Trong thực tiễn cuộc sống, nhiều người chưa học một giờ về mỹ học, nhưng
họ đều có quan niệm thế nào là đẹp, xấu, cái đáng thán phục, cái đáng chê cười,
cái bi thương Quan niệm có tính “thẩm mỹ” này xuất hiện ngay từ hồi còn rất
nhỏ: các em thích những bộ quần áo mới, màusắc rực rỡ Càng lớn, giao tiếp
nhiều, càng học cao hơn thì các quan niệm “thẩm mỹ” ở trên càng được mở rộng,
phong phú
47 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 4880 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mỹ học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F 7 G
GIÁO TRÌNH
MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG
VŨ MINH TIẾN
2005
Mỹ học đại cương - 1 -
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................- 1 -
CÁI THẨM MỸ ...................................................................................................- 3 -
I. Khái niệm......................................................................................................- 3 -
II. Tính khách quan và tính xã hội của cái thẩm mỹ.........................................- 4 -
CÁI ĐẸP...............................................................................................................- 7 -
I. Cơ sở khách quan của cái đẹp .......................................................................- 7 -
1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm............................................................- 7 -
2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật.............................................................- 8 -
II. Đặc điểm về mỹ cảm. ..................................................................................- 9 -
1. Tính toàn vẹn. ...........................................................................................- 9 -
2. Vô tư không vụ lợi khi cảm nhận cái đẹp. ................................................- 9 -
3. Sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính cá biệt của mỹ cảm. ............... - 11 -
III. Bản chất của cái đẹp................................................................................. - 11 -
IV. Cái đẹp trong nghệ thuật .......................................................................... - 13 -
1. Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp bộc lộ ở ba điểm: ........................... - 13 -
2. Nghệ thuật như là một hoạt động thẩm mỹ............................................. - 14 -
3. Nghệ thuật như là tiếng nói của con người đối với cuộc sống................. - 15 -
CÁI BI KỊCH...................................................................................................... - 16 -
I. Bản chất thẩm mỹ của cái bi kịch................................................................ - 16 -
1. Nội dung phản ánh của cái bi kịch.......................................................... - 16 -
2. Xung đột bi kịch...................................................................................... - 16 -
3. Kết thúc bi kịch....................................................................................... - 17 -
II. Những hình thức điển hình của cái bi kịch ................................................. - 17 -
1. Bi kịch của cái mới. ................................................................................ - 17 -
2. Bi kịch của cái cũ.................................................................................... - 18 -
CÁI HÀI KỊCH................................................................................................... - 20 -
I. Vài nét về lịch sử nghiên cứu cái hài kich................................................... - 20 -
II. Bản chất thẩm mỹ của cái hài kịch ............................................................ - 22 -
III. Những sắc thái thẩm mỹ của cái hài kịch ................................................. - 24 -
1. Châm biếm: ............................................................................................ - 25 -
2. Trào lộng: ............................................................................................... - 25 -
3. Khôi hài: ................................................................................................. - 26 -
CÁI TRÁC TUYỆT............................................................................................ - 27 -
I. Bản chất thẩm mỹ của cái trác tuyệt ........................................................... - 27 -
II. Tình cảm thẩm mỹ của cái trác tuyệt ......................................................... - 28 -
III. Cái trác tuyệt trong nghệ thuật ................................................................. - 28 -
CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT..................................................................... - 30 -
I- Sự phát triển của những quan điểm về các loại hình nghệ thuật trong lịch sử
mỹ học. ........................................................................................................... - 30 -
1. Quan điểm duy tâm về sự phân chia nghệ thuật các loại hình................ - 30 -
2. Quan điểm duy vật về sự phát triển của các loại hình nghệ thuật. ......... - 32 -
II- Các nguyên tắc hiện đại về phân loại nghệ thuật...................................... - 33 -
III- Đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật ............................................... - 35 -
Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn
Mỹ học đại cương - 2 -
1. Nghệ thuật ứng dụng:.............................................................................. - 35 -
2.Kiến trúc: ................................................................................................. - 36 -
3. Nghệ thuật tạo hình..................................................................................... 40
4.Âm nhạc....................................................................................................... 41
5. Sân khấu và điện ảnh.................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 44
Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn
Mỹ học đại cương - 3 -
CÁI THẨM MỸ
I. Khái niệm
Trong thực tiễn cuộc sống, nhiều người chưa học một giờ về mỹ học, nhưng
họ đều có quan niệm thế nào là đẹp, xấu, cái đáng thán phục, cái đáng chê cười,
cái bi thương Quan niệm có tính “thẩm mỹ” này xuất hiện ngay từ hồi còn rất
nhỏ: các em thích những bộ quần áo mới, màu sắc rực rỡ Càng lớn, giao tiếp
nhiều, càng học cao hơn thì các quan niệm “thẩm mỹ” ở trên càng được mở rộng,
phong phú.
