GIỚI THIỆU MÔ ĐUN:
Mô đun này cung cấp cho người học có được những kiến thức, kỹ năng về
lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm và thiết kế các công trình trong vườn ươm.
Để việc học tập có kết quả quá trình giảng dạy nên kết hợp giữa thăm quan
và học tập
Việc đánh giá kết quả học tập của học viên nên dựa vào quá trình lựa chọn
địa điểm đặt vườn ươm và thiết kế các công trình trong vườn ươm, kết hợp với việc
đánh giá sơ đồ thiết kế vườn ươm của học viên
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VƯỜN ƯƠM
Mã bài: M1-01
Mục tiêu:
Học xong bài học này học viên khả năng
- Trình được khái niệm về vườn ươm
- Trình bày được tiêu chuẩn phân loại của từng loại vườn ươm trong thực tế sản
xuất.
- Nhận diện được các loại vườn ươm trong thực tế sản xuất
30 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 868 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Thiết kế vườn ươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM
MĐ 01
NGHỀ: SẢN XUẤT KINH DOANH
CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP
Trình độ: Sơ cấp nghề
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Giáo trình được biên soạn phục vụ mục đích đào tạo nghề cho nông dân nên
các thông tin trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng
cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi đục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
2
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp đã giúp
cho nhiều bà con nông dân miền núi xóa được đói, giảm được nghèo. Tuy nhiên
việc sản xuất cây giống của bà con còn nhỏ, sử dụng giống không rõ xuất xứ,
không đăng ký sản xuất kinh doanh, thiết kế vườn ươm chưa đáp ứng được yêu cầu
sản xuất, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các kỹ thuật nhân giống tiến tiến
chưa được áp dụng dẫn đến chât lượng, năng xuất cây giống thấp. Từ nhu cầu thực
tiễn trên, việc biên soạn Giáo trình hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh cây
giống lâm nghiệp là hết sức cần thiết.
Được sự hỗ trợ của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tiến hành
biên soạn Giáo trình “Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” phục vụ cho
các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các
khoá đào tạo phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020.
Giáo trình mô đun “Thiết kế vườn ươm” là giáo trình mô đun thứ nhất trong
sáu giáo trình mô đun của nghề Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo
trình có 02 bài, mỗi bài học được chia làm 04 phần, cụ thể là: mục tiêu bài học, nội
dung bài học, câu hỏi và bài tập thực hành, ghi nhớ. Các bài dạy được biên soạn
một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp
những kiến thức, kỹ năng về thiết kế vườn ươm cho người học.
Giáo trình được biên soạn bởi một nhóm các giáo viên có kiến thức, kinh
nghiệm về lĩnh vực sản xuất cây giống lâm nghiệp và nhận được rất nhiều ý kiến
đóng góp của các nhà chuyên môn đến từ ba miền của đất nước.Trong quá trình
biên soạn nhóm tác giả tiến hành biên soạn nội dung các bài học theo trình tự các
bước thực hiện công việc của nghề và lồng ghép các kiến thức cần thiết theo logíc
hành nghề.
Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
các cán bộ khuyến nông của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách
quan nên việc biên soạn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các đồng nghiệp, bạn đọc để Giáo trình được hoàn thiện hơn
Tham gia biên soạn
1. Kỹ sư: Lê Thị Tình (chủ biên )
2. Thạc sỹ: Dương Danh Công
3. Kỹ sư: Phạm Hữu Hân
3
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 2
MỤC LỤC .................................................................................................................... 3
MÔ ĐUN: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM .......................................................................... 4
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN: ........................................................................................ 4
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VƯỜN ƯƠM ................................................. 4
Mục tiêu: ............................................................................................................ 4
A. Nội dung ........................................................................................................ 4
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 7
C. Ghi nhớ .......................................................................................................... 7
BÀI 2: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM .......................................................................... 9
Mục tiêu: ............................................................................................................ 9
A. Nội dung: ....................................................................................................... 9
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................................... 24
C. Ghi nhớ ........................................................................................................ 24
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC ............................................... 26
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun .................................................................... 26
II. Mục tiêu của mô đun ....................................................................................... 26
III. Nội dung chính của mô đun ........................................................................... 26
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .................................................. 26
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................... 28
VI. Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 28
4
MÔ ĐUN: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM
Mã mô đun: MĐ 01
GIỚI THIỆU MÔ ĐUN:
Mô đun này cung cấp cho người học có được những kiến thức, kỹ năng về
lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm và thiết kế các công trình trong vườn ươm.
