Một trong các khâu của nghề trồng lúa năng suất cao là thu hoạch và tiêu
thụ lúa. Nếu thu hoạch không đúng kỹ thuật thì gây thất thoát trong quá trình
thu hoạch và sau thu hoạch, mặt khác còn làm giảm phẩm chất lúa. Bởi vậy
người làm nghê trồng lúa rất cần học về kỹ thuật Thu hoạch lúa. Đồng thờì
sau khi có được sản phẩm thì việc Tiêu thụ cũng là vấn đề quan tâm lớn đối
với người trồng lúa. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người trồng lúa, chúng tôi
tham gia biên soạn giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa. Nội dung
cuốn giáo trình mô đun này giới thiệu về cách xác định thời điểm và chọn
phương thức thu hoạch lúa; Chuẩn bị thu hoạch và thu hoạch lúa; Làm khô và
làm sạch lúa; Bảo quản và tiêu thụ lúa. Toàn bộ mô đun được phân bố giảng
dạy trong thời gian 110 giờ và gồm có 06 bài như sau:
Bài 1. Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa
Bài 2. Chuẩn bị thu hoạch lúa
Bài 3. Thu hoạch lúa
Bài 4. Làm khô và sạch lúa
Bài 5. Bảo quản lúa
Bài 6. Tiêu thụ lúa
126 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ LÚA
MÃ SỐ: MĐ 04
NGHỀ: TRỒNG LÚA NĂNG SUẤT CAO
Trình độ: Sơ cấp nghề
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
3
LỜI GIỚI THIỆU
Một trong các khâu của nghề trồng lúa năng suất cao là thu hoạch và tiêu
thụ lúa. Nếu thu hoạch không đúng kỹ thuật thì gây thất thoát trong quá trình
thu hoạch và sau thu hoạch, mặt khác còn làm giảm phẩm chất lúa. Bởi vậy
người làm nghê trồng lúa rất cần học về kỹ thuật Thu hoạch lúa. Đồng thờì
sau khi có được sản phẩm thì việc Tiêu thụ cũng là vấn đề quan tâm lớn đối
với người trồng lúa. Để đáp ứng nhu cầu học tập của người trồng lúa, chúng tôi
tham gia biên soạn giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa. Nội dung
cuốn giáo trình mô đun này giới thiệu về cách xác định thời điểm và chọn
phương thức thu hoạch lúa; Chuẩn bị thu hoạch và thu hoạch lúa; Làm khô và
làm sạch lúa; Bảo quản và tiêu thụ lúa. Toàn bộ mô đun được phân bố giảng
dạy trong thời gian 110 giờ và gồm có 06 bài như sau:
Bài 1. Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa
Bài 2. Chuẩn bị thu hoạch lúa
Bài 3. Thu hoạch lúa
Bài 4. Làm khô và sạch lúa
Bài 5. Bảo quản lúa
Bài 6. Tiêu thụ lúa
Các bài này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện cho học viên
thực hiện được mục tiêu học tập và áp dụng vào thực tế trồng lúa tại cơ sở. Mô
đun này liên quan mật thiết với các mô đun: Chuẩn bị các điều kiện trồng lúa,
Gieo trồng lúa và Chăm sóc lúa.
Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ
đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác,
giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của Viện Lúa Đồng Bằng
sông Cửu Long, các cơ sở sản xuất lúa, các nông dân sản xuất lúa giỏi, các
thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng
tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình.
Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ
chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng
trong quá trình dạy học.
Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình. Dù đã hết sức cố gắng
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và
người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng lúa để chương trình, giáo trình được
điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và
đáp ứng được nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới.
Xin chân thành cảm ơn!
