Mở đầu
I. Mục đích của môn học:
Trang bị cho học viên cao học và sinh viên đại học của trường Đại học lâm nghiệp những kiến thức cơ bản về lý luận chính sách và phân tích chính sách trong lĩnh vực kinh tế ngành nông lâm nghiệp; cung cấp cho học viên những kỹ năng cơ bản trong phân tích chính sách đối với phát triển nông, lâm nghiệp
II. Đối tượng và phạm vi về nội dung môn học
2.1. Đối tượng:
Các loại chính sách; chủ thể, khách thể của chính sách; chu trình hình thành và vận hành chính sách; kiểm định và điều chỉnh chính sách đối với kinh tế nông, lâm nghiệp
2.2. Phạm vi:
- về không gian: cả vĩ mô, vi mô;
- Về thời gian: trước đổi mới và sau đổi mới kinh tế ở VN (năm 1986)
- Về nội dung: quá trình xây dựng và thực thi chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn.
138 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn học Xây dựng và phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC
Xây dựng và phân tích chính sách
nông nghiệp, nông thôn
Bộ môn: kinh tế
( Tổng số tiết 45: Lý thuyết 30 và thảo luận, tiểu luận 15)
Giảng viên: TS. Chu Tiến Quang.
Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quản lý và Đào tạo
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
68 Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình, Hà Nội
Mobill: 0912068724
Email: Chu quang@mpi.gov.vn
Chuquang@yahoo.com.vn
Hà Nội- 2010
Mở đầu
Mục đích của môn học:
Trang bị cho học viên cao học và sinh viên đại học của trường Đại học lâm nghiệp những kiến thức cơ bản về lý luận chính sách và phân tích chính sách trong lĩnh vực kinh tế ngành nông lâm nghiệp; cung cấp cho học viên những kỹ năng cơ bản trong phân tích chính sách đối với phát triển nông, lâm nghiệp
Đối tượng và phạm vi về nội dung môn học
Đối tượng:
Các loại chính sách; chủ thể, khách thể của chính sách; chu trình hình thành và vận hành chính sách; kiểm định và điều chỉnh chính sách đối với kinh tế nông, lâm nghiệp
Phạm vi:
- về không gian: cả vĩ mô, vi mô;
- Về thời gian: trước đổi mới và sau đổi mới kinh tế ở VN (năm 1986)
- Về nội dung: quá trình xây dựng và thực thi chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn.
Những nội dung của môn học
Chương một
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH
(Số tiết: 10, lý thuyết 8, thảo luận 2 )
I. Các vấn đề chung về chính sách nông nghiệp, nông thôn
1.1. Khái niệm và vai trò của chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn
1.1.1. Khái niệm về chính sách.
1.1.2. Chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
1.1.3. Nội dung của chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
1.1.4. Cách thức xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
1.1.5 Vai trò của chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn
1.2. Các giai đoạn trong hình thành và vận hành chính sách
1.2.1. Giai đoạn xác định mục tiêu và các biện pháp của chính sách
1.2.2. Giai đoạn triển khai chính sách
1.2.3. Đánh giá kết quả triển khai chính sách
1.3. Phân loại chính sách đối với nông nghiệp Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản và làm muối
, nông thôn.
1.3.1. Phân loại theo quy mô điều chỉnh của chính sách
1.3.2. Phân loại theo các lĩnh vực kinh tế là đối tượng tác động của chính sách
1.3.3. Phân loại theo các thành phần kinh tế là đối tượng điều chỉnh (hưởng lợi) của chính sách
1.3.4. Phân loại theo phương thức tác động
1 .3.5. Phân loại chính sách theo “phân khúc” quá trình sản xuất
1.3.6. Phân loại chính sách theo "mức độ quan trọng" của mục tiêu cần đạt tới
1.3.7 Phân loại theo cơ quan ban hành và cấp độ của chính sách
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới xây dựng và vận hành chính sách
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả xây dựng chính sách.
