Nguyên lý kinh tế học môi trường” trang bị cho sinh viên hai khối kiến thức chính: (1) các nguyên lý cơ bản của kinh tế học môi trường; (2) ứng dụng các nguyên lý của kinh tế học môi trường vào trong từng điều kiện cụ thể. Với tinh thần đó, cuốn sách được biên soạn theo hướng vừa tập trung mang tính đơn ngành lại vừa mở rộng mang tính liên ngành, đa ngành và vừa chuyên sâu với tư cách của một ngành khoa học thực thụ lại vừa có tính ứng dụng cao, phục vụ cho đời sống của con người.
158 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nguyên lý kinh tế học môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VÕ ĐÌNH LONG, THÁI THÀNH LƯỢM
NGUYỄN XUÂN HOÀN, NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH
NGUYÊN LÝ
KINH TẾ HỌC MÔI TRƯỜNG
PRINCIPLES OF
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC KỸ THUẬT
LỜI NÓI ĐẦU
“Nguyên lý kinh tế học môi trường” trang bị cho sinh viên hai khối kiến thức chính: (1) các nguyên lý cơ bản của kinh tế học môi trường; (2) ứng dụng các nguyên lý của kinh tế học môi trường vào trong từng điều kiện cụ thể. Với tinh thần đó, cuốn sách được biên soạn theo hướng vừa tập trung mang tính đơn ngành lại vừa mở rộng mang tính liên ngành, đa ngành và vừa chuyên sâu với tư cách của một ngành khoa học thực thụ lại vừa có tính ứng dụng cao, phục vụ cho đời sống của con người.
Cuốn sách gồm 8 chương, mỗi chương chứa đựng một nội dung lớn cần chuyển tải đến bạn đọc. Nhìn tổng thể, cuốn sách đã bao quát toàn bộ các nội dung cơ bản của kinh tế học môi trường. Trong mỗi phần lại gồm những nội dung cụ thể và trong từng nội dung cụ thể lại được chia thành những vấn đề nhỏ. Ngoài ra, cuối mỗi chương chúng tôi còn trắc nghiệm lại kiến thức của bạn đọc, nhờ đó, giúp cho bạn đọc có thể nhận ra những kiến thức cơ bản và những kiến thức hiện đại, khối kiến thức đại cương và khối kiến thức thực tế.
Chương 1: Giới thiệu về kinh tế học môi trường.
Chương 2: Quan hệ giữa kinh tế và môi trường.
Chương 3: Hàng hóa công.
Chương 4: Phân tích lợi ích và chi phí trong kinh tế học môi trường.
Chương 5: Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả.
Chương 6: Sử dụng công cụ thuế và trợ cấp để bảo vệ môi trường.
Chương 7: Kiểm toán môi trường.
Chương 8: Kinh doanh quyền phát thải.
Cuốn sách nguyên lý kinh tế học môi trường sẽ cung cấp những kiến thức vừa cơ bản vừa hiện đại, khối kiến thức cập nhật của ngành kinh tế ứng dụng này. Những vấn đề mang tính ứng dụng của kinh tế học môi trường được chúng tôi nhấn mạnh trong cuốn sách thông qua việc phân tích lợi ích và chi phí của các chính sách môi trường mang tính thay thế cho nhau để giải quyết những vấn đề như ô nhiễm không khí, chất lượng nước, chất thải rắn và chất thải nguy hại, sự nóng lên toàn cầu… Ngoài ra, một số vấn đề mang tính ứng dụng và hiện đại được thể hiện thông qua các chương như: nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả, kiểm toán môi trường và kinh doanh quyền phát thải.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn bạn đọc, những người thẩm định và phản biện cuốn sách. Xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành, xuất bản và phát hành cuốn sách này.
Trong quá trình biên soạn sách, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía bạn đọc, quý đồng nghiệp và các bạn sinh viên để những lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
Thư từ góp ý xin gửi về:
Chi nhánh Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Số 28 Đồng Khởi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.3225062 - 08.3296628.
Hoặc địa chỉ của tác giả:
Số 132/8A Lê Lợi, Phường 4, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 098.3.163788 - Email: vodinhlong@hui.edu.vn.