Thanh niên mặc hết moden này đến kiểu khác. Ngay một cái tóc cũng muôn
hình muôn vẻ. Dần dần, quan niệm trên được mở rộng sang lĩnh vực khác có tính
nghệ thuật. Nhận xét về một ngôi nhà, một công trình kiến trúc, một tấm hình, một
bức tranh, một pho tượng, một bài hát, một bản nhạc, hoặc đi xem một vở kịch chẳng
hạn: diễn viên diễn giỏi (nghệ thuật diễn xuất); nội dung phong phú, xúc động hay
nói theo danh từ lý luận là hình tượng nghệ thuật chân thật, sinh động, có sức truyền
cảm mạnh mẽ
Tất cả những đánh giá trên đều thuộc về đánh giá thẩm mỹ. Cái thẩm mỹ
chính là những phẩm chất đẹp, xấu, cái đáng khâm phục, cái đáng chê cười, cái bi
luỵ của đối tượng hiện thực mà chỉ có những con người có “con mắt thẩm mỹ”
mới phát hiện ra được. Nói theo danh từ mỹ học thì cái thẩm mỹ chính là những
phẩm chất thẩm mỹ của đối tượng, hoặc như I.U.Bôrép: “Cái thẩm mỹ là bản chất
và cơ sở của các thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực của cái đẹp, cái xấu, cái cao
thượng, cái đê tiện, cái bi kịch, cái hài kịch, cái đầy kịch tính” 1
Thói quen về cái đẹp đó lan sang cả lĩnh vực sinh hoạt: phòng ở trang trí cho
đẹp, lịch sự. Việc trang trí cũng phụ thuộc vào “năng khiếu thẩm mỹ” của con
người. Có người treo la liệt hết bức tranh này đến bức tranh khác, nhưng có người,
chỉ treo một, hai bức tranh mà mình thích.
Sự đánh giá về thẩm mỹ có ý nghĩa bao quát nhất so với những sự đánh giá
khác.
Hiện thực là vô cùng đa dạng và phong phú về mặt thẩm mỹ.
Hoạt động thực tiễn của con người càng mở rộng thì phạm vi cái thẩm mỹ
càng mở rộng theo. Những phẩm chất thẩm mỹ mới không ngững xuất hiện trong
quá trình phát triển của lịch sử văn học và nghệ thuật.
Trong những thời kỳ phát triển nhất định của văn học và nghệ thuật, có những
phẩm chất thẩm mỹ chủ đạo được đưa lên hàng đầu:
Thời cổ đại: cái đẹp và cái bi kịch.
Thời trung cổ: cái cao thượng.
1 I.U.Bôrép. Những phạm trù mỹ học cơ bản. Hoàng Xuân Nhị dịch. Trường đại học tổng hợp Hà nội
xuất bản. 1974, trang 229.
Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn
Mỹ học đại cương - 4 -
Thời phục hưng: cái đẹp trần thế và cái hài kịch.
Chủ nghĩa lãng mạn: cái phi thường.
Chủ nghĩa hiện thực: đối tượng thẩm mỹ mang tính đa dạng, phong phú, kết
hợp nhiều phẩm chất thẩm mỹ khác nhau trong một đối tượng.