Để việc học tập có kết quả quá trình giảng dạy nên kết hợp giữa thăm quan
và học tập
Việc đánh giá kết quả học tập của học viên nên dựa vào quá trình lựa chọn
địa điểm đặt vườn ươm và thiết kế các công trình trong vườn ươm, kết hợp với việc
đánh giá sơ đồ thiết kế vườn ươm của học viên
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VƯỜN ƯƠM
Mã bài: M1-01
Mục tiêu:
Học xong bài học này học viên khả năng
- Trình được khái niệm về vườn ươm
- Trình bày được tiêu chuẩn phân loại của từng loại vườn ươm trong thực tế sản
xuất.
- Nhận diện được các loại vườn ươm trong thực tế sản xuất
A. Nội dung
1. Khái niệm về vườn ươm
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về vườn ươm, nhưng chúng ta có thể
hiểu vườn ươm là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất và bồi dưỡng cây
giống lâm nghiệp (gồm các khâu chủ yếu: làm đất, tạo bầu, gieo hạt tạo ra cây mạ,
cấy cây, đảo bầu, chăm sóc v.v) đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng
rừng và dịch vụ.
2. Phân loại vườn ươm
Thông thường, dựa vào đặc điểm và yêu cầu sản xuất chủ yếu, vườn ươm
được phân thành hai loại như sau: (theo sơ đồ......)
- Theo tính chất sản xuất:
+ Thời gian
+Loài cây
+ Quy mô
- Theo cách thức sản xuất (kỹ thuật):
5
SƠ ĐỒ CÁC LOẠI VƯỜN ƯƠM
CÁC
LOẠI
VƯỜN
ƯƠM
Theo
tính chất
sản xuất
Theo
cách
thức sản
xuất
Thời gian
Loài cây
Quy mô
Kỹ thuật
Tạm thời
Lâu dài
Di chuyển hàng năm
Cố định nhiều năm
Chuyên nghiệp
Tổng hợp
Cho một vài loài cây
Cho nhiều loài cây
Lớn và vừa
Nhỏ
Lớn hơn 0,5 – 3 ha
Nhỏ hơn 0,5 ha
Nền thấm nước
Nền không thấm
nước
Nền treo
Nền đất (luống nền mềm)
Nền xây hoặc nền nilon
(Luống nền cứng)
Nền giàn, giá (luống nền
treo)
6
2.1. Theo nguồn giống chia ra;
Theo nguồn vật liệu giống chia ra:
a) Vườn ươm hữu tính: là loại vườn ươm tạo cây con từ hạt giống.
b) Vườn ươm vô tính: là loại vườn ươm tạo cây con bằng biện pháp giâm hom,
nuôi cấy mô, chiết ghép từ các vật liệu giống vô tính.
2.2. Theo kỹ thuật chia ra:
a) Vườn ươm tạo cây con rễ trần trên nền đất thấm nước: là loại vườn ươm tạo ra
cây con được ươm trực tiếp trên luống đất.
b) Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền đất thấm nước: là loại vườn ươm tạo ra
cây con được gieo ươm trong bầu đất dinh dưỡng xếp trực tiếp trên luống đất.
c) Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền cứng không thấm nước: là loại vườn ươm
tạo ra cây con được cấy trong bầu đất xếp trong bể xây không thấm nước, có thể
chủ động điều chỉnh lượng nước dinh dưỡng trong bể.
d) Vườn ươm tạo cây con trên giá và khay bầu cứng: là loại vườn ươm tạo ra cây
con không có vỏ bầu mềm, thay vào đó là vỏ bầu nhựa cứng có thể dùng nhiều lần.