4
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
Mô đun: THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ LÚA 7
Bài 1: Xác định thời điểm và phương thức thu hoạch lúa . 7
A. Nội dung . 8
1.1. Xác định thời kỳ chín của lúa 8
1.1.1. Xác định thời kỳ chín sữa 8
1.1.2. Xác định thời kỳ chín sáp . 9
1.1.3. Xác định thời kỳ chín hoàn toàn ... 10
1.2. Xác định độ chín của lúa .. 10
1.2.1. Chuẩn bị để xác định độ chín của lúa 10
1.2.1. Căn cứ thời gian sinh trưởng của giống lúa .. 10
1.2.2. Căn cứ vào ngày trỗ của ruộng lúa 12
1.2.3. Quan sát trực tiếp ngoài ruộng lúa 12
1.3. Xác định khí hậu, thời tiết trong vùng . 13
1.3.1. Căn cứ dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy văn . 13
1.3.2. Căn cứ vào quy luật khí hậu thời tiết hàng năm của vùng 13
1.4. Xác định ngày thu hoạch lúa 13
1.5. Chọn phương thức thu hoạch lúa . 13
1.5.1. Liệt kê các phương thức thu hoạch ... 13
1.5.2. Căn cứ tình trạng ruộng lúa .. 17
1.5.3. Căn cứ điều kiện vùng trồng lúa ... 17
1.5.4. Quyết định phương thức thu hoạch ... 18
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 19
C. Ghi nhớ .. 19
Bài 2: Chuẩn bị thu hoạch lúa . 20
A. Nội dung 20
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để thu hoạch lúa 20
2.1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật rẻ để thu hoạch lúa 20
2.1.2. Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc để thu hoạch lúa ... 29
2.2. Chuẩn bị dụng cụ hay máy móc để tuốt lúa ... 30
2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ tuốt lúa đơn giản 30
2.2.2. Chuẩn bị (mua mới, thuê, mướn và kiểm tra) máy tuốt lúa 31
2.3. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển lúa .. 32
2.3.1. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển thô sơ .. 33
2.3.2. Phương tiện vận chuyển bằng máy móc 34
2.4. Chuẩn bị nơi làm khô lúa . 35
2.4.1. Chuẩn bị sân phơi .. 35
2.4.2. Chuẩn bị máy sấy .. 36
2.5. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị làm sạch lúa ... 36
2.5.1. Chuẩn bị dụng cụ làm sạch lúa đơn giản .. 36
2.5.2. Chuẩn bị (thuê, mướn) máy làm sạch lúa . 37
5
ĐỀ MỤC TRANG
2.6. Chuẩn bị nơi chứa lúa ... 39
2.6.1. Vệ sinh kho chứa lúa 39
2.6.2. Phun thuốc sát trùng kho chứa lúa 39
2.7. Chuẩn bị nhân công để thu hoạch 43
2.7.1. Tính số nhân công cần phải thực hiện các công việc 43
2.7.2. Cân đối số nhân công 43
2.7.3. Thuê mướn nhân công thu hoạch lúa 43
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 47
C. Ghi nhớ .. 47
Bài 3: Thu hoạch lúa . 48
A. Nội dung.. 48
3.1. Cắt lúa ... 48
3.1.1. Cắt lúa bằng liềm .. 48
3.1.2. Cắt lúa bằng máy gặt lúa xếp dãy . 53
3.1.3. Cắt lúa bằng máy gặt đập liên hợp 54
3.2. Gom lúa bông ... 55
3.2.1. Gom lúa bông mang đi nơi khác tuốt hạt .. 55
3.2.2. Gom lúa bông đưa trực tiếp lên máy tuốt .. 57
3.3. Tuốt lúa 58
3.3.1. Tuốt lúa bằng phương pháp thủ công 58
3.3.2. Tuốt lúa bằng máy . 59
3.4. Tô chức vận chuyển lúa về sân phơi hay máy sấy ... 61
3.4.1. Trung chuyển lúa ... 61
3.4.2. Xếp lúa lên phương tiện vận chuyển . 63
3.4.3. Tổ chức vận chuyển lúa . 64
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 67
C. Ghi nhớ .. 67
Bài 4: Làm khô và sạch lúa .. 68
A. Nội dung . 68
4.1. Làm khô lúa .. 68
4.1.1. Phơi lúa .. 68
4.1.2. Sấy lúa ... 73
4.1.3. Kiểm tra độ ẩm của lúa sau khi phơi hay sấy 78
4.1.4. Xúc lúa sau khi đã phơi hay sấy khô . 78
4.2. Làm sạch lúa 80
4.2.1. Làm sạch lúa bằng phương pháp thủ công 80
4.2.2. Làm sạch lúa bằng dụng cụ đơn giản 82
4.2.3. Tổ chức làm sạch lúa bằng máy 85
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 90
C. Ghi nhớ .. 90
Bài 5: Bảo quản lúa ... 91