Thay mặt nhóm tác giả
Võ Đình Long
MỤC LỤC
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC MÔI TRƯỜNG
1.1. GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC
Khi nghiên cứu về các vấn đề trong tổng thể nền kinh tế, mỗi chuyên ngành đều có hướng tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, tất cả không ngoài mục tiêu mang lại những kết quả tối ưu cho sự phát triển chung của tổng thể nền kinh tế.
Nghiên cứu kinh tế học chính là việc tập trung phân tích, tìm hiểu mối quan hệ giữa các nguồn lực (lao động, tri thức, tài nguyên…) và nhu cầu thực tế của từng cá nhân với xã hội. Trong thực tế, tài nguyên luôn được xem là yếu tố giới hạn và ngày càng trở nên khan hiếm (nhất là tài nguyên không tái tạo được); tuy nhiên, nhu cầu thực tế của con người và xã hội lại không ngừng gia tăng theo thời gian và họ muốn tận dụng triệt để tất cả những nguồn lực sẵn có để phục vụ cho lợi ích ngắn hạn hoặc dài hạn của mình. Do đó, các nguồn lực này ngày càng cạn kiệt dần; chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu cách thức để sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất, tiết kiệm nhất mà vẫn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của xã hội, hay nói cách khác kết quả nghiên cứu của kinh tế học chính là giúp đưa ra được những giải pháp, những lựa chọn để sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
Nghiên cứu kinh tế học chính là tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
Kinh tế chính thống và kinh tế phi chính thống.
1.1.1. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Kinh tế học vi mô
Về cơ bản, kinh tế học vi mô được hiểu là một trong những phân ngành chính của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về các tế bào của nền kinh tế và các vấn đề kinh tế cụ thể (gồm nhà sản xuất, kênh phân phối, người tiêu dùng, hay một ngành kinh tế nào đó). Trong các chuyên ngành liên quan đến kinh tế học, kinh tế học vi mô cung cấp cho người đọc những khái niệm cơ bản để làm tiên đề cho việc nghiên cứu các vấn đề khác như kinh tế công, phân tích lợi ích - chi phí (CBA), thương mại quốc tế, lý thuyết hành vi tổ chức, địa lý kinh tế... trong tổng thể của chuyên ngành kinh tế học.
Mục tiêu nghiên cứu của kinh tế học vi mô chính là phân tích về cơ chế thị trường để thiết lập mối tương quan giữa giá cả tương đối giữa các hàng hóa - dịch vụ, sự phân phối nguồn lực cho các mục đích sử dụng khác nhau, giữa cung và cầu… Kinh tế học vi mô phân tích những thành công và thất bại của thị trường trong quá trình vận hành của chúng, cũng như miêu tả những điều kiện cần thiết trong lý thuyết về trao đổi và phúc lợi kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu của kinh tế học vi mô:
Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường.
Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng.
Lý thuyết về hành vi của nhà sản xuất.
Các lý luận về trao đổi và phúc lợi kinh tế.
Các lý luận về thất bại của thị trường.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp mô hình hóa: là phương pháp cơ bản được sử dụng trong kinh tế học vi mô, với phương pháp nghiên cứu đơn giản nhất là thông qua việc xây dựng các mô hình kinh tế để phân tích, lý giải từ đó đưa ra những kết luận nhằm lựa chọn những nguyên tắc tối ưu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để có được một kết luận tốt nhất, trong quá trình xây dựng mô hình chúng ta cần đảm bảo sự đơn giản hóa và các tình huống phân tích phải có thực.
Một số nguyên tắc chung khi sử dụng phương pháp này:
Lựa chọn mô hình phải dễ trình bày, dễ hiểu và thích hợp cho mọi góc nhìn của hệ thống (người dùng, người phát triển, dữ liệu, kỹ thuật biểu diễn...).
Các mô hình phải thể hiện đuợc nhiều mức độ khác nhau (tổng quát, chi tiết) liên quan đến hệ thống.
Các mô hình phải gần gũi và mô phỏng được hệ thống thực.
Sử dụng kết hợp nhiều mô hình để mô tả hệ thống.
