- Công dụng và phương pháp sử dụng mỏ hàn thiếc.
Dụng cụ và nguyên liệu cần thiết để hành nghề hàn chì hay nghề thợ thiếc rất đơn giản và ít vốn. Một người muốn hành nghề thợ hàn hay thường gọi là thợ thiếc phải có những đồ dùng sau đây:
- Một mỏ hàn bằng đồng đỏ có đuôi bằng cây sắt và tay cầm bằng gỗ cho khỏi nóng. Có thứ mỏ hàn lớn, có thứ nhỡ và cũng có thứ loại nhỏ.
- Một miếng phèn hàn làm bằng muối diêm Chlorure d’ammonium (cờ-lo-rua-am-mom) hay một cục nhựa thông.
- 1 cái hỏa lò (lò lửa) đốt bằng than củi để đun nóng mỏ hàn.
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Điện tử cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO TRÌNH
ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
Bài 1: Các khái niệm cơ bản về vật liệu và linh kiện điện tử
Sử dụng dụng cụ cầm tay và máy đo VOM
Trình bày đúng công dụng và phương pháp sử dụng các dụng cụ cầm tay nghề điện tử và máy đo VOM
- Công dụng và phương pháp sử dụng mỏ hàn thiếc.
Dụng cụ và nguyên liệu cần thiết để hành nghề hàn chì hay nghề thợ thiếc rất đơn giản và ít vốn. Một người muốn hành nghề thợ hàn hay thường gọi là thợ thiếc phải có những đồ dùng sau đây:
- Một mỏ hàn bằng đồng đỏ có đuôi bằng cây sắt và tay cầm bằng gỗ cho khỏi nóng. Có thứ mỏ hàn lớn, có thứ nhỡ và cũng có thứ loại nhỏ. - Một miếng phèn hàn làm bằng muối diêm Chlorure d’ammonium (cờ-lo-rua-am-mom) hay một cục nhựa thông.- 1 cái hỏa lò (lò lửa) đốt bằng than củi để đun nóng mỏ hàn.
Nguyên liệu để hàn là:
- 1 thỏi chì nghĩa là thiếc (ê-lanh) thì đúng hơn. - 1 lọ nước hàn chế bằng a-xit cờ-lo-ri-rich trong có ngâm những miếng kẽm vụn. kẽm bị tan trong a-xít và nước hàn thành ra “cờ-lo-rua kẽm”. Nước này dùng để tẩy chỗ sắp được hàn cho chỗ ấy thật sạch, sau chì hay thiếc mới ăn chặt vào chỗ hàn.
Mỏ hàn làm bằng một cục đồng đỏ, lớn bằng quả trứng gà hay có thể bằng nửa: một đầu mỏ hàn thì hình bẹt để dễ luồn vào các rãnh đồ vật để hàn, một đầu thì vuông, phẳng. Ngày nay có thứ mỏ hàn chạy bằng điện dùng để hàn các vật dụng nhỏ và mỏ hàn đỏ lên là do dây điện trở quấn ở phía trong làm cho nóng.
Muốn hàn chì hay thiếc vào chỗ để gắn thì dùng nước hàn.
Nước hàn có mục đích tẩy chỗ hàn cho sạch vết dơ bẩn như mỡ, rỉ sét. Đối với mỗi kim loại để hàn thì dùng một loại nước riêng.
- Hàn đồ bằng kẽm thì dùng nước hàn cờ-lô-ri-rich. - Hàn đồ bằng sắt tây thì dùng nước hàn như trên hoặc dùng nhựa thông cô-lô-phan. - Hàn đồ bằng đồng thì dùng nước hàn có kẽm chế bằng a-xit cờ-lô-ri-rich với mảnh kẽm.
Muốn chế nước hàn thì bỏ mảnh kẽm nhỏ vào a-xit cho a-xit ăn kẽm, làm sủi bọt lên, bao giờ hết sủi bọt tức là được nước hàn.
Thỏi chì dùng để hàn là một hợp kim, ta có thể tự chế lấy được để dùng, vì đối với mỗi kim loại thì có một thỏi chì có thành phần hợp kim khác nhau.