Thành phần ruột bầu không phải là đất, thay vào đó là các chất hữu cơ (cành lá,
rơm rạ, vỏ cây) đã được xử lý khử độc và lên men. Không sử dụng luống đất
hoặc bể xây, các khay bầu được xếp trên giá cách khỏi mặt đất.
2.3. Theo quy mô chia thành 3 loại:
a) Vườn ươm nhỏ: diện tích dưới 0,5 ha và/hoặc công suất dưới 500.000 cây/năm
b) Vườn ươm trung bình: diện tích từ 0,5-1,0 ha và/hoặc công suất từ 500.000 –
1.000.000 cây/năm.
c) Vườn ươm lớn: diện tích trên 1,0 ha và/hoặc công suất lớn hơn 1.000.000
cây/năm
Diện tích, công suất của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 1
Bảng 1. Quy mô vườn ươm
TT Quy mô
Vườn ươm từ hạt Vườn ươm từ hom
Diện tích
vườn (ha)
Công suất (triệu
cây tiêu
chuẩn/năm)
Diện tích
vườn (ha)
Công suất (triệu
cây tiêu
chuẩn/năm)
1 Nhỏ Dưới 0,5 Dưới 0,5 Dưới 0,70 0,1 đến 0,5
2 Trung bình 0,5 đến 1,0 0,5 đến 1,0 0,7 - 1,5 0,5 đến 1,0
3 Lớn Trên 1 Trên 1,0 Trên 1,5 Trên 1,0
7
Diện tích quy định ở bảng 1, tính cho vườn ươm từ hạt để tạo cây tiêu chuẩn
dưới 1 năm tuổi và liên canh (không luân canh). Cách tính diện tích vườn ươm và
các khu đất sản xuất theo các yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho vườn ươm từ hạt trên 1
năm tuổi, luân canh và vườn ươm từ hom dưới 6 tháng tuổi, không luân canh, theo
phụ lục 1 kèm theo tiêu chuẩn này.
2.4. Theo thời gian sử dụng chia ra 3 loại:
a). Vườn ươm tạm thời:
b). Vườn ươm bán lâu dài:
c). Vườn ươm lâu dài: thời
Thời gian sử dụng của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 2
Bảng 2: Thời gian sử dụng vườn ươm
Loại vườn ươm Thời gian sử dụng
Tạm thời Dưới 3 năm
Bán lâu dài Từ 3 đến 10 năm
Lâu dài Trên 10 năm
Tiêu chuẩn phân loại vườn ươm ở trên quy định những nguyên tắc và yêu
cầu kỹ thuật áp dụng cho các loại vườn ươm tạo cây con từ hạt giống hoặc từ hom
đến khi đủ tiêu chuẩn đem trồng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài tập thực hành số 1: Hãy xác định loại vườn ươm của một vài cơ sở sản xuất
theo các tiêu chí phân loại đã học?
C. Ghi nhớ
- Vườn ươm là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất và bồi dưỡng cây giống lâm
nghiệp đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng và dịch vụ.
- Phân loại vườn ươm
+ Theo nguồn giống chia ra;
Vườn ươm tạo cây con từ hạt
Vườn ươm tạo cây con từ hom
+ Theo kỹ thuật chia ra:
Vườn ươm tạo cây con rễ trần trên nền đất thấm nước
Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền đất thấm nước
Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền cứng không thấm nước
Vườn ươm tạo cây con trên giá và khay bầu cứng:
8
+ Theo quy mô chia thành 3 loại:
Vườn ươm nhỏ
Vườn ươm trung bình
Vườn ươm lớn
+ Theo thời gian sử dụng chia ra 3 loại:
Vườn ươm tạm thời
Vườn ươm bán lâu dài
Vườn ươm lâu dài
9
BÀI 2: THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM
Mã bài: M1- 02
Mục tiêu:
Học xong bài học này học viên khả năng
- Trình bày được khái niệm về vườn ươm
- Trình bày được tiêu chuẩn của từng loại vườn ươm trong thực tế sản xuất
- Thiết kế được các loại vườn ươm phù hợp với thực tế sản xuất
A. Nội dung:
1. Lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm
Để sản xuất cây con có hiệu quả, vườn ươm cần phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
1.1.Vị trí đặt vườn ươm.
