Chúng ta thường nghe nói “Vở kịch mới sẽ ra mắt công chúng vào dịp Tết “ hay “Giám
đốc công ty X sẽ diễn thuyết trước công chúng “. Vậy công chúng ở đây sẽ bao gồm những
ai? Câu trả lời của bạn có thể là bao gồm tất cả mọi người trong xã hội hay là một nhóm
người có một điểm gì đó chung chẳng hạn như sở thích hoặc cùng tham gia một hoạt động
nào đó. Nói một cách cụ thể “Công chúng là tất cả mọi người xung quanh bạn, ít nhiều có
những mối liên hệ nào đó với bạn. Họ tiếp nhận những thông tin về bạn và từ đó có sự nhìn
nhận của riêng họ về bạn.
80 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4289 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quan hệ công chúng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
- 2 -
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PR
MỤC TIÊU CHƯƠNG
- Giới thiệu những khái niệm liên quan đến thuật ngữ Quan hệ công chúng (PR).
- Định nghĩa quan hệ công chúng và những điểm chung của các định nghĩa
- Giới thiệu nguồn gốc hình thành và phát triển của PR trên thế giới
- Giới thiệu sự hình thành, phát triển và một số nét cơ bản về PR tại Việt Nam
- Vị trí, vai trò, nhiệm vụ và những lợi ích của quan hệ công chúng
- Xác định những hoạt động chủ yếu của quan hệ công chúng
- Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa PR với Marketing, với quảng cáo và với truyền
thông
I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CHÚNG
1. Khái niệm về công chúng
Chúng ta thường nghe nói “Vở kịch mới sẽ ra mắt công chúng vào dịp Tết “ hay “Giám
đốc công ty X sẽ diễn thuyết trước công chúng “. Vậy công chúng ở đây sẽ bao gồm những
ai? Câu trả lời của bạn có thể là bao gồm tất cả mọi người trong xã hội hay là một nhóm
người có một điểm gì đó chung chẳng hạn như sở thích hoặc cùng tham gia một hoạt động
nào đó. Nói một cách cụ thể “Công chúng là tất cả mọi người xung quanh bạn, ít nhiều có
những mối liên hệ nào đó với bạn. Họ tiếp nhận những thông tin về bạn và từ đó có sự nhìn
nhận của riêng họ về bạn.
Mục tiêu của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để
thông qua đó tìm kiếm và tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Khách hàng được coi như một loại
công chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vậy công chúng là
khách hàng? Công chúng không phải chỉ là những khách hàng, họ bao gồm những thành phần
bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Có khoảng 10 đối tượng công chúng mà doanh nghiệp phải
hướng đến như:
Các cơ quan truyền thông: Báo chí, đài phát thanh, truyền hình....
Cơ quan quản lý Nhà nước (công quyền): Các tổ chức Nhà nước có ảnh hưởng chi phối
đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật
Các tổ chức đoàn thể và cộng đồng dân cư: Công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,
những người đang sinh sống trên địa bàn, nơi doanh nghiệp hoạt động. Hó có thể có những
mối quan tâm chung với doanh nghiệp về môi trường, về cơ sở hạ tầng, an ninh công cộng
hay những vấn đề xã hội khác...
Giới hoạt động xã hội: Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ môi trường...
Giới đầu tư và các tổ chức tài chính: Các cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần, các
bên liên doanh liên kết, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các ngân hàng và tổ chức tín dụng
- 3 -
Nhân viên công ty
Khách hàng: Những người đã, đang và sẽ mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Nhà cung cấp
Các nhà đại lý, trung gian
Đối thủ cạnh tranh
Công chúng cũng có thể là một cá nhân (như khách hàng) hoặc cũng có thể là một tổ
chức (cơ qua chính phủ hoặc hiệp hội)
Như vậy: Công chúng của doanh nghiệp là tất cả những tổ chức và cá nhân có liên
quan đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó.
