Để đáp ứng công tác đổi mới về đào tào, phù hợp với nhu cầu thực tếkiến thức
cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường, qua nhiều năm giảng dạy nghiên cứu
khoa học và đúc kết kinh nghiệm từthực tếqua tiếp xúc với các cán bộtrẻmới
ra trường. Chúng tôi thấy cần có một cách giảng mới, bốcục lại chương trình
môn ngưloại học cho hợp lý, phù hợp với học sinh trung học và sinh viên cao
đẳng thuỷsản. Vì vậy, trên ý kiến chỉ đạo của Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng
thuỷsản Bắc Ninh, chúng tôi biên soạn giáo trình: Hình thái cấu tạo, sinh lý và
sinh thái cá. Với giáo trình này gồm 2 phần: Phần hình thái cấu tạo cá và phần
sinh lý sinh thái cá. Ý nghĩa của cuốn sách này là trang bịcho học sinh, sinh
viên cũng nhưbạn đọc những kiến thức cơbản vềcá, qua những kiến thức này
giúp cho các bạn trong công tác phân loại cá, bảo vệnguồn lợi và xa hơn nữa
hiểu được tính đa dạng sinh học cá từ đó có ý thức cũng như đềra các biện pháp
bảo vệvà phát triển nguồn lợi. Mặt khác qua kiến thức này giúp các bạn hiểu
được những nguyên lý, những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh
sản.trong công tác nuôi trồng thuỷsản nhằm đem lại năng suất và hiệu quảcao
phát triển ngành thuỷsản bền vững
119 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình môn ngư loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THUỶ SẢN
NGÔ SỸ VÂN & NGÔ THỊ MAI HƯƠNG
GIÁO TRÌNH MÔN NGƯ LOẠI
TẬP I
HÌNH THÁI CẤU TẠO, SINH LÝ VÀ SINH THÁI CÁ
BẮC NINH, 2007
1
LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng công tác đổi mới về đào tào, phù hợp với nhu cầu thực tế kiến thức
cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường, qua nhiều năm giảng dạy nghiên cứu
khoa học và đúc kết kinh nghiệm từ thực tế qua tiếp xúc với các cán bộ trẻ mới
ra trường. Chúng tôi thấy cần có một cách giảng mới, bố cục lại chương trình
môn ngư loại học cho hợp lý, phù hợp với học sinh trung học và sinh viên cao
đẳng thuỷ sản. Vì vậy, trên ý kiến chỉ đạo của Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng
thuỷ sản Bắc Ninh, chúng tôi biên soạn giáo trình: Hình thái cấu tạo, sinh lý và
sinh thái cá. Với giáo trình này gồm 2 phần: Phần hình thái cấu tạo cá và phần
sinh lý sinh thái cá. Ý nghĩa của cuốn sách này là trang bị cho học sinh, sinh
viên cũng như bạn đọc những kiến thức cơ bản về cá, qua những kiến thức này
giúp cho các bạn trong công tác phân loại cá, bảo vệ nguồn lợi và xa hơn nữa
hiểu được tính đa dạng sinh học cá từ đó có ý thức cũng như đề ra các biện pháp
bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Mặt khác qua kiến thức này giúp các bạn hiểu
được những nguyên lý, những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh
sản...trong công tác nuôi trồng thuỷ sản nhằm đem lại năng suất và hiệu quả cao
phát triển ngành thuỷ sản bền vững
Do thời gian và công tác rất bận, tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế về kiến thức, Kính mong bạn đọc thông cảm và góp ý bổ sung để tài liệu
ngày càng hoàn chỉnh hơn
Lời cảm ơn: Tài liệu hoàn thành nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ kinh phí từ Ban lãnh
đạo Trường Cao đẳng thuỷ sản Bắc Ninh, đồng thời chúng tôi cũng nhận được
sự động viên góp ý từ bạn bè đồng nghiệp, qua đây cho phép chúng tôi gửi tới
quý vị lời cảm ơn chân thành nhất
Các tác giả
2
BÀI MỞ ĐẦU
1. VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN NGƯ LOẠI
Hiện nay trên trái đất có khoảng 13,5 triệu loài sinh vật, trong đó khoảng 45000
loài là động vật có xương sống (Cá, Chim, Thú,...) còn lại là động vật không
xương sống (Côn trùng, giáp xác, động vật thân mềm, động thực vật thuỷ sinh
và thực vật trên cạn...). Trong số 45000 loài động vật có xương sống, cá có
khoảng 29500 loài cá (FishesBase, 2006). Cá là nhóm đầu tiên trong ngành động
vật có xương sống. Chúng xuất hiện sớm nhất và có lịch sử phát triển lâu đời
nhất, có thể nói cá là nhóm rất phong phú về thành phần loài và đa dạng sinh
học cao trong ngành động vật có xương sống. Đồng thời cá là nguồn thực phẩm
hàng ngày của nhân dân, là đối tượng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, đặc biệt có giá trị hàng hoá cao trong buôn bán và xuất khẩu thu ngoại
tệ ở những nước có nền kinh tế kém phát triển.