Mô hình hóa phải đảm bảo tính chính xác (mô tả đúng hệ thống cần xây dựng), tính đồng nhất (các hướng nhìn khác nhau không được mâu thuẫn với nhau), dễ thay đổi và cũng dễ dàng trao đổi với các mô hình khác.
Phương pháp so sánh tĩnh: còn được hiểu là phương pháp so sánh trong đó các yếu tố được đề cập đến luôn ở trạng thái tĩnh (không đổi) nhưng vẫn có thể đưa ra những kết luận chính xác. Khác với các lĩnh vực khoa học khác như toán học, vật lý… các nhà khoa học sẽ đưa ra những giả thiết với một số biến quan tâm được giữ nguyên còn các biến khác có thể biến đổi. Trong nghiên cứu kinh tế học, rất khó để cho ra một kết quả mong muốn, vì vậy việc nghiên cứu cần phải dựa vào những số liệu thực tế, chính xác thì mới đem lại một kết quả tốt nhất. Tuy vậy, trong tổng thể nền kinh tế, các yếu tố luôn luôn vận động và biến đổi phức tạp nên nhìn chung các nhà kinh tế học khó có thể thực hiện công việc một cách hoàn hảo.
Phương pháp phân tích lợi ích - chi phí: là phương pháp nghiên cứu mà các nhà kinh tế học muốn đưa ra một lựa chọn tối ưu dựa trên việc so sánh giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được cho các hoạt động kinh tế. Một quyết định hợp lý sẽ thay đổi hiện trạng ban đầu với điều kiện lợi ích từ sự thay đổi đó lớn hơn chi phí ra. Ngoài ra, phương pháp phân tích lợi ích - chi phí còn được sử dụng để tìm ra điểm tối ưu (hay còn đuợc gọi là điểm cân bằng) của sự lựa chọn. Theo phương pháp này, chúng ta cần phải so sánh giữa tổng lợi ích với tổng chi phí cho mỗi đơn vị hàng hóa - dịch vụ, dịch vụ được sản xuất (hoặc tiêu dùng) tăng thêm, lợi ích được gọi là lợi ích cận biên và chi phí đó được gọi là chi phí cận biên.
b. Kinh tế học vĩ mô
Khái niệm: cũng như kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô cũng là một phân ngành của kinh tế học. Tuy nhiên, kinh tế học vĩ mô thiên về nghiên cứu các hiện tượng tổng quát của nền kinh tế. Chính vì vậy, khi đề cập đến kinh tế học vĩ mô thì người ta muốn nói đến một mục tiêu mang tầm quốc gia (xa hơn nữa là khu vực và quốc tế) như chỉ số GDP, GNP, chỉ số giá cả, lao động và việc làm, lạm phát và thất nghiệp... Chúng ta có thể hiểu nghiên cứu về kinh tế học vĩ mô là việc làm mà các nhà kinh tế học muốn tìm ra những chính sách, giải pháp cụ thể và hữu hiệu nhất cho tổng thể nền kinh tế của một quốc gia, một khu vực hay có thể cho cả thế giới.
Mục tiêu nghiên cứu: kinh tế học vĩ mô nghiên cứu về tổng thể các hoạt động trong toàn bộ nền kinh tế mà cụ thể là nghiên cứu tất cả sự thay đổi của tổng sản phẩm, thu nhập, tăng trưởng, lạm phát, chu kỳ kinh tế, lao động và việc làm, các chính sách về thuế, trợ cấp xã hội, chính sách kích cầu....
Phương pháp nghiên cứu: mô hình hóa là phương pháp lựa chọn tối ưu cho việc nghiên cứu về kinh tế học vĩ mô. Chính vì vậy, mỗi vấn đề thường được sử dụng một mô hình riêng biệt với những giả thuyết riêng biệt. Do mỗi chuyên gia kinh tế có một quan điểm khác nhau về một vấn đề nên trong kinh tế học vĩ mô luôn tồn tại những trường phái khác nhau.