A. Nội dung. 91
5.1. Vệ sinh nơi chứa lúa 91
6
ĐỀ MỤC TRANG
5.1.1. Quyét dọn kho chứa lúa . 91
5.1.2. Phun thuốc sát trùng kho chứa lúa 92
5.2. Kê kệ để xếp lúa ... 92
5.2.1. Chuẩn bị kệ 92
5.2.2. Vệ sinh các tấm kệ 92
5.2.3. Kê các tấm kệ xếp lúa 93
5.3. Chở và xếp lúa vào kho (nơi chứa) .. 93
5.3.1. Xếp lúa lên xe 93
5.3.2. Xếp lúa vào nơi bảo quản . 94
5.4. Kiểm tra định kỳ trong quá trình bảo quản .. 95
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 97
C. Ghi nhớ .. 97
Bài 6: Tiêu thụ lúa . 98
A. Nội dung . 98
6.1. Xác định giá bán lúa tại thời điểm thu hoạch .. 98
6.1.1. Tìm hiểu giá lúa ở thị trường tại thời điểm bán lúa 98
6.1.2. Tham khảo giá mua lúa của các sơ sở thu mua lúa ... 98
6.1.3. Xác định giá để bán lúa . 98
6.2. Chọn nơi để bán lúa và thỏa thuận mua bán lúa .. 98
6.3. Viết hợp đồng mua bán lúa .. 98
6.4. Giao lúa . 100
6.4.1. Cân lúa để giao cho bên bán 100
6.4.2. Giao lúa cho bên bán không phải cân lúa .. 103
6.5. Nhận tiền .. 103
6.5.1. Tính tiền 103
6.5.2. Trả và nhận tiền . 103
6.6. Thanh lý hợp đồng .. 103
6.7. Hạch toán hiệu quả trồng lúa 105
6.7.1. Tính chi phí của chu kỳ trồng lúa .. 105
6.7.2. Tính số tiền bán lúa thu được của 1 ha . 106
6.7.3.Tính tiền lời thu được . 106
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 108
C. Ghi nhớ... 109
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 110
I. Vị trí, tính chất của mô đun . 110
II. Mục tiêu mô đun . 110
III. Nội dung chính của mô đun .. 110
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 111
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập . 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 125
Danh sách ban chủ nhiệm 126
Danh sách hội đồng nghiệm thu .. 126
7
MÔ ĐUN: THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ LÚA
Mã mô đun: 04
Giới thiệu mô đun:
Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ lúa là mô đun chuyên môn nghề, mang tính
tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về Thu hoạch và tiêu thụ lúa. Nội
dung của mô đun trình bày các công việc trong thu hoạch và tiêu thụ lúa như:
Xác định độ chín của lúa để chọn ngày thu hoạch, chuẩn bị dụng cụ, trang thiết
bị, vật tư và nhân công để thu hoạch. Thu hoạch lúa, phơi khô, làm sạch và tiêu
thụ lúa. Đồng thời cũng hướng dẫn cách hạch toán hiệu quả kinh tế trồng lúa
năng suất cao để từ đó người trồng lúa có hướng cụ thể trong quả trình trồng
lúa. Sau mỗi bài trong mô đun có các câu hỏi và bài tập thực hành. Học xong
mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc
Thu hoạch và tiêu thụ lúa. Có kỹ năng Xác định độ chín của lúa; Chọn lựa
phương thức thu hoạch phù hợp; Chuẩn bị dụng cụ’ Chuẩn bị nhân công; Thu
hoạch lúa; Phơi (sấy) lúa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiêu thụ lúa thuận lợi, đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bài 01: XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC THU HOẠCH LÚA
Thông thường trong ruộng lúa, toàn bộ các bông lúa không thể chín hoàn
toàn cùng một thời điểm, vì có bông lúa trỗ trước thì chín trước, bông lúa trỗ
sau thì chín sau. Thậm chí trong cùng một bông lúa, các hạt ở đầu bông chín
trước, các hạt ở cuối bông chín sau. Hạt lúa ở các nhánh gié cấp I chín trước,
hạt lúa ở nhánh giéo cấp II chín sau Vì thế, không thể chờ tất cả các hạt lúa
của bông lúa và các bông lúa trong ruộng lúa đều chín hoàn toàn mới thu
hoạch, mà chỉ cần khoảng 85% số bông lúa có khoảng 80% số hạt chắc trên
bông đã chín (màu hạt chín đặc trưng của giống lúa) và hầu hết các hạt chắc ở
cổ bông lúa đã chín sáp là có thể thu hoạch được.