Lấy kim loại là thiếc (ê-tanh), chì (pờ-lông), kẽm (danh) bỏ vào nồi đất mà để lên lò than mà nung khi nào kim loại chảy ra thì đổ vào khuôn làm bằng đất sét hay là cát ẩm, theo hình các thỏi chì, thường dài 20 phân, dày 1 phân và ngang 3 phân.
Phần lượng hợp kim pha như sau:
a/ Hàn kẽm: Chế thỏi chì có hai phần thiếc và ba phần chì
b/ Hàn sắt tây: Chế thỏi chì có hai phần kẽm và một phần chì
c/ Hàn đồng thau: Chế thỏi chì có một phần kẽm và một phần chì.
Đối với việc hàn các kim loại trên thì phải tẩy chỗ hàn, hoặc bằng nước hàn, hoặc bằng bột nhựa thông mà rắc lên chỗ hàn trước khi hàn bằng mỏ hàn. Nhưng đối với việc hàn máy vô tuyến điện thì nên dùng nhựa thông để tẩy sạch, vì nếu tẩy mối hàn bằng a-xít thì chỗ ấy sẽ bị luồng điện phân tích ra và mối hàn không được bền.
Cách thức hàn chì:
Có hai công việc phải làm khi hàn chì một mối hàn:
- Tẩy sạch chỗ định hàn.- Sử dụng mỏ hàn.
Trước hết phải lấy dũa, dao, đá bọt, giấy nhám mà cạo, cọ sát, dũa chỗ hàn cho thật sạch, loại hết những chỗ dơ bẩn, vết gỉ sét. Vì nếu để lại các vết bẩn thì chì sẽ không ăn và tróc đi. Nếu là đồ dùng còn mới thì chỉ cần dùng nước hàn bằng cờ-lo-rua kẽm mà bôi một hai lượt cho chỗ để hàn sáng ra là đủ. Còn đối với đồ dùng cũ thì sau khi cọ rửa hết sét, rỉ rồi cũng phải tẩy sạch bằng nước hàn cờ-lo-rua. Đoạn cho mỏ hàn vào lò than nóng mà nướng cho đỏ mỏ hàn, lưỡi mỏ hàn để ngửa lên trên, gáy mỏ hàn để xuống dưới than lửa. Khi mỏ hàn đã nóng, bỏ ra và chùi lưỡi mỏ hàn vào miếng muối hàn (cờ-lo-rua am-mô-ni-ac) vài lần cho sạch chất ô-xít đồng ở lưỡi mỏ hàn, đoạn lấy thỏi chì để xuống đất, đem lia lưỡi mỏ hàn nóng lên đều thỏi chì để chấm lấy một tí chì. Chì gặp nóng sẽ chảy ra và bám vào mỏ hàn. Đem đặt miếng chì ấy lên chỗ hàn mà rải cho đều một giọt chì không đủ thì lấy miếng khác hoặc giả hàn nhiều thì đặt ngay đầu thỏi chì lên chỗ mối hàn, rồi lấy mỏ hàn hàn luôn tại chỗ cho mau. Nếu thấy chì ít ăn vào chỗ hàn thì lấy nước hàn tẩy thêm cho sạch rồi lại hàn.
Khi hàn đồ đạc bằng kẽm hay bằng sắt thì công việc hàn dễ hơn là khi hàn đồ dùng bằng đồng thau, vì kẽm dễ bắt chì hơn. Vậy nên khi hàn bằng đồng thau thì nên đốt mỏ hàn cho thật nóng, còn nếu hàn kẽm thì đốt mỏ hàn nóng vừa cũng đủ hàn.
Đối với đồng cũng nên cạo, tẩy cho sạch. Để hàn sắt tây và để hàn các mối dây điện trong máy vô tuyến điện, hiện trên thị trường có bán dây chì, thiếc làm sẵn, trong ruột có để bột nhựa thông nên khi hàn chỉ dí đầu mỏ hàn vào đầu dây là đủ. Dùng dây hàn này và mỏ hàn điện rất tiện và mau khi hàn những mối hàn nhỏ. Mỗi khi hàn xong, phải cạo mỏ hàn cho sạch, đậy nút chai nước hàn cho khỏi bốc hơi và lau chùi dụng cụ hàn cho sạch vì nước hàn có a-xít thường làm hư đồ dùng. Ngày nay trong nghề hàn chì thiếc, người ta có thể dùng mỏ hàn điện để làm những công việc nhỏ, cần hàn tinh vi hơn, nhất là hàn dụng cụ bằng đồng thau hay đồng đỏ. Mỏ hàn điện có nhiều kiểu lớn nhỏ, có bán tại các tiệm điện. Mỏ hàn điện là một đồ dùng bằng dây cản điện quấn trong một cái bao bằng kim loại như đồng thau hoặc đồng đỏ, bao lấy một cái dùi nhọn dài từ 15 đến 20 phân, cắm lên một chuôi nhựa hay gỗ để cầm cho khỏi nóng. Khi cắm điện thì dây cản điện sẽ làm nóng bao đồng và làm cho nhiệt độ tăng lên. Muốn hàn thì dí mũi hàn điện vào thiếc, y như đối với mỏ hàn thường.