+ Vườn ươm phải có vị trí đặt thuận lợi về giao thông, bằng phẳng không bị úng
nước, cách nơi tiêu thụ cây giống trong phạm vi bán kính 100km là tốt nhất đối với
vườn ươm cố định, < 50km đối với vườn ươm tạm thời ( đối với vườn ươm tạm
thời càng gần nơi trồng rừng càng tốt).
+ Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của
các chủng loại cây giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: Giá rét
sương muối hoặc nhiệt độ quá cao.
1.2.Yếu tố đất đai.
Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 50 và tiêu
thoát nước tốt. Phải thuận lợi lấy đất làm bầu, đất làm bầu là đất thịt nhẹ hoặc thịt
trung bình có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, mầu mỡ, có khả năng giữ nước và
thoát nước tốt.
1.3. Yếu tố nguồn nước.
Có nguồn cung cấp đủ nước tưới cho cả các tháng trong năm, đảm bảo yêu
cầu về chất lượng. Nước tưới không được nhiễm phèn, mặn, các chất thải công
nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép.
1.4. Nguồn cung cấp điện.
Trong quá trình sản xuất cây giống cần dùng đến điện để chạy một số loại máy móc
như máy bơm, điện thắp sáng do đó địa điểm đặt vườn ươm phải có nguồn cung
cấp điện
10
Bảng 3: Tiêu chuẩn điều kiện vườn ươm
Chỉ tiêu Thích hợp Chấp nhận được Đối tượng áp
dụng
1. Nguồn
nước tưới
Cách vườn < 20m, đủ
tưới mùa khô
Cách vườn < 50m, đào
thêm giếng đủ tưới mùa
khô
Tất cả các loại
vườn ươm
2. Chất lượng
nước tưới
Nước ngọt, độ PH 6,5-
7,0, hàm lượng muối
NaCl < 0,2%
Nước ngọt, độ PH 6,0-
7,5, hàm lượng muối
NaCl < 0,3%
Tất cả các loại
vườn ươm
3. Nguồn điện Cung cấp đủ, đều (điện
áp đủ và ổn định)
Nguồn điện yếu có thể
khắc phục bằng máy ổn
áp tự động
Vườn ươm trung
bình, lớn, bán lâu
dài, lâu dài
4. Giao thông Cách trục giao thông <
50m, xe tải 5,7 tấn có
thể vào vườn, không
phải đầu tư xây dựng
đường
Cách trục giao thông <
100m, xe tải 2,5 tấn có
thể vào vườn, phải đầu tư
ít để sửa đường
Vườn ươm lớn,
trung bình, bán
lâu dài
5. Độ thoát
nước
Sau cơn mưa nước tiêu
thoát ngay
Sau cơn mưa nước úng
không quá 3-4 giờ trong
ngày
Tất cả các loại
vườn ươm
6. Độ dày
tầng đất mặt
> 50cm > 30cm Vườn giống lấy
hom
Khu luân canh
7. Thành phần Thịt trung bình Thịt nhẹ đến sét nhẹ Vườn giống lấy
hom
Khu luân canh
8. Mầm mống
sâu bệnh hại
của đất
Không có mầm mống
sâu bệnh hại. Không
phải xử lý đất
Có mầm mống sâu bệnh
hại nhẹ.
Phải xử lý đất bằng biện
pháp thông thường, ít tốn
kém, không ô nhiễm môi
trường
Tất cả các loại
vườn ươm
2. Thiết kế các công trình trong vườn ươm
11
2.1. Nhà kho, đóng bầu
- Nhà kho, đóng bầu nên đặt ở vị trí không che khuất ánh sáng mặt trời tới luống
gieo hoặc luống cây con
- Nhà kho nên có cửa khóa để chứa phân bón, thuốc trừ sâu, túi bầu và những loại
dụng cụ khác như bình phun, cuốc xẻng, xô chậu...vv của vườn ươm.