Thu hoạch lúa có hai phương thức cơ bản là thu thủ công hay thu bằng
máy móc. Thu thủ công là phương thức cổ truyền và thích hợp với mọi tình
trạng của ruộng lúa như: Lúa đứng, lúa ngã, diện tích ruộng lớn hay nhỏ, nhưng
năng suất thu hoạch thấp, hao hụt nhiều và bị áp lực nhân công thời vụ. Thu
hoạch bằng máy thì năng suất lao động cao, nhưng chỉ áp dụng được ở những
chân ruộng đất khô hoặc không bị lún... Cho nên, tùy theo điều kiện nơi trồng
lúa, tùy theo tình trạng ruộng lúa, chúng ta lựa chọn phương thức thu hoạch lúa
cho phù hợp để tăng năng suất lao động, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng
- Xác định được thời điểm thu hoạch lúa;
- Chọn được phương thức thu hoạch lúa phù hợp với tình trạng ruộng lúa,
phù hợp với điều kiện trồng lúa.
8
A. Nội dung:
1.1. Xác định các thời kỳ chín của lúa:
Muốn xác định được thời điểm thu hoạch lúa, chúng ta cần tìm hiểu các
thời kỳ chín của lúa để có biện pháp theo dõi, đánh giá và kết luận chính xác thời
điểm thu hoạch. Người ta chia giai đoạn chín của lúa thành ba thời kỳ nhỏ là
chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn như sau:
1.1.1. Xác định thời kỳ chín sữa
Sau khi hoa lúa nở 7-10 ngày (hình 4.1.a), những hoa lúa đã được thụ
phấn có chất dự trữ bên trong vỏ trấu là dạng lỏng, màu trắng đục giống như
sữa (hình 4.1.b). Hình dạng hạt gạo đã hoàn thành, vỏ hạt gạo có màu xanh
(hình 4.1c). Khối lượng hạt tăng nhanh, có thể đạt 70-80 % khối lượng cuối
cùng của hạt, đó là thời kỳ chín sữa (hình 4.1).
Hình 4.1a Hình 4.1b Hình 4.1c
Hình 4.1 Hạt lúa ở giai đoạn chín sữa
Toàn thể ruộng lúa lúc này đang ở giai đoạn chín sữa (hình 4.1d). Thời
kỳ chín sữa kết thúc thì lượng chất khô trong hạt là 25%, lượng nước trong
hạt là 75%.
Hình 4.1d. Ruộng lúa ở thời kỳ lúa chín sữa
9
1.1.2. Xác định thời kỳ chín sáp (hình 4.2):
Thời kỳ chín sáp kéo dài 7-
10 ngày, vỏ hạt lúa vẫn có màu
xanh (hình 4.2a)
Hình 4.2a. Vỏ hạt lúa vẫn có màu xanh
Chất dịch lỏng trong hạt gạo
dần dần đặc lại, hạt gạo cứng dần
lên, vỏ hạt gạo vẫn có màu xanh,
nhưng vỏ ở lưng hạt gạo chuyển
sang màu nâu nhạt (hình 4.2b).
