Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta hiện nay, không những để sử dụng sức kéo, phù
hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân, địa hình của đất đai canh tác,
ngoài ra nó còn cung cấp một lượng thực phẩm khá lớn cho thị trường. Trong đó
thịt trâu, bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao.
Trâu, bò là những gia súc nhai lại có khả năng biến thức ăn rẻ tiền như cây
cỏ, rơm, rạ thành những thành phần khác nhau của thịt. Mức sống càng ngày
được cải thiện thì nhu cầu của con người về thịt , đặc biệt là thịt trâu, bò có gá trị
dinh dưỡng cao càng tăng lên và thị trường ưa chuộng.
Ngày nay, trong khi đàn trâu, bò cày kéo đang có xu hướng giảm thì chăn
nuôi trâu, bò theo hướng lấy thịt đang ngày càng phát triển mạnh hơn để đáp ứng
nhu cầu về thịt ngày càng tăng của xã hội.
Xuất phát từ thực tế trên, hiện nay cả nước đã hình thành nhiều trang trại
phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt thâm canh. Một số nơi đã có các trang trại tư
nhân phát triển chăn nuôi giống bò địa phương.
Nhờ mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu tiêu
thụ thịt trâu, bò ngày càng tăng, giá trị thịt trâu, bò cũng như giá trị về con giống
đang tăng lên nhanh chóng. Điều đó đang thúc đẩy và là cơ hội để nghành chăn
nuôi trâu, bò thịt phát triển. Đặc biệt là phương thức chăn nuôi nông hộ như hiện
nay.
52 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Nuôi trâu, bò thịt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI TRÂU, BÒ THỊT
MÃ SỐ : MĐ O4
NGHỀ: NUÔI VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH TRÂU, BÒ
Trình độ : Sơ cấp nghề
HÀ NỘI – 2011
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 04
2
LỜI GIỚI THIỆU
Xuất phát từ nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp
của nước ta trong thời gian tới. Để đáp ứng được nhu cầu đó, những người tham
gia vào hoạt động chăn nuôi được huấn luyện để họ có những kiến thức, kỹ năng
và thái độ cần thiết. Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang được sự phân công
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tiến hành xây dựng chương trình
dạy nghề sơ cấp nghề “Nuôi và phòng, trị bệnh cho trâu, bò”.
Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương
pháp DACUM và cấu trúc Mô đun. Kiến thức, kỹ năng của nghề được tích hợp
vào các bài. Mỗi bài bao gồm những nội dung tích hợp có liên quan chặt chẽ với
nhau nhằm hướng tới hình thành những năng lực của người học.
Đây là chương trình chủ yếu phục vụ cho đối tượng học là những người có
nhu cầu đào tạo ( nông dân) nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo
chính quy, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian
ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của
học viên.
Việc xây dựng một chương trình dạy nghề sơ cấp ở nước ta nói chung còn
mới mẻ. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả
mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện
hơn.
Chủ biên
T.S. Nguyễn Trọng Kim
3
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 2
MỤC LỤC ................................................................................................................................... 3
MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ THỊT .......................................................................................... 5
Giới thiệu mô đun ................................................................................................................... 5
Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò thịt ................................................................ 5
A. Nội dung .......................................................................................................................... 5
1. Xác định chuồng trại .................................................................................................... 5
1.1. Xác định vị trí chuồng nuôi: .................................................................................. 6
1.2. Xác định hướng chuồng nuôi: ............................................................................... 6
2. Xác định dụng cụ chăn nuôi ......................................................................................... 8
2.1. Máng ăn: ................................................................................................................ 8
2.2. Máng uống: ............................................................................................................ 9
2.3. Hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải: ...................................................................... 9
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...................................................................................... 10
C. Ghi nhớ: ........................................................................................................................ 11
Bài 2. Xác định giống trâu, bò thịt ...................................................................................... 12
A. Nội dung ........................................................................................................................ 12
1. Xác định giống trâu thịt: ............................................................................................. 12
2. Xác định giống bò thịt ................................................................................................ 13
2.1. Xác định giống bò thịt nội: .................................................................................. 13
2.2. Xác định giống bò thịt nhập nội: ......................................................................... 14
3. Chọn giống trâu, bò thịt .............................................................................................. 14
3.1. Chọn giống trâu nuôi thịt: .................................................................................... 15
3.2. Chọn giống bò nuôi thịt: ...................................................................................... 15
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...................................................................................... 16
C. Ghi nhớ: ........................................................................................................................ 18
Bài 3. Xác định thức ăn cho trâu, bò thịt ........................................................................... 19
A.Nội dung ......................................................................................................................... 19
1. Xác định thức ăn thô, xanh: ........................................................................................ 19
1.1. Xác định thức ăn thô: ........................................................................................... 20
1.2. Xác định thức ăn ủ xanh: ..................................................................................... 21