Từ buổi sơ khai, con người sống bằng nghề săn bắt hái lượm cũng đã biết phân
biệt và đặt tên cho các loài cá bằng ngôn ngữ địa phương, năm - 384-322 (Trước
công nguyên) thời Aristode đánh dấu sự hình thành ngư loại học. Buổi đầu của
thời kỳ sơ khai chỉ là đặt tên, phân loại và nghiên cứu hình thái cá. Về sau khi xã
hội càng phát triển, hiểu rõ vị trí và tầm quan trọng của nhiều loài cá đối với đời
sống con người thì vấn đề nghiên cứu về cá càng ngày càng sâu rộng hơn,
nghiên cứu kỹ hơn về nhiều lĩnh vực như: hình thái giải phẫu cá, phân loại cá,
sinh lý sinh thái cá, địa lý phân bố...
Như vây, Ngư loại học (Ichthyology) là môn khoa học nghiên cứu về cá, nghiên
cứu các đặc điểm về hình thái, giải phẫu, sinh thái, sinh lý, phôi sinh học, phân
loại và phân bố của cá, ...
Ngư loại học là môn khoa học cơ bản chiếm vị trí khá quan trọng không những
trong khoa học: lưu giữ, bảo tồn tính đa dạng sinh học... mà còn trong thực tiễn:
nghiên cứu phát triển nguồn lợi, khai thác các loài cá, giới thiệu thuần hoá các
loài cá trở thành những đối tượng cá nuôi có giá trị... góp phần phát triển bền
vững nghề cá.
Ngày nay, với sự tích luỹ và phát triển không ngừng của khoa học nghiên cứu về
cá, những nghiên cứu bổ sung sâu sắc hiểu biết về cá đã hình thành nhiều lĩnh
vực nghiên cứu riêng, các môn học riêng:
- Hình thái: Nghiên cứu hình thái ngoài và cấu tạo bên trong, cấu trúc gen...
- Sinh lý sinh thái cá: Nghiên cứu chức năng của các cơ quan trong cơ thể cá,
mối quan hệ giữa cá với môi trường và các sinh vật khác.
- Phôi sinh học: Nghiên cứu sự phát triển phôi của cá.
3
- Phân loại cá: Trên cơ bản nghiên cứu hình thái cấu tạo, sinh lý sinh thái, phôi
sinh học... tiến hành định loại và sắp xếp chúng vào hệ thống phân loại.
- Địa lý phân bố cá: Nghiên cứu sự phân bố địa lý, quy luật phân bố và vùng
phân bố của chúng.
- Nghiên cứu sinh sản, dinh dưỡng của cá: Quá trình thành thục và sinh sản của
các loài cá trong tự nhiên và trong nhân tạo. Dinh dưỡng và thức ăn của các loài
cá ở các giai đoạn.
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nuôi và khai thác cá: Nuôi cá ao, nuôi cá
hồ chứa... Khai thác cá trên sông biển và hồ.