Hình 4.2b. Hạt gạo cứng dần lên
Khối lượng hạt gạo tiếp tục
tăng lên (hình 4.2c), lượng chất
khô trong hạt đạt 50%, lượng
nước trong hạt giảm dần còn
50%. Đó là thời kỳ chín sáp
Hình 4.2c. Khối lượng hạt gạo tiếp tục tăng
Ruộng lúa ở giai đoạn chín sáp
(hình 4.2d). Cuối giai đoạn chín sáp,
các hạt lúa ở đầu bống lúa đã chuyển
sang màu chín đặc trưng của giống
lúa.
Hình 4.2. Ruộng lúa ở thời kỳ chín sáp
10
1.1.3. Xác định thời kỳ chín hoàn toàn (hình 4.3)
Thời kỳ này kéo dài 7-10 ngày, vỏ trấu chuyển sang màu vàng sáng (hình
4.3a) hoặc màu sắc chín đặc trưng của giống (hình 4.3b), chất khô trong hạt tăng
đến 75%, lượng nước trong hạt giảm còn 25%. Khối lượng hạt gạo đạt tối đa.
Hình 4.3a. Vỏ trấu của hạt lúa Hình 4.3b. Vỏ trấu của hạt lúa có màu
chuyển sang màu vàng sáng chín đặc trưng của giống lúa
Hình 4.3. Ruộng lúa ở thời kỳ chín hoàn toàn
1.2. Xác định độ chín của lúa
1.2.1. Chuẩn bị để xác định độ chín của lúa
Trước khi xác định độ chín của lúa cần phải chuẩn bị sổ ghi chép theo dõi
ngày sinh trưởng của ruộng lúa, ghi nhật ký quá trình trồng lúa và sổ có các
thông tin về lý lịch của giống lúa để làm cơ sở đối chiếu với độ chín thực tế của
ruộng lúa.
1.2.2. Căn cứ thời gian sinh trưởng của giống lúa
Thời gian sinh trưởng của giống lúa: Là số ngày bắt đầu từ khi gieo hạt
cho đến ngày thu hoạch được lúa chín. Ví dụ giống lúa có thời gian sinh trưởng
là 105 ngày, chúng ta gieo ngày 15 tháng 12 năm 2010, thì đến ngày 29 tháng 3
năm 2011 (vì tháng 02 năm 2011 có 28 ngày) là có thể thu hoạch được.
Muốn theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa trên đồng ruộng, chúng
ta kẻ bảng giống như bảng 4.1. Bảng 4.1 là bảng mẫu. Khi gieo trồng ở vụ nào
thì chúng ta áp dụng để điền ngày tháng theo dõi cho phù hợp. Từ bảng này, bất
kỳ ngày nào, nhìn vào bảng là chúng ta biết được lúa đã sinh trưởng bao nhiêu
ngày. Ví dụ, ngày 15 tháng 02, nhìn vào bảng 4.1, chúng ta biết lúa đã sinh
trưởng được 63 ngày, ngày 15 tháng 3 là lúa sinh trưởng được 91 ngày và ngày
29 tháng 3 là có thể thu hoạch được.
