Việc nghiên cứu phương pháp của quản trị học rất quan trọng. Bởi vì, phải
chọn đúng các vì sao để chúng giúp cho quản trị học tiến xa hơn nữa. Phương
pháp luận đúng sẽ là một hệ phóng từ đó vút lên các “tên lửa”: Những công trình
nghiên cứu cụ thể về quản trị.
Quản trị học lấy phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích logic làm
phương pháp luận chung để nghiên cứu các vấn đề quản trị. Phương pháp này
đòi hỏi khi nghiên cứu, giải quy ết các vấn đề quản trị phải có quan điểm lịch sử,
quan điểm tổng hợp và quan điểm hệ thống
122 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình quản trị học - Vũ Thế Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
PGS. TS. VŨ THẾ PHÚ
Năm 2006
GIÁO TRÌNH
QUẢN TRỊ HỌC
PGS. TS. VŨ THẾ PHÚ
Quản Trị Học
Trang 3
PHẦN MỞ ĐầU
1. NỘI DUNG MÔN HỌC
Bài 1: Bản Chất Của Quản Trị
Bài 2: Sự Phát Triển Của Lý Thuyết Quản Trị
Bài 3: Doanh Nghiệp Và Nhà Kinh Doanh
Bài 4: Nhà Quản Trị
Bài 5: Ra Quyết Định Quản Trị
Bài 6: Hoạch Định
Bài 7: Tổ Chức
Bài 8: Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị
Bài 9: Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Bài 10: Thông Tin Quản Trị
Bài 11: Lãnh Đạo
Bài 12: Kiểm Tra
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
Việc nghiên cứu phương pháp của quản trị học rất quan trọng. Bởi vì, phải
chọn đúng các vì sao để chúng giúp cho quản trị học tiến xa hơn nữa. Phương
pháp luận đúng sẽ là một hệ phóng từ đó vút lên các “tên lửa”: Những công trình
nghiên cứu cụ thể về quản trị.
Quản trị học lấy phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích logic làm
phương pháp luận chung để nghiên cứu các vấn đề quản trị. Phương pháp này
đòi hỏi khi nghiên cứu, giải quyết các vấn đề quản trị phải có quan điểm lịch sử,
quan điểm tổng hợp và quan điểm hệ thống.
Cần phải nghiên cứu các vấn đề quản trị trong những điều kiện lịch sử cụ
thể có tính đến những kinh nghiệm cụ thể, những thành tựu và triển vọng.
Quan điểm này nghiên cứu vấn đề toàn diện, nghiên cứu các hiện tượng
trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Như vậy, khi nghiên cứu một vấn đề gì
đó, phải tính đến tất cả các yếu tố: Kinh tế, chính trị, tâm lý và xã hội, luật
pháp
Quản Trị Học
Trang 4
Quan điểm và phương pháp hệ thống giữ một vai trò quan trọng trong quản
trị. Nó cho phép xem xét hệ thống quản trị và bị quản trị như là một tổng thể
toàn vẹn của các yếu tố có liên hệ qua lại với nhau được thống nhất bởi mục
đích chung tìm ra đặc tính của hệ thống, các mối liên hệ bên trong, bên ngoài
của hệ thống.
Khi nghiên cứu các vấn đề quản trị cần có quan điểm hệ thống: Phải tính
đến những đặc điểm của toàn bộ hệ thống, các bộ phận trong hệ thống và mối
quan hệ qua lại giữa chúng.
Nhờ phương pháp luận đúng, quản trị có thể khai thác các tiềm năng giống
như quá trình tách các hạt nhân nguyên tử để phóng ra các năng lượng khổng lồ
mà trước đó chúng chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng trong hệ thống này hoặc hệ
thống khác mà thôi.
Quản Trị Học
Trang 5
BÀI 1
BẢN CHẤT CỦA QUẢN TRỊ
Mục đích yêu cầu
Phân biệt được hoạt động quản trị và khoa học quản trị
Nắm được mục đích và tầm quan trọng của quản trị
Hiểu được những định nghĩa chính của quản trị
Thấy được quản trị là một nghệ thuật
Nắm vững khái niệm hiệu quả của quản trị
1. KHÁI NIỆM
1.1. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VÀ KHAO HỌC QUẢN TRỊ
Hoạt động quản trị đã có từ rất xa xưa do yêu cầu của lao động tập thể cùng
với sự xuất hiện của các Bộ lạc, các tập thể người. Quản trị ra đời cùng với
sự xuất hiện của sự hợp tác và phân công lao động. Đó là một yêu cầu tất
yếu khách quan. Lao động tập thể đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, sự điều
khiển, sự chỉ dẫn cụ thể đối với từng cá nhân để hoàn thành công việc
chung.