Kinh tế học vĩ mô vận dụng tích cực phương pháp mô hình hóa để lý giải tất cả các hiện tượng xảy ra trong nền kinh tế. Gần như mỗi hiện tượng của kinh tế học vĩ mô lại được mô tả/phỏng bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng. Do cách nhìn nhận về các giả thiết khác nhau, nên trong kinh tế học vĩ mô tồn tại nhiều trường phái; có thể kể đến một số trường phái kinh tế cơ bản sau:
Trường phái kinh tế học tân cổ điển: trường phái này theo đuổi quan điểm là tất cả sự vận động của nền kinh tế luôn theo một xu hướng ổn định và có thể tự bản thân nó cân bằng được mà không cần đến sự can thiệp của chính phủ, nếu có sự can thiệp của chính phủ thì đó cũng chỉ là sự can thiệp tối thiểu và mang tính định hướng.
Trường phái kinh tế học Keynes: trường phái này có quan điểm hoàn toàn trái ngược với trường phái kinh tế học cổ điển. Trường phái kinh tế học này có quan điểm rõ ràng về vai trò của chính phủ trong việc điều tiết tổng thể nền kinh tế. Những chính sách của chính phủ có tác động tích cực đối với việc điều tiết và ổn định nền kinh tế thông qua việc điều chỉnh chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm hướng đến một kết quả tối ưu cho nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô tổng hợp ra đời ở Mỹ vào thập niên 1950, là một trường phái kinh tế học vĩ mô dựa trên việc tổng hợp các học thuyết của kinh tế học tân cổ điển với kinh tế học Keynes. Trường phái này lấy cân bằng tổng thể của kinh tế học tân cổ điển làm khung, bổ sung thêm lý luận cầu hữu hiệu của kinh tế học Keynes và áp dụng tích cực phân tích IS-LM của Hicks. Trường phái kinh tế học này cho rằng dựa vào chính sách điều chỉnh cầu hữu hiệu của nhà nước có thể đạt được trạng thái toàn dụng lao động như kinh tế học tân cổ điển nhìn nhận và đẩy mạnh được tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trường phái kinh tế học cũng cho rằng các mô hình kinh tế lượng sẽ giúp nhà nước tính toán và điều chỉnh được cầu hữu hiệu một cách hiệu quả.
1.1.1.2. Mối quan hệ giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô trong tổng thể nền kinh tế
Nếu như kinh tế học vi mô chỉ tập trung nghiên cứu những tế bào (thành phần) nhỏ lẻ của nền kinh tế thì kinh tế học vĩ mô lại tập trung vào việc giải quyết tổng thể các vấn đề của toàn bộ nền kinh tế, tuy vậy giữa chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Ranh giới giữa kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô không thực sự rõ ràng vì để hiểu rõ các hoạt động kinh tế ở phạm vi tổng thể ta cần phải nắm vững thái độ của các chính phủ, doanh nghiệp, người tiêu dùng, nguời công nhân, nhà đầu tư... Điều này cho thấy rằng kết quả hoạt động của kinh tế học vĩ mô phụ thuộc rất chặt vào các phản ứng của kinh tế học vi mô. Ngược lại, hành vi của doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhà đầu tư... lại bị chi phối bởi các chương trình, chính sách của kinh tế học vĩ mô (chẳng hạn như những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách về thuế, tài nguyên, môi trường). Do vậy, chúng ta cần nắm vững kiến thức của cả hai ngành học này trong mối liên hệ tương tác lẫn nhau để có thể nghiên cứu một cách thấu đáo các hiện tượng kinh tế.
1.1.2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng là một nhánh của kinh tế học, quan tâm tới việc mô tả và giải thích các hiện tượng kinh tế. Kinh tế học thực chứng tập trung nghiên cứu các sự kiện và các quan hệ nhân - quả để phát triển và thử nghiệm các lý luận kinh tế.
Các nhà kinh tế theo trường phái này luôn luôn giải thích một vấn đề nảy sinh trong nền kinh tế một cách khách quan và khoa học, họ dựa vào những số liệu thu thập cụ thể, khách quan để từ đó đưa ra những lý giải về sự thay đổi và vận động của nền kinh tế. Đó là những kết luận có thực, có thể xác nhận hay bác bỏ thông qua kinh nghiệm thực tế. Kinh tế học thực chứng có nhiệm vụ khám phá những mối liên hệ giữa các biến số kinh tế, xác định số lượng và đo lường các mối liên hệ ấy để tiên đoán việc gì sẽ xảy ra cho một biến số nếu một biến số khác thay đổi.