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả vận hành (thực thi) chính sách.
II. Đặc điểm nông nghiệp, nông thôn và vai trò của nhà nước, thị trường, cộng đồng
2.1. Những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp, nông thôn
2.1.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
2.1.2. Đặc điểm nông thôn và phát triển nông thôn
2.2. Vai trò của Nhà nước, thị trường, cộng đồng
2.2.1. Vai trò của Nhà nước.
2.2.2. Vai trò của thị trường
2.2.3. Vai trò của các tổ chức quần chúng trong phát triển nông thôn
III. Kinh nghiệm xây dựng chính sách NN, NT một số nước
3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
3.2. Kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp
3.3. Kinh nghiệm Hàn quốc về Phong trào làng mới
3.4. Kinh nghiệm Đài Loan
3.5. Kinh nghiệm Hà Lan
3.6. Kinh nghiệm Trung quốc
Chương II
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
(Số tiết:12; lý thuyết: 8, thảo luận: 4)
I. Phương pháp luận phân tích, đánh giá chính sách phát triển NN, NT
1.1. Mục đích của phân tích chính sách..
1.2. Phương pháp phân tích và các giai đoạn phân tích
1.3. Các tác nghiệp trong phân tích chính sách..
II. Đánh giá sự phát triển các ngành nông, lâm, thủy sản.
2.1. Kết quả sản xuất nông, lâm, thủy sản thời gian qua
2.2. Phát triển một số ngành sản phẩm chính
2.3. Hạn chế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay
III. Một số chính sách xã hội nông thôn
3.1 Khái niệm
3.2 Mục tiêu
3.3 Đối tượng
3.4. Nội dung cơ bản
3.5 Các kênh tác động.
3.6 Một số chính sách xã hội nông thôn.
Chương III
THỰC TRẠNG VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH
NÔNG NGHIỆP Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp, thúy sản và nghề muối
, NÔNG THÔN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY
(Số tiết: 13, lý thuyết 9, thảo luận 4)
I. Các chính sách kinh tế
1.1. Nhóm chính sách đất đai.
1.2. Nhóm chính sách khoa học-công nghệ
1.3 Nhóm chính sách thị trường
1.4.Nhóm chính sách phát triển ngành nghề.
1.5 Nhóm chính sách đầu tư, tài chính và tín dụng
II. Nhóm chính sách xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất
2.1 Chính sách phát triển kinh tế hộ và trang trại
2.2. Chính sách về doanh nghiệp Nhà nước trong NN, NT..
2.3. Chính sách phát triển Hợp tác xã
III. Nhóm chính sách xã hội nông thôn
Chính sách lao động và việc làm nông thôn
3.2 Chính sách xóa đói giảm nghèo trong nông thôn
IV. Nhóm chính sách vùng
4.1 Bối cảnh ra đời
Tác động của chính
Những hạn chế của chính sách vùng
V. Kết luận và định hướng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
5.1 Kết luận
5.2. Định hướng các nhóm chính sách
Đánh giá kết quả học tập của học viên.
- Chuyên cần, bài tập nhỏ: 0,1
- Tiểu luận: 0,2
- Thi hết môn: 0,7
Phần một
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH
I. Các vấn đề chung
1.1. Khái niệm, nội dung và vai trò của chính sách đối với NN, NT.
1.1.1. Khái niệm
Cụm từ "chính sách" đã được dùng khá phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Nhưng chưa có một định nghĩa tổng quát và đầy đủ về cụm từ này
a.Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa ”Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ. Nó bao gồm các mục tiêu kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó” W.