Theo C.Mác: “Một nghệ sĩ chơi đàn thì tự điều khiển mình nhưng một dàn
nhạc thì cần phải có người chỉ huy, người nhạc trưởng.
Ai cũng biết “cai trị” là một nghệ thuật có từ thời cổ xưa gắn liền với các
Nhà nước phong kiến cổ đại ở Ai Cập, Trung Hoa, Hy Lạp Những công
trình cổ như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành thể hiện nghệ thuật
điều khiển, chỉ huy, tổ chức của những nhà quản trị tài giỏi đến mức nào!
Có thể nói, sản xuất xã hội và nhân loại không thể tồn tại và phát triển nếu
không có quản trị. Quản trị ngày nay đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội: Gia đình, đoàn thể, đội bóng, đoàn văn công, nhà thờ; chùa
chiền, tổ sản xuất, hợp tác xã, xí nghiệp Tất cả mọi lĩnh vực đều cần đến
quản trị. Một nhà kinh tế của Thụy Điển nói rằng: Ngày nay, thậm chí trong
mỗi bước đi hay bấm công tắc đèn đều có liên quan đến quản trị.
Tuy nhiên, khoa học quản trị hay “Quản trị học” chỉ mới xuất hiện những
năm gần đây và người ta coi quản trị học là một trong những ngành khoa học
mới mẻ nhất của nhân loại.
Quản Trị Học
Trang 6
Năm 1911 ở Mỹ, Frederick W.Taylor cho ra đời cuốn “Những nguyên tắc
quản trị khoa học” (The Principles scientific Managerment). Sau đó ít lâu vào
năm 1916 ờ Pháp Henri Fayol, người được coi là “Sáng lập gia” của khoa học
quản trị hiện đại đã cho xuất bản một tác phẩm lừng danh “Quản trị tổng quát”
và “Quản trị công nghiệp” (Administration Industrielle et Générale). Trong
những năm 1918 – 1923 ở nước Nga, những nguyên tắc quản trị xã hội chủ
nghĩa được V.I.Lénine nêu lên trên một loạt các bài báo và các bài phát biểu của
Người.
Những tác phẩm xuất sắc này cùng với những công trình nghiên cứu nổi
tiếng khác đã đặt cơ sở lý luận cho khoa học quản trị hiện đại.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA QUẢN TRỊ
Khi nói đến sản xuất không chỉ nói đến việc sản xuất ra những sản phẩm gì,
mà điều quan trọng hơn là nói đến việc sản xuất ra sản phẩm đó như thế nào?
Năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh ra sao. Điều
này có liên quan trực tiếp đến mục đích quản trị.
Chúng ta biết rằng, tham gia vào bất kỳ một quá trình sản xuất nào để chế
tạo ra sản phẩm, bao giờ cũng phải có đầy đủ 3 yếu tố:
Đối tượng lao động (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ)
Tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, nhà xưởng)
Sức lao động hay nhân công.
Để minh họa chúng ta dùng sơ đồ sau đây:
Đối tượng
lao động
Tư liệu
lao động
Sức
lao động
Quá trình
sản xuất
Quá trình
sản xuất
- Số lượng
- Chất lượng
- Giá thành
- Doanh số
-
-
- Lợi nhuận
Đầu vào Đầu ra
Quản Trị Học
Trang 7
Nhiệm vụ của quản trị là sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất đối tượng lao
động, tư liệu lao động và sức lao động để giảm chi phí đầu vào và nâng cao kết
quả sản xuất đầu ra, thể hiện ở số lượng sản phẩm nhiều, chất lượng sản phẩm
cao, giá thành sản phẩm hạ. Nói cách khác, sở dĩ cần có quản trị là đạt hiệu quả
tối đa. Quản trị đảm bảo được điều đó chính là nhờ ở chỗ có mục tiêu rõ ràng, kế
hoạch chu đáo, tổ chức hợp lý, phối hợp chặt chẽ nên sử dụng sức lao động, máy
móc thiết bị và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất.
1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ
Quản trị có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Một, doanh
nghiệp quản trị tốt, sản xuất sẽ phát triển, kinh doanh có hiệu quả. Một Quốc gia
quản trị giỏi, nền kinh tế sẽ tăng trưởng với tốc độ cao, hàng hóa nhiều, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân sẽ luôn được cải thiện và nâng cao. Ngược lại,
một doanh nghiệp quản trị kém sẽ kìm hãm sự phát triển nền kinh tế quốc dân,
không giải quyết được những khó khăn trở ngại, không khai thác được những
tiềm năng to lớn của đất nước để phát triển nền kinh tế và nâng cao mức sống
của nhân dân.