Trong khi đó, kinh tế học chuẩn tắc lại chuyên phán xét xem nền kinh tế phải vận hành như thế nào hoặc phải có chính sách kinh tế gì để đạt được một mục tiêu nào đó.
Trái ngược với kinh tế học thực chứng, các nhà nghiên cứu theo trường phái kinh tế học chuẩn tắc thường chỉ dựa vào những vấn đề kinh tế theo sự chủ quan và những nhận định được đưa ra chỉ mang một ý nghĩa như một lời chỉ dẫn hoặc khuyến khích.
Để hiểu rõ hơn hai trường phái kinh tế này chúng ta tìm hiểu thông qua hai nhận định sau:
Nhận định thứ nhất: Luật tiền lương tối thiểu gây ra thất nghiệp.
Nhận định thứ hai: Chính phủ cần tăng lương.
Xét 2 nhận định trên ta thấy rằng, ở nhận định thứ nhất thể hiện được bản chất của vấn đề và nêu rõ quan điểm của tác giả, chính vì thế đây là nhận định của những nhà khoa học theo trường phái thực chứng. Còn nhận định thứ hai chỉ mang tính chất dự đoán và đưa ra yêu cầu, cũng như tư vấn về chính sách; vì vậy đây là nhận định của những người theo trường phái chuẩn tắc.
Nhìn chung, các nhà kinh tế trên thế giới khi sử dụng phương pháp thực chứng thì thường tạo ra được nhiều quan điểm chung, nhưng khi sử dụng phương pháp chuẩn tắc thì thường bất hòa với nhau và có rất nhiều quan điểm không thống nhất với nhau.
1.2. KINH TẾ HỌC - YẾU TỐ CẤU THÀNH KINH TẾ HỌC MÔI TRƯỜNG
1.2.1. Quy luật cung - cầu
Quy luật cung - cầu được đưa ra nhằm phân tích những biến động của nền kinh tế bằng việc sử dụng mô hình tổng cung và tổng cầu. Với mô hình, trên trục tung biểu hiện sự biến động về mức giá chung trong nền kinh tế còn trên trục hoành biểu hiện sự bíên động về tổng sản lượng hàng hóa - dịch vụ cung và cầu của toàn xã hội.
Nhìn chung, cả kinh tế học vi mô cũng như trong kinh tế học vĩ mô đều phân tích những biến động xoay quanh hai yếu tố này; tuy nhiên, chúng được thể hiện ở hai cấp độ khác nhau.
Kinh tế học vi mô chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề cung cầu trong phạm vi một ngành nghề hay một doanh nghiệp.
Kinh tế học vĩ mô sẽ nghiên cứu toàn bộ cung - cầu hàng hóa - dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế của cả quốc gia, khu vực và thậm chí là của quốc tế.
Quy luật cung - cầu cho chúng ta thấy rằng khi hàng hoá - dịch vụ cung cấp cho thị trường mà lượng cầu lớn hơn lượng cung thì giá cả hàng hóa - dịch vụ sẽ có khuynh hướng tăng. Khi đó người tiêu dùng sẽ phải chi trả cao hơn cho việc sử dụng một sản phẩm hàng hóa - dịch vụ đó so với ban đầu. Ngược lại, giá cả sẽ có xu hướng giảm nếu lượng cung vượt quá lượng cầu.
