CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
BÀI 1
KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG
1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA
LUẬT LAO ĐỘNG
1.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG
Điều 1 BLLĐ “BLLĐ điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm
công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực
tiếp với quan hệ lao động”.
1.1.1. Quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương với NSD lao
động
Trong nền KTTT, BLLĐ không điều chỉnh tất cả các quan hệ lao động của
người lao động trong xã hội mà chỉ điều chỉnh quan hệ lao động của người lao
động làm công ăn lương trong tất cả doanh nghiệp, cơ quan tổ chức cá nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu cụ thể:
Quan hệ lao động trong doanh nghiệp nhà nước (trừ những người được cơ
quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ TGĐ, phó TGĐ, GĐ, phó GĐ, kế
toán trưởng DNNN).
Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trong theo luật DN
Quan hệ lao động trong DN có vốn đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư NN
tại VN
Quan hệ LĐ giữa NLĐ là người nước ngoài với NSD lao động là công dân
VN hay là người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại VN.
Quan hệ LĐ giữa công dân VN với các cơ quan tổ chức nước ngoài hay tổ
chức quốc tế đóng tại VN.
Quan hệ LĐ giữa những người LĐ làm công ăn lương với HTX
Quan hệ LĐ giữa NLĐ làm công ăn lương với các cơ quan hành chính sự
nghiệp, các tổ chức xã hội.
Quan hệ LĐ giữa NLĐ làm công ăn lương với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác
49 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Luật lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
ThS. BÙI THỊ KIM NGÂN
Năm 2006
GIÁO TRÌNH
LUẬT LAO ĐỘNG
ThS. BÙI THỊ KIM NGÂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
BÀI 1
KHÁI NIỆM LUẬT LAO ĐỘNG
1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA
LUẬT LAO ĐỘNG
1.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT LAO ĐỘNG
Điều 1 BLLĐ “BLLĐ điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm
công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực
tiếp với quan hệ lao động”.
1.1.1. Quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương với NSD lao
động
Trong nền KTTT, BLLĐ không điều chỉnh tất cả các quan hệ lao động của
người lao động trong xã hội mà chỉ điều chỉnh quan hệ lao động của người lao
động làm công ăn lương trong tất cả doanh nghiệp, cơ quan tổ chức cá nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu cụ thể:
Quan hệ lao động trong doanh nghiệp nhà nước (trừ những người được cơ
quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ TGĐ, phó TGĐ, GĐ, phó GĐ, kế
toán trưởng DNNN).
Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trong theo luật DN
Quan hệ lao động trong DN có vốn đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư NN
tại VN
Quan hệ LĐ giữa NLĐ là người nước ngoài với NSD lao động là công dân
VN hay là người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại VN.
Quan hệ LĐ giữa công dân VN với các cơ quan tổ chức nước ngoài hay tổ
chức quốc tế đóng tại VN.
Quan hệ LĐ giữa những người LĐ làm công ăn lương với HTX
Quan hệ LĐ giữa NLĐ làm công ăn lương với các cơ quan hành chính sự
nghiệp, các tổ chức xã hội.
Quan hệ LĐ giữa NLĐ làm công ăn lương với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
1.1.2. Các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ LĐ
Quan hệ về việc làm
Quan hệ về học nghề
Quan hệ giữa tổ chức công đoàn với NSD lao động
Quan hệ về đảm bảo vật chất cho NLĐ (hoặc là thành viên gia đình họ)
trong trường hợp tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động
Quan hệ về bồi thường thiệt hại
Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động
1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐIềU CHỉNH CủA LUậT LAO ĐộNG
Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách thức, là biện pháp tác
động của nhà nước lên các quan hệ xã hội do ngành luật ấy điều chỉnh. Xuất phát
từ tính chất đặc điểm của quan hệ LĐ và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp
với quan hệ LĐ nên luật LĐ sử dụng nhiều phương pháp tác động khác nhau,
bao gồm:
Phương pháp thỏa thuận: Đây là phương pháp điều chỉnh quan trọng của
luật LĐ trong nền kinh tế thị trường phương pháp này được sử dụng trong
việc thiết lập quan hệ LĐ (Giao kết hợp đồng lao động, chấm dứt HĐLĐ,
phương pháp này được sử dụng khi ký kết thỏa ước LĐ tập thể, giải quyết
tranh chấp lao động ...