.
b. Từ điển tiếng Việt (1988) “Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị và tình hình thực tế mà đề ra", hay "Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội.”
c. Franc Ellis cho rằng "trên tầm vĩ mô, chính sách được xem như đường lối hành động mà Chính phủ lựa chọn đối với quản lý nhà nước về một lĩnh vực nào đó, có thể là kinh tế, xã hội và môi trường " Franc Ellish "Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển" NXB Nông nghiệp 1995 trang 23
c. Samuelson cho rằng " Ngay cả khi Chính phủ không đưa ra một chính sách trong bối cảnh bất đắc dĩ nào đó để thực hiện mục đích nào đó, thì đó cũng là một kiểu chính sách" Paul Samuelson "Kinh tế học"; Viện kinh tế học, Bộ Ngoại giao, tập I trang 117
.
đ.Theo Jones (1984) thì chính sách luôn gồm các yếu tố bao gồm:
Dự định: là mong muốn của người làm (hoạch định) chính sách;
Mục tiêu: cụ thể hóa dự định thành đích cần đạt tới;
Đề xuất giải pháp: cách thức tác động để nhằm đạt được mục tiêu;
Quyết định lựa chọn giải pháp để triển khai thực hiện.
e. Đinh Dũng Sỹ (2008) cho rằng chính sách có mối tương quan rất mật thiết với chính trị và pháp luật, chính sách là cụ thể hóa đường lối chính trị của Nhà nước.
Chính sách chính là linh hồn, là nội dung của pháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính sách khi nó được thừa nhận, được ban hành bởi nhà nước theo một trình tự luật định.”
f. Ngô Đức Cát và Vũ Đình Thắng (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, chưa có định nghĩa thống nhất về "chính sách” và đưa ra cách hiểu về "chính sách” là ”phương pháp can thiệp” của Nhà nước nhằm mục tiêu nào đó và trong thời hạn nhất định. PGS. TS Ngô Đức Cát và TS Vũ Đình Thắng “ Giáo trình phân tích chính sách Nông nghiệp, nông thôn”; NXB Thống kê-Đại học Kính tế Quốc dân; Hà nội 2001
g. Tác giả giáo trình này cho rằng, ”Chính sách là tập hợp các chủ trương, quan điểm, giải pháp, công cụ nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Quá trình hình thành chính sách có sự tác động của nhiều yếu tố. Trước hết là sự nảy sinh một vấn đề kinh tế - xã hội nào đó cần giải quyết. Trên cơ sở thực tế vấn đề và mong muốn, Chính phủ sẽ lựa chọn mục tiêu cần đạt, đưa ra giải pháp và công cụ trên cơ sở cân nhắc các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, tâm lý nhân dân để hiện thực hóa được chủ trương đã định”. Theo cách tiếp cận này thì Chính sách được hiểu là:
- Phương thức tác động của chủ thể vào khách thể để đạt tới mục tiêu mà chủ thể mong muốn, tương tự như định nghĩa về "quản lý là một quá trình, trong đó chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý để đạt tới mục tiêu do chủ thể quản lý đưa ra";
- Công cụ của quá trình quản lý mà Người quản lý lên đối tượng bị quản lý.
- Chủ thể chính sách là các cơ quan ban hành và thực thi chính sách gồm Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành; Khách thể chính sách hay đối tượng điều chỉnh của chính sách là những cá nhân, tổ chức, DN, hộ gia đình mà chính sách sẽ tác động vào.
Để triền thực hiện chính sách, Chủ thể chính sách đưa ra các biện pháp tạo sức hấp dẫn hay tạo động lực trong khách thể (đối tượng) của chính sách, để khuyến khích họ làm theo định hướng mà Chủ thể chính sách đưa ra, từ đó đạt tới các kết quả mong đợi. Trong trường hợp không khuyến khích thì Chủ thể chính sách có thể đưa ra các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp làm giảm hoặc mất động lực của đối tượng điều chỉnh để họ hạn chế hành vi theo mong muốn.
