-Trước hết kiến trúc bao gồm một không gian hữu hạn.
-Trong không gian kiến trúc đó chứa đựng một chức năng cụ thể; gọi là công
năng (chương trình: function).
Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian- một trong những hoạt động sáng
tạo quan trọng nhất - để nhằm thoả mãn những yêu cầu sinh hoạt vật chất và
văn hoá tinh thần của con người, để đáp ứng những yêu cầu kinh tế, xã hội,
chính trị. Kiến trúc còn là biểu tượng mang tính tượng trưng.
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 4496 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn Lý thuyết kiến trúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 1 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG SÁNG TÁC KIẾN TRÚC
I. KHÁI NIỆM VỀ KIẾN TRÚC
-Trước hết kiến trúc bao gồm một không gian hữu hạn.
-Trong không gian kiến trúc đó chứa đựng một chức năng cụ thể; gọi là công
năng (chương trình: function).
Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian - một trong những hoạt động sáng
tạo quan trọng nhất - để nhằm thoả mãn những yêu cầu sinh hoạt vật chất và
văn hoá tinh thần của con người, để đáp ứng những yêu cầu kinh tế, xã hội,
chính trị. Kiến trúc còn là biểu tượng mang tính tượng trưng.
1. Các đặc điểm của kiến trúc
1.1.Kiến trúc mang tính lịch sử
-Việc tổ chức không gian vốn là hiện tượng lịch sử, là kết quả của một chuỗi
dài những hoạt động của con người trải qua nhiều niên kỷ để đến một thời kỳ
cách đây 5000 năm hoạt động đó bắt đầu trở thành hoạt động nghệ thuật
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 2 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
Ví dụ: Thời kỳ nguyên thủy, kiến trúc nhà ở là những hang động trong các
vách núi, kế đến là các lều trại, và sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ, kiến trúc nhà
ở được hoàn thiện hơn nhờ việc tích lũy kinh nghiệm trong tổ chức xây dựng,
và dần dần kiến trúc ngày càng phát triển ở các thời kỳ sau…
- Kiến trúc biểu hiện khả năng tích tụ kinh nghiệm và trải qua những khó khăn
để có những biện pháp cải tạo thiên nhiên qua các thời kỳ tương ứng với các
hình thái quan hệ sản xuất của xã hội. Từ đó có những nhận định chủ yếu về
nguyên tắc thiết kế từ phương pháp xây dựng thủ công đến phương pháp xây
dựng công nghiệp và rút ra những bài học quan trọng trong sáng tác thiết kế
kiến trúc. Do vậy mà con người đã sáng tạo ra kiến trúc bằng cả trí tuệ và
bàn tay của mình
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 3 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 4 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 5 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
1.2. Kiến trúc là kết quả của sự tổng hợp giữa khoa học – kỹ thuật
và nghệ thuật.
Để có một tác phẩm kiến trúc cần phải có những biện pháp và cơ sở vật chất đề
hình thành công trình.
Bất cứ một công trình kiến trúc nào cũng phải được thiết kế đúng kỹ thuật,
nghĩa là hoàn toàn phù hợp với các quy luật của cơ, lý và hóa học.
Yếu tố khoa học – kỹ thuật bao gồm quá trình tư duy sáng tác khoa học, kỹ
thuật xây dựng, kỹ thuật vật chất; kết cấu và các loại vật liệu xây dựng là
những điều cần thiết và quan trọng để xây dựng nên công trình.
+ Ứng với mỗi thời kỳ lịch sử và mỗi thể loại công trình khác nhau có nhiều
hình thức xây dựng khác nhau; từ phương pháp xây dựng thủ công đến phương
pháp xây dựng công nghiệp.
+ Kết cấu công trình là bộ phận khung làm cho kiến trúc bền vững trước mọi
tác động của thiên nhiên và con người.
+ Kỹ thuật vật chất trong công trình kiến trúc còn có trang thiết bị nội thất,
ngoại thất, ảnh hưởng đến hình thức và công năng của công trình.