- Di truyền chọn giống cá: Nghiên cứu quy luật di truyền của cá, các đặc điểm
biến dị, đột biến..., nguyên tắc và cơ sở chọn giống cá...
Ngoài ra nói đến ngư loại học là nói đến nghiên cứu cơ sở khoa học của nghề
nuôi cá, khai thác, công nghệ chế biến và kinh tế nghề cá...
Như vậy, Ngư loại học trong giai đoạn hiện nay được hiểu và có nhiệm vụ
nghiên cứu chính là nghiên cứu hình thái, giải phẫu, sinh lý, sinh thái cá, định
loại các loài cá, sắp xếp vào hệ thống phân loại, nghiên cứu sự phân bố, vùng
phân bố của cá, nghiên cứu tính đa dạng sinh học và nguồn lợi cá trong các thuỷ
vực.
Tóm lại, Sự phát triển của ngư loại học gắn liền với sự phát triển nghề cá, là một
trong những mắt xích quan trọng đối với sự phát triển nghề cá, là môn cơ bản rất
quan trọng trong nghề cá, hay nói cách khác ngư loại học là môn sinh học tổng
hợp về cá giúp cho học sinh, sinh viên cũng như các nhà nghiên cứu, các ngư
dân nuôi và khai thác cá hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về cá như: hình
thái cấu tạo chung, sinh lý, sinh thái, mối quan hệ giữa cá và môi trường sống,
sự sinh trưởng và phát triển ... từ đó có các biện pháp bảo vệ nguồn lợi và
nghiên cứu quy trình kỹ thuật trong nuôi trồng và khai thác thuỷ sản nhằm tăng
hiệu quả kinh tế trong nghề cá
2. VỊ TRÍ VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔN HỌC VỚI CÁC MÔN HỌC KHÁC
Ngư loại học là môn cơ bản cung cấp những kiến thức cho học sinh, sinh viên và
các nhà mới nghiên cứu những kiến thức cơ bản về cá để dễ tiếp cận với các
môn chuyên môn của ngành kỹ thuật nuôi, sinh sản nhân tạo các loài cá, kỹ
thuật di giống thuần hoá cá, công nghệ chế biến cá, kinh tế nghề cá v.v. Mặt
khác, ngư loại là môn cung cấp những kiến thức cơ bản để phân loại các loài cá
trong các thuỷ vực trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi, bảo tồn tính đa
dạng sinh học cá trong công tác điều tra nguồn lợi thuỷ sản... Vì vậy, ngư loại
học có vị trí khá quan trọng trong chương trình đào tạo thuỷ sản nói riêng và
ngành thuỷ sản nói chung.
4
Những yêu cầu trong học tập, nghiên cứu ngư loại nói chung phần hình thái, giải
phẫu, sinh lý sinh thái nói riêng là nắm được các kiến thức, nguyên lý cơ bản,
cấu tạo chức năng các cơ quan, đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản và
phát triển của cá, các phương pháp nghiên cứu, mối quan hệ giữa cá và môi
trường để vận dụng vào công tác nghiên cứu và thực tế sản xuất phát triển thuỷ
sản bền vững...
- Với kiến thức đồ sộ của ngư loại học nên nó có quan hệ mật thiết với các môn
chuyên ngành trong ngành thuỷ sản: Kỹ thuật ương nuôi, sinh sản... Ngư loại
học cung cấp các nguyên lý, những kiến thức cơ bản, hình thái cấu tạo, các yếu
tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và giới thiệu các loài kinh tế, quý hiếm,
làm cảnh ... Đồng thời, những kiến thức, nhu cầu của các môn chuyên ngành bổ
sung, hoàn thiện và thúc đẩy phát triển môn ngư loại đặc biệt phần sinh sinh lý
sinh thái cá.