2. Phân loại công chúng
a. Công chúng nội bộ
Bao gồm những đối tượng bên trong doanh nghiệp như công nhân, nhân viên kinh
doanh, các nhà quản lý…các đối tượng này trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cùng thụ hưởng, gánh vác và chia sẻ mọi kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây được xem là nguồn nhân lực, là tài sản quý
giá tạo nên sức mạnh nội lực của doanh nghiệp đó.
b. Công chúng bên ngoài
Bao gồm các đối tượng nằm bên ngoài doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, dối
thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, chính phủ….Tuy nhiên, khác với quan điểm của công chúng nội
bộ là đa phần đều ủng hộ doanh nghiệp thì công chúng bên ngoài lại bao gồm cả công chúng
ủng hộ doanh nghiệp và công chúng chống đối doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với công chúng bên ngoài thường thể hiện ở các hoạt
động họp báo, triển lãm, thăm dò ý kiến khách hàng, các hoạt động tài trợ…
3. Cân bằng mối quan tâm giữa các loại công chúng
Các doanh nghiệp thường quan tâm nhiều hơn đến nhóm công chúng bên ngoài. Đây là
một vấn đề dễ hiểu vì đa phần công chúng bên ngoài là khách hàng hoặc khách hàng tiềm
năng của doanh nghiệp, những đối tượng trực tiếp tạo ra lợi nhuận và có ảnh hưởng to lớn đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhóm công chúng nội bộ cũng đóng vai
trò quan trọng không kém vì họ là những đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất ra sản
phẩm và quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, doanh
nghiệp cũng cần phải tranh thủ mối thiện cảm của những đối tượng này để tạo “hậu phương”
vững chắc cho mình.
Nói tóm lại, cả 2 nhóm công chúng trên cần phải được quan tâm như nhau. Có như vậy
thì doanh nghiệp mới phát huy được sức mạnh tổng hợp cho tiến trình phát triển của mình nếu
như không muốn sự phát triển của mình bị hạn chế.
4. Phân đoạn công chúng và xác định công chúng mục tiêu
a. Phân đoạn công chúng
Doanh nghiệp không thể xem công chúng như một khối đồng nhất và đối xử với như
một đám đông. Ngược lại, doanh nghiệp cần phải phân chia chúng tành từng nhóm dựa trên
một số tiêu chí nhất định nào đó mà những người làm Marketing vẫn gọi là phân đoạn (phân
khúc) thị trường để có những chiến lược tác động hiệu quả hơn.
- 4 -
Doanh
nghiệp
Công
chúng
Hiểu, quan tâm và ủng hộ
Kênh thông tin
Thông điệp
Mỗi một nhóm được hình thành sẽ trở thành mục tiêu của những hoạt động khác nhau
với những khoản ngân sách đầu tư khác nhau và được chú ý với những cách khác nhau trong
từng hoạt động của doanh nghiệp.
b. Xác định công chúng mục tiêu
Sau khi phân nhóm công chúng, doanh nghiệp sẽ tiến đến lựa chọn những nhóm công
chúng nào phù hợp nhất với mục tiêu, khả năng và điều kiện của mình để thông qua đó phân
bổ nguồn lực, lựa chọn phương pháp và phương tiện truyền thông thích hợp tác động đến
những nhóm công chúng đó để có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất.
Những nhóm công chúng như vậy được gọi là công chúng mục tiêu của doanh nghiệp.
Khi xác định được công chúng mục tiêu, doanh nghiệp cần phải tác động đến nhận thức
của họ để họ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ đem lại cho
họ là gì.
c. Nhận thức của công chúng
Hiểu một cách đơn giản thì nhận thức của công chúng là những suy nghĩ hay quan điểm
của công chúng về một doanh nghiệp, một loại sản phẩm hoặc một nhãn hiệu nào đó.
Công chúng có thể có sự nhìn nhận tốt hoặc xấu về doanh nghiệp hoặc những sản phẩm
của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhận thức của công chúng không phải lúc nào cũng đúng. Ví
dụ: Rất nhiều người cho rằng ăn kém là sâu răng. Tuy nhiên trên thực tế lại không phải như
vậy. Ở những nước phát triển như Úc, trung bình mỗi người tiêu thụ 16 lít kem mối năm
nhưng tỉ lệ sâu răng chỉ có 8% nhưng tại Việt Nam, trung bình mỗi năm mỗi người tiêu thụ
dưới 1 lít kem nhưng tỉ sâu răng lại lên đến 45%. Như vậy, kem không phải là nguyên nhân
chính gây ra sâu răng mà đó chính là chế độ chăm sóc răng miệng của mỗi nước.