+ Với sự phát triển của công nghiệp vật liệu, cho phép ra đời nhiều loại vật liệu
với các tính năng ngày càng ưu việt, đáp ứng nhu sáng tác kiến trúc ngày càng
phong phú, đa dạng.
Kiến trúc mang tính chất khoa học – kỹ thuật, kiến trúc phản ảnh trình độ khoa
học kỹ thuật của từng giai đoạn phát triển của xã hội, đồng thời cũng phản ánh
cơ sở sản xuất của xã hội. Do vậy, người làm công tác thiết kế kiến trúc phải
nắm được khoa học – kĩ thuật tiên tiến của thời đại để áp dụng vào công việc
sáng tác kiến trúc của mình.
Như vậy, kiến trúc không chỉ là ý tưởng sáng tác mà là việc biến tác phẩm
đó thành hiện thực. Muốn thế, ngoài biện pháp tư duy sáng tạo nghệ thuật
mà cần phải sử dụng những kiến thức của kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật vật
chất – sử dụng nguồn lực kinh tế.
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 6 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 7 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
1.3. Kiến trúc phản ánh xã hội, mang tính tư tưởng.
Tác phẩm kiến trúc tạo nên một hình tượng khái quát, súc tích về một xã hội
nhất định qua từng giai đoạn lịch sử. Một công trình kiến trúc được nhận thức
ở các khía cạnh:
- Mức độ kinh tế - khoa học của xã hội;
- Trình độ văn minh, văn hóa của xã hội;
- Cơ cấu tổ chức, pháp luật của đất nước;
- Nếp sống, phong tục tập quán của dân tộc;
- Phương thức sản xuất của xã hội;
Tương ứng với lịch sử xã hội, mỗi chế độ đều ảnh hưởng đến nội dung và hình
thức của kiến trúc: Kiến trúc của chế độ nô lệ khác với kiến trúc chế độ phong
kiến, kiến trúc của chế độ tư bản có những cái khác với kiến trúc của chế độ xã
hội chủ nghĩa.
Trong xã hội có giai cấp thì do điều kiện kinh tế, quyền lực của từng đẳng cấp
mà các giai cấp có hệ tư tưởng riêng. Tư tưởng đó ảnh hưởng đến suy nghĩ, ý
tưởng sáng tác của kiến trúc sư. Cho nên kiến trúc cũng mang tính tư tưởng và
tính giai cấp.
1.4. Kiến trúc chịu ảnh hưởng rõ rệt của điều kiện tự nhiên và khí
hậu.
Kiến trúc phải có bố cục mặt bằng, tổ chức không gian phù hợp với các nhu
cầu hoạt động, mặt khác thỏa mãn về vật lý môi trường; môi trường địa lý tự
nhiên, khí hậu, thời tiết – những cái ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con
người. Vì thế mà tùy thuộc vào điều kiện thiên nhiên, địa hình, khí hậu của
từng nơi, từng vùng mà kiến trúc có những giải pháp phù hợp về hướng mặt
bằng, bố cục không gian, vật liệu, trang bị kĩ thuật và trang trí màu sắc phù
hợp.
Do vậy, mà người sáng tác kiến trúc phải nghiên cứu các điều kiện tự nhiên,
địa hình, điều kiện khoa học – kĩ thuật của từng vùng từng nơi, xây dựng để tạo
công trình kiến trúc tốt, không những đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, mà còn hài
hòa với khung cảnh thiên nhiên, tô điểm cho phong cảnh càng thêm tươi đẹp.
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 8 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 9 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
1.5. Kiến trúc mang tính dân tộc
Tính cách dân tộc thường được phản ánh rõ nét qua công trình kiến trúc về nội
dung và hình thức:
* Về nội dung: Bố cục mặt bằng phù hợp với phong tục tập quán, tâm lý dân
tộc; đồ dùng trang thiết bị sinh hoạt hằng ngày cho con người để ăn ở, làm việc
trong nhà tỷ lệ với con người; tận dụng được các yếu tố thiên nhiên, khí hậu,
địa hình và lựa chọn vật liệu…
* Về hình thức: Tổ hợp hình khối, mặt đứng, tỷ lệ, chi tiết trang trí, màu sắc,
vật liệu được phối hợp để thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của dân tộc.