Nghệ thuật tái hiện cuộc sống thông qua những hình tượng nghệ thuật. Hình
tượng nghệ thuật thể hiện sự khách quan hoá của con người về cái thẩm mỹ của đối
tượng. Hình tượng nghệ thuật là sự thể hiện đối tượng một cách sinh động, với ý
nghĩa xã hội rộng lớn của đối tượng. Hình tượng bao gồm trong bản thân nó:
1. Chất liệu của cuộc sống, những thuộc tính cảm tính, cụ thể của những hiện
tượng thực tại.
2. Tư tưởng, lý tưởng thẩm mỹ của tác giả, thái độ, quan điểm của nhà văn, nghệ
sĩ.
Hình tượng được định nghĩa:
“Hình tượng vừa là bức tranh cụ thể, vừa khái quát của cuộc sống con người,
được xây dựng nhờ hư cấu và có ý nghĩa thẩm mỹ” (Timôfiép).
Hình tượng là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực
khách quan. Hình tượng nghệ thuật phản ánh tính khái quát, tính qui luật của hiện
tượng qua hình thức cá thể, độc đáo; nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, là đứa
con tinh thần của nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống.
II. Tính khách quan và tính xã hội của cái thẩm mỹ.
Cái thẩm mỹ chính là bản chất và cơ sở của các thuộc tính thẩm mỹ của hiện
thực. Cái thẩm mỹ đó có tính khách quan và tính xã hội.
Đứng trước một đối tượng, nhiều trường hợp có những cách đánh giá khác nhau.
Điều này thể hiện tính phong phú về phẩm chất thẩm mỹ của đối tượng. Nhưng nếu
chỉ có như vậy thôi thì mọi người sẽ trở nên không hiểu nhau, mỗi người sẽ trở thành
một xã hội riêng.
Cái đẹp (cũng như cái xấu và các phẩm chất thẩm mỹ khác nhau) có những
tiêu chuẩn chung. Các nhà mỹ học xưa nay đã tốn nhiều giấy mực chỉ ra những tiêu
chuẩn chung đó. Chính những tiêu chuẩn chung này nói lên tính khách quan và tính
xã hội của cái thẩm mỹ.
Điểm qua lịch sử mỹ học, thì các tiêu chuẩn mà các nhà mỹ học đề ra lại
không giống nhau, nó còn tuỳ thuộc vào quan niệm của từng khuynh hướng và trào
lưu nghệ thuật, từng thời đại lại có những người lại không thừa nhận tính khách
quan và tính xã hội của cái thẩm mỹ.
Nhà triết học lỗi lạc thời cổ đại là Platon là người đầu tiên phát hiện ra tình
cảm thẩm mỹ khi con người đứng trước cái đẹp, nhưng ông là nhà triết học duy tâm,
ông đã chứng minh cho một cái đẹp vĩnh cửu, xuất phát từ “ý niệm tuyệt đối” do
thượng đế ban phát, từ đó ông phủ nhận tính khách quan của cái thẩm mỹ.
Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn
Mỹ học đại cương - 5 -
Mỹ học duy tâm cổ điển Đức lại có những quan điểm khác: Hêghen thừa
nhận tính khách quan của cái thẩm mỹ, nên các nhà lý luận gọi ông là nhà duy tâm
khách quan; còn Kăng lại không thừa nhận tính khách quan của cái thẩm mỹ. Ông
cho rằng mọi phẩm chất thẩm mỹ của đối tượng đều do chủ quan con người phát
hiện ra rồi gán ghép cho nó mà thôi. Chính vì vậy mà ông đã nói: “Cái đẹp không
có trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà chỉ có trong đôi mắt của kẻ si tình”.
Một ví dụ mà chủ nghĩa hiện sinh hay dẫn ra, đó là hiện tượng cành lá đu đưa
trước gió: đối với người này thì đó là một hiện tượng vui mắt, đối với người kia thì
đó là một hiện tượng nhàm chán.