11
Bảng 4.1. Bảng theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa
Ngày Tháng/năm Ghi chú
12/2010 01/2011 02/2011 3/2011
1 18 49 77
2 19 50 78
3 20 51 79
4 21 52 80
5 22 53 81
6 23 54 82
7 24 55 83
8 25 56 84
9 26 57 85
10 27 58 86
11 28 59 87
12 29 60 88
13 30 61 89
14 31 62 90
15 1 32 63 91
16 2 33 64 92
17 3 34 65 93
18 4 35 66 94
19 5 36 67 95
20 6 37 68 96
21 7 38 69 97
22 8 39 70 98
23 9 40 71 99
24 10 41 72 100
25 11 42 73 101
26 12 43 74 102
27 13 44 75 103
28 14 45 76 104
29 15 46 105 Lúa thu hoạch được
30 16 47
31 17 48
12
1.2.3. Căn cứ vào ngày trỗ của ruộng lúa
Cây lúa sinh trưởng trên đồng ruộng còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cho
nên thời gian sinh trưởng thực tế có thể bằng hay sớm hơn, muộn hơn so với
đặc tính thời gian sinh trưởng của giống ấy, nên chúng ta cần phải quan sát
ngày trỗ của ruộng lúa. Ngày mà ước khoảng 50% số cây lúa của ruộng lúa đã
trỗ (hình 4.4), cộng thêm 30 ngày nữa là thu hoạch được. Ví dụ ngày 23 tháng
02 năm 2011 ruộng lúa trỗ được 50%. Thì ngày thu hoạch được sẽ là ngày 25
tháng 3 năm 2011.
Hình 4.4. Ruộng lúa có 50% số cây lúa trỗ bông
.
1.2.4. Quan sát trực tiếp ngoài ruộng lúa
Sau khi lúa trỗ được
25 ngày thì quan sát trực
tiếp thường xuyên hàng
ngày trên ruộng lúa. Khi
nào trên ruộng lúa có
khoảng 85% (hình 4.6) số
bông lúa trong ruộng lúa
có khoảng 80% số hạt
chắc trên bông đã chín là
thu hoạch được.
Hình 4.6. Ruộng lúa có 85 % số bông lúa đã chín
13
1.3. Xác định khí hậu, thời tiết trong vùng
1.3.1. Căn cứ dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy văn
Nếu dự báo thời tiết của đài khí tượng thủy văn có mưa, gió lớn đúng
ngày xác định thu hoạch có thể thu sớm hoặc trễ vài ngày để thu hoạch đỡ gặp
phải thời tiết xấu. Thậm chí tránh lũ phải thu sớm cả tuần. Mặc dù năng suất bị
giảm, còn hơn bị lũ nhấn chìm. Hoặc trời mưa gió lớn có thể để trễ vài ngày,
vẫn hơn là thu đúng ngày mưa sẽ bị thất thoát lớn.
1.3.2. Căn cứ vào quy luật khí hậu thời tiết hàng năm của vùng
Bố trí thời vụ gieo cấy sao cho lúa chín không trùng với giai đoạn mưa lớn
và mưa kéo dài. Ví dụ hàng năm thời tiết ở vùng Cần Thơ thường có đợt mưa
kéo dài khoảng 2 tuần (từ đầu đến giữa tháng 5 âm lịch). Cho nên không gieo
trồng để lúa chín vào dịp này.
1.4. Xác định ngày thu hoạch
Nếu thu hoạch sau khi hạt lúa đã chín hoàn toàn, thất thoát do tỷ lệ rụng hạt
khoảng 4,5%. Nếu thu hoạch sau 20 ngày lúa đã chín hoàn toàn, tỷ lệ rụng hạt
lên đến 20%. Tỷ lệ này cũng còn tùy thuộc vào giống. Những giống dễ rụng hạt,
tỷ lệ rụng có thể nhiều hơn. Chính vậy phải xác định thời điểm thu hoạch cho
phù hợp để giảm tối đa thất thoát sau thu hoạch.
Khi xác định ngày thu hoạch, chúng ta nên chọn ngày không mưa. Trường
hợp lúa chín đúng vào đợt mưa kéo dài, có thể cứ để lúa đứng trên cây thêm 3-
5 ngày nữa chờ qua đợt mưa lớn rồi thu còn hơn là thu đúng vào ngày mưa to,
gió lớn, sẽ gây thất thoát cao hơn. Hoặc chuẩn bị đến đợt mưa kéo dài hay để
né lũ, thì cũng có thể thu sớm hơn 3-5 ngày (tức là sau trỗ 25-27 ngày).