Nhận thức của công chúng về một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm nào đó phụ thuộc
rất nhiều vào thông tin mà họ nhận được. Để tác động đến nhận thức của công chúng, doanh
nghiệp phải cung cấp cho họ những thông tin về doanh nghiệp (mục đích và tôn chỉ hoạt
động, các sản phẩm…). Dựa trên những thông tin nhận được, công chúng sẽ hiểu doanh
nghiệp từ đó họ sẽ quyết định có chấp nhận và ủng hộ doanh nghiệp hay không.
Tuy nhiên, nếu chỉ cung cấp thông tin thôi thì cũng chưa đủ. Chắc chắn doanh nghiệp
mong muốn rằng sau khi chuyển tải thông tin tới công chúng thì họ có quan tâm và ủng hộ
doanh nghiệp không. Làm sao để doanh nghiệp biết được điều này nếu như doanh nghiệp
không quan tâm và không có những cách thức để nhận biết sự phản hồi của công chúng. Do
vậy, cung cấp thông tin thôi chưa đủ mà doanh nghiệp cần phải biết công chúng có phản ứng
như thế nào.
- 5 -
Trong mô hình trên, doanh nghiệp truyền tải thông điệp đến công chúng qua nhiều
kênh thông tin khác nhau (báo chí, sự kiện, giao tiếp cá nhân, tài liệu…). Công chúng tiếp
nhận thông tin từ doanh nghiệp qua các kênh thông tin để định hình nên nhận thức của họ đối
với doanh nghiệp hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quá trình truyền tin, doanh nghiệp
có thể gặp phải một số cản trở hoặc thuận lợi từ môi trường xã hội nhưng doanh nghiệp vẫn
phải đạt kết quả cuối cùng là làm cho công chúng hiểu, quan tâm và ủng hộ mình. Tuy nhiên,
để công chúng hiểu, quan tâm và ủng hộ doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng bởi vì một
số trở ngại như:
- Nhận thức, suy nghĩ không đúng đã hình thành từ lâu
- Các vấn đề “thời sự” lấn át
- Chính sách của chính quyền
II ĐỊNH NGHĨA PR
Quan hệ công chúng là một khái niệm được nhắc đến khá thường xuyên trên các
phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây. Khái niệm này còn có các tên gọi
khác như “quan hệ cộng đồng”, “quan hệ đối ngoại”, “giao tế công cộng”, “giao tế nhân sự”
hay đơn giản là “PR” (là cách gọi ngắn gọn từ nguyên gốc tiếng Anh – Public Relations). Tuy
đây là một khái niệm khá quen thuộc nhưng quan hệ công chúng được hiểu và sử dụng rất
khác nhau.
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PR như:
- PR là hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau
giữa một tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm công chúng (Từ điển bách
khoa toàn thư thế giới)
- PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch cả bên trong và bên
ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu
cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau ( Học giả Frank Jefkins)
- PR là những nỗ lực được hoạch định và thực hiện bền bỉ nhằm mục tiêu hình thành và
duy trì mối quan hệ thiện cảm và thông hiểu lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng
của nó (Viện quan hệ công chúng Anh – IPR)
- PR là một nghệ thuật và khoa học xã hội phân tích những xu hướng, dự đoán những
kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của các tổ chức và thưc hiện các chương trình
hành động đã được lập kế hoạch nhằm phục vụ lợi ích cho cả tổ chức lẫn công chúng
(Tuyên bố Mexico, 1978)
Các định nghĩa trên tuy được trình bày theo nhiều cách khác nhau những đều có cùng
chung một số điểm:
PR là một chương trình hành động được hoạch định đầy đủ, duy trì liên tục và dài
hạn với mục tiêu nhằm xây dựng và phát triển bền vững mối quan hệ giữa một tổ chức và
công chúng mục tiêu của tổ chức đó
- 6 -
Chương trình hành động PR dựa trên hệ thống truyền thông và hệ thống này không
chỉ chú trọng vào tuyên truyền, quảng bá đến công chúng bên ngoài mà cả công chúng nội bộ
của tổ chức
Tất cả những nỗ lực đó nhằm thiết lập và duy trì mối thiện cảm và sự thông hiểu lẫn
nhau giữa tổ chức và công chúng
Các chiến dịch PR không chỉ mang lại lợi ích cho tổ chức mà còn đem lại lợi ích cho
xã hội
Mối quan hệ giữa công chúng với một doanh nghiệp là mối quan hệ qua lại giữa doanh
nghiệp đó và công chúng của nó. Quan hệ công chúng được định nghĩa là chức năng quản lý
giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ cùng có lợi giữa một doanh nghiệp với công chúng
của nó.