Kiến trúc là một hệ thống các hệ thống.
Việc tổ chức không gian hài hòa - có nghĩa là tạo thành kiến trúc – phải được
coi là hệ thống tuần tự những công việc sau đây:
- Thiết kế, trang trí nội thất.
- Kiến trúc đơn thể và quần thể công trình.
- Hoạt động xây dựng đô thị.
- Quy hoạch vùng và tổ chức môi trường.
Kiến trúc gắn liền với không gian, cấu trúc và vỏ bọc bên ngoài, nên nó gắn bó
chặc chẽ với quy luật tổ hợp không gian, với chất lượng hình thức, tỷ lệ, tỷ
xích, với diện tích, hình dáng hình học, góc mở để thụ cảm công trình, với ánh
sáng, tầm nhìn và âm thanh.
Kiến trúc được nhận thức qua sự chuyển động của không gian và thời gian.
Kiến trúc được thực hiện bởi những biện pháp kỹ thuật và đem đặt vào trong
một chương trình.
Kiến trúc là loại hình nghệ thuật biểu hiện, song chưa đủ vì như vậy chưa phân
biệt rõ sự khác nhau giữa kiến trúc và các ngành nghệ thuật khác. Một mặt,
kiến trúc là không gian ma trong đó con người sản xuất, ăn ở, giao tiếp, đi lại,
học tập, triển khai mọi hoạt động đáp ứng yêu cầu thể chất, văn hóa tinh thần
và thẩm mỹ. Nhưng còn mặt thứ hai rất quan trọng: kiến trúc chính là biện
pháp tổ chức quá trình sống đó. Thiết lập trật tự xã hội cần thiết thông qua bốn
nội dung của công tác kiến trúc hiện đại như trên
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 10 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
Khái niệm:
Như vậy: Kiến trúc là nghệ thuật tổ chức không gian, tổ chức môi trường
sống nhằm thoả mãn không những các nhu cầu căn bản của con người mà còn
là phương tiện biểu hiện những chủ định xã hội, chính trị, kinh tế của người
thiết kế, một nhóm người hoặc của một xã hội. Nghệ thuật đó được thực hiện
nhờ việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật (kỹ thuật xây dựng) và
dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định.
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 11 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 12 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
III. CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH KIẾN TRÚC.
Để hiểu sâu hơn bản chất của nghệ thuật kiến trúc, chúng ta cần hiểu được
những yếu tố tạo thành kiến trúc.
Ba yếu tố cơ bản tạo thành kiến trúc:
- Yếu tố công năng.
- Các điều kiện kỹ thuật vật chất.(Vật liệu, kết cấu và các điều kiện kỹ thuật
khác)
- Hình tượng kiến trúc.
1. Yếu tố công năng:
Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất đối với công trình kiến trúc là phải đảm
bảo yêu cầu sử dụng của con người như làm việc, nghiên cứu, học tập, ăn, ở,
thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chữa bệnh,v.v….
Ví dụ: Nhà ở gia đình là nơi tạo điều kiện tốt cho con người ăn, ở, nghỉ ngơi
sau giờ làm việc, thỏa mãn yêu cầu sinh hoạt riêng tư của mỗi thành viên trong
gia đình…
Các công trình công cộng như nhà hát, rạp chiếu bóng, bảo tàng, thư viện, sân
vận động, v.v… phải đảm bảo điều kiện tốt cho người xem, người nghe, người
đọc và tạo điều kiện tốt cho người phục vụ và bảo quản công trình.