Tại tiệm điện có bán những dây thiếc trong ruột có chứa sẵn nhựa thông. Dùng dây thiếc này thì khỏi phải dùng a-xít nữa, chỉ cần cạo sạch chỗ hàn mà thôi.
- Công dụng và phương pháp sử dụng dụng cụ hút thiếc
2. Vật dẫn điện và cách điện.
2.1. Vật dẫn điện và cách điện.
- Vật dẫn điện : Vật dẫn điện có thể là vật rắn, lỏng và trong các điều kiện có thể là khí.
Vật dẫn điện ở thể rắn là các kim loại và hợp kim, vật dẫn điện là kim loại chia ra thành hai loại : loại có điện dẫn cao và loại có điện trở cao, kim loại có điện dẫn cao dùng làm dây dẫn điện, cáp điện, dây điện từ. Kim loại có điện trở cao dùng trong các dụng cụ đốt nóng bằng điện, đèn thắp sáng, biến trở và điện trở màu.
Các kim loại nóng chảy và dung dịch điện phân thuộc loại vật dẫn ở thể lỏng, vì các kim loại thường nóng chảy ở nhiệt độ cao, trừ thuỷ ngân có nhiệt độ nóng chảy ở -390C, do đó ở nhiệt độ bình thườngchỉ có thuỷ ngân là kim loại lỏng được sử dụng trong thực tế kỹ thuật(vật dẫn ở thể lỏng).
Cơ cấu của vật dẫn trong các kim loại rắn và lỏng là do các điện tử tự do chuyển động, do vậy các vật liệu nàycó điện dẫn điện tử hay còn gọi là vật dẫn loại một.
Vật dẫn loại hai hay là các chất điện phân là các dung dịch của Axít, Bazơ và muối, cơ cấu của sự dẫn điện loại này là do sự chuyển dịch của các phần tử mang điện (Ion) dưới tác dụng của các điện trường, do đó thành phần dung dịch sẽ bị thay đổi dần dần và trên các điện cực sẽ xuất hiện các sản phẩm điện phân, các tinh thể Ion ở trạng thái lỏng cũng thuộc vật dẫn loại hai.
Tất cả các chất khí và hơi, kể cả hơi kim loại, nếu cường độ điện trường ngoài thấp sẽ không phải là vật dẫn điện (mà là vật cách điện). Nhưng nếu cách điện của điện trường vượt quá một giới hạn nào đó đủ gây Ion hoá va chạm thì chất khí đó trở thành vật dẫn Ion và điện tử, khi bị Ion hoá mạnh sẽ có số điện tử và Ion dương bằng nhau sinh ra trong một đơn vị thể tích là môi trường dẫn điện đặc biệt gọi là Plazma.
Khi nghiên cứu đặc tính dẫn điện của vật liệu chúng ta cần quan tâm tới các tính chất cơ bản sau :
Điện dẫn suất hay điện trở suất của vật liệu
Hệ số nhiệt của điện trở suất
Nhiệt dẫn suất.
Hiệu điện thế tiếp xúc và sức nhiệt điện động.
Giới hạn bền khi kéo và độ dãn dài tương đối khi đứt.
- Vật cách điện : Theo nguyên lý chung thì vật cách điện phải cách điện hoàn toàn, song trong thực tế, vật cách điện luôn tồn tại các điện tích và các điện tử tự do, dưới tác dụng của lực điện trường, các điện tích dương chuyển động theo chiều của điện trường, còn các điện tích âm(bao gồm cả điện tử tự do) chuyển động theo chiều ngược lại, chúng tạo nên dòng điện đi trong điện môi. Như vậy điện dẫn của điện môi được xác định bởi sự chuyển động có hướng của các điện tích dưới tác dụng của điện trường bên ngoài.