Định nghĩa quản trị:
Quản trị là một khái niệm rất đa dạng và phức tạp. Vì vậy có rất nhiều định
nghĩa khác nhau về quản trị. Sau đây là một số định nghĩa phổ biến nhất:
Quản trị là một tiến trình làm việc với con người và thông qua con người để
hoàn thành mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn luôn thay đổi.
Trọng tâm của tiến trình này là sử dụng hiệu quả những nguồn tài nguyên
có hạn. Những thành phần chính trong định nghĩa này (hình 1.1) bao gồm:
Làm việc với và thông qua người khác.
Hoàn thành những mục tiêu của tổ chức.
Khai thác tối đa những nguồn tài nguyên có hạn.
Luôn xem xét đến kết quả và hiệu quả.
Biết đối phó và thích nghi với môi trường luôn luôn biến động, thay đổi.
Môi trường
thay đổi
Khai
thác tối đa nguồn
tài nguyên có hạn
Hoàn thành các
mục tiêu của tổ
chức Làm việc với
và thông qua
người khác
Xem xét hiệu quả
và kết quả
Quản Trị Học
Trang 8
Hình 1.1: Những thành phần chính của tiến trình
Quản trị là lãnh đạo hệ thống trên cở sở hoạch định, tổ chức, nhân sự, điều
khiển và kiểm tra công việc nhằm đạt các mục tiêu đã vạch ra (hình 1.2)
Hình 1.2: Các chức năng
quản trị
Quản trị là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý nhằm đạt được những kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước.
Trong quản trị, người ta có thể chia ra hệ thống quản trị (chủ thể quản trị) và
hệ thống bị quản trị (đối tượng quản trị). Giữa hệ thống quản trị và hệ thống bị
quản trị bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau bằng các dòng thông tin (Hình
1.3)
Hình 1.3 Quan hệ giữa chủ thể quản trị và đối tượng quản trị
2. QUẢN TRỊ LÀ MỘT KHOA HỌC HAY MỘT NGHỆ THUẬT
2.1. QUẢN TRỊ LÀ MỘT KHOA HỌC
Quản trị
Kiểm tra
Lãnh đạo
Nhân sự
Hoạch
định
Tổ
chức
Hệ thống quản trị
(Chủ thể quản trị)
Hệ thống bị quản trị
(Đối tượng quản trị)
Thông tin chỉ
huy
Thông tin phản
hồi
Quản Trị Học
Trang 9
Quản trị học ngày nay đã phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một môn khoa
học độc lập. Trong quá trình phát triển của mình, quản trị học đã phối hợp với
nhiều môn khoa học khác, sử dụng những luận điểm và thành tựu của chúng để
giải quyết nhiều vấn đề của lý luận và thực tiễn quản trị.
Quản trị học đã dựa trên cơ sở lý luận của Triết học, kinh tế học. Quản trị
học phát triển và gắn bó chặt chẽ với nhiều môn học kinh tế cụ thể như: Kinh tế
công nghiệp, kinh tế nông nghiệp, kinh tế thương nghiệp kế hoạch hóa nền
kinh tế quốc dân, kinh tế và tổ chức sản xuất các xínghiệp, tổ chức lao động
khoa học. Quản trị học cũng phát triển trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với
khoa học Thống kê, Hạch toán, Tài chính, Phân tích hoạt động kinh tế
Quản trị học cũng sử dụng nhiều thành tự của các ngành khoa học tự nhiên,
và khoa học kỹ thuật như: Toán học, Điều khiển học, Tin học, Công nghệ học
Quản trị học còn áp dụng nhiều luận điểm và kết quả nghiên cứu của các
môn Xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, luật học, marketing
Ngoài ra, sự phát triển của khoa học quản trị không chỉ dựa vào các nhà
khoa học mà còn dựa trên cơ sở tổng kết khoa học, sự hoạt động sáng tạo của
các nhà quản trị giỏi.