2. Xác định thức ăn tinh .................................................................................................. 21
2.1. Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm: ........................................................ 21
2.2. Xác định thức ăn củ, quả: .................................................................................... 24
2.3. Xác định thức ăn hỗn hợp .................................................................................... 24
3. Xác định thức ăn bổ sung ........................................................................................... 24
3.1. Ure: là nguồn bổ sung NPN cho khẩu phần khi các loại thức ăn khác không cung
cấp đủ N. Tuy nhiên khi sử dụng urê cần chú tuân theo các nguyên tắc sau: ............ 24
3.2. Khoáng và Vitamin .............................................................................................. 24
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...................................................................................... 25
C. Ghi nhớ: ........................................................................................................................ 27
Bài 4. Nuôi bê trước vỗ béo .................................................................................................. 28
A.Nội dung: ....................................................................................................................... 28
1. Nuôi bê sau cai sữa. .................................................................................................... 28
1.1. Cai sữa bê trước khi chuyển đi vỗ béo. ............................................................... 29
1.2. Chuẩn bị vỗ béo cho bê. ...................................................................................... 29
2. Nuôi bê sinh trưởng nhanh. ........................................................................................ 30
3. Nuôi bê sinh trưởng vừa phải ................................................................................. 30
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...................................................................................... 30
C. Ghi nhớ: ........................................................................................................................ 33
Bài 5. Nuôi vỗ béo trâu, bò ................................................................................................... 33
4
A.Nội dung: ....................................................................................................................... 33
1. Nuôi vỗ béo bê lấy thịt trắng ...................................................................................... 33
1.1.Chọn bê. ................................................................................................................ 33
1.2. Nuôi bê vỗ béo ..................................................................................................... 33
2. Nuôi vỗ béo bê sớm sau cai sữa ................................................................................. 34
2.1. Chọn bê. ............................................................................................................... 34
2.2. Nuôi bê vỗ béo. .................................................................................................... 34
3. Nuôi vỗ béo bò non .................................................................................................... 37
3.1. Chọn bò non. ....................................................................................................... 37
3.2. Nuôi vỗ béo. ........................................................................................................ 37
4. Nuôi vỗ béo bò trưởng thành. ..................................................................................... 40
4.1. Chọn bò trưởng thành. ......................................................................................... 40
4.2. Nuôi vỗ béo bò trưởng thành. .............................................................................. 40
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ...................................................................................... 43
C. Ghi nhớ: ........................................................................................................................ 46
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ................................................................................. 48
I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................................. 48
II. Mục tiêu: .......................................................................................................................... 48
III. Nội dung chính của mô đun: ......................................................................................... 48
IV. Hướng dẫn thực hiện bài thực hành: ........................................................................... 48
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................................. 49
VI. Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 49
5
MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ THỊT
Mã số mô đun: MĐ 04
Giới thiệu mô đun
Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta hiện nay, không những để sử dụng sức kéo, phù
hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân, địa hình của đất đai canh tác,
ngoài ra nó còn cung cấp một lượng thực phẩm khá lớn cho thị trường. Trong đó
thịt trâu, bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao.
Trâu, bò là những gia súc nhai lại có khả năng biến thức ăn rẻ tiền như cây
cỏ, rơm, rạ thành những thành phần khác nhau của thịt. Mức sống càng ngày
được cải thiện thì nhu cầu của con người về thịt , đặc biệt là thịt trâu, bò có gá trị
dinh dưỡng cao càng tăng lên và thị trường ưa chuộng.
Ngày nay, trong khi đàn trâu, bò cày kéo đang có xu hướng giảm thì chăn
nuôi trâu, bò theo hướng lấy thịt đang ngày càng phát triển mạnh hơn để đáp ứng
nhu cầu về thịt ngày càng tăng của xã hội.
Xuất phát từ thực tế trên, hiện nay cả nước đã hình thành nhiều trang trại
phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt thâm canh. Một số nơi đã có các trang trại tư
nhân phát triển chăn nuôi giống bò địa phương.
Nhờ mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu tiêu
thụ thịt trâu, bò ngày càng tăng, giá trị thịt trâu, bò cũng như giá trị về con giống
đang tăng lên nhanh chóng. Điều đó đang thúc đẩy và là cơ hội để nghành chăn
nuôi trâu, bò thịt phát triển. Đặc biệt là phương thức chăn nuôi nông hộ như hiện
nay.
Do vậy việc trang bị cho người học (chủ yếu là lực lượng lao động nông
thôn), những kiến thức về chuồng trại chăn nuôi, giống trâu, bò thịt, phương pháp
chăm sóc, nuôi dưỡng và vỗ béo bê, nghé theo các thời kỳ, các giai đoạn là điều
cần thiết.
