Giáo trình quản trị dự án đầu tư

Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội Đặc điểm:  Vốn – bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay,…  Lĩnh vực nghiên cứu là sản xuất kinh doanh.  Thời gian – từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm.  Lợi ích – lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận, ảnh hưởng đến chủ đầu tư) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến xã hội). 1.2. CÁC LOẠI ĐẦU TƯ  Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể.  Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể.  Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam.  Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư.  Đầu tư ra nước ngoài là đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước này tại nước khác.  Đầu tư mới là đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới.  Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, mở rộng các đối tượng hiện có.  Đầu tư phát triển là đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm giá trị tài sản, tạo ra năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, vì mục tiêu phát triển, có tác dụng quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng.

doc94 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình quản trị dự án đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình Quản Trị Dự Án Đầu Tư Bằng - Thực trạng và giải pháp BÀI 1 THUẬT NGỮ VÀ KHÁI NIỆM ĐẦU TƯ KHÁI NIỆM Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội Đặc điểm: Vốn – bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… có thể là vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay,… Lĩnh vực nghiên cứu là sản xuất kinh doanh. Thời gian – từ 2 năm trở lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Lợi ích – lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận, ảnh hưởng đến chủ đầu tư) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến xã hội). CÁC LOẠI ĐẦU TƯ Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể. Đầu tư trong nước là việc bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn để tiến hành các hoạt động đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài là đầu tư của các tổ chức hoặc cá nhân của nước này tại nước khác. Đầu tư mới là đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, mở rộng các đối tượng hiện có. Đầu tư phát triển là đầu tư trực tiếp nhằm tăng thêm giá trị tài sản, tạo ra năng lực mới hoặc cải tạo, mở rộng, vì mục tiêu phát triển, có tác dụng quan trọng trong việc tái sản xuất mở rộng. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ Đối với đầu tư trong nước Doanh nghiệp Nhà nước Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần Công ty liên doanh Hợp tác xã Doanh nghiệp tư nhân Đối với đầu tư nước ngoài Hợp đồng hợp tác kinh doanh Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Ngoài ra, đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước, ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị, tiêu thụ sản phẩm Xem xét các khả năng huy động các nguồn vốn và lựa chọn hình thức đầu tư Lựa chọn địa điểm Lập dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư Giai đoạn này kết thúc khi nhận được văn bản Quyết định đầu tư nếu đây là đầu tư của Nhà nước hoặc văn bản Giấy phép đầu tư nếu đây là đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Giai đoạn thực hiện đầu tư Xin cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm cả mặt nước, mặt biển, thềm lục địa. Chuẩn bị mặt bằng xây dựng Chọn thầu tư vấn khảo sát thiết kế Thẩm định thiết kế Đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp Xin giấy phép xây dựng, giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có) Ký các hợp đồng thực hiện dự án Thi công công trình Lắp đặt thiết bị Tổng nghiệm thu công trình Giai đoạn kết thúc xây dựng Bàn giao công trình Kết thúc xây dựng Bảo hành công trình Vận hành dự án, đưa công trình vào sản xuất kinh doanh. DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHÁI NIỆM Dự án đầu tư (DAĐT) là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về khối lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Những đề xuất của DAĐT nhằm giải quyết Lựa chọn sản phẩm, dịch vụ. Phân tích thị trường Lựa chọn công suất của dự án. Xác định chương trình sản xuất kinh doanh. Lựa chọn công nghệ, thiết bị. Lựa chọn khu vực địa điểm và địa điểm cụ thể. Lựa chọn hình thức đầu tư, tổ chức quản trị thực hiện dự án. Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư, an toàn đầu tư,... Để có được những đề xuất đúng đắn, xem xét các yếu tố Đầu vào – tiền vốn, đất đai, nguyên vật liệu, công nghệ, thiết bị, lao động. Đầu ra – các sản phẩm cụ thể, các sản phẩm trừu tượng, các dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Hoạch định – các phương án khả năng (các khả năng lựa chọn), phân tích tính toán, so sánh các phương án và lựa chọn được phương án tốt nhất, thích hợp nhất để đề xuất, kiến nghị Nhà nước cho phép thực hiện. Luật pháp. Thời hạn đầu tư – do chủ đầu tư kiến nghị và được xét duyệt, ghi rõ trong Quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư. Hình thức – DAĐT là một tập hồ sơ, tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống một kế hoạch, một chương trình hành động trong tương lai phù hợp với các yêu cầu nói trên. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B và C Theo trình tự (hoặc theo bước) lập và trình duyệt, các dự án đầu tư được phân ra hai loại: Nghiên cứu tiền khả thi: Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi: Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là Báo cáo nghiên cứu khả thi. TÍNH KHẢ THI CỦA 1 DỰ ÁN Hợp pháp Phù hợp với luật pháp bao gồm cả các văn bản, các quy định dưới luật. Có đủ các căn cứ pháp lý: tư cách pháp nhân của các đối tác, giấy phép hành nghề, khả năng tài chính, sở trường kinh doanh, các thông tin khác liên quan đến các đối tác; các hợp đồng liên quan; các văn bản xác nhận về quy hoạch, đất đai, định giá tài sản góp vốn, giá cả áp dụng,... Hợp lý Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của các ngành kinh tế, vùng kinh tế cũng như của các địa phương. Các giải pháp đầu tư đều được lựa chọn hợp lý về kỹ thuật cũng như về kinh tế. Các phương án lựa chọn phải phù hợp với các điều kiện cụ thể của dự án, phù hợp với đặc điểm, thể trạng của người Việt Nam, phù hợp với truyền thống, tập quán của cư dân. Nội dung, hình thức trình bày phải phù hợp với các quy định, hướng dẫn, chỉ dẫn của các cơ quan có trách nhiệm. Có thể thực hiện được: Mọi p/án, giải pháp được lựa chọn phải phù hợp với thực tế, có tính