2.2. QUẢN TRỊ HỌC LÀ MỘT NGHỆ THUẬT
Trong thực tiễn quản trị, bên cạnh lý luận quản trị còn có nghệ thuật quản
trị. Nói khác đi, lãnh đạo con người là một khoa học vì ở đây người ta có thể tìm
ra những nguyên tắc, những phương pháp, những qui luật chung nào đó. Nhưng
đồng thời đó cũng là một nghệ thuật vì người quản trị khi giải quyết các nhiệm
vụ đã xuất phát từ những đặc điểm, các tình huống cụ thể, có tính đến những đặc
điểm cá nhân của người chấp hành. Trong lĩnh vực nghệ thuật quản trị người ta
cũng có thể tìm thấy những nguyên tắc nào đó nhưng không phải là sự “áp dụng
máy móc”, “rập khuôn”, sự thực hiện theo “công thức cho sẵn” mà là sự vận
dụng linh hoạt, sáng tạo những nguyên tắc đó trong những điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể.
2.3. NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ LÀ GÌ/
Có thể nói vắn tắt, nghệ thuật là cái “bí quyết”, “cái mẹo”, cái “biết làm thế
nào” (Know – how) để đạt mục tiêu với một hiệu quả mong muốn cụ thể.
Chúng ta có thểhiểu như sau: Khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ
thống, còn nghệ thuật là sự tin lọc kiến thức. Nghệ thuật quản trị trước hết là tài
Quản Trị Học
Trang 10
nghệ của nhà quản trị trong việc giải quyết những nhiệm vụ đề ra một các khéo
léo và có hiệu quả nhất. Ở đây muốn nói đến tài năng cuả quản trị gia, năng lực
tổ chức, kinh nghiệm giúp họ giải quyết sáng tạo xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Nghệ thuật quản trị có liên quan mật thiết đến khái niệm “điển hình quản
trị”, “tình huống cụ thể”. Những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh trong và
ngoài nước là những nguồn vô tận của các “điển hình” giải quyết sáng tạo khéo
léo nhiều vấn đề quản trị khó khăn, phức tạp. Có rất nhiều loại “điển hình” quản
trị. Chúng ta có thể phân loại, nêu lên một số điển hình của nghệ thuật quản trị
sau đây:
Nghệ thuật sử dụng con người (đặt đúng chỗ, sử dụng đúng khả năng).
Nghệ thuật tích lũy và sử dụng vốn
Nghệ thuật khai thác các tiềm năng, giải quyết các khó khăn, ách tắc trong
sản xuất kinh doanh.
Nghệ thuật giao tiếp.
Nghệ thuật bán hàng, “câu khách”
Nghệ thuật ra quyết định (nhanh, đúng, kịp thời) và thực hiện quyết định
(sáng tạo, linh hoạt).
Nghệ thuật tạo thời cơ và lợi dụng thời cơ.
Nghệ thuật cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.
Nghệ thuật quản trị nghiên cứu không chỉ những kinh nghệm thành công mà
còn cả những kinh nghiệm thất bại trong kinh doanh.
Vai-nhích, một quản trị gia nổi tiếng nói “Việc nghiên cứu những thất bại
còn quan trọng hơn là nghiên cứu những thành công, bởi vì thành công có thể
được lặp lại hay không lặp lại, còn thất bại, sai lầm nhất thiết không được để cho
lặp lại”.
Đặc điểm chủ yếu của nghệ thuật quản trị là ở chỗ, nghệ thuật là những
“mẹo” gắn liền với những tình huống cụ thể với tất cả sự đa dạng, sự khéo léo,
sự uyển chuyển và sáng tạo.
Quản trị là một nghệ thuật còn người quản trị là người nghệ sĩ tài năng.
Quản trị khác với những hoạt động sáng tạo khác ở chỗ nhà “nghệ sĩ quản trị”
phải sáng tạo không ngừng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh.
Quản Trị Học
Trang 11
Trên cơ sở nghệ thuật quản trị người ta rèn luyện được kỹ năng biến lý luận
thành thực tiễn.
Nghệ thuật bao giờ cũng phải dựa trên một sự hiểu biết khoa học làm nền
tảng cho nó. Khoa học và nghệ thuật quản trị không đối chọi, loại trừ nhau mà
chúng bổ sung cho nhau. Khoa học được cải tiến thì nghệ thuật cũng được cải
tiến theo. Một người giám đốc nếu không có trình độ hiểu biết lý luận làm nền
tảng thì khi tiến hành quản trị ắt phải dựa vào may rủi, trực giác hay những việc
đã làm trong quá khứ. Nhưng nếu có trình độ hiểu biết thì ông ta có điều kiện
thuận lợi hơn để đưa ra những quyết định quản trị có luận chứng khoa học và có
hiệu quả cao.
Từ mối liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật quản trị, cái gì đối với người
lãnh đạo là quan trọng: khoa học hay nghệ thuật quản trị?