Trị số của dòng điện phụ thuộc vào số lượng điện tích tự do có trong điện môi, thực tế số lượng điện tích tự do của các điện môi không nhiều, do đó có dòng điện đi trong điện môi có trị số nhỏ.
Qua trình đặc trưng chủ yếu của điện môi là sự phân cực điện môi khi có điện trường bên ngoài tác động, phân cực là sự dịch chuyển có giới hạn của ác điện tích liên kết hay là sự định hướng của các phần tử lưỡng cực dưới tác dụng của điện trường, trong quá trình phân cực cũng tạo nên dòng điện phân cực. Do có dòng điện dẫn và sự phân cực mà một phần năng lượng điện bị tiêu hao và toả ra dưới dạng nhiệt năng làm cho điện môi nóng lên, phần năng lượng tiêu hao đó gọi là tổn hao điện môi, dựa vào trị số tổn hao điện môi người ta đánh giá chất lượng của vật liệu cách điện.
Mỗi một điện môi có một chiều dày nhất định chỉ chịu được một điện áp giới hạn nhất định, khi điện áp cao hơn trị số giới hạn sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện làm hỏng điện môi. Độ bền điện được đặc trưng bởi trị số cường độ điện trường đánh thủng.
2.2. Điện trở cách điện của linh kiện và mạch điện tử.
Điện trở cách điện của linh kiện điện tử là vấn đề rất quan trọng, vì chúng có thể cấy trên cùng 1 đế bán dẫn(cùng trên 1 bảng mạch) với mật độ cao. Thường có hai phương pháp cách điện là cách điện bằng tiếp xúc P-N và cách điện bằng chất điện môi.
* Cách điện bằng tiếp xúc P-N.
Tiếp xúc P-N khi phân cực ngược thì không dẫn điện, điện trở của nó rất lớn, do vậy trong vi mạch điện tử người ta dùng tiếp xúc cực collectơ để phân cực ngược để cách điện. Đối với transistor NPN đế bán dẫn là loại P, muốn đảm bảo cách điện tốt khi làm việc đế phải được nối với thế âm nhất, khi đó tiếp xúc phân cực ngược mạnh nhất. Nhược điểm của phương pháp này là cách điện không tuyệt đối.
* Cách điện bằng chất điện môi.
Trong phương pháp này các phần tử sẽ cách điện với nhau thông qua lớp điện môi, lớp điện môi này bao quanh phần góp, ngăn cách phần góp với đế. Phương pháp cách điện bằng chất điện môi cho các tham số tốt như: dòng điện rò trong tất cả các trường hợp đều có thể bỏ qua vì đây là dòng qua lớp điện môi. Điện dung ký sinh cũng được giảm nhỏ, nhược điểm của phương pháp này là thực hiện phức tạp làm cho giá thành sản phẩm cao.
2.3 Linh kiện thụ động
A.Điện trở.
1. Ký hiệu, phân loại, cấu tạo.
a. Ký hiệu của điện trở:
b. Phân loại điện trở:
- Điện trở vững: có trị số điện trở cố định, được làm bằng than và dây quấn, ký hiệu trên sơ đồ như hình vẽ:
- Điện trở đổi: thông thường có 3 đầu, nếu làm bằng dây quấn gọi là biến trở, làm bằng than gọi là chiết áp, ký hiệu trên sơ đồ như hình vẽ:
- Điện trở thay đổi: có trị số điện trở (R) thay đổi theo nhiệt độ gọi là “Themisto”, nếu làm bằng bột oxytcoban sẽ có hệ số nhiệt âm, nếu làm bằng bột Titanatbari có hệ số nhiệt dương, ngoài ra có loại điện trở thay đổi theo điện áp, được chế tạo bằng Cácbitsilic gọi là Varitto (VDR).