Ngư loại còn quan hệ rất gần với các môn cơ sở động vật có xương sống như:
hình thái, sinh lý, sinh thái, di truyền..., kiến thức, phương pháp nghiên cứu của
ngư loại phần sinh lý, sinh thái cá là kiến thức, phương pháp nghiên cứu trong
khung chương trình của các môn học này.
Ngư loại còn quan hệ chặt chẽ với các môn: Quản lý chất lượng nước trong nuôi
trồng thuỷ sản, bệnh động vật học, toán, lý, hoá... Các môn này giúp cho ngư
loại có phương pháp nghiên cứu tốt hơn trong nghiên cứu hình thái, sinh lý, sinh
thái cá, đánh giá giá trị nguồn lợi thuỷ sản của vực nước...
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU NGƯ LOẠI HỌC
1. Lịch sử phát triển Ngư loại học của thế giới:
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, cũng như các môn phân loại học
của các ngành khoa học sinh học khác, môn ngư loại học trong đó phân loại học
được hình thành và ứng dụng sớm nhất lúc con người còn ở thời kỳ xã hội
nguyên thuỷ sống bằng săn bắt hái lượm. Trong thời kỳ ấy con người cũng đã
phân biệt và đặt tên cho các loài cá. Năm - 384-322 (Trước công nguyên) thời
Aristode, ngư loại học được hình thành thực sự và có nhà khoa học ghi chép lại
để cùng hiểu biết và sử dụng chung. Từ đó đến nay, nhiều công trình khoa học
vô cùng quí giá của rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: C. Linnaeus (1707,
1778); G. Cuvier ; A. Valenciennes (1828-1848); P. Bleeker (1819-1878); A.
Giinther (1830-1914); J. Richardson (1844-1845); Ds. Jordan (1854-1931); L. S.
Berg (1876-1950); Pravdin (1964), Bănărescu... Song nhìn chung Ngư loại học
thế giới chia làm 3 thời kỳ:
*Thời kỳ thứ nhất (Thời kỳ từ thời Aristode -384-322(TrCN) đến thế kỷ XVI):
Aristode với tác phẩm “ Historia animalum” đã giới thiệu 115 loài cá với những
5
dẫn liệu phân bố, sinh sản, di cư.... Thế kỷ XVI sau thời kỳ phục hưng của Châu
Âu, Ngư loại học cùng với các môn khoa học tự nhiên khác mới phát triển một
cách mạnh mẽ. Thời kỳ này có các nhà Ngư loại nổi tiếng như: P. Belon (1518-
1564) người Pháp đã giới thiệu 110 loài cá; G. Rondelt (1507-1557) người Pháp
giới thiệu 197 loài ở Địa Trung Hải; C. Gasneri (1516-1565) người Pháp, đã gợi
ý cách đặt tên hai chữ cho cá mà sau này C. Linnaeus đã sử dụng.
*Thời kỳ thứ hai (Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX): Ngư loại bắt đầu tích luỹ
nhiều dẫn liệu khác nhau, nhất là về phân loại, địa lý phân bố và khu hệ cá ở các
vùng nước khác nhau. Thời kỳ này có các nhà Ngư loại học nổi tiếng với công
trình nghiên cứu như: P. Artedi (Thuỵ Điển), 1705 - 1734 với 5 cuốn sách nổi
tiếng: Bibliotheca ichthylogica, Philosophia ichthyologica, Genera piscium,
Species piscium, Synonymia piscium; C. Linnaeus (Thụy Điển), 1707-1778 -
Systema nature (1735) đã đề ra cách gọi tên cá 2 chữ và đã giới thiệu 2600 loài;
G. Cuvier và A. Valenciennes - Historie Naturelle des Poissons gồm 21 tập xuất
bản trong 20 năm (1828-1848); P. Bleeker (Hà Lan), 1819-1878 - Atlas
Ichthyologiques Indes Orientales of the Neserlandaises gồm 9 tập; A. Giinther
(Đức), 1830-1914 - catalogue of the Fishes of British Museum gồm 8 tập;
Richardson (1844-1845); Bovelli (1608-1679)....