Các công trình công nghiệp như nhà máy, công xưởng phải thuận tiện cho sản
xuất, với dây chuyền công nghệ hợp lý, vệ sinh thông thoáng, đủ ánh sáng và
an toàn, tạo điều kiện cho công nhân làm việc tốt để không ngừng tăng năng
suất lao động.
a. Định nghĩa: Công năng là những yêu cầu cơ bản hoặc phức tạp trong hoạt
động của con người về các mặt sinh hoạt xã hội và văn hoá mà kiến trúc cần
đáp ứng được.
- Công năng là thành phần quan trọng không thể thiếu trong việc cấu thành
kiến trúc. Nếu yếu tố này bị tách rời sẽ không có kiến trúc.
- Chức năng sử dụng của công trình kiến trúc có thể thay đổi tùy thuộc vào sự
phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, trình độ sản
xuất, trình độ văn minh của xã hội và phong tục tập quán của dân tộc.
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 13 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
Dây chuyền công năng: Là sự sắp xếp các thành phần của công trình kiến trúc
theo một trình tự phù hợp với tâm sinh lý của người sử dụng.
b. Phân loại: Tuỳ theo sự phát triển của sức sản xuất xã hội mà công năng sẽ
thay đổi theo chiều hướng ngày một đa dạng..
Các loại hình công năng
+ Kiến trúc nhà ở
+ Kiến trúc công trình công cộng
+ Kiến trúc công trình công – nông nghiệp
+ Kiến trúc tôn giáo.
c. Ví dụ: Trên thế giới:
Kim tự tháp: Là nơi chôn cất quan tài nhà Vua sau khi băng hà.
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 14 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
Quần thể Acrôpôn ở Hy Lạp đáp ứng nhu cầu tôn giáo đa thần giáo, cũng như
văn hoá, tinh thần, lễ hội.
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 15 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
Việt Nam: Đình làng: Là nơi thờ Thành Hoàng và cũng là trung tâm sinh hoạt
văn hoá cộng đồng.
Tóm lại: Công năng rất phức tạp và đa dạng; bao gồm công năng VẬT
CHẤT (với hai yếu tố: chức năng sử dụng và chức năng cấu trúc) và công
năng TINH THẦN (với 2 chức năng: biểu hiện và thông tin).
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 16 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 17 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 18 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 19 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
*Phân loại công năng trong công trình kiến trúc
Trong một công trình kiến trúc thường chứa đựng rất nhiều không gian, mỗi
một không gian đó lại có một chức năng phục vụ cho nhu cầu khác nhau.
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà các không gian đó có hình dáng kích thước và
cách tổ chức, bố trí khác nhau.
Phân loại các không gian trong công trình kiến trúc:
+ Không gian đơn thuần; là không gian đơn giản nhất, nhiều khi không xác
định rõ, hoặc thể hiện một cách cụ thể: Một chòi nghỉ chân trong công viên,
chỗ chờ xe buýt, ban công, logia,…hoặc các phần nhô ra của mái hắt, hiên che
nắng…
+ Không gian chức năng riêng: Là loại không gian đơn thuần, đơn giản nhưng
lại có chức năng sử dụng rất rõ ràng: không gian lớp học, không gian phòng
ngủ, phòng khách, phòng làm việc, phòng khám bệnh, phòng thí nghiệm…
+ Không gian đặc thù: Trong các công trình kiến trúc thường có các không
gian rất đặc thù cả về kích thước, kiểu dáng và cách bố trí nư: Bếp, khu vệ
sinh, cầu thang…
+ Các loại không gian này không thể thay đổi chức năng sử dụng được và chỉ
sử dụng theo đúng chức năng đã được thiết kế.
2. Các điều kiện kỹ thuật, vật chất (Vật liệu, kết cấu và các điều kiện kỹ
thuật khác)
3. Hình tượng nghệ thuật kiến trúc:
Các công trình kiến trúc từ nhỏ cho đến lớn, từ đơn lẻ hay phức hợp đều là
những thực thể vật chất chiếm một không gian to, nhỏ, cao, thấp khác nhau.