- Nhà đóng bầu xây tường bao 3 phía để làm nơi chứa đất ruột bầu và đất chứa vi
khuẩn có ích. Đây cũng là nơi công nhân ngồi đóng bầu
- Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, loại vườn ươm mà chúng ta tiến hành xây dựng
nhà kho, đóng bầu tạm thời hay lâu bền
Hình 1: Hình ảnh nhà kho trong vườn ươm
Bảng 4: Tiêu chuẩn kỹ thuật nhà kho và nhà đóng bầu trong vườn ươm
Hạng mục Yêu cầu kỹ thuật Đối tượng áp
dụng
1. Nhà kho
- Không lâu bền Nền nhà bằng gạch hoặc xi măng bằng phẳng.
Khung nhà bằng gỗ, cao 2 - 2,5m
Tường, vách ngăn xây gạch
Mái lợp bằng tấm lợp phi brô xi măng (nhà cấp
4)
Vườn ươm từ hạt,
từ hom, nhỏ, tạm
thời
- Lâu bền Nền nhà xây gạch, bằng phẳng
Nhà kiên cố (mái bằng, bê tông) cao 2 - 2,5m. Có
Vườn ươm từ hạt,
từ hom, nhỏ, tạm
thời
12
máy điều hòa nhiệt độ, ẩm độ.
2. Nhà đóng
bầu
- Không lâu bền Nền nhà bằng đất nện
Khung nhà bằng tre, gỗ nhỏ, chiều cao 2-3m (từ
nền đến xà)
Mái nhà lợp rơm rạ, cỏ tranh, lá cọ, tre nứa đan.
Tường quanh nhà. Phên tre nứa đan, cao 1 - 2m.
Vườn ươm từ hạt,
từ hom, nhỏ, tạm
thời
- Lâu bền Nền nhà xây gạch, bằng phẳng
Khung nhà bằng gỗ, cao 2,5 - 3m (từ nền đến xà).
Mái lợp bằng tấm lợp phi brô xi măng
Tường xung quanh xây gạch cao 1 - 2m.
Vườn ươm từ hạt,
từ hom, trung
bình, lớn, bán lâu
dài, lâu dài
2.2. Luống sản xuất cây con
♦ Khu vực luống gieo ươm hạt:
Hình 2: Hình ảnh luống ươm hạt trong vườn ươm
Khi thiết kế vườn ươm, nên dành một diện tích nhất định để xây dựng luống
ươm hạt, luống ươm hạt nên bố trí gần văn phòng để tiện theo dõi.
Luống gieo hạt bố trí theo hướng đông tây, nhằm tạo điều kiện cho cây con
có khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời được nhiều nhất.
♦ Khu vực luống cây nền cứng:
13
Là luống nền láng bê tông và được xây gờ bao quanh, có lỗ thoát nước đóng
mở được, nền luống phải được láng phẳng và hơi dốc về phía lỗ thoát nước, tháo
được kiệt nước. Gờ luống nên xây bằng gạch cao 10 - 12 cm và trát vữa xi măng
cẩn thận. Tùy theo địa hình cụ thể của nơi đặt vườn ươm mà xây luống dài ngắn
khác nhau. Một luống bình thường có kích thước 10m dài x 1 mét rộng có thể xếp
được 4.500 bầu cây với đường kính bầu 4,5 cm. Luống cây nên xây thành từng cụm
4 -5 luống, các cụm cách nhau 1,5 mét và giữa các luống cách nhau khoảng 50 cm
là phù hợp trong quá trình sản xuất cây con.
Hình 3: Hình ảnh luống nền cứng trong vườn ươm
♦ Khu vực luống cây nền mềm:
Luống nền mềm cũng được xây dựng theo kích thước như nền cứng, dài 10
mét, rộng 1 mét. Gờ bao quanh luống có thể làm bằng khung gỗ, đan bằng tre nứa
thậm trí bằng đá, gạch để giữ cho bầu cấy cây không bị đổ, hoặc nền luống làm
thấp hơn mặt vườn khoảng 5 - 7 cm.
