biên dịch dưới dạng Common Language Runtime (CLR) nên cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET bằng bất kỳ ngôn ngữ nào của .NET Framework 3.3. Giới thiệu một số website được tạo bằng ASP.NET Tổng quan về lập trình ứng dụng web 4.1. Khảo sát hệ thống namespace – các mô hình tổ chức ứng dụng Hình 1.3. Hệ thống namespace trong .NET Framework Hình 1.4. Các mô hình tổ chức ứng dụng Hình 1.5. Quá trình Request - Response 4.2. Tìm hiểu quá trình xử lý tập tin ASP.NET Hình 1.6. Quá trình xử lý tập tin ASP.NET CÂU HỎI, BÀI TẬP 1.1. Kể tên một số ngôn ngữ lập trình web khác asp.net 1.2. Kê tên một số Web Browser. 1.3. Với các website asp.net, sau khi đã biên dịch và đặt trên Web Server thì người khác có biết được mã nguồn không? Tại sao? YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Biết được tên 2 ngôn ngữ lập trình khác ASP.NET Biết tên một số Web Browser thông dụng Biết kết quả có được sau khi biên dịch website asp.net. BÀI 2. TẠO ỨNG DỤNG ASP.NET Giới thiệu: Một website asp.net bao gồm nhiều thành phần bên trong. Việc tổ chức lưu trữ các trang giúp website trở nên rõ ràng, tiện lợi cho người lập trình và người truy cập cũng dễ dàng nhớ địa chỉ các trang bên trong. Mục tiêu: Biết được công dụng và tổ chức các thư mục lưu trữ trong ứng dụng web Tạo được ứng dụng web Tạo được Web Form Biết sử dụng thuộc tính IsPostBack trong sự kiện Page_Load của Web Form Cẩn thận chọn đường dẫn an toàn khi tạo website để dễ quản lý và tránh ghi chồng lên website cũ. Nội dung: Khởi động Visual Studio Start à All apps à Visual Studio 2013 à Visual Studio 2013 Tạo mới ứng dụng web: Vào File à New à Web site Hình 2.1. Cửa sổ tạo website ASP.NET Giới thiệu về Web location: File System (chọn mặc định): Không cần cài đặt IIS, Visual Studio sẽ cung cấp web server riêng khi ta thi hành ứng dụng web. Local HTTP: Phải cài đặt IIS và khai báo URL đã được ánh xạ FTP: Sử dụng giao thức truyền file để quản lý các tập tin trong website Tổ chức thư mục lưu trữ App_Data: lưu trữ các tập tin dữ liệu .mdb, mdf, xml, App_Code: lưu trữ các tập tin chức source code .cs, .vb, Theme: lưu trữ các tập tin dùng để tạo giao diện chung theo chủ đề, thường có phần mở rộng .skin, .css hoặc các tập tin hình ảnh Các bước để tạo các thư mục trên: Hình 2.2. Các bước tạo các thu mục của ASP.NET Ngoài ra, chúng ta có thể tạo thêm các thư mục cho mục đích khác: Click chuột phải lên Website, chọn Add à New Folder Scripts: chứa các tập tin thực thi Client – Side (.js) Styles: chứa các tập tin định dạng giao diện (.css) Images: chứa các tập tin hình ảnh Tạo Web Form Thực hiện theo trình tự sau: Click chuột phải, chọn Add à Web Form. Đặt tên cho Web Form Hình 2.3. Đặt tên cho web form Một Web Form có 2 tập tin Tập tin giao diện: có phần mở rộng .aspx Tập tin thực thi Code – Behind: có phần mở rộng .aspx.cs Chỉ định trang mạng định cho Website: click chuột phải lên Web Form à chọn Set As Start Page Thi hành ứng dụng web: bấm phím F5 Thi hành trang chỉ định: Click chuột phải lên Web Form à chọn View in Browser Đối tượng Page Hình 2.4. Các sự kiện trong vòng đời của một Web Form 4.1. Xử lý sự kiện Page_Load Theo vòng đời sự kiện ở trên, sự kiện Page_Load thường chứa các lệnh để nạp dữ liệu ban đầu cho các Server Control. Thực hành khảo sát xử lý sự kiện Page_Load Mở web form Default.aspx Chọn vùng nhìn Design Kéo Label control vào theo hình bên dưới và đặt thuộc tính ID là lbl1 Biên dịch và xem kết quả trang Default.aspx trên trình duyệt Đóng trình duyệt, quay trở lại Visual Studio, chọn web form Default.aspx Click chuột lên biểu tượng View Code để biên tập Code – Behind Hình 2.5. Vị trí biểu tượng View Code Nhập dòng lệnh sau trong sự kiện Page_Load Biên dịch, xem kết quả trang Default.aspx