- Ngoài ra còn rất nhiều loại điện trở như điện trở Quang, điện trở nhiệt, điện trở suất...vv.
c. Cấu tạo của điện trở:
Điện trở thông thường(không dây quấn) được chế tạo bằng than hay chất đặc biệt có tính dẫn điện kém, các vật liệu này bao bọc bên ngoài một lõi bằng sứ hoặc lớp bọc bị xẻ theo đường rãnh xoắn ốc xung quanh lõi (điện trở mặt), hoặc chúng bị ép lại thành khối(điện trở khối), loại này có kích thước bé, điện cảm và điện dung nhỏ, giá thành hạ, nhưng độ ổn định kém và công suất tiêu thụ nhỏ.
Điện trở dây quấn được làm bằng dây công tan tan (điện trở thấp) hay nicrôm(điện trở cao) quấn trên một ống bằng sứ, được bao phủ bằng một lớp men màu nâu hay xanh.
Điện trở dây quấn có ưu điểm độ ổn định và độ chính xác cao, mức tạp âm bé, công suất tiêu thụ lớn nhưng có nhược điểm là bị giới hạn về tần số do điện cảm và điện dung tạp tán hơn.
Điện trở kiểu chiết áp dây quấn có cấu tạo tương tự như điện trở dây quấn nhưng biến đổi được, con chạy bằng kim loại nối với trục trượt hoặc trục quay và
trượt trên các vòng dây, chiết áp dây quấn có giá trị thay đổi trong khoảng từ 1 ¸ 200KW
Điện trở chiết áp than hỗn hợp: Là điện trở có lớp vật liệu hỗn hợp được phủ lên trên tấm đế hình móng ngựa, hai đầu có phủ một lớp bạc nối với chân ra, chiết áp than hỗn hợp có giá trị biến đổi trong khoảng
Điện trở than và điện trở chiết áp
từ 10W ¸10MW, công suất khoảng từ 0,1 ¸ 2W
2. Cách đọc và cách mắc điện trở.
2.1. Cách đọc điện trở :
Trên sơ đồ, nếu trị số điện trở không ghi đơn vị thì quy ước đơn vị là Ôm (W)
- Các trị số điện trở của nhiều nước đông âu thường in trực tiếp vào thân nên dẽ nhận biết:
Chữ W là Ôm
Chữ K là Kilôôm = 1.000 ôm
Chữ M là Mêgaôm = 1.000.000 Ôm
- Điện trở của nhiều nước khác lại dùng 3 đến 4 vòng màu, khi hàn vào mạch không bị che lấp, nhưng phải đọc trị số theo quy tắc màu:
Đen = 0
Cam = 3
Lơ = 6
Nâu = 1
Vàng = 4
Tím = 7
Đỏ = 2
Xanh lá cây = 5
Xám = 8
Trắng = 9
Cách đọc trị số theo vòng màu:
- Vòng thứ nhất là màu mà ứng với con số có nghĩa thứ nhất.
- Vòng thứ 2 là màu mà ứng với con số có nghĩa thứ hai.
- Vòng thứ 3 là màu ứng với con số 0 phải thêm vào.
Nếu có vòng thứ 4 là vòng màu chỉ sự sai số:
Màu kim nhũ thì sai số ± 5%
Màu ngân nhũ thì sai số ± 10%
Vòng giá trị thực số 1
Vòng sai số
Vòng hệ số nhân tính = số 0
Vòng giá trị thực số 2
Không có vòng thứ 4 thì sai số ± 20%
Nếu gặp các điện trở mà vòng thứ 3 đã có màu kim nhũ (chia cho 10) hoặc ngân nhũ (chia cho 100) là những điện trở có trị số nhỏ dưới 10 Ôm, những màu này không phải ký hiệu chỉ sai số (chỉ là mốc cuối, khi đọc chia kết quả cho 10 hoặc 100).
Ví dụ 1: Vòng thứ nhất màu vàng (4)
Vòng thứ hai màu tím (7)
Vòng thứ ba màu cam (3 con số 0)
Vòng thứ tư màu ngân nhũ (nhũ bạc).
Thì điện trở đó có trị số điện trở là 47.000 Ôm hay 47 KW ± 10%.
Ví dụ 2: Vòng thứ nhất màu xanh (5)
Vòng thứ hai màu đen (0)
Vòng thứ ba màu kim nhũ (chia cho 10)
Thì điện trở đó có trị số điện trở là 50 Ôm: 10 = 5 Ôm.