- Ở tầm vi mô, khái niệm chính sách cũng được sử dụng để phản ánh chiến lược hay sách lược hành động của một chủ thể nào đó như DN, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cộng đồng, hộ gia đình nhằm đạt tới mục tiêu nào đó do các chủ thể đó định ra cho họ. Chẳng hạn một DN có chính sách riêng đối với sử dụng lao động, đối với mở rộng hoặc thu hẹp thị trường; chính sách của hộ gia đình trong quản lý chi tiêu
Như vậy có thể thấy rằng: chính sách là một phạm trù của khoa học quản lý, nó đề cập các giải pháp tác động của Chủ thể đến khách thể, có phạm vi rộng từ cấp vĩ mô (quốc gia, chính phủ) tới các cấp địa phương như tỉnh, huyện, xã và tới từng đơn vị kinh tế-xã hội trong một hệ thống kinh tế-xã hội xác định.
Điểm chung nhất trong khái niệm về chính sách, dù ở cấp độ nào cũng là một trong các công cụ của quản lý. Phải có 3 nhóm yếu tố, đó là: Chủ thể, Khách thể và Mục tiêu của chính sách.
Mỗi chính sách đều phải phục vụ cho một hoặc một vài mục tiêu nhất định, do một chủ thể nào đó đưa ra và tác động (ảnh hưởng) đến một hoặc một số khách thể (đối tượng hưởng lợi) nhằm đạt tới mục tiêu đã xác định.
Vì vậy, mỗi chính sách phải có: chủ thể, khách thể và mục tiêu của nó. Chính sách sẽ là vô nghĩa hay không khả thi khi nó không xác định được 3 nhóm nhân tố nói trên, hay nói cách khác là chính sách bắt nguồn từ ý chí của chủ thể, không định được khách thể (đối tượng hưởng lợi) và không đưa ra được mục tiêu cần đạt tới Nguyễn Văn Bích và Chu Tiến Quang " Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nôn nghiệp, nông thôn Việt Nam"; NXB Chính trị Quốc gia; Hà Nội 1996, trang25
.
1.1.2. Chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn.
- Là ”tổng thể các giải pháp của Nhà nước tác động vào nông nghiệp, nông thôn theo những mục tiêu nhất định và trong khoảng thời gian nhất định” PGS. TS Ngô Đức Cát và TS Vũ Đình Thắng, sách đã dẫn
.
- Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt đưa định nghĩa ”Chính sách phát triển nông thôn là tập hợp các chủ trương và hành động của Chính phủ về cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng); đầu ra (sản phẩm) của nông nghiệp, nông thôn; làm thay đổi tổ chức sản xuất; chuyển giao công nghệ”.
- Chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn rất rộng, bao gồm cả pháp luật, cơ chế, chế độ do Nhà nước ban hành, được áp dụng phù hợp đối với từng đối tượng của nông nghiệp, nông thôn và bao gồm các nhóm chính sách: kinh tế, xã hội và môi trường diễn ra ở nông thôn.
- Mục tiêu của chính sách nông nghiệp, nông thôn bao gồm: (i). Tạo sự tăng trưởng không ngừng về kinh tế; (ii). Gia tăng không ngừng các loại phúc lợi xã hội, dân trí và đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư nông thôn; (iii). Duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái mang tính nông thôn phục vụ cho phát triển chung của toàn nền kinh tế, đặc biệt là đối với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá của mỗi quốc gia.
Như vậy, có thể thấy rằng chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn là tập hợp nhiều chính sách khác nhau, cùng tác động lên các khách thể ở nông thôn (là những đối tượng điều chỉnh của các chính sách khác nhau) cùng hoạt động trên địa bàn nông thôn và cùng tham gia vào quá trình phát triển nông thô, theo nghĩa vừa có lợi ích, vừa có trách nhiệm.
1.1.3. Nội dung chính sách nông nghiệp, nông thôn
Nội dung của chính sách đối với NN, NT cũng rất đa dạng, thay đổi theo điều kiện đặc thù ở mỗi giai đoạn của nền kinh tế, ở mỗi quốc gia riêng biệt. Nhưng xét về cách thức tác động có thể hình thành 2 nhóm chính sách sau
a. Nhóm tác động trực tiếp.