Người ta thường hay nhầm lẫn giữa quan hệ công chúng (public relations) và mối quan
hệ với công chúng (public relationships). Mối quan hệ tốt đẹp với công chúng là kết quả mà
doanh nghiệp mong muốn nhận được khi thực hiện chức năng quan hệ công chúng
Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và cùng có lợi với công chúng, trước tiên doanh
nghiệp phải thực sự quan tâm tới lợi ích của công chúng thông qua những việc làm cụ thể.
Đồng thời doanh nghiệp cũng phải làm cho công chúng hiểu được điều đó để họ quan tâm và
ủng hộ doanh nghiệp. Vì thế hoạt động quan hệ công chúng có thể được định nghĩa một cách
đơn giản là hãy làm việc tốt và nói cho công chúng biết điều doanh nghiệp đã làm.
III QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PR
1. Nguồn gốc hình thành của hoạt động PR
Nhiều sử gia thì cho rằng vào năm 1807 Thomas Jefferson là người đầu tiên kết hợp chữ
“Public” và chữ “Relations” thành cụm từ “Public relations”. Những người khác thì cho rằng
cụm từ này được luật sư Dorman Eaton sử dụng vào năm 1882. Bất chấp những ý kiến trái
ngược như thế nào, cụm từ “Public Relations” được sử dụng với ý nghĩa hiện nay bắt đầu từ
năm 1897, khi nó xuất hiện trong quyển “Niên giám bài văn hay của ngành đường sắt” thuộc
Hiệp hội ngành đường sắt Mỹ. Thành công thực sự của từ này có thể nói là thuộc về Ông
Edward L.Berneys, mà ông Irwin Ross gọi là “Cha đẻ của ngành PR”….
Bernays chính là người đầu tiên gọi mình là “Chuyên viên tư vấn PR” vào 1921. Hai
năm sau, ông viết quyển sách đầu tiên về đề tài “Kết tinh quan niệm công chúng”, và dạy
khoá đầu tiên về PR tại đại học New York. Như vậy, đầu thế kỷ thứ 20, PR đã trở thành cụm
từ chính thức, và được xem là một nghề một chương trình đào tạo mang tính học thuật.
Cũng như cậu của mình là Ông Sigmund Freud, Bernays đã cống hiến cả cuộc đới mình
trong việc nghiên cứu suy nghĩ của con người. Chuyên môn của ông là tâm lý cộng đồng-hay
làm thế nào để chuyển tải các quan niệm của quảng đại quần chúng tạo ra một ảnh hưởng hiệu
quả và có tính xúc cảm cao.
Trong lúc ngành xã hội học còn đang trong thời kỳ sơ khởi, và Walter Lippmann chỉ
mới bắt đầu xác định những vấn đề mà Bernays gọi là “Tư tưởng bộ lạc Mỹ” thì Bernays tiến
hành nghiên cứu tâm lý học. Hoạt động này được triển khai và kiểm chứng thông qua những
lới khuyên mà ông đưa ra cho tập đoàn Procter & Gamble (P&G) giải quyết các vấn đề khủng
hoảng xảy ra trong vài thập kỷ trước đây. Khi đó, P&G phải đối đầu với việc những người da
- 7 -
đen “tẩy chay” hàng hoá của P&G… Sau khi nghiên cứu, Bernays khuyên P&G loại bỏ
những yếu tố phân biệt chủng tộc trong chiến dịch quảng cáo của mình, và thuê những người
da đen làm công việc văn phòng và mời những người da đen đến dự lễ khánh thành nhà máy.