và so sánh với kết quả lần trước 4.2. Tìm hiểu thuộc tính IsPostBack IsPostBack trả về trạng thái PostBack của trang False: trang được tải lần đầu True: trang được tải khi được submit bởi một Server Control Thực hiện các bước sau để hiểu rõ hơn về IsPostBack Kéo control ListBox vào web form Default.aspx và đặt ID là lsb1 Biên dịch, xem kết quả trang Default.aspx trên trình duyệt Đóng trình duyệt, biên tập lại sự kiện Page_Load như bên dưới Biên dịch, xem kết quả trang Default.aspx trên trình duyệt à Nhận xét? Kéo control Button vào web form Default.aspx Biên dịch, xem kết quả trang Default.aspx trên trình duyệt à Nhận xét? Click chuột lên Button à Nhận xét? Khắc phục: Đóng trình duyệt, biên tập lại sự kiện Page_Load như hình bên dưới Biên dịch, xem lại kết quả trang Default.aspx Click chuột lên Button à Nhận xét? à Tối ưu web form Default.aspx hiện tại như thế nào? CÂU HỎI, BÀI TẬP 2.1. Tạo mới website mới lưu vào D:\ThuongMaiDienTu_QuanTri theo yêu cầu sau: Tổ chức thư mục lưu trữ: Tạo các thư mục images, scripts, styles trong thư mục administrator. Tạo mới web form Default.aspx trong thư mục administrator: Nội dung Dùng CSS để định dạng nội dung màu #CC0000, canh giữa YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Tổ chức thư mục lưu trữ đúng yêu cầu “QUẢN TRỊ NỘI DUNG” được canh giữa, màu đỏ sẫm. Định dạng bằng tập tin .css trong thư mục administrator/styles BÀI 3. TỔ CHỨC CẤU TRÚC CHO WEBSITE Giới thiệu: Bài này cung cấp cho HSSV kiến thức và kỹ năng truy xuất CSDL bằng LINQ cơ bản và Entity Framework, tạo cấu trúc thư mục cho website. Ngoài ra, nội dung bài cũng giới thiệu đến một CSDL mẫu đơn giản cho ứng dụng thương mại điện tử. CSDL này sẽ được sử dụng xuyên suốt ở các bài sau trong giáo trình. Mục tiêu: Biết tạo Entity Data Model Biết truy vấn dữ liệu bằng eSQL Tạo được các lớp xử lý nghiệp vụ Biết tổ chức lưu trữ cho ứng dụng web Cẩn thận khi tạo model cho ứng dụng Nội dung: Giới thiệu ứng dụng web 1.1. Mô tả tổng quát Cửa hàng thời trang chuyên bán các sản phẩm quần ào thời trang nam, nữ và phụ kiện thời trang các loại Mỗi sản phẩm thuộc một nhóm sản phẩm. Ví dụ: Áo sơ-mi trắng – MS001 thuộc nhóm Áo sơ-mi Quần jean thun – MS002 thuôc nhóm Quần jean nữ 1.2. Yêu cầu của ứng dụng Người dùng có thể tra cứu, tìm kiếm, sản phẩm theo tiêu chí đa dạng Đặt hàng qua mạng Cửa hàng có thể đăng tin tức, sự kiện lên website 1.3. Giới thiệu cơ sở dữ liệu (CSDL) Hình 3.1. Mô hình quan hệ đơn giản CSDL ứng dụng Thương mại điện tử Tổ chức CSDL 2.1. Tạo Entity Data Model Trong website ThuongMaiDienTu, click chuột phải lên App_Code, chọn Add à Add New Item. Hình 3.2. Tạo ADO.NET Entity Data Model Chọn theo hướng dẫn của hình trên, đặt tên cho Model là CuaHangThoiTrangModel và click chuột lên nút Add. Hình 3.3. Chọn nội dung cho Model: Tạo model từ CSDL có trước Hình 3.3. Chọn thông tin kết nối đến nguồn dữ liệu cho model Trong hình trên, Click chuột lên New Connection. Hình 3.4. Cung cấp các thông tin tạo kết nối đến nguồn dữ liệu Nhập các thông tin kết nối đến CSDL như hình trên rồi click OK để quay lại hộp thoại trước. Chọn Yes, include the sensitive data , đánh dấu chọn Save connection setting rồi chọn Next. Hình 3.5. Chọn version Entity Framework Trong hình trên, chọn Entity Framework có version cao nhất có thể rồi chọn Next Hình 3.6. Chọn các đối tượng dữ liệu để tạo các lớp đối tượng cho model Trong hình trên, đánh dấu chọn các đối tượng, đặt tên cho Model Namespace rồi chọn Finish. Quá trình Visual Studio tạo các lớp của model sẽ xuất hiện hộp thoại cảnh báo Security thì đánh dấu chọn “Do not show this message again” rồi chọn OK. Hình 3.7. Xác nhận cho phép Entity Framework tạo các tập tin model cho ứng dụng 2.2. Tạo các lớp xử lý nghiệp