hiện thực, có khả năng thực hiện được trong điều kiện cụ thể của nước ta, của từng địa phương. Khả năng mang lại hiệu quả rõ rệt Các số liệu, dữ liệu phải có đủ căn cứ, nguồn cung cấp phải có đủ tư cách pháp nhân. Không được sử dụng các dữ liệu không rõ xuất xứ, hoặc xuất xứ không đảm bảo về mặt pháp lý Các phương pháp tính toán phải có đủ cơ sở khoa học. Mặc dù mới là khả năng mang lại hiệu quả, nhưng kết quả tính toán phải cho thấy hiệu quả là khả quan, là đủ lớn thì mới nên đầu tư. QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Quản trị dự án đầu tư bao gồm các hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý các quá trình: Lập dự án Thẩm định, xét duyệt dự án Thực hiện dự án Sản xuất kinh doanh theo dự án Đánh giá kết quả, hiệu quả thực tế của dự án qua từng thời kỳ và cả thời hạn đầu tư. Kết thúc dự án, thanh lý, phân chia tài sản CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi 1, 2, 3 trang 28 giáo trình BÀI 2 DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ VÀ THU HỒI SỰ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN THEO THỜI GIAN CÔNG THỨC CƠ BẢN Gọi: P hoặc PV – giá trị khoản tiền ở gốc 0 (còn gọi là giá trị hiện tại hoặc hiện giá) i – lãi suất tính toán (% năm) F hoặc Fn (n = 0, 1, 2,..., n) – giá trị tương đương của khoản tiền P trong tương lai tại năm n Ta có: F = P(1+i)n (2.1) P = F(1+i)-n (2.2) Nếu biết P, i, n thì theo (2.1) ta có thể tính được F, ký hiệu (F/P, i, n). Phụ lục 1 là bảng tính sẵn giá trị của (1+i)n Nếu biết F, i, n thì theo (2.2) ta có thể tính được P, ký hiệu (P/F, i, n). Phụ lục 2 là bảng tính sẵn giá trị của (1+i)-n Ta có (F(>(P(nên trong (2.2), ta phải nhân F với một hệ số ( 1 (= 1 khi n = 0, 0). Do đó (1+i)-n được gọi là hệ số chiết khấu, và i là lãi suất chiết khấu. Trong tính toán dự án, thường tính hiện giá hơn giá trị tương lai. PHẠM VI ỨNG DỤNG CÔNG THỨC CƠ BẢN Đối với các loại tiền Công thức cơ bản đúng với các loại tiền, không phân biệt tiền Việt Nam hay ngoại tệ. Đối với các loại vốn Công thức cơ bản đúng với các loại vốn, trừ vốn vay theo chế độ lãi tức đơn (không ghép lãi) Vậy theo chế độ lãi tức đơn là khi lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính theo lãi tức tích lũy. Tức là lãi tức của thời đoạn trước không nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn sau. Lãi tức đơn được tính theo công thức: I = P.S.T (2.3) Trong đó: I – lãi tức đơn (đồng) P – số vốn vay (đồng) S – lãi suất đơn (%) T – số thời đoạn trước khi thanh toán Ví dụ: Một công ty vay 100 triệu đồng, với lãi suất 2% tháng, thời hạn vay 5 tháng. Hỏi hàng tháng và cuối tháng thứ 5, công ty phải trả cho chủ nợ bao nhiêu tiền? Giải: Mỗi tháng công ty phải trả lãi bằng: I = 100 x 0,02 x 1 = 2 triệu đồng Tổng tiền lãi trong 5 tháng: 2 x 5 = 10 triệu đồng Cuối tháng thứ 5, công ty phải trả vốn gốc cộng lãi tháng thứ 5: 100 + 2 = 102 triệu đồng Tổng cộng số tiền phải trả trong cả 5 tháng: 100 + 10 = 110 triệu đồng Vậy theo chế độ lãi tức ghép (lãi tức kép hoặc lãi tức phức), tức là tiền lãi của thời đoạn trước được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn sau, thì dùng công thức cơ bản để tinh toán là hoàn toàn phù hợp. Đối với lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa Trong công thức cơ bản, i là lãi suất thực ứng với thời đoạn tính toán. Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi bằng thời đoạn ghép lãi. Trong dự án đầu tư, thời đoạn tính toán thường là năm. Do đó, nếu gặp lãi suất thực của thời đoạn ngắn (tháng, quý, 6 tháng), thì ta phải đổi ra lãi suất thực thời đoạn dài (năm) theo công thức (2.4) rồi mới áp dụng công thức cơ bản. i2 = (1 + i1)m - 1 (2.4) Trong đó: i1 - lãi suất thực của thời đoạn ngắn (tháng, quý, 6 tháng) i2 - lãi suất thực của thời đoạn dài (năm) m - số thời đoạn ngắn trong thời đoạn dài Ví dụ: Một thẻ tín dụng có mức 2% tháng, ghép lãi theo tháng. Tính lãi suất thực năm. Giải i1 = 2% tháng, m = 12 Vậy i2 = (1 + 0.02)12 – 1 = 0.2682 = 26.82% Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi khác với thời đoạn ghép lãi. Thông thường thời đoạn ghép lãi ngắn hơn thời đoạn phát biểu mức lãi. Ta cần đổi lãi suất danh nghĩa sang lãi suất thực năm theo công thức (2.5) i= (1 +  r  )m2 – 1 (2.5)    m1    i - lãi suất thực trong thời đoạn tính toán (năm) r - lãi suất danh nghĩa trong thời đoạn phát biểu m1 - số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn phát biểu m2 - số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn tính toán Ví dụ: nếu tính lãi suất 12% năm, ghép lãi theo quý, thì lãi suất thực năm bằng bao nhiêu? Giải: r = 0.12 m1 = 4 m2 = 4 Vậy i= ( 1+  0.12  )4 – 1 = 0.1255 = 12.55%    4    XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA DAĐT Xác định lãi suất bình quân theo cơ cấu các nguồn vốn Ví dụ: Một dự án có tổng vốn bằng 100 triệu USD, trong đó: Vốn riêng (VR) = 50 triệu, lãi suất hấp dẫn tối thiểu MARR = 10% năm. Vốn vay dài hạn (VVdh) = 20 triệu, idh = 8% năm Vốn vay trung hạn (VVth) = 20 triệu, ith = 8,5% năm Vốn vay ngắn hạn (VVnh) = 10 triệu, ingh = 2% tháng Tất cả các lãi suất nói trên đều là lãi suất thực. Tính theo công thức bình quân gia quyền (2.6) ibq =  VR * MARR + VVdh * idh + VVth * ith + VVngh * ingh  (%năm)    (V    ibq =  50*0.1 + 20*0.08 + 20*0.085 + 10*0.2682  = 1.10982    100    ibq = 10.982% năm (nếu làm tròn thì lấy ibq = 11% năm) Chú ý: Trong phép tình trên, lãi suất ingh = 2% tháng đã chuyển đổi thành 26,82% năm theo công thức (2.4) Cũng có thể tính bằng cách lập bảng (xem giáo trình) Xác định lãi suất chiết khấu có xét lạm phát i – lãi suất chiết khấu chưa xét lạm phát (% năm) R – tỷ lệ lạm phát (% năm) I – lãi suất chiết khấu có xét lạm phát (% năm) l = (1 + i)*(1 + R) - 1 l = I + R + i*R Ví dụ: Có i = ibq = 11% năm, R = 2,5% năm, thì I = 0,11 + 0,025 + 0,11 x 0,025 = 0,13775 Làm tròn I = 14% năm DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ VÀ THU HỒI QUY ƯỚC VẼ DÒNG TIỀN Thời gian được chia thành nhiều thời đoạn, trong dự án đầu tư mỗi thời đoạn là 1 năm. Gốc của dòng tiền lấy tại 0, cũng giống như các gốc tọa độ khác. Tiền thu (+) ta vẽ lên ((); tiền chi (-) ta vẽ xuống ((). Nếu trên dòng tiền chỉ có 1 loại tiền, hoặc toàn dương hoặc toàn âm thì ta vẽ lên hay xuống tất cả cũng được. Các khoản tiền xuất hiện tại các thời điểm khác nhau trong cùng 1 thời đoạn thì được xem như xuất hiện ở cuối thời đoạn để tính toán. DÒNG TIỀN ĐẦU TƯ VÀ THU HỒI Rn=5 R1 R4 R2 R3 0 1 2 3 4 n = 5 i% năm C3 C0 C2 C1 Ct - đầu tư bỏ ra trong năm t (t = 0, 1, 2, 3... n) Rt - thu hồi nhận được trong năm t (t = 1, 2, 3... n) n – thời