Hình 4: Hình ảnh luống ươm nền mềm trong vườn ươm
14
Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống luống và giàn che gieo ươm cây thực hiện theo
quy định ở bảng 5.
Bảng 5: Tiêu chuẩn kỹ thuật các loại luống và giàn che gieo ươm cây
Chỉ tiêu
Nền thấm nước (nền mềm) Nền không thấm nước (nền cứng)
Luống đất Luống bầu Bể nuôi cây
Chiều rộng mặt luống
(cm) không phủ bì 100 - 120 100 - 120 100 - 120
Chiều dài (m) 8 - 10 8 - 10 8 - 10
Chiều cao (cm) mặt luống
đến chân luống 10 - 20 10 - 20 10 - 20
Chiều rộng chân luống
(cm) 110 - 130 110 - 130 110 - 130
Chiều dày thành luống
(cm)
đắp đất xung quanh
dầy 3 - 5cm, hoặc
xây gạch chỉ dầy
5cm
5 - 10
Chiều cao gờ luống (cm) 3,5 3,5
Chiều rộng của khe xung
quanh đáy phía trong bể
(cm)
2 - 3
Chiều sâu của khe xung
quanh đáy phía trong bể
(cm)
1 - 2
Chênh cao giữa nền chân
luống và rãnh đi (cm) 5 - 10 5 - 10 5 - 10
Nền đáy
Nền đất, sạch
cỏ, bằng
phẳng, độ
chênh cao giữa
chỗ cao nhất
và thấp nhất
của nền < 1cm
Nền đất, sạch cỏ,
bằng phẳng, độ
chênh cao giữa chỗ
cao nhất và thấp
nhất của nền < 1cm
Nền xây gạch hoặc
gạch đá vỡ trộn xi
măng vữa, không
thấm nước, bằng
phẳng, độ chênh cao
giữa chỗ cao nhất và
thấp nhất < 0,5cm
Chiều rộng lối đi giữa các
luống (cm) 30 - 40 nền đất 30 - 40 nền đất
30 - 40 xây gạch hoặc
gạch đá vữa xi măng
15
Giàn che nắng
* Khung
Tre, gỗ nhỏ,
cao 1,8 - 2,2m
Sắt hàn, cột bằng
sắt, cao 2 - 2,5m,
chân cột đổ bê tông
Sắt hàn, cột sắt cao 2
- 2,5m, chân cột đổ
bê tông
* Mái che
Phên tre nứa
đan, che 50 -
70% ánh sáng
Mái bằng, đan bằng
sắt f6 - 8 phủ ni
lông, che 50 - 70%
ánh sáng
Sắt f6 - f8, phủ lưới
ni lông che 50 - 70%
ánh sáng
Đối tượng áp dụng Vườn ươm nhỏ, tạm thời
Vườn ươm trung
bình lớn, bán lâu
dài
Vườn ươm lớn, trung
bình, lâu dài
Tiêu chuẩn các loại luống gieo cây quy định ở bảng 5 áp dụng cho trường
hợp luống nổi. Ở những nơi có điều kiện khô hạn hoặc đặc biệt khác phải làm
luống chìm hoặc luống bằng có thể tham khảo vận dụng cho phù hợp.
2.3. Đường đi lại trong vườn ươm
- Đường đi lại trong vườn ươm được thiết thuận tiện cho mọi hoạt động sản xuất
trong vườn
- Hệ thống đường trong vườn ươm gồm:
+ Đường trục chính là đường vận để sử dụng cho các phương tiện cơ giới vận
chuyển vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất
+ Đường nhánh (đường phân khu) là đường phục vụ cho công tác vận chuyển vật
tư, thiết bị, công cụ dụng cụ bằng các phương tiện vận chuyển thô sơ.
Hình 5: Hệ thống đường đi trong vườn ươm
16
Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống đường đi trong vườn ươm được thực hiện theo
quy định ở bảng 6.
Bảng 6: Tiêu chuẩn kỹ thuật đường đi trong vườn ươm
Hạng mục Yêu cầu kỹ thuật Đối tượng áp dụng
Hệ thống
đường Không
lâu bền
Đường đất cho tất cả các loại đường