Ngay lập tức khủng hoảng được giải quyết và hình ảnh P&G được cải thiện.Theo các chuyên
gia, cách xử lý của Bernays khá khéo léo và tinh vi. Vi dụ, Ông giúp công ty bao bì Beech-
But bán thịt xông khói, nhưng không phải bằng cách đơn thuần quảng bá giới thiệu thịt xông
khói. Thay vào đó, ông triển khai các chương trình “đánh” vào mối quan tâm chung của người
Mỹ lúc đó là – Dinh dưỡng bữa ăn sáng quan trọng như thế nào. Vào năm 1918, Bernays đã
thay đổi một tiến trình lịch sử bằng việc khuyến Tomas Masaryk, người sáng lập ra nước
Czechoslovakia, trì hoãn việc công bố ngày quốc gia độc lập một ngày nhằm đạt được nhiều
“bài báo” hơn.
Bernays mất vào năm 1995, thọ 103 tuổi, tin tưởng chắc chắn rằng PR còn hiệu quả hơn
cả những gì một toà soạn báo thực hiện. Tuy nhiên, ông không ngừng xây dựng kế hoạch cho
các sự kiện quan trọng hoặc dùng các nhân vật quan trọng để PR cho chính sự kiện. Vào năm
1924, ông giúp tổng thống Coolidge giải quyết vấn đề “hình ảnh xa rời nhân dân” bằng buồi
ăn sáng của nhà trắng, hôm đó, Al jolson và một số diễn viên điện ảnh đã được mời. Hay như
vào năm 1929, ông công bố kỷ niệm lần thứ 50 của bóng đèn diện bằng cách mời Thomas
Edison thực hiện lại phát minh của mình trước sự chứng kiến của tổng thống Hoover….
Mặt khác, Bernays cũng đã từ chối hỗ trợ PR cho Adolf Hitler vào năm 1933, trước khi Hitler
nắm quyền lực. Tuy nhiên, Một thư tín viên của tờ Hearst bảo với Bernays rằng trong buổi
phỏng vấn với Joseph Goebbels, ông này vài năm sau trở thành Bộ trưởng tuyên truyền của
Hitler – Ông đọc quyển sách của Bernays xuất bản năm 1923, Propaganda, trên bàn của Nazi.
Với tất của những ảnh hưởng của mình trong ngành PR, Bernays không phải là người
sáng lập ra ngành PR. Thực vậy, nhiều tác giả cho rằng Bernays đã học PR trong khi phục vụ
George Creel’s Committee về thông tin công cộng, nhằm mục đích là gia tăng sự ủng hộ của
công chúng đối với nước Mỹ trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 1.
Ngành PR chắc chắn không chỉ do một người sáng lập mà do nhiều chuyên gia PR thực
hành ở Mỹ hình thành như Ivy Lee được xem là chuyên gia PR thực hành theo phong cách
hiện đại. Hầu hết các nỗ lực ban đầu của Lee đều là viêc công bố rộng rãi “Publicity”, nhưng
sau đó ông và những người cùng thời đã được gọi là trợ lý “Quan hệ báo chí” khi có khủng
hoảng xảy ra. Nhiều hoạch định chiến lược và tư vấn đã phát triển trong thời kỳ Bernays.
Không nghi ngờ rằng, Ngành PR ở Mỹ phát triển nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Nhà sử học Alan R. Raucher xem đây là do điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của quốc gia,
cũng như sức mạnh của ngành truyền thông nước đó đáp lại các viên nghiên cứu cộng đồng
có thể làm tổn thương đến các ý kiến công đồng. PR thực hành cũng đã trở thành một dịch vụ
xuất khẩu quan trọng, vì các quốc gia khác nhau đã phát triển các hình mẫu PR thực hành
khác nhau.