Tóm lại có rất nhiều tập sách về phân loại, sinh lý và sinh thái của các nhà khoa
học đến nay vẫn còn rất giá trị.
* Thời kỳ thứ ba (Từ đầu thế kỷ XX đến nay): Những nghiên cứu về Ngư loại
học tăng lên rất nhanh và toàn diện, trong đó phân loại cá, sinh lý sinh thái cá
đóng vai trò là bước tiên phong để phát triển bền vững nghề cá. Thời kỳ này có
các nhà khoa học nổi tiếng như:
D. S. Jordan (1854-1931) đã giới thiệu các loài cá ở Nam Mỹ và Trung Mỹ; G.
A. Boulenger (1851) với 15 tập sách giới thiệu các loài cá ở bảo tàng Anh; L.S.
Berg (1876-1950) người Liên Xô, đã giới thiệu hệ thống Ngư loại; M. Weber và
L.F.de Beaufort (Hà Lan) đã công bố 10 tập sách về các loài cá ở vùng quần đảo
Châu Úc (1911-1953); K. Matsubara (Nhật) đã viết cuốn sách Hình thái và bảng
tra các loài cá; F. Day đã viết về các loài cá Ấn Độ.... và rất nhiều nhà Ngư loại
khác của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã góp phần thúc đẩy nền
Ngư loại học phát triển.
Phần nửa những năm sau của thập kỷ XX cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
nền khoa học công nghệ, Ngư loại học cũng được chú ý phát triển hơn. Theo
thống kê của Nelson, 1984 hiện trên thế giới có khoảng 29.000 loài cá sống ở
các thủy vực; R. Frose và D. Pauly, 1995 - Fishbase a Biological Database on
Fish trên đĩa CD đã tổng hợp giới thiệu trên 12000 loài chiếm khoảng 50% loài
cá sinh sống trong các thủy vực.
6
Ngày nay, Ngư loại học đã đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn và phân chia các vùng
nghiên cứu, các khu hệ và phân bố địa lý. Các nước, các Châu lục đều có các
nhà Ngư loại nghiên cứu. Điển hình: Pravdin, P. Bănărescu, Chu Xinluo, Chen
Yinrui, R. Tyson, Kottelat, Walter Rainboth, Mai Đình Yên,...
Về sinh lý, sinh thái cũng phát triển mạnh, nhiều công trình nghiên cứu, các sách
chuyên khảo có giá trị như Sinh lý cá của Brown (1957), Putrkov (1941), E.
Hoar (1968), Sinh thái chủng quần cá của G. V. Nicholxki, Hướng dẫn nghiên
cứu cá của Pravdin (1958)....
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu ngư loại có rất sớm và lâu đời, ở mỗi nước trên thế
giới đều có nghiên cứu về cá. Tập hợp đã xác định được 29.500 loài cá trên thế
giới thuộc 6 lớp cá và 62 bộ, 484 họ và được thống kê từ 21000 tài liệu tham
khảo với 71000 tên đồng vật và 28000 ảnh cá (Fishbase, 2006). Qua đó cho thấy
nhóm cá rất phong phú và đa dạng sinh học cao. Các công trình nghiên cứu đó là
cả một kho tàng tri thức có công sức của không ít nhà khoa học, góp phần giúp
cho ngành thuỷ sản phát triển, tô đẹp thêm cảnh quan thiên nhiên của thế giới.
Tuy nhiên cũng chỉ là gần với thực tế mà chưa phản ánh hết giá trị thực của thực
tế. Ngư loại học thế giới đang phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng,
đã nghiên cứu sâu về khu hệ, tính đa dạng sinh học, nghiên cứu sinh học cá thể
và quần thể..... Trong những năm gần đây do sự suy giảm về môi trường, khai
thác không hợp lý... làm cho một số động vật quí hiếm trong đó có cả một số
loài cá đã và đang có nguy cơ bị diệt vong . Vì vậy, Ngư loại lại càng có trách
nhiệm nặng nề hơn trong công tác bảo vệ tính đa dạng sinh học và nguồn lợi
hiện nay: đưa ra những dự báo và phương hướng để duy trì và phát triển nguồn
lợi giúp cho nghề cá phát triển bền vững.