2.2. Cách mắc điện trở:
Chọn các điện trở mắc vào mạch phải chú ý đến hai thông số cơ bản là trị số và công suất tiêu thụ của điện trở, nếu không có các điện trở đúng ta đem đấu nối tiếp, song song hoặc hỗn hợp các điện trở lại để được yêu cầu của mạch điện.
Muốn có điện trở trị số lớn hơn thì đấu nối tiếp:
R1 + R2 + …
Vậy khi đấu nối tiếp các điện trở, điện trở tương đương R của mạch bằng tổng các điện trở thành phần.
Khi cần công suất đi qua điện trở lớn hơn mức quy định của nó ta phải đấu song song các điện trở, vì đấu song song dòng điện chung I bằng tổng số dòng điện trong các nhánh.
I = I1 + I2 + …
Điện trở tương đương là:
R = R1 x R2/ R1 + R2
R
R1
R2
R1
R2
R
Khi thực hành khi không có điện trở công suất lớn người ta thường dùng các điện trở có cùng trị số R để dấu song song với nhau và sẽ được:
R = r/n; P = P x n
B. Tụ điện.
2.1. Ký hiệu, phân loại, cấu tạo.
* cấu tạo của tụ điện:
là một hệ thống 2 vật dẫn điện đặt gần nhau và cách điện với nhau bằng một chất gọi là điện môi, chất điện môi có thể là không khí, mica, giấy dầu, hoá học...vv. Người ta lấy tên các chất điện môi đặt tên cho mỗi loại tụ điện, trong dụng cụ điện gia dụng thường gặp 2 loại tụ điện:
Giấy cách điện
Đầu dây ra
Băng kim loại
Tụ điện hoá học: gồm 2 băng bằng nhôm quấn chặt lại, cách điện bởi một lớp giấy tẩm chất điện phân, tất cả đặt trong vỏ kim loại, đồng thời là cực âm của tụ điện, còn cực dương là một dây dẫn nhỏ nối với bản cực kia của tụ. Tụ được bịt kín để cho dung dịch hoá học (Axít boric) khỏi khô làm giảm trị số điện dung, tuy vậy trong quá trình làm việc, điện dung vẫn giảm dần theo thời gian do chất điện phân bị hao mòn, già cỗi.
Tụ hoá có kích thước nhỏ nhưng điện dung
khá lớn (loại K -) của Nga, điện dung từ 5 đến 2.000 mF,
điện áp từ 8 đến 500 vôn, chú ý khi dùng
phải đấu đúng cực dương và cực âm của nguồn điện,
chỉ lắp tụ hoá cho điện một chiều hoặc mạch
điện biến đổi trị số nhưng không thay đổi cực tính.
Nếu dùng tụ hoá vào điện xoay chiều sẽ hỏng,
nổ tụ, tuy nhiên cũng có loại tụ hoá không cực tính,
có thể dùng vào mạch điện xoay chiều khởi
động tủ lạnh (thời gian ngắn)
Tụ điện giấy dầu: Tụ điện gồm 2
lá nhôm mỏng đặt sen kẽ giữa 2 băng
giấy tẩm dầu dùng làm điện môi và cuộn lại thành hình trụ tất cả được đặt trong vỏ chất dẻo có dây dẫn nối vào 2 băng nhôm để đưa ra ngoài, phía đầuđược đổ nhựa kín, đây là tụ giấy. Còn tụ giấy dầu của nga vỏ kim loại được ký hiệu KÁGM có điện dung từ 0,01 mF đến30 mF điện áp làm việc từ 200 vôn đến 1.500 vôn. Tụ giấy dầu thường dùng để chạyđộng cơ điện xoay chiều một pha, để khởi động tủ lạnh chạy quạt điện, máy giặt...vv.
* Phân loại tụ điện:
Theo vật liệu chế tạo gồm có tụ điện giấy, tụ gốm, tụ mica, tụ dầu.
- Theo yêu cầu sử dụng có tụ điện không phân cực và tụ điện phân cực. (tụ điện không phân cực dùng cho điện áp xoay chiều, tụ điện phân cực dùng trong điện áp một chiều)
- Theo trị số của tụ có tụ tính bằng mF (tụ có trị số lớn) và tụ tính bằng PF (tụ có trị số nhỏ)
+
Tụ thường
Tụ phân cực
Tụ có điện dung thay đổi
* Ký hiệu của tụ điện:
2.2. Tính chất và ứng dụng.
* Tính chất:
- Khả năng tích điện của tụ điện gọi là điện dung của tụ điện, ký hiệu là C, đơn vị đo là Fara (F), trong thực tế thường dùng các trị số nhỏ là Micrô-Fara (mF) và Picrô-Fara (PF)
1mF = 10-6F; 1PF = 10-6mF
- Khả năng thích ứng với dòng điện xoay chiều hay một chiều cho phù hợp.