Chúng tôi hy vọng những nội dung cơ bản trong mô đun này sẽ giúp ích
cho công tác đào tạo trình độ sơ cấp nghề đôí với lực lượng lao động nông thôn
về chuyên đề chăn nuôi, vỗ béo trâu, bò thịt và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
của người chăn nuôi.
Nội dung của mô đun bao gồm các bài sau:
Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò thịt
Mục tiêu:
- Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò thịt
- Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò thịt theo yêu cầu kỹ
thuật.
A. Nội dung
1. Xác định chuồng trại
6
Khi thiết kế và xây dựng chuồng trại cho trâu, bò phải đảm bảo được những
yêu cầu sau:
- Tạo cho trâu, bò được an toàn, thoải mái, dễ chịu khi ăn uống, nghỉ ngơi,
di chuyển
- Tạo sự an toàn và thân thiện cho người nuôi trong việc quản lý, chăm sóc.
Nuôi dưỡng
- Tạo ra được tiểu khí hậu tốt, hạn chế tối đa những tác động xấu của thời
tiết, khí hậu đến cơ thể gia súc
- Đảm bảo thuận lợi cho công tác thú y và vệ sinh môi trường
- Càng đơn giản càng tốt nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng, nhưng phải sử
dụng được lâu dài và ổn định
1.1. Xác định vị trí chuồng nuôi:
- Chuồng phải được xây dựng trên nền đất cao ráo, dễ thoát nước, không bị
ngập nước khi trời mưa, lũ.
- Ở nông thôn, khi xây dựng chuồng nuôi trâu, bò cần chú ý cách nhà khoảng
20-30 m nhằm đảm bảo vệ sinh khu vực nhà ở, tránh mùi hôi thối và ruồi muỗi
làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Chuồng được xây dựng ở nơi dễ quan sát, dễ thăm nom, thuận lợi cho việc
cho ăn, chăm sóc. Nhất là khi trâu, bò đẻ hoặc ốm.
- Chuồng được xây dựng ở nơi có đủ nguồn nước cho trâu, bò uống và vệ
sinh chuồng trại.
1.2. Xác định hướng chuồng nuôi:
Mục tiêu chính của chuồng trại là bảo vệ gia súc khộng bị tác động xấu của
điều kiện thời tiết, khí hậu. Vì vậy mà khi xây dựng chuồng nuôi trâu, bò cần chú
ý hướng chuồng phù hợp để tránh mưa tạt, gió hắt, lùa, mùa hè phỉa thoáng mát,
mùa đông ấm áp.
7
- Cần biết hướng gió tự nhiên để định hướng chuồng sao cho thông thoáng tự
nhiên và hợp vệ sinh.
- Cần biết thế đất và hướng mặt trời để làm mái che và trồng cây bóng mát
thích hợp.
- Chuồng trâu, bò nên làm theo hướng nam hoặc đông nam và trước cửa
chuồng không có nhà cửa và cây cao che khuất, như vây sẽ nhận được nhiều ánh
sáng tự nhiên.
- Tuy nhiên ở nông thôn, tùy thuộc vào địa điểm của từng nông hộ mà chon
hướng phù hợp nhất, nhưng phải đảm bảo được yêu cầu “ thoáng mát về mùa hè
và ấm áp về mùa đông”
8
1.3. Xác định kiểu chuồng nuôi:
Kiểu chuồng nuôi phải phù hợp với dạng địa hình cụ thể, nhưng phải đảm
bảo được yêu cầu về độ dốc thoát nước và nền chuồng không cho phép nước
chảy từ ô chuồng này sang ô chuồng bên cạnh.
Trong điều kiện chăn nuôi trâu, bò nông hộ với quy mô nhỏ, kiểu chuồng
nuôi có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh (số lượng, diện tích đất, điều kiện thời
tiết, khí hậu, vốn đầu tư...). Chuồng có thể làm đơn giản, nhưng phải đảm bảo
được nguyên tắc cơ bản về xây dựng và vệ sinh thú y.
Do vậy để phù hợp với chăn nuôi nông hộ theo quy mô nhỏ, thì kiểu
chuồng một dãy là thích hợp nhất vì có thể tận dụng, tiết kiệm được nguyên liệu,
dễ chọn vị trí.
2. Xác định dụng cụ chăn nuôi
2.1. Máng ăn:
Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, chuồng nuôi trâu, bò cần phải có máng
ăn để đảm bảo vệ sinh.
- Máng ăn nên xây bằng gạch, láng xi măng.
- Không xây máng ăn quá sâu, dễ gây tồn đọng thức ăn và khó vệ sinh.