Phương pháp mệnh lệnh: Phương pháp này áp dụng để xác định nghĩa vụ
của NLĐ đối với NSD lao động. Trong quá trình lao động NSDLĐ có quyền
kiểm tra, giám sát công việc của NLĐ, có quyền điều chuyển lao động, có
quyền ban hành nội quy lao động.... mà NLĐ phải có nghĩa vụ chấp hành.
Phương pháp tác động xã hội (thông qua hoạt động của tổ chức CĐ tác động
vào các quan hệ phát sinh trong quá trình LĐ): Đây là phương pháp điều
chỉnh đặc thù của luật LĐ, theo phương pháp này để giải quyết những vấn
đề nảy sinh trong quá trình lao động có liên quan đến quyền và lợi ích hợp
pháp của NLĐ phải có sự tham gia của tổ chức công đoàn, tuy nhiên mức độ
phạm vi tham gia do pháp luật quy định nhằm đảm bảo tính tự chủ của NSD
lao động.
2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG – HỆ
THỐNG VÀ NGUỒN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
2.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG
2.1.1. Nguyên tắc bảo vệ NLĐ
Trong nền KTTT, NLĐ làm công ăn lương luôn ở vị thế yếu trong quan hệ
lao động. BLLĐ thể hiện ý chí của nhà nước trong việc quy định những đảm bảo
cơ bản về việc làm, trả công lao động, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi, an
toàn lao động vệ sinh lao động, BHXH, danh dự nhân phẩm của NLĐ, những
quy định riêng đối với lao động nữ và một số lao động khác, quy định chế độ trợ
cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc khi chấm dứt HĐLĐ, NLĐ có quyền giao kết
HĐLĐ, có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, có quyền đình công trong khuôn
khổ của pháp luật
2.1.2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSD lao động
Hiến pháp 1992 đã thừa nhận quyền cơ bản của các thành phần kinh tế,
NSDLĐ dù là DN nhà nước hay DN thuộc các thành phần kinh tế khác đều có
quyền tự chủ kinh doanh có quyền thuê mướn sử dụng lao động. Nhà nước
khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước có lợi cho nền kinh tế đất
nước và giải quyết việc làm cho NLĐ. Do vậy khi bảo vệ NLĐ thì phải bảo vệ
cả quyền và lợi ích hợp pháp cuả NSD lao động. BLLĐ quy định NSDLĐ có
quyền tuyển chọn lao động, có quyền tăng, giảm số lao động theo yêu cầu của
sản xuất kinh doanh, có quyền quản lí điều hành lao động, có quyền ban hành
nội quy lao động, có quyền khen thưởng đối với người có thành tích và xử phạt
đối với người vi phạm kỉ luật lao động.
2.1.3. Kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
Trong nền KTTT, nhà nước không chỉ chú trọng đến sự phát triển của nền
kinh tế mà theo kinh nghiệm lịch sử còn phải tính toán kỹ các vấn đề xã hội, mọi
quan hệ giữa kinh tế và xã hội. Mọi quy định thái quá về kinh tế hay xã hội đều
bất lợi cho các mục tiêu chính cần đạt được vì vậy việc đưa ra những đảm bảo
cho NLĐ nhất là các chính sách xã hội là điều hết sức cần thiết nhưng phải cân
nhắc mức độ thích hợp của từng thời kỳ để nâng dần lên từng bước có tính đến
khả năng kinh tế tài chính của đất nước và khả năng chi trả của NSDLĐ cần xét
tới phạm vi biện pháp, bước đi thích hợp có như vậy mới bảo vệ được NLĐ trên
thực tế.
2.2. HỆ THỐNG VÀ NGUỒN CỦA LUẬT LAO ĐỘNG
2.2.1. Hệ thống ngành luật lao động gồm có 2 phần
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
Phần chung bao gồm các quy phạm, quy định những vấn đề chung như đối
tượng, phương pháp điều chỉnh, nguyên tắc của ngành luật, quan hệ Pháp
luật lao động.