Các nhà kinh tế học đã tìm ra được nguyên nhân của sự biến động này là do áp lực giữa cung, cầu và giá cả; cũng như lý giải được cơ chế tự điều chỉnh về giá cả và sản lượng đã giúp thị trường đạt đến điểm cân bằng (tại đó không còn áp lực gây ra sự thay đổi về giá cả và sản lượng). Điểm cân bằng của thị trường chính là điểm mà các nhà cung ứng nhận biết được nhu cầu thực tế của xã hội và họ có thể cung ứng đúng số lượng với một mức giá đủ thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sự biến động qua lại giữa cung và cầu chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn bởi vì bản thân nền kinh tế có cơ chế điều chỉnh về giá và sản lượng trở về vị trí cân bằng, tại đó sẽ không còn gây ra áp lực thay đổi về giá và lượng. Giá cả thị trường thường được xác định thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu, khi giá càng tăng cao thì lượng hàng hóa - dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua (lượng cầu) sẽ giảm, nhưng vì lợi nhuận kinh tế nên các nhà sản xuất sẽ sản xuất ra nhiều hàng hóa - dịch vụ hơn và đến một thời điểm lượng cung vượt lượng cầu thì sẽ làm cho giá cả có xu hướng giảm dần. Lúc này lượng cầu lại bắt đầu tăng dần và đến một điểm cân bằng giữa lượng cung bằng với lượng cầu. Ngược lại, nếu giá cả thị trường giảm làm lượng cầu sẽ lớn hơn lượng cung dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa - dịch vụ, tình trạng này lại kéo theo sự tăng giá trở lại và giá cả thị trường sẽ trở lại bình ổn ở mức mà tại đó lượng cung bằng với lượng cầu.
Có 2 nhân tố để đạt đến điểm cân bằng của thị trường:
Giá cân bằng là mức giá tại đó lượng cầu đúng bằng lượng cung.
Lượng cân bằng là lượng hàng hóa - dịch vụ mà người ta sẵn sàng mua và/hoặc người bán sẵn sàng bán tại điểm giá cân bằng.
Thị trường không thể luôn luôn tìm được điểm cân bằng. Chính vì vậy, luôn luôn tồn tại một độ chênh nhất định (surplus) do:
Tình trạng thiếu hụt là tình trạng lượng cầu vượt quá lượng hay khả năng cung. Thiếu hụt chỉ xảy ra ở mức giá thấp hơn mức giá cân bằng.
Tình trạng dư thừa là tình trạng lượng cung vượt quá lượng cầu trên thị trường. Dư thừa chỉ xảy ra tại mức giá cao hơn mức giá cân bằng.
Ý nghĩa tự điều tiết:
Từ cơ chế tự điều tiết của thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu để người mua và người bán tự điều chỉnh hành vi. Doanh nghiệp nhận biết thời điểm nào cần mở rộng sản xuất và kinh doanh mang lại lợi ích cao nhất, còn đối với người tiêu dùng sẽ có rất nhiều cơ hội để lựa chọn trong việc thỏa mãn những mong muốn của họ khi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau thông qua chất lượng hàng hóa - dịch vụ và giá cả hàng hóa - dịch vụ.
Thông qua quá trình vận động như vậy, những nguồn lực của xã hội sẽ được phân bổ một cách tối ưu, đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy, cơ chế thị trường sẽ giải đáp được mâu thuẫn cơ bản nhất của kinh tế học đó là mâu thuẫn giữa nguồn lực có hạn với nhu cầu vô hạn, vì thế chúng ta cần phải có biện pháp phân bổ những nguồn lực một cách thật hiệu quả nhằm đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu của xã hội.
1.2.2. Tổng cầu, tổng cung và cân bằng cung - cầu
1.2.2.1. Tổng cầu
Đường tổng cầu cho chúng ta biết lượng hàng hóa - dịch vụ đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội với một mức giá cho trước. Trong mối quan hệ giữa cung - cầu cho thấy đường tổng cầu dốc xuống, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì sự sụt giảm (tăng) mức giá chung của nền kinh tế có xu hướng làm cho lượng cầu về hàng hóa - dịch vụ chuyển dịch theo chiều hướng tăng (giảm).
Giá
Lượng cầu
Hình 1.1. Minh họa đường cầu
Đường cầu này dốc xuống phía phải thể hiện quan hệ nghịch giữa lượng cầu với giá cả. Một trong những nguyên nhân làm cho đường tổng cầu dốc xuống là do:
Hiệu ứng về chi tiêu: khi giá cả tiêu dùng của một sản phẩm nào đó giảm xuống người tiêu dùng có thể bỏ ra với một lượng tiền như trước nhưng có thể mua được nhiều hàng hóa - dịch vụ hơn. Điều này làm kích thích họ chi tiêu nhiều hơn, kéo theo lượng cầu sẽ tăng và ngược lại khi giá cả trở nên đắt đỏ, người tiêu