Các thực thể ấy gấy một ấn tượng nhất định đối với con người. Công trình kiến
trúc đẹp, có bộ mặt hấp dẫn, có tác động tốt đến tâm lý và nhận thức của con
người.
Khái niệm: Hình tượng nghệ thuật kiến trúc là sự lôi cuốn sức truyền cảm, sự
trang trọng, tính duyên dáng, sự yên tĩnh hay cảm giác, động thái, chất thơ về
trữ tình, sự mạnh mẽ, vẽ dịu dàng và tính thể khối, vẻ nhẹ nhàng… Tùy từng
đối tượng kiến trúc cụ thể mà công trình phải đạt đuợc một số trong nhiều tính
chất tạo thành hình tượng kiến trúc trên
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 20 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
Hình tượng kiến trúc được biểu hiện qua các nhân tố cấu thành: Hình khối, tổ
hợp không gian, mặt đứng, đường nét, chi tiết, trang trí màu sắc cũng như chất
cảm của vật liệu.
Mặt khác nhận thức thẩm mỹ của con người cũng khác nhau tùy thuộc vào:
- Trình độ dân trí trong xã hội theo cảm tính (giai đoạn đầu của nhận thức, dựa
trên cảm giác, chưa nắm bản chất, quy luật của sự vật) hoặc theo lý tính (tức
giai đoạn cao của nhận thức, dựa trên sự tư duy để nắm bản chất và quy luật
của sự vật).
- Quan điểm thẩm mỹ hoặc thoái quen của từng địa phương, từng dân tộc, từng
quốc gia.
-Thời gian; thời cuộc biến đổi xã hội tiến triển thì yêu cầu thẩm mỹ kiến trúc
cũng thay đổi theo. Có thể nói đó là nhịp đập của thời đại hay một của thẩm
mỹ kiến trúc.
Ba yếu tố công năng sử dụng, điều kiện kĩ thuật – vật chất, hình tượng
nghệ thuật trong tác phẩm kiến trúc là một thể thống nhất hữu cơ. Tuy
vậy ba yếu tố này không phải lúc nào cũng chú trọng như nhau, mà tùy
theo tính chất, đặc điểm của công trình mà một hoặc hai yếu tố được nhấn
mạnh hơn.
III. HÌNH THỨC VÀ ĐIỀU KIỆN CẢM THỤ HÌNH THỨC.
1, Khái niệm: Hình thức kiến trúc là tất cả những gì mang lại vẻ đẹp cho công
trình, những gì mà chúng ta thụ cảm được từ công trình. Hay nói cách khác
hình thức là cái phát lộ ra bên ngoài và được các giác quan của con người cảm
thụ.
2. Đặc trưng của hình thức: Hình thức là sự biểu đạt sự liên tưởng không
gian của các thành phần mang tính tinh thần của công năng. Hình thức được
đặc trưng bằng hình dáng hình học, độ lớn, màu sắc, vị trí tương quan, chiều
hướng động hay tĩnh, sự bất động hay tính ổn định. Để cảm thụ được hình thức
bằng mắt phải có một số điều kiện sau:
+ Góc nhìn của chúng ta.
+ Khoảng cách xa.
+ Sự liên tục, thụ cảm
+ Khung cảnh, vật lý.
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 21 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
Các đối tượng kiến trúc - với không gian ba chiều và dưới sự tác động của trình
tự thời gian sẽ đem lại cho người quan sát một chuỗi hình ảnh liên tục trong
không gian (gồm nội thất và ngoại thất).
Sự thụ cảm công trình phụ thuộc vào hình thức của công trình đó (hình khối,
độ lớn, chất cảm, hoa văn…). Ngoài các điều kiện hình học của sự thụ cảm,
ánh sáng đóng góp quan trọng vào quá trình thụ cảm của công trình kiến trúc.
Sự thụ cảm hình thức kiến trúc phụ thuộc rất lớn vào cảnh quan xung quanh
của môi trường (context), cảnh quan.