Phần riêng bao gồm nhưng quy phạm điều chỉnh từng mặt riêng biệt được
sắp xếp theo các chế định bao gồm: Việc làm, học nghề, HĐLĐ, TƯLĐTT,
tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ATLĐ, VSLĐ, CĐ, BHXH
và tranh chấp LĐ.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
2.2.2. Nguồn của LLĐ gồm
Các văn bản luật: HP 1992 (Đ55, 56, 59), BLLĐ 1994 (luật sửa đổi bổ sung
một số điều của BLLĐ năm 2002), Luật CĐ 1990.
Các văn bản dưới luật: Pháp lệnh, NĐ, QĐ của Chính phủ, TT của các Bộ,
liên Bộ.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
BÀI 2
QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1.1. KHÁI NIỆM
Là quan hệ xã hội về sử dụng sức lao động của NLĐ làm công ăn lương theo
hình thức Hợp đồng lao động trong các DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu được các quy phạm pháp luật lao động
điều chỉnh.
Đặc điểm
Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập trên cơ sở HĐLĐ.
Người lao động dù làm việc cho bất kỳ NSDLĐ nào cũng phải tự mình tham
gia vào quá trình lao động phải chịu sự kiểm tra giám sát, quản lí điều hành
của NSDLĐ.
Có sự tham gia của tổ chức Công đoàn trong việc phát sinh thay đổi, chấm
dứt quan hệ pháp luật lao động
1.2. THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG
Chủ thể:
Người lao động làm công ăn lương
Công dân VN: Muốn tham gia quan hệ pháp luật lao động phải có năng
lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Vấn đề này đã được
ghi nhận tại Đ55 HP1992 “Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”.
Trong luật lao động năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao
động được nhắc đến như là một khái niệm thống nhất và xuất hiện khi
công dân đạt đến độ tuổi nhất định với sự phát triển bình thường của thể
lực và trí lực. BLLĐ quy định tại Đ6 “người lao động ít nhất đủ 15 tuổi có
khả năng lao động và có giao kết HĐLĐ”.
Người nước ngoài: Muốn làm thuê cho NSDLĐ là công dân VN hay
người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại VN phải có giấy phép lao
động do cơ quan có thẩm quyền VN cấp. Người nước ngoài lao động tại
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
VN được hưởng các quyền lợi và gánh vác các nghĩa vụ theo pháp luật
VN.
Người sử dụng lao động: Là tất cả các DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu. Muốn thuê mướn sử dụng lao
động các DN, cơ quan, tổ chức này phải có những điều kiện nhất định mà
pháp luật quy định (giấy phép sản xuất, kinh doanh, thành lập DN... quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...), riêng cá nhân muốn thuê lao
động ít nhất phải đủ 18 tuổi trở lên có sức khỏe và nhận thức bình thường.
Khách thể của quan hệ pháp luật về sử dụng lao động của NSDLĐ là lợi
ích, mục đích mà các chủ thể hướng tới đó chính là sức lao động của
NLĐ làm công ăn lương.
Nội dung của quan hệ pháp luật về sử dụng lao động - đó chính là quyền
và nghĩa vụ lao động của các chủ thể.
Người lao động làm công ăn lương
Quyền:
Được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe trong quá trình lao động
Được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong
HĐLĐ phù hợp với pháp luật lao động.
Được thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của NLĐ.
Được yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
lao động.
Được đình công trong khuôn khổ các quy định của pháp luật.
Được tôn trọng danh dự nhân phẩm trong quá trình lao động.
Nghĩa vụ:
Thực hiện HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể chấp hành nghiêm chỉnh
nội quy lao động của DN và tuân theo sự điều hành hợp pháp của
NSD lao động.
Người sử dụng lao động
Quyền:
Được tuyển chọn, kiểm tra giám sát, quản lí điều hành, tăng hoặc giảm
số lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh trên cơ sở những
quy định của pháp luật.
Được thương lượng ký kết TƯLĐTT
Được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
lao động
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
Được khen thưởng và xử lí kỷ luật lao động
Nghĩa vụ:
Phải đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho NLĐ trong quá trình
lao động.
Giao công việc cho NLĐ như đã thỏa thuận trong HĐLĐ
Đảm bảo trả lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong HĐLĐ
Thực hiện các điều khoản đã cam kết trong TƯLĐTT
Phải thừa nhận và tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động
trong DN.