1.5. Chọn phương thức thu hoạch lúa
1.5.1. Liệt kê các phương thức thu hoạch
a. Cắt lúa bằng
liềm (lưỡi hái)
- Cắt bông lúa:
Là dùng liềm để cắt
rời bông lúa chín khỏi
thân cây lúa (hình 4.7).
Hình 4.7. Cắt rời bông lúa chín khỏi thân cây lúa
14
- Cắt cả cây lúa chín:
+ Là dùng liềm cắt
toàn bộ cả cây lúa đã chín,
cắt cả gốc rạ, sát mặt đất
(hình 4.8)
Hình 4.8. Cắt toàn bộ cả cây lúa chín
+ Rồi sau đó mới cắt
(xén) riêng phần bông lúa
(hình 4.9).
Hình 4.9. Cắt riêng phần bông lúa
- Phương thức thu
hoạch thủ công có những
ưu và nhược điểm như sau:
Hình 4.10. Cắt lúa bằng liềm ở ruộng ướt
15
+ Ưu điểm:
* Phù hợp cho mọi
loại chân ruộng lúa như
ruộng ướt (hình 4.10),
ruộng khô (hình 4.11).
Hình 4.11. Cắt lúa bằng liềm ở ruộng khô
* Thích hợp mọi tình
trạng ruộng lúa như là:
Ruộng lúa đứng cũng
cắt được bằng liềm (hình
4.12).
Ruộng lúa ngã đổ cũng
thu hoạch được bằng liềm
và có thể chỉ thu hoạch
được bằng liềm (hình 4.13).
Hình 4.12. Cắt lúa băng liềm ở ruộng lúa đứng
Hình 4.13. Cắt lúa băng liềm ở ruộng lúa đổ ngã
* Thích hợp được với
các loại diện tích của ruộng
lúa:
Ruộng lúa có diện tích
lớn (hình 4.14) cũng thu
hoạch được bằng liềm
Hình 4.14. Cắt lúa băng liềm ở ruộng lúa
có diện tích lớn
16
Ruộng có diện tích
nhỏ (hình 4.15) cũng thu
hoạch được bằng liềm.
Hình 4.15. Cắt lúa băng liềm ở ruộng lúa có diện
tích nhỏ
* Tận dụng được cả
nhân công phụ (hình 4.16),
học sinh tham gia thu hoạch
lúa.
Hình 4.16. Học sinh tham gia thu hoạch lúa
+ Nhược điểm:
Tốn nhân công, năng
suất lao động thấp (hình
4.17), rất nhiều nhân công
thu hoạch lúa
Hình 4.17. Tốn nhiều nhân công thu hoạch lúa
17
b. Thu hoạch bằng máy gặt hàng xếp dãy (hình 4.18):
Là người ta điều khiển máy gặt cắt phần bông lúa đã chín, xếp thành từng
dãy. Sau đó thu gom để tuốt hạt.
Hình 4.18. Máy gặt hàng xếp dãy
c. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp:
Là người ta dùng máy để vừa cắt lúa, vừa tuốt hạt, hạt lúa được chứa vào
các bao và xếp ngay trên máy gặt (hình 4.19). Khi các bao chứa lúa đã xếp đầy
chỗ xếp ở trên máy thì đưa các bao lúa lên bờ ruộng.
Hình 4.19. Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp
1.5.2. Căn cứ tình trạng ruộng lúa: Qua các phương thức thu hoạch lúa
nêu trên. Tùy điều kiện mà chúng ta chọn lựa phương thức thu hoạch lúa cho
phù hợp như: Diện tích ruộng đủ lớn, ruộng khô chọn phương thức thu hoạch
bằng máy gặt đập liên hợp, hoặc máy gặt xếp dãy. Ngược lại phải chọn phương
thức thu hoạch cắt lúa bằng liềm.
1.5.3. Căn cứ điều kiện vùng trồng lúa: Ở nơi đang trồng lúa có những
phương thức thu hoạch nào để chọn lựa cho phù hợp, ví dụ như nơi chưa phổ
biến máy gặt đập liê