hạn đầu tư i% năm – lãi suất chiết khấu của dự án, tức là ibq theo cơ cấu các nguồn vốn, và là I% năm nếu có xét lạm phát. Đầu tư Ct Ct bao gồm vốn cố định và vốn lưu động năm t. Vốn cố định lớn nhất là mua sắm thiết bị và xây dựng công trình. Do tài sản cố định hao mòn, nên phải tính khấu hao. Theo quy định của Bộ Tài Chính, công thức tính khấu hao theo đường thẳng: KH =  C – S  (2.8)    n    KH – lượng khấu hao hàng năm (đồng) n – thời hạn khấu hao (năm). C – giá trị tài sản cần khấu hao (đồng) S – giá trị còn lại của tài sản sau n năm. Thu hồi Rt Thu hồi Rt là những khoản tiền ta thu về được sau khi đã hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước. Rt bao gồm 3 thành phần chính: LRt - lãi ròng của năm t KHt - khấu hao của năm t VLDt=n - vốn lưu động ở năm cuối của dự án. Lấy hiện giá dòng tiền đầu tư và thu hồi Rn=5 R1 R4 R2 R3 0 1 2 3 4 n = 5 i% năm C3 C0 C2 C1 PV = [R0 (1 + i)-0 + R1 (1 + i)-1 + R2 (1 + i)-2 + … + Rn (1 + i)-n] – [C0 (1 + i)-0 + C1 (1 + i)-1+ C2 (1 + i)-2 + … + Cn (1 + i)-n] PV =Rt (1 + i)-t - Ct (1 + i)-t ( NPV =Rt (1 + i)-t - Ct (1 + i)-t (2.9) DÒNG ĐỀU VÀ LIÊN TỤC 0 1 2 3 4 5 6 n – 1 n A i% năm Đặc điểm: Tại 0 không có khoản tiền nào cả. Sau gốc 0 một thời đoạn xuất hiện khoản tiền đều và liên tục nhau. Với lãi suất i% năm. Hiện giá dòng đều và liên tục được tính như sau: P = A [  (1 + i)n - 1  ] = A [  1 - (1 + i)n  ] (2.10)    i(1 + i)n   i    Giá trị của  (1 + i)n - 1  =  1 - (1 + i)n  xem phụ lục 4    i(1 + i)n   i    Nếu trên dòng tiền có cả tiền dương (+), tiền âm (-), nghĩa là tại các thời điểm t = 0, 1. 2... k... n có cả tiền thu lẫn tiền chi thì tại năm k ta ký hiệu: tiền dương là Bk tiền âm là Ck. Lấy Ak = Bk - Ck, thì Ak là một dòng tiền ròng, tức là từng năm ta cộng trừ luôn để có tiền ròng của năm đó. Dòng tiền ròng rất tiện cho tính toán vì nó giảm được số lượng các phép tính khi cần lấy hiện giá của cả dòng tiền. Chú ý: Khái niệm giá trị ròng Ak = Bk - Ck không đồng nghĩa với khái niệm lãi ròng. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Câu hỏi 1, 2, 3 trang 56 giáo trình Bài tập 2.3, 2.4, 2.5 trang 57 giáo trình BÀI 3 CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH THỜI GIAN HOÀN VỐN – T ĐỊNH NGHĨA T Thời gian hoàn vốn T là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại đủ vốn đầu tư đã bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá của thu hồi vừa bằng tổng hiện giá của vốn đầu tư. Ta có thể mô tả định nghĩa trên bằng đẳng thức sau đây: PV(Rt) = PV(Ct) Cũng tức là: PV =Rt (1 + i)-t = Ct (1 + i)-t (3.1) i – lãi suất chiết khấu (% năm) Rt - thu hồi tại năm t Ct - vốn đầu tư năm t PHƯƠNG PHÁP TÍNH T Ví dụ: Tính T cho dự án có các số liệu như trong bảng 3 - 1 sau, i = 10% năm. Bảng 3 - 1 (ĐVT: triệu USD) Năm  Đầu tư  Lãi ròng  Khấu hao   0  5  -  -   1   0,352    2   0,355  1   3   0,358  1   4   0,400  1   5   0,420  1   Giải: Lập bảng tính sau (triệu USD) Bảng 3 - 2 Hạng mục  0  1  2  3  4  5   1. (1+i)-t  1  0,9091  0,8264  0,7513  0,6830  0,6209   2. Ct  5        3. Ct(1+i)-t  5        4. ( Ct (1+i)-t  5        5. Rt(1+i)-t  -  1,352  1,355  1,358  1,400  1,420   6. Rt(1+i)-t  -  1,2291  1,1198  1,0203  1,9562  0,8817   7. ( Rt(1+i)-t  -  1,2291  2,3489  3,3692  4,3254  5,2071       T = 4 năm +  (5 – 4.3254) * 12  