Phải tôn trong danh dự nhân phẩm của NLĐ trong quá trình lao động
1.3. SỰ KIỆN LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Sự kiện làm phát sinh:
Giao kết HĐLĐ
Sự kiện làm thay đổi quan hệ pháp luật về sử dụng lao động, tức là thay
đổi phạm vi, quyền và nghĩa vụ lao động của các chủ thể Sự kiện này có
thể do ý chí của 2 bên, cũng có thể do ý chí của một bên)
Sự kiện làm chấm dứt quan hệ pháp luật về sử dụng lao động:
Sự kiện này có thể xảy ra do ý chí của con người (do ý chí của 2 bên, do ý
chí của 1 bên hoặc do ý chí của TAND)
Sự kiện xảy ra không phụ thuộc ý chí của con người (biến cố pháp lí).
2. NHÓM QUAN HỆ PHÙ HỢP PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG KHÁC
2.1. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ
Quan hệ pháp luật về việc làm: Hoạt động của các tổ chức giới thiệu việc
làm sẽ làm phát sinh các quan hệ pháp luật chủ yếu (quan hệ giữa tổ chức giới
thiệu việc làm và NLĐ đang có nhu cầu tìm việc, quan hệ giữa tổ chức giới thiệu
việc làm với tổ chức đang có nhu cầu thuê mướn sử dụng lao động). Tuỳ từng
mối quan hệ cụ thể mà giữa các bên hình thành các quyền và nghĩa vụ pháp lí
nhất định trong các vấn đề như tư vấn, thông tin, giới thiệu, cung ứng, lệ phí.....
Quan hệ pháp luật về học nghề: Quyền và nghĩa vụ của các bên dạy nghề và
học nghề phát sinh trên cơ sở những thỏa thuận trong HĐ học nghề bao gồm:
mục tiêu đào tạo, học phí, thời gian, địa điểm, an toàn lao động, vệ sinh lao
động, bồi thường khi vi phạm HĐ học nghề.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
2.2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CÁC TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VỚI
NSDLĐ
Quyền hạn của tổ chức Công đoàn - Khi tham gia quan hệ pháp luật này
BLLĐ quy định công đoàn có những quyền hạn nhất định:
Quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ (đặc biệt là các quy định về
an toàn lao động vệ sinh lao động)
Quyền thương lượng ký kết TƯLĐTT
Quyền khởi xướng và lãnh đạo cuộc đình công
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: Phải thừa nhận các quyền của Công
đoàn, tạo điều kiện để công đoàn thực hiện tốt các quyền đó. NSDLĐ không
được phân biệt đối xử vì lí do NLĐ thành lập, gia nhập hoạt động công
đoàn, hay dùng biện pháp kinh tế hay các thủ đoạn khác để ngăn cản hoặc
can thiệp vào hoạt động của tổ chức công đoàn.
2.3. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Khi tham gia quan hệ pháp luật lao động các chủ thể phải có trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết trong HĐLĐ. Khi thực hiện các nghĩa vụ này
nếu một trong các bên gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc đơn
phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì giữa họ phát sinh quan hệ về bồi
thường thiệt hại và có thể phân thành 03 nhóm:
Quan hệ về bồi thường thiệt hại về tài sản
Quan hệ bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động
Quan hệ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của NLĐ
2.4. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Quan hệ pháp luật trong việc tạo lập Quỹ bảo hiểm xã hội
Nghĩa vụ của người tham gia BHXH là phải đóng góp cho quỹ BHXH
theo quy định (hàng tháng NLĐ phải đóng 5% trên tiền lương theo
HĐLĐ, NSD lao động hàng tháng phải đóng 15% trên tổng quỹ tiền
lương của đơn vị), ngoài ra quỹ BHXH còn được hỗ trợ của nhà nước và
các nguồn khác.
BHXH Việt Nam có trách nhiệm quản lí, bảo tồn quỹ để thực hiện việc
chi trả cho NLĐ khi có đủ điều kiện.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
Quan hệ pháp luật trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia quan hệ pháp luật về BHXH có nghĩa vụ đóng
phí BHXH và có quyền được hưởng khi có đủ điều kiện, còn cơ quan
BHXH có nghĩa vụ phải giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ khi có đủ
điều kiện
2.5. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO
ĐỘNG
Là quan hệ giữa các chủ thể của quan hệ lao động có tranh chấp với cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đó. Tuỳ theo từng loại
tranh chấp lao động mà pháp luật quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp khác nhau và các bên tranh chấp trong mối quan hệ cụ thể sẽ
phát sinh các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, chẳng hạn các bên tranh chấp có
quyền:
Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của mình tham gia giải quyết tranh
chấp.
Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp
Yêu thay người trực tiếp tiến hành giải quyết tranh chấp
Đồng thời họ có nghĩa vụ:
Cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền.
Nghiêm chỉnh chấp hành các thỏa thuận đã đạt được trong biên bản hòa giải
thành; quyết định đã có hiệu lực của TAND.
Còn các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có
quyền yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp tài liệu chứng cứ, trưng cầu giám
định, mời nhân chứng, lập các biên bản hòa giải, ra quyết định, bản án... đồng
thời có nghĩa vụ giải quyết tranh chấp lao động trong phạm vi thẩm quyền đã
đựơc pháp luật quy định.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
BÀI 3
VIỆC LÀM VÀ HỌC NGHỀ
1. VIỆC LÀM
1.1. KHÁI NIỆM
Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm (Đ13 BLLĐ)
Khái niệm này đã giải tỏa quan niệm cho rằng chỉ làm việc trong khu vực
nhà nước mới được coi là có việc làm. Lao động tạo ra thu nhập không chỉ
trong khu vực nhà nước mà còn có ở thành phần kinh tế khác thậm chí trong
gia đình đều được coi là việc làm.
Khái niệm này còn làm nổi bật đặc trưng của nhà nước pháp quyền thể hiện
ở chỗ chỉ được làm những việc mà pháp luật không cấm. Có nghĩa rằng có
những hoạt động lao động tuy có tạo ra thu nhập, thậm chí thu nhập cao
nhưng bị pháp luật cấm thì không được thừa nhận là việc làm.....
1.2. TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
Trách nhiệm của nhà nước: Điều 14, 15 BLLĐ quy định rõ trách nhiệm to
lớn của nhà nước từ khâu kế hoạch chính sách cho vay vốn chính sách giảm,
miễn thuế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư
phát triển kinh doanh khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tiến hành đầu tư giải quyết việc làm, lập quỹ quốc gia về việc làm,
phát triển hệ thống tổ chức giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy nghề, đầu tư
xây dựng các vùng kinh tế mới. Chính quyền địa phương cũng phải xây
dựng chương trình và quỹ giải quyết việc làm.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Các DN không phân biệt thành phần kinh tế với khả năng và điều kiện
của mình có trách nhiệm cùng với nhà nước giải quyết việc làm cho
người lao động.
NSD lao động có quyền tuyển chọn lao động và ưu tiên tuyển lao động nữ
khi họ có đủ tiêu chuẩn và DN có nhu cầu.
NSD lao động phải nhận một tỉ lệ NLĐ là người tàn tật vào làm việc
trong DN.
Đối với NLĐ đang làm việc tại DN, NSDLĐ phải đảm bảo việc làm theo
HĐLĐ, (TƯLĐTT nếu có) trong trường hợp do thay đổi cơ cấu công
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần 2, ngày 1 tháng 12 năm 2006. Lưu
hành nội bộ.
nghệ mà NLĐ bị mất việc làm thì NSD lao động có trách nhiệm đào tạo
lại họ để tiếp tục sử dụng họ vào chỗ làm việc mới, còn nếu không giải
quyết được việc làm mới phải trả trợ cấp mất việc làm theo Đ17 BLLĐ.
Trách nhiệm của NLĐ: Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước và xã hội chỉ
có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho NLĐ, còn NLĐ phải tự lo liệu
việc làm vì thế NLĐ phải chủ động trang bị cho mình một hoặc nhiều nghề
để có thể tham gia quan hệ lao động hoặc tự tạo việc làm.
2. HỌC NGHỀ
2.1. ĐẶC ĐIỂM HỌC NGHỀ DO LUẬT LAO ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH
Học nghề theo BLLĐ không nhất thiết phải có đầy đủ phương tiện như
trường lớp, chương trình học, tài liệu nghiên cứu.... mà học nghề ở đây gắn với
việc làm thời gian học thường ngắn, thực hành là chính và hướng vào những
nghề mà thị trường lao động đang cần có thể vừa học vừa làm ra sản phẩm, có
thể học tại trường lớ