vụ Business Logic Layer (BLL) Sau khi hoàn tất các bước tạo Entity Data Model ở trên, Visual Studio cũng đã hoàn tất việc tạo các lớp xử lý nghiệp vụ. Hình 3.8. Các tập tin lớp đối tượng của model đã được tạo MyDataModel.Context.cs: định nghĩa lớp đối tượng giúp kết nối CSDL, các biến thành viên tượng ứng với các table, view, trong CSDL. MyDataModel.cs: định nghĩa các lớp đối tượng tương ứng với các table, view trong CSDL. 2.3. Truy vấn dữ liệu Chuẩn bị dữ liệu mẫu Hình 3.9. Dữ liệu mẫu Ví dụ 1: Tạo web form hiển thị danh sách tên phân loại thời trang (mỗi phân loại hiển thị trên một dòng) Tạo web form PhanLoai Chèn label và đặt thuộc tính ID là lbldanhsachphanloai Mở tập tin code-behind của web form PhanLoai, khai báo using thư viện System.Data.Entity Phân tích Hiển thị ngay sau khi trang được tải à xử lý trong sự kiện Page_Load Cần truy cập danh sách phân loại à dữ liệu bảng PhanLoai à thuộc tính PhanLoais trong lớp cuahangthoitrangEntities được định nghĩa trong tập tin MyDataModel.Context.cs Hiển thị tên phân loại à thuộc tính TenPhanLoai trong lớp PhanLoai được định nghĩa trong tập tin MyDataModel.cs Xử lý sự kiện Page_Load của web form PhanLoai Biên dịch, xem kết quả web form PhanLoai trên trình duyệt Sửa lại sự kiện Page_Load Biên dịch, xem kết quả trên trình duyệt à Nhận xét Ví dụ 2: Tạo web form hiển thị danh sách tên nhóm sản phẩm có PhanLoaiID bằng 1 (mỗi nhóm sản phẩm hiển thị trên một dòng) Tạo web form NhomSanPhan Chèn label và đặt thuộc tính ID là lbldanhsachnhomsp Mở tập tin code-behind của web form NhomSanPham, khai báo using thư viện System.Data.Entity Phân tích Hiển thị ngay sau khi trang được tải à xử lý trong sự kiện Page_Load Cần truy cập danh sách nhóm sản phẩm à dữ liệu bảng NhomSP à thuộc tính Nhomsps trong lớp cuahangthoitrangEntities được định nghĩa trong tập tin MyDataModel.Context.cs Chỉ truy cập các nhóm sản phẩm có PhanLoaiID bằng 1 à Điều kiện lọc: PhanLoaiID==1 Hiển thị tên nhóm sản phẩm à thuộc tính TenNhomsp trong lớp Nhomsp được định nghĩa trong tập tin MyDataModel.cs Xử lý sự kiện Page_Load của web form NhomSanPham Tổ chức lưu trữ ứng dụng web Tạo các thư mục lưu trữ cho website ThuongMaiDienTu theo cấu trúc bên dưới * Thư mục Bin, tập tin packages.config và vwd.webinfo do Visual Studio tự tạo để chứa các thư viện bên ngoài được thêm vào website, ví dụ: Entity Framework và các thông tin lưu vết cài đặt. CÂU HỎI, BÀI TẬP 3.1. Tạo web form NhomSanPham2 có giao diện và yêu cầu bên dưới: TextBox có thuộc tính ID là txtphanloaiID. Button bên phải TextBox, có thuộc tính ID là btnok, thuộc tính Text là Danh sách nhóm. Label bên dưới TextBox và Button, có thuộc tính ID là lbldanhsachnhomsp. Khi trang được tải lần đầu thì TextBox và Label không có giá trị. Người dùng nhập mã phân loại vào TextBox (ví dụ: 1) và click chuột lên Button thì hiển thị danh sách tên nhóm sản phẩm trong Label (mỗi nhóm sản phẩm hiển thị trên một dòng, được sắp xếp tăng dần theo tên). YÊU CẦU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Giao diện Xử lý hiển thị được danh sách tên các nhóm sản phẩm trong sự kiện click chuột của nút btnok Tối ưu thế nào để tránh lỗi khi người dùng nhập dữ liệu không hợp lệ BÀI 4. XÂY DỰNG BỐ CỤC CHUNG CHO WEBSITE Giới thiệu: Một website có nhiều trang. Hầu hết các trang đều có bố cục, định dạng và một số nội dung giống nhau. ASP.NET cho phép chúng ta tạo một lần cho bố cục, định dạng, nội dung giống nhau tại một số vị trí của các trang sau đó tạo các trang dựa trên bố cục chung đó. Mục tiêu: Biết tạo và sử dụng MasterPage, ContentPage Tạo menu đa cấp ngang và dọc Cẩn thận khi tạo MasterPage, chọn vị trí hợp lý cho các Content Place Holder. Tránh làm mất khai báo sử dụng MasterPage khi
Tài liệu liên quan