2. Lịch sử nghiên cứu Ngư loại ở Việt Nam.
Cũng như các ngành khoa học khác, Ngư loại ở nước ta bắt đầu phát triển từ nửa
cuối thế kỷ XVIII cùng với sự xâm nhập của các nhà khoa học Phương Tây như:
J. Henry (1865); H. E. Sauvage (1881-1884, 1887, 1878)...Từ đó đến nay khoa
học Ngư loại nước nhà có những bước phát triển mạnh mẽ, có thể so sánh với
một số nước đang phát triển trên thế giới. Điển hình có các nhà khoa học đầu
ngành: Về phân loại cá biển có: Nguyễn Nhật Thi, Bùi Đình Chung, Lê Trọng
Phấn, Nguyễn khắc Hường...Về Phân loại cá nước ngọt có Mai Đình Yên,
Nguyễn Thái Tự, Nguyễn Hữu Dực, Võ Văn Phú, Nguyễn Văn Hảo...Có thể
chia sự phát triển của Ngư loại Việt Nam làm 3 thời kỳ sau:
* Thời kỳ Phong kiến (trước năm 1881): Thời kỳ này chủ yếu là những hiểu biết
lẻ tẻ về đời sống các loài cá, nghề nuôi, nghề khai thác cá cũng như ngành chế
biến được ghi trong cuốn sử học và kinh tế học thời Phong kiến.
7
* Thời kỳ là thuộc địa của Pháp (1881- 1954): Thời kỳ này chủ yếu là các nhà
Ngư loại người Pháp và lẻ tẻ có thêm một số nhà khoa học người Anh, Mỹ,
Trung Quốc... Điển hình là: H. E. Sauvage (1884) đã nghiên cứu về khu hệ cá
Châu Á và mô tả một số loài mới ở Đông Dương đồng thời đã thống kê được
139 loài và 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam; L. Vaillant (1891) thu thập 6 loài
mô tả 4 loài mới ở Lai Châu, 5 loài mới ở sông Kỳ Cùng; J. Pellegrin (1905,
1906) Cá Vịnh Hạ Long; P. Chabanaud (1924); A. Gruvel, (1925) - Đông
Dương, nguồn lợi cá biển và cá nước ngọt; H. W. Fowler (1939)- Sưu tập cá
nước ngọt Sài Gòn; P. Chevey (1930, 1932a,b, 1935, 1936, 1937)- Góp phần
nghiên cứu các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam. Ông và J. Lemasson đã
công bố 98 loài, 17 họ... và rất nhiều công trình khoa học có tính chất hoàn
chỉnh. Nhìn chung những nghiên cứu thời kỳ này tuy chưa nhiều, chưa đầy đủ
song là nền tảng cho các nhà Ngư loại Việt Nam nghiên cứu tiếp
* Thời kỳ thứ ba (Từ 1954 đến nay): Từ khi hoà bình lập lại 1954 đến nay, các
cán bộ khoa học Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ nghiên cứu của mình và đã
đưa Ngư loại học nước ta phát triển vượt bậc. Các cơ quan chủ trì nghiên cứu :
Về cá biển: Phân viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng, Viện Nghiên cứu Biển
Nha Trang; Viện nghiên cứu Biển Hải Phòng. Trong những năm qua các cơ
quan này đã tiến hành nghiên cứu vùng biển Việt Nam, đã phân loại được hơn
2000 loài. Điển hình có các tác giả: Lê Trọng Phấn, Bùi Đình Chung, Nguyễn
Xuân Lộc, Phạm Thược, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Khắc Hường...