tháng    0.8817    T = 4 năm 9 tháng ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHỈ TIÊU T Ưu điểm: Dễ xác định Độ tin cậy tương đối cao. Các nhà đầu tư có thể thấy được đến bao giờ thì vốn có thể được thu về đủ, trên quan điểm hiện giá, do đó họ có thể sơ bộ quyết định có nên đầu tư hay không. Số nghịch đảo của T gọi là E. Ví dụ T = 4 năm thì E = 0,25 hay 25%. E được xem gần đúng là hệ số hiệu quả đầu tư trong những năm đầu. Khuyết điểm: Không cho biết thu nhập to lớn sau khi hoàn vốn SỬ DỤNG CHỈ TIÊU T Nếu T > n – dự án này không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Nếu T < n – dự án này có khả năng hoàn vốn trực tiếp. và cũng do đó cần đặt kế hoạch để thu lại số vốn đã bỏ ra. Trong nội bộ một dự án, khi cần so sánh các phương án về các giải pháp đầu tư thì giải pháp nào làm cho T không những < n mà càng nhỏ thì giải pháp đó càng tốt. Khi so sánh nhiều dự án thì T chỉ dùng để tham khảo thêm. HIỆN GIÁ THU HỒI THUẦN – NPV ĐỊNH NGHĨA NPV Hiện giá thu hồi thuần là hiệu số của tổng hiện giá thu hồi, tính cho cả thời hạn đầu tư, trừ đi tổng hiện giá vốn đầu tư, tức là tổng hiện giá tiền lời sau khi đã hoàn đủ vốn. Ta có thể mô tả định nghĩa trên bằng đẳng thức sau đây: NPV = PV(Rt) – PV (Ct) Cũng tức là NPV = Rt (1 + i)-t – Ct (1 + i)-t (3.2) Trong đó: i – lãi suất chiết khấu (%năm) Rt – thu hồi tại năm t Ct – vốn đầu tư năm t PHƯƠNG PHÁP TÍNH NPV Lập bảng tính toán: Bảng này có cấu tạo giống như bảng tính thời gian hoàn vốn Ví dụ: Ta lấy lại ví dụ khi tính thời gian hoàn vốn ở trên (bảng 3 - 1). Giả sử n = 5 năm. Trong bảng 3 - 2 ta thấy ngay: PV(Rt) = 5.2071 PV(Ct) = 5 NPV = 5,2071 – 5 = 0,2071 triệu USD > 0 Tính trực tiếp trên dòng tiền: 1.420 1.400 1.358 1.355 1.352 0 1 2 3 4 n = 5 5 NPV = [1.352(1.1)-1 + 1.355(1.1)-2 + 1.358(1.1)-3 + 1.400(1.1)-4 + 1.420(1.1)-5] – 5 NPV = 5.2071 – 5 = 0.2071 >0 ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA CHỈ TIÊU NPV Ưu điểm: Chỉ tiêu NPV cho biết tổng hiện giá của tiền lời, lỗ sau khi đã hoàn đủ vốn. Nếu NPV > 0 thì dự án có lời Nếu NPV < 0 thì dự án bị lỗ Nếu NPV = 0 thì dự án không lời không lỗ. Khuyết điểm: NPV chỉ cho biết dự án lời hay lỗ, và số tiền lời hoặc lỗ, nhưng chưa cho biết mức độ sinh lợi của dự án. NPV cho biết kết quả chứ chưa cho biết hiệu quả. SỬ DỤNG CHỈ TIÊU NPV Trong nội bộ một dự án, giải pháp nào làm cho NPV không những > 0 mà càng lớn thì giải pháp đó càng tốt. Khi so sánh nhiều dự án thì NPV là một chỉ tiêu tham khảo quan trọng Nếu xét quan hệ giữa T và NPV thì ta sẽ thấy như sau: Nếu T > n sẽ kéo theo NPV < 0, Nếu T 0, và Nếu T = n sẽ kéo theo NPV = 0 Vì vậy cũng sẽ có kết quả sau đây: Nếu NPV < 0 – dự án không có khả năng hoàn vốn trực tiếp Nếu NPV > 0 – dự án có khả năng hoàn vốn trực tiếp (và còn có lời) SUẤT THU HỒI NỘI BỘ – IRR ĐỊNH NGHĨA IRR IRR chính là một lãi suất r% mà nếu ta dùng lãi suất này để chiết khấu dự án thì NPV = 0. IRR = r% mà tại đó NPV = f(r) = 0, tức là tại IRR = r% thì  Rt (1 + r)-t = Ct (1 + r)-t (3.3) + 0 (+) r = IRR (–) i% – PHƯƠNG PHÁP TÍNH IRR Để tìm được IRR = r, ta cần phải giải hàm NPV = f(i), vì r chính là nghiệm của hàm này. Phương pháp đồ thị: Đối với dòng tiền đầu tư và thu hồi thường chỉ có một lần đổi dấu. Đầu tư (-) rơi vào những năm đầu, còn thu
Tài liệu liên quan