- Các góc của máng ăn phải lượn tròn và trơn nhẵn, đáy máng phải dốc và
có lỗ thoát nước ở cuối để thuận tiện cho việc rửa máng.
- Thành máng phía trong phải thấp hơn thành máng ngoài để thức ăn không
rơi vãi ra lối đi.
Kiểu chuồng bò nông hộ
Kiểu chuồng nuôi trâu bò thô sơ
9
2.2. Máng uống:
- Tốt nhất dùng máng uống tự động để cung cấp đủ nước theo yêu cầu của
trâu, bò. Nếu không có máng uống tự động thì có thể làm máng uống bán tự động
như sau:
- Nước từ tháp chứa được dẫn tới một bể nhỏ được xây ở đầu chuồng nuôi,
đầu ống dẫn có lắp một tự động mở nước. Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các
máng uống ở các ô chuồng. Khi trâu, bò uống nước, mực nước trong máng hạ
xuống nên phao mở ra, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự
đóng lại.
- Máng uống nên cố định ở độ cao 0,8m từ mặt đất và giữ cho chúng có
cùng mực nước với bể chứa nước.
2.3. Hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải:
- Hệ thống xử lý chất thải phải được thiết kế cẩn thận ngay từ đầu để tránh
ô nhiễm môi trường, vì lượng phân, nước tiểu, nước rửa chuồng hàng ngày thải ra
rất nhiều.
- Cần có hệ thống cống rãnh thoát nước hợp lý để cho nước bẩn chảy thoát
ra ngoài khỏi nền chuồng một cách dễ dàng
- Rãnh thoát nước bẩn làm dọc theo chuồng và tập trung vào hố chứa.
- Phân từ hố chứa được tập trung thành từng đợt đẻ ủ trước khi đi bón
ruộng.
- Hố phân chứa phân phải cách chuồng nuôi ít nhất là 5 mét và cách giếng
nước ít nhất là 100 mét.
- Hố chứa phân và nước thải phải trát kín để phan và nước thải không thấm
ra ngoài đất, mạch nước ngầm, đồng thời không cho nước mưa chảy vào hố phân.
- Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ cần bố trí hố ủ phân phù
hợp để tận dụng toàn bộ phân và cỏ ăn thừa cũng như chất độn chuồng đưa vào
hố ủ phân nhằm tăng khối lượng phân bón ruộng, tăng thu nhập cho người chăn
nuôi nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh thú y.
- Nếu có điều kiện, tốt nhất là xây bể biogas để sản xuất khí phục vụ đun
nấu, đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
10
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
* Câu hỏi:
1/ Cho biết những yêu cầu cần thiết khi xây dựng chuồng nuôi gia súc.
2/ Vị trí chuồng nuôi gia súc nên được bố trí bố trí như thế nào để đảm bảo kỹ
thuật?
3/ Cho biết hướng chuồng nuôi thích hợp đối với gia súc.
4/ Nêu một số kiểu chuồng nuôi gia súc và cho biết kiểu nào thích hợp điều kiện
của gia đình anh ( chị)?
5/ Trình bày một số dụng cụ chăn nuôi trâu, bò liên quan đến hệ thống chuồng
trại.
6/ Hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải đối với chuồng trại được thiết kế, xây dụng
như thế nào?
* Bài tập thực hành:
Hướng dẫn bài về chuồng trại chăn nuôi trâu , bò
Nội dung/
hoạt
động
Thời gian,
Phương pháp
Câu hỏi/ gợi ý khi sử dụng phương pháp
Mở đầu 15 phút Giới thiệu, làm quen...
Giới thiệu
nội dung bài
giảng
15 phút,
Thuyết minh
Chuẩn bị nội dung, giới thiệu ngắn gọn
Giới thiệu 180 phút, Câu hỏi:
Kiểu chuồng nuôi trâu bò tập trung
11
về những
yêu cầu cần
thiết khi xây
dụng
chuồng trại
Thảo luận nhóm Hãy trình bày những yêu cầu cần thiết khi
xây dụng chuồng trại
Cách tiến hành:
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm
cùng thảo luạn một nội dung và
tiến hành gắp thăm cá nhân lên
trình bày
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và
tổng kết.
- Thiết bị dạy học cần thiết:
Chuẩn bị các bức tranh, ảnh về các
kiểu chuồng nuôi trau, bò để giới thiệu
cho học viên.
Giới thiệu
kiểu chuồng
nuôi trâu, bò
240 phút
Quan sát thực tế
Yêu cầu quan sát:
- Quan sát các kiểu chuồng nuôi
trâu, bò 1 dãy, 2 dãy và kiểu
chuồng ở nông hộ.
- Hãy nêu những đặc điểm và hạn
chế của từng kiểu chuồng
Cách tiến hành:
- Giáo viên khảo sát chọn mô hình