Trong nhóm này, Nhà nước sử dụng các nguồn lực của mình để tác động trực tiếp vào NN, NT thông qua các hoạt động: đầu tư, cung cấp các dịch vụ tín dụng, khoa học công nghệ bằng nguồn vốn của Nhà nước và bằng sự hình thành các Chương trình mục tiêu quốc hướng tới những nhóm đối tượng nhất định và trong thời gian nhất định.
b. Nhóm tác động gián tiếp.
Trong nhóm này, Nhà nước áp dụng các giải pháp mang tính hỗ trợ, ưu đãi nhằm khuyến khích, thúc đẩy các tác nhân tại nông thôn cùng tham gia vào các hoạt động phát triển NN, NT bao gồm cả kinh tế-xã hội và môi trường.
1.1.4. Vai trò của chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn
a. Là công cụ để Nhà nước tác động vào các đối tượng trên địa bàn nông thôn.
- Đối tượng của chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn bao gồm kinh tế hộ, các DN, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, phi nông nghiệp và các lĩnh vực xã hội trong nông thôn.
- Đối với các nước đang phát triển thì chinhs sách NN, NT tập trung chủ yếu vào nông dân do đối tượng này đang chiếm số đông và cần được chính sách hỗ trợ
b. Là công cụ để Nhà nước hướng dẫn các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn cùng thực hiện chiến lược và quy hoạch phát triển do Nhà nước xác định.
- Vai trò này thể hiện quyền lực riêng có của nhà nước và đồng thời là nghĩa vụ của Nhà nước trong việc đưa ra định hướng phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
- Chính sách đóng vai trò như công cụ dẫn dắt, định hướng cho các đối tượng này thực hiện quy hoạch. Nếu quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn không có chính sách đi kèm để thúc đẩy và định hướng các đối tượng thực hiện quy hoạch thì quy hoạch đó sẽ không thể triển khai.
c. Là công cụ để thúc đẩy sự gắn kết các đơn vị kinh tế, hộ gia đình cùng hợp tác để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn thường liên quan đến nhiều đơn vị kinh tế khác nhau như: các hộ gia đình, các DN cùng sản xuất kinh doanh trong một ngành sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp, trên cùng một địa bàn;
- Yêu cầu hợp tác và liên kết giữa các đối tượng khác nhau cùng tham gia sản xuất một sản phẩm nào đó là yêu cầu khách quan, Chính sách là công cụ để Nhà nước tác động, thúc đẩy sự gắn kết các đơn vị kinh tế trong hợp tác cùng phát triển nông nghiệp, nông thôn.
d. Là công cụ để Nhà nước thực hiện phân phối lại thu nhập giữa các đơn vị kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn
- Nhà nước ban hành các chính sách điều chỉnh việc phân bổ các nguồn lực đầu vào (đất đai, nước, điện, hạn mức khai thác tài nguyên...) và các chính sách về thuế trong sử dụng các nguồn lực này.
- Thông qua các chính sách trên, Nhà nước đã tác động, điều chỉnh thu nhập của các đơn vị kinh tế, các hộ gia đình theo chủ trương, quan điểm nào đó, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng các nguồn lực nói trên.
1.2. Các giai đoạn trong xây dựng và vận hành chính sách
1.2.1. Giai đoạn xác định mục tiêu và các biện pháp của chính sách.
Trong giai đoạn này cần phân tích, làm rõ những các tình huống hiện tại; các khả năng về nguồn lực có thể sử dụng để đạt tới mục tiêu mong muốn.
1.2.2. Giai đoạn triển khai chính sách.
Trong giai đoạn này thực hiện các biện pháp, quy định, chế độ đã lựa chọn của chính sách vào thực tiễn. Đối tượng điều chỉnh (hưởng lợi) của chính sách sẽ thay đổi hành vi, thay đổi hoạt động của mình theo hướng tác động của chính sách.
1.2.3. Đánh giá kết quả triển khai chính sách.