Theo quan điểm mỹ học Mác-Lênin, cái thẩm mỹ trong hiện thực mang trong
bản thân nó một ý nghĩa thực tiễn xã hội khách quan rộng lớn, vì những phẩm chất
thẩm mỹ của đối tượng đã nhập vào lĩnh vực hoạt động, có nhiều cảm xúc và bao
gồm nhiều ngành khác nhau của con người, đã nhập vào thực tiễn của con người.
Chúng ta cần phải chú ý thêm rằng thế giới bao quanh chúng ta và được chúng ta
cảm thụ hoàn toàn không phải là cái gì trực tiếp, đã hiện ra một lần là trọn vẹn
ngay. Trong quá trình cảm thụ thẩm mỹ, từ những hiện tượng và đối tượng, chúng
ta rút ra nội dung xã hội, tinh thần, có tính người của chúng, vì chúng ta bao giờ
cũng tiếp xúc với những sự vật hoặc đã từng được con người biến thành những sư
vật thực sự có hồn trong quá trình hoạt động thực tiễn vật chất của mình, hoặc đang
được thu hút dưới hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay ở mức độ
khác,vào hệ thống những hoạt động của con người, những hoạt động cải tạo xã hội ,
biến tất cả thành những vật có hồn. Sự sản xuất xã hội đã in đậm dấu vết con người,
đã biến thế giới đó thành hiện thân thực sự của những sức mạnh thuộc bản chất con
người. Về vấn đề này, Mác đã viết: “Lịch sử của công nghiệp và sự tồn tại khách
quan mà công nghiệp đã đạt được là quyển sách để mở nêu rõ những sức mạnh
thuộc bản chất con người, là tâm lý con người hiện ra trước chúng ta một cách có
thể sờ mó được”1.
Toàn bộ cuộc sống của con người là sự tác động qua lại với thế giới vật chất
và những hiện tượng của nó, con người đồng hoá chúng. Những đối tượng và hiện
tượng đó làm cho cuộc sống của con người trở nên phong phú và đa dạng Đó là
thuộc tính khách quan của đối tượng, nhờ đó mà chúng có ý nghĩa về mặt xã hội, có
tầm quan trọng đối với cuộc sống con người, là cơ sở khách quan của cảm xúc thẩm
mỹ.
Phẩm chất thẩm mỹ của một hiện tượng là ý nghĩa của một hiện tượng này
không phải đối với những yêu cầu thực tiễn công lợi của con người, cũng không
phải đối với một khoảng khắc nhất định (một trường hợp, một tình huống nhất thời
cá biệt, một vành của đường xoắn ốc chung), đó là ý nghĩa xã hội rộng lớn của hiện
tượng, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển chung của lịch sử.
1 C-Mác – Ph.Angghen. Toàn tập. Tập 3. Theo I.U.Bôrép . Những phạm trù mỹ học cơ bản, sđd,
trang 218.
Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn
Mỹ học đại cương - 6 -
Việc cảm thụ những phẩm chất thẩm mỹ của thiên nhiên bao giờ cũng được
qui định bởi sự nhận thức của con người về thiên nhiên, bởi trình độ làm chủ thiên
nhiên, bởi trình độ và tính chất của sự đồng hoá thiên nhiên. Có thể lấy làm lạ vì
sao bông hoa rừng, mảnh trăng, ngôi sao lại có được những thuộc tính xã hội ?
Nhưng chỉ những ai không nghĩ rằng sự sản xuất xã hội có một tác dụng tích cực
bao trùm đối với hiện thực, rằng con người đã đồng hoá những đối tượng và hiện
tượng, sáng tạo ra chúng, thì mới thấy điều đó làm lạ.
Cũng cần phải nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của lý tưởng thẩm mỹ trong
việc đồng hoá hiện thực.