Về cá Nước ngọt: Viện NCNTTSI Bắc Ninh, Viện NCTSII TP. Hồ Chí Minh,
Viện nghiên cứu thủy sản III Nha Trang và các trường: ĐH Nha Trang, Khoa
Thủy sản ĐH Cần Thơ, ĐH Sư phạm 1 Hà Nội, ĐH Tổng hợp Hà Nội, ĐH
Vinh...Các nhà Ngư loại học nước ta kết hợp nghiên cứu với các nhà Ngư loại
học nước ngoài đã tiến hành điều tra nghiên cứu phân loại cá ở 46 vực nước
quan trọng nằm rải rác khắp cả nước, đại bộ phận ở các sông chính, suối lớn, các
hồ chứa: lớn, vừa, nhỏ và hồ tự nhiên, các vùng cửa sông, ao, đầm và đập
nước...[Bộ Thuỷ sản, 1996]. Có thể chia thời kỳ này về nghiên cứu ngư loại cá
nước ngọt thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ năm 1955 đến 1975). Miền Bắc: Các nhà khoa học đã tiến hành
điều tra nghiên cứu ở hầu hết các vùng sinh thái: Đông Bắc, Tây Bắc và Khu
Bốn cũ ở tất cả các loại hình thủy vực sông, suối, hồ chứa, hồ tự nhiên, đầm, ao,
ruộng... Điển hình có các tác giả và các công trình đã nghiên cứu: Đào Văn Tiến
và Mai Đình Yên (1958, 1959) - Dẫn liệu sơ bộ sông Bôi, Ngòi Thia; Đặng
Ngọc Thanh và Mai Đình Yên (1961) - Điều tra nguồn lợi sinh vật Hồ Tây; Mai
Đình Yên (1962)- Sơ bộ điều tra thành phần, nguồn gốc và phân bố của chủng
quần cá sông Hồng; Nguyễn Văn Hảo (1964) Khu hệ cá sông Chảy và hồ Thác
Bà; Nguyễn Văn Hảo (1964) Kết quả điều tra nguồn lợi cá sông Thao; Mai Đình
8
Yên (1964) Đặc điểm sinh học các loài cá sông Hồng; Mai Đình Yên (1966)
Đặc điểm sinh học một số loài cá ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam; P.
Bănărescu (1967, 1970, 1971) Nghiên cứu phân họ cá Mương...
Giai đoạn này ở miền Nam cũng có một số công trình do người Việt Nam và
người nước ngoài như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964); M. Yamamura
(1966); Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và Trần Tuý Hoa (1972);
- Giai đoạn 2: Giai đoạn từ năm 1975 đến nay: Ngư loại đã chuyên sâu nghiên
cứu, đã đánh giá tiềm năng về nguồn lợi Việt nam, đã mở đường cho nghề cá
phát triển. Điển hình có các tác giả với các công trình nghiên cứu sau: Mai Đình
Yên (1978) Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam; Mai Đình Yên,
Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan
(1992) Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ: Đây là hai công trình tổng hợp
khá đầy đủ về khu hệ cá nước ngọt nước ta. Ngoài ra có rất nhiều công trình có
giá trị nghiên cứu ở các khu hệ cá khác nhau như: Nguyễn Hữu Dực (1982)
Thành phần cá sông Hương, đã thống kê 58 loài; Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu
Dực (1991) Thành phần loài cá sông: Thu Bồn (85 loài), Trà Khúc (47 loài),
sông Vệ (34 loài), sông Côn (43 loài), sông Ba (48 loài), sông Cái (25 loài);
Nguyễn Thái Tự (1983) Khu hệ cá sông Lam (157 loài); Nguyễn Thái Tự
(1986), Đặc điểm khu hệ cá Nghệ Tĩnh; Nguyễn Thái Tự (1992) Khu hệ cá Vũ
Quang; Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến
và Hứa Bạch Loan (1992) Thành phần loài các sông: Tiền, Hậu, Vàm Cỏ, Sài
Gòn và sông Đồng Nai (255 loài); Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994)
Thành phần loài ở một số sông suối của Tây Nguyên (82loài); Võ Văn Phú
(1995) Thành phần loài cá ở các đầm phá Thừa Thiên Huế (163 loài); Nghiên
cứu về đặc trưng phân bố v