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 22 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
CHƯƠNG II
NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THẨM MỸ KIẾN TRÚC
I. NHỮNG THÀNH PHẦN NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC
Kiến trúc đến với sự thụ cảm của con người bằng các biểu hiện của hình thức
kiến trúc. Đó là sự tổng hợp của ngôn ngữ kiến trúc gồm:
- Hình thái hình học: điểm, tuyến, diện, khối.
- Không gian và thời gian.
- Ánh sáng, bóng đổ, màu sắc và chất liệu – Là cơ sở tạo hình (cảm
nhận bằng thị giác)
-Sự kết hợp của ngôn ngữ kiến trúc với các loại hình nghệ thuật khác;
điêu khắc, tạo hình, hội hoạ….
Điểm, tuyến, diện, khối là những yếu tố hình học có khả năng tạo ra sức biểu
hiện.
Trong việc tổ chức không gian, điểm, tuyến, diện, khối liên hệ chắc chẽ với
nhau và hình thành không gian phức tạp. Muốn đạt hiệu quả thẩm mỹ phải đảm
bảo được tính kết hợp tổng thể, thống nhất giữa các hình thái hình học
Khi nắm vững các tính năng vật liệu, làm chủ được kỹ thuật kết cấu, cho phép
sáng tạo ra không gian ba chiều theo ý muốn.
Và thời gian là kích thước thứ tư khi thâm nhập vào kiến trúc. Sự cảm thụ,
quan sát chính là nhân tố thông thường của khái niệm thời gian.
Thời gian tham gia vào chuỗi nhận thức hình ảnh kiến trúc một cách chủ quan
và tham gia vào việc biến đổi cấu trúc một cách khách quan.
II. CÁC HÌNH THÁI HÌNH HỌC
Là thành phần thức cảm, điểm, tuyến, diện và khối có thể không được trông
thấy mà được cảm thấy. Trong khi nó hoàn toàn không tồn tại nhưng chúng ta
vẫn có thể nhận thức được nó – một điểm giao của hai tuyến – một tuyến bao
quanh mặt phẳng – một mặt phẳng giới hạn khối và một khối chiếm ngữ không
gian.
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 23 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
Trong chương này trình bày các yếu tố cơ bản của hình thể trong trật tự phát
triển từ điểm đến tuyến, từ tuyến đến diện và từ diện đến khối ba chiều. Mỗi
yếu tố trước tiên được xem như một thành phần nhận thức.
G i á o t r ì n h m ô n L ý t h u y ế t K i ế n T r ú c
- 24 -
Giảng viên: V ũ T h ị T h u ý H ả i
1.1 Điểm: Là nghệ thuật tạo hình: Là khởi thuỷ cho sáng tác để tạo ra các tác
phẩm.
* Khái niệm:
Về kiến trúc: Điểm là một trong những yếu tố xác lập các không gian duy nhất.
Về hình học: Điểm dùng để chỉ một địa điểm hay một vị trí trong không gian.
Không có phương hướng nhưng có tính tập trung. Không có chiều dài, chiều
rộng, chiều sâu. Không có kích thước cụ thể.
Về mặt hình ảnh: Điểm không có khối lượng, trọng lượng, nhưng khi đặt nó
vào trường nhìn thì nó được nhận thức.
* Xác lập điểm: Là thành phần cơ bản của hình thái hình học, điểm thể hiện ở
một số dạng như sau:
+ Là điểm cuối của một đoạn thẳng
+ Là giao của hai đường thẳng.
+ Là gọi của mặt phẳng.
+ Là tâm của một hình phẳng.
*Trạng thái: Ở vị trí tâm của một môi trường và khi tổ chức các thành phần
bao quanh và thống trị trường nhìn, điểm ổn định và yên tĩnh.
Khi điểm tách khỏi trung tâm, khu vực sẽ trở nên năng động và tranh
chấp nhau trong trường nhìn. Một sức căng thị giác.
Để có thể nhận thức được một vị trí trong không gian hoặc trên mặt nền,