- Điện áp công tác của tụ có thể chịu đựng được sự làm việc lâu dài mà không bị đánh thủng.
- Điện dung của tụ điện tính bằng mF hay PF
. Cách đọc, đo và cách mắc tụ điện.
2.2.1. Đo kiểm tra tụ hoá, tụ giấy, tụ dầu:
Dùng đồng hồ vạn năng để ở nấc x100 đo 2 đầu tụ, nếu kim đồng hồ vọt lên (hiện tượng nạp điên) rồi trở về vị trí vô cực là tụ điện còn tốt, còn trường hợp kim vọt lên mà không trở về hoặc trở về với trị số r nhỏ là tụ điện bị hỏng, bị chập, bị rò, nếu kim đồng hồ không nhúc nhích là tụ bị khô, với tụ giấy, tụ dầu để chạy quạt, chạy máy có thể dùng ngay dòng điện xoay chiều để kiểm tra bằng đèn thử mà không cần đồng hồ để kiểm tra vẫn đảm bảo chính xác. Đó là dí 2 đầu dây của đèn thử vào 2 đầu dây của tụ để tích điện, đèn không sáng hoặc sáng chói bình thường , quệt 2 dây tụ không có ánh lửa là tụ bị đứt hoặc bị chập, nếu đèn mờ là tụ chưa bị hỏng, bỏ 2 dây đèn thử ra, quệt 2 đầu dây tụ với nhau có tiếng nổ kèm theo tia lửa xanh là tụ còn tốt. Tụ giấy, tụ dầu là tụ không phân cực nên không cần phân biệt đâu là đầu dương hay âm, pha hay trung tính.
2.2.2. Đo kiểm tra tụ mica, tụ giấy, tụ gốm (cỡ PF, thường gọi là tụ pi).
Nếu dùng đồng hồ vạn năng bình thường dí vào 2 đầu cực của tụ điện mà kim đồng hồ không nhúc nhích vẫn là tụ tốt, muốn đảm bảo chính xác phải dùng Ômkế có độ nhạy cao (khoảng 10 MW) thử 2 đầu tụ, kim đồng hồ vọt lên rồi trở về vị trí ban đầu (¥) là tụ tốt, kim đông hồ vọt lên rồi đứng yên hoặc quay vè chút ít là tụ bị chập.
2.2.3. Cách mắc tụ điện:
Khi mắc tụ điện vào mạch điện phải biết đấy là mạch một chiều hay xoay chiều để dùng loại tụ nào cho phù hợp, ngoàI ra còn phảI theo 2 tham số cơ bản của tụ điện là:
* Điện áp công tác(vôn) là điện áp mà tụ có thể chịu được lâu dài không bị đánh thủng.
* Điện dung C của tụ điện tính bằng mF hay PF.
U2
U1
UC
Nếu tụ điện sẵn có chưa đạt được 2 yêu cầu trên thì có thể đấu tụ nối tiếp, song song hay hỗn hợp để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Đấu nối tiếp:
Khi làm việc với nguồn có điện áp cao
Hơn điện áp của tụ phải đấu nối tiếp các
C1
C2
C
Tụ lại ta sẽ có:
UC = U1 + U2 + … Un.
Trị số điện dung C của tụ khi đấu nối tiếp
sẽ giảm xuống:
1/C = 1/C1 + 1/C2 + …1/Cn
Thường người ta sử dụng các tụ có trị số C giống nhau để đấu nối tiếp, vì vậy công thức trên sẽ là: C = C1/n.
Ví dụ: Một mạch lọc điện áp 24 vôn - điện dung C = 200 mF. Thị trường chỉ có tụ 16 vôn - điện dung C = 400 mF. vậy ta phải dùng hai tụ đấu nối tiếp lại sẽ được:
U = 16 vôn + 16 vôn = 32 vôn (cao hơn càng