Trong giai đoạn này, Chủ thể của chính sách tổ chức đánh giá, tổng kết các kết quả triển khai chính sách so với mục tiêu đã đề, rút ra những mặt tích cực và hạn chế trong việc xác định mục tiêu và các giải pháp đã được triển khai để đạt tới mục tiêu. Việc đánh giá chính sách được thực hiện thống qua áp dụng các công cụ như: chỉ tiêu giám sát, kết quả mong đợi và những thay đổi mới so với trước khi triển khai chính sách.
Sự hình thành và vận hành chính sách được mô phỏng qua 7 bước sau
Sơ đồ 1. Các bước xây dựng và vận hành chính sách
1. Xác định mục tiêu cần đạt tới của chính sách: ngắn hạn và dài hạn
2. Xác định các đối tượng hưởng lợi của chính sách (cá nhân, tổ chức, cộng động)
3. Đề xuất và ra quyết định lựa chọn các giải pháp của chính sách (các chế độ ưu đãi, cơ chế; các chương trình, dự án hỗ trợ; các quy định cần tuân thủ)
4. Triển khai các giải pháp chính sách đã lựa chọn vào thực tiễn ( tác động vào các đối tượng hưởng lợi của chính sách)
5. Đánh giá các kết quả đã triển khai và so sánh kết quả đó với mục tiêu đã đề ra; sự thay đổi của đối tượng hưởng lợi chính sách sau một thời gian chịu tác động của chính sách)
6. Tổng kết, rút ra những nguyên nhân thành công và chưa thành công trong triển khai từng giải pháp của chính sách, những bài học và kinh nghiệm
7. Nhấn mạnh những giải pháp tích cực cần phát huy và hạn chế những giải pháp không phù hợp, cần loại bỏ. Bổ sung, hoàn thiện chính sách
Trong chu trình 7 bước cơ bản nói trên của hình thành và vận hành chính sách thì:
a. Các bước từ 1 đến 3 thuộc về giai đoạn xây dựng chính sách.
Trong giai đoạn này diễn ra công tác nghiên cứu, đề xuất chính sách theo những mục tiêu đã được chủ thể của chính sách xác định. Giai đoạn này thu hút sự tham gia, đóng góp của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, tích luỹ thực tiễn trong lĩnh vực mà chính sách sẽ tác động.
b. Các bước từ 4 đến 5 thuộc về giai đoạn triển khai chính sách.
- Trong giai đoạn này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và cá nhân vận hành chính sách phải xác định đúng đối tượng hưởng lợi để triển khai cho đúng và đủ.
- Giai đoạn triển khai chính sách đòi hỏi sự tiếp cận chính xác đối tượng hưởng lợi và thực hiện đúng các chế độ, quy định của chính sách.
- Sự cẩn trọng và chu đáo trong tác vận hành chính sách có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của các giải pháp chính sách và đảm bảo đạt được các mục tiêu của chính sách.
c. Bước 6 và 7 thuộc về giai đoạn 3 là tổng kết, đánh giá.
- Nhằm rút ra những kết quả và hạn chế của chính sách đã triển khai và đề xuất được hướng hoàn thiện chính sách một cách phù hợp nhất.
- Những người tham gia đánh giá phải nắm vững phương pháp và sử dụng tốt những công cụ tổng kết, đánh giá. Phải làm rõ được các nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế của bản thân các quy định, chế độ của chính sách và những nguyên nhân phát sinh trong quá trình triển khai.
Sự tổng kết, đánh giá kết quả vận hành chính sách trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa giúp cho cơ quan vận hành chính sách thấy đúng kết quả tác động của chính sách, đồng thời giúp phát hiện sớm những sai lệnh cần điều chỉnh để đạt tới mục tiêu đề ra. Công tác tổng kết, đánh giá thường phức tạp và không hấp dẫn cơ quan, tổ chức và cá nhân vận hành chính sách, vì vậy họ rất dễ bỏ qua hoặc làm không tốt công tác nà