Lý tưởng thẩm mỹ- sự biểu hiện tật trung của thực tiễn xã hội, sự nhận thức
rộng lớn nhất và bao quát nhất về mục đích của quá trình phát triển xã hội là thước
đo, là nhân tố xác định ý nghĩa xã hội rộng lớn của các hiện tượng hiện thực. Chính
nhờ lý tưởng thẩm mỹ mà nội dung và ý nghĩa thẩm mỹ của các sự vật trong hiện
thực được phát hiện và diễn ra việc đồng hoá thế giới bằng nghệ thuật, nhận thức
hiện thực bằng hiện thực bằng hình tượng.
Những lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến đều có nội dung gần gũi với những lý tưởng
xã hội tiên tiến. Lý tưởng thẩm mỹ là kết tinh của thực tiễn xã hội, là tiêu chuẩn
đánh giá rộng nhất và phổ biến nhất, do đấy nó được dùng làm thước đo các hiện
tượng của hiện thực về mặt thẩm mỹ.
Nghệ thuật - sự đồng hoá hiện thực bằng nghệ thuật - là hình thái cao nhất
của sự đồng hoá thẩm mỹ.
Việc sáng tạo của nghệ sĩ bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở những lý
tưởng thẩm mỹ nhất định. Cần phải có những lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến, tích cực
để sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật giầu giá trị nhân văn cao cả mang ý
nghĩa xã hội sâu sắc, những tính cách anh hùng và bi kịch để phản ánh cái đẹp, cái
cao thượng trong hiện thực, cũng như để sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật
của cái ác, cái xấu xa đê tiện, những tính cách hài kịch.
Trong loại hình châm biếm hiện thực chủ nghĩa, bao giờ cũng có sự đối lập
giữa cái được miêu tả và những lý tưởng thẩm mỹ cao quí.
Vũ Minh Tiến Khoa Ngữ văn
Mỹ học đại cương - 7 -
CÁI ĐẸP
I. Cơ sở khách quan của cái đẹp
1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm.
Platon đề xướng cái đẹp tuyệt đối, vĩnh cửu, không thay đổi. Oâng viết: “Tôi
gọi những cầu tạo đó là đẹp không phải so sánh chúng với một đối tượng nào đó,
như người ta có thể so sánh khi nói tới những vật khác, nhưng đẹp vĩnh cửu, do bản
thân chúng, do bản chất chúng, và có tác dụng gợi nên ít nhiều khoái cảm đặc biệt
mà chỉ riêng chúng mới gợi nên được”.1
Toàn bộ nền nghệ thuật cổ đại Hy lạp là sự hoà điệu của các tỉ lệ, của sự đối
xứng và tính mực thước. Platon đã dựa vào truyền thống đó. Platon là người đầu
tiên phát hiện ra khoái cảm thẩm mỹ do cái đẹp gợi nên. Platon đưa ra khái niệm
về “ý niệm tuyệt đối” mang tính chất siêu hình. Oâng cho rằng thế giới vật chất chỉ
là sự hồi quang của thế giới ý niệm. Nghệ thuật phản ánh thế giới vật chất, vậy
nghệ thuật chỉ là “cái bóng của cái bóng” mà thôi.
Mỹ học cổ điển Đức (cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX) nổi bật tinh thần duy
tâm chủ nghĩa. Triết học duy tâm cổ điển Đức có hai đại biểu lỗi lạc nhất, đó là
Em-ma-nu-en Kăng (1724-1804) và Giocgiơ Vin hem Phơri đơrích Hêghen (1770-
1831). Cả hai ông đều theo chủ nghĩa duy tâm, nghĩa là họ coi ý niệm là cái có
trước. Nhưng Kăng không nhất quán trong quan niệm duy tâm của mình. V.I.Lênin
khi nghiên cứu về triết học cổ điển Đức đã cho rằng: “Nét cơ bản của triết học
Kăng là sự điều hoà chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, sự thoả hiệp cả hai
thứ, sự kết hợp vào trong một hệ thống những trào lưu triết học khác loại nhau, đối
lập nhau”.2 Kăng là người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan. “Ý niệm” là ở trong
chính bản thân con người, đó là những tư tưởng và cảm giác của con người, nó có
trước và là điểm xuất phát, khởi thuỷ.
Kăng cho rằng cái đẹp chân chính mang la