PR về khái niệm không xác định được một người trung tâm, đầu tiên đưa ra, quốc gia
cũng như ngày thành lập bởi vì nó tập trung vào những nỗ lực ảnh hưởng – không chi là
những quan điểm mà còn những động thái cụ thể. Chính yếu tố này đã tạo nên những chuyên
gia vĩ đại của ngành PR.
- 8 -
Các nhà sử học nhìn nhận PR như là một nhân tố ảnh hưởng tích cực; xem như là một
cầu nối nhằm tranh thủ sự ủng hộ của công chúng về các ý tưởng, các viện nghiên cứu và con
người. Mặt khác, tuy nhiên, điều này bắt buộc phải hy sinh các tự do cá nhân bởi nó theo ý
chí của số đông. Dĩ nhiên, sự thoả hiệp tương tự là trung tâm để đạt đến bản chất của sự dân
chủ nhưng điều này không cho thấy được vấn đề các quan điểm cộng đồng có thể bị hiểu lầm.
Để hiểu rõ ngành PR, cần thiết phải xem xét những thực tế toàn cầu. Nhiều người Mỹ
nghĩ rằng, PR đã phát triển từ Mỹ, và thực tế là người Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho lý thuyết
và thực hành PR.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia và khu vực khác cũng có truyền thống lịch sử lâu dài trong
hoạt động thực hành PR: chỉ là khác nhau về hỉnh thức và kỹ thuật. Van Ruler và Vercic cho
rằng PR Cộng đồng Châu Âu đã tồn tại hơn một thế kỹ, điều này thể hiện qua công ty Krups
thành lập bộ phận quan hệ báo chí vào 1870; Giai đoạn sơ khai của PR thực hành tại nước
Anh là vào những năm 1920, và văn phòng đầu tiên được thành lập ở Hà Lan vào đầu thế kỷ
20. Hà Lan là đất nước có hiệp hội nghề PR chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới, được thành
lập vào năm 1946.
Một số chuyên gia Ả Rập cho rằng Mohammed là chuyên gia PR đầu tiên trong nền văn
minh của họ, mặc dù trong thế giới Ả Rập, PR và quảng cáo đựơc sử dụng sau những năm
1930.
Có ý kiến lại cho rằng ngành PR đã được bắt đầu tại Trung Quốc cách đây hàng nghìn
năm. Anantachart cho rằng, tại Thái Lan, PR đã phát triển từ năm 1283, khi đức vua phát triển
những ký tự đầu tiên của Thái. Ông thiết lập hệ thống giao tiếp hai chiều với thần dân của
mình bằng cách thiết lập lập một cái chuông to phía ngoài lâu đài của mình. Thần dân có thể
đánh chuông, và Đức vua sẽ phán xét, giúp giải quyết vấn đề của dân chúng.
Rõ ràng nhiều kỹ thuật và cách thức từ các nước trên thế giới đã triển khai trong suốt
tiến trình lịch sử có thể rất xa lạ với các chuyên gia PR thực hành hiện nay, nhưng trong nhiều
phương cách mục tiêu và mục đích của PR vẫn không thay đổi.
2. Qúa trình phát triển của hoạt động PR
a. Trên thế giới
Lịch sử ngành
- Ivy Ledbetter Lee và cuộc khủng hoảng ở Colorado năm 1914
Ivy Ledbetter Lee (10/07/1877 – 09/11/1934) sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Tốt nghiệp Đại
học Princeton. Từng cộng tác với các báo New York American, New York Time và New
York World
Năm 1903, bắt đầu đến với nghề PR bằng chức danh giám đốc quảng cáo cho Hiệp hội
Citizen. Sau đó chuyển sang hoạt động cho Uỷ ban Quốc gia Dân chủ - cơ quan đầu não của
đảng Dân chủ. Cùng với đồng nghiệp của mình là George Parker thành lập công ty chuyên về
quan hệ công chúng với tên gọi George & Lee, xây dựng được niềm tin mạnh mẽ với khách
hàng và từ đó ông ngày càng p