Muốn sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, người lãnh đạo phải có kiến
thức, phải nắm vững khoa học quản trị. Nhưng nghệ thuật quản trị cũng không
kém phần quan trọng vì thực tiễn muôn hình muôn vẻ, tình huống, hoàn cảnh
luôn thay đổi và không bao giờ lặp lại.
Một quản trị gia nổi tiếng nói rằng: “Một vị tướng thì không cần biết kỹ
thuật điều khiển tên lửa như thế nào, kỹ thuật lái máy bay ra sao và xe tăng làm
thế nào để vượt qua các chướng ngại vật. Nhưng để làm tướng thì phải khi nào
ta dùng pháo và loại pháo cỡ nào sẽ mang lại hiệu quả mong muốn. Khi nào thì
ta dùng máy bay, khi nào cần phải dùng xe tăng hạng nặng. Sự phối hợp chúng
như thế nào và có thể mang lại những hiệu quả gì? Phải làm gì để có thể sử dụng
tốt nhất các loại vũ khí đó? Người làm tướng phải nắm chắc những kiến thức
loại này và phải luôn luôn sáng tạo. Trong lĩnh vực quản lý kinh tế cũng vậy”.
Nhận thức quản trị vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật đã tạo khả
năng nâng cao không ngừng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3. HIỆU QUẢN CỦA QUẢN TRỊ
Hiệu quả thường được so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra:
H = K Trong đó: H: Hiệu quả C K: Kết quả đạt được
C: Chi phí bỏ ra
Quản Trị Học
Trang 12
Thông thường, kết quả (Effectiveness) đòi hỏi sự hoàn thành một mục tiêu
đã được đề ra. Chẳng hạn như việc vung một cây búa tạ đập vào tường có thể là
một cách có hiệu quả để giết một con ruồi bay vo ve đến khó chịu. Tuy chiếc
búa tạ có thể giết được ruồi nhưng sức lực bị lãng phí một cách vô ích và những
bức tường có thể bị hỏng, bị vỡ nát cũng cần phải được xem xét.
Hiệu quả (Efficiency) bao giờ cũng được đánh giá trong mối quan hệ giữa
kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Một chiếc vĩ đập ruồi (Fly – Swatter) là một
dụng cụ rất nhẹ nhàng và có hiệu quả cao để diệt ruồi. Sức lực bỏ ra ít hơn
nhiều, nhưng kết quả vẫn đạt được như mong muốn.
Trong thực tế kinh doanh, bao giờ người ta cũng phải xem xét mối quan hệ
giữa kết quả của đầu ra với chi phí của đầu vào. Nâng cao kết quả của đầu ra
giảm chi phí đầu vào để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chẳng hạn, tỷ lệ giữa lợi
nhuận thu được với chi phí bỏ ra càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Chúng ta đều biết rằng, con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quản
trị, vừa là người quản trị, vừa là người bị quản trị. Hiển nhiên, hiệu quả của quản
trị xét cho cùng lệ thuộc vào chỗ: Người quản trị làm việc có chất lượng đến đâu
hiệu quả quản trị phụ thuộc vào cả chủ thể lẫn khách thể của quản trị. Hiệu quả
của quản trị lệ thuộc vào trình độ giải quyết những mối liên hệ tác động qua lại
giữa những người quản trị và bị quản trị, vào sự hiểu biết lẫn nhau giữa họ, vào
sự cố gắng muốn giải quyết thành công những nhiệm vụ đặt ra của thực tiễn sản
xuất kinh doanh.
CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI 1
1. Vì sao có thể nói Quản trị học là một trong những ngành khoa học còn rất
non trẻ, mới xuất hiện từ đầu thế kỷ 20?
2. Vì sao mục đích của quản trị là năng suất, chất lượng và hiệu quả?
3. Nghệ thuật quản trị là gì? Cho ví dụ về nghệ thuật quản trị trong một số lĩnh
vực quản trị.
4. Xác định hiệu quả quản trị như thế nào?
Quản Trị Học
Trang 13
BÀI 2
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ
Mục đích yêu cầu
Nắm được lý thuyết cổ điển về quản trị.
Hiểu được 14 nguyên tắc quản trị tổng quát của Heroy Payol.
Nắm được lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị.
Nắm được lý thuyết định lượng về quản trị.
1. LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ QUẢN TRỊ
Lý thuyết cổ điển về quản trị là khái niệm dùng để chỉ những học thuyết về
quản trị được đưa ra vào những thập niên đầu của thế kỷ 20 tại Hoa Kỳ và Châu
Âu. Tuy đã có những học thuyết quản trị mới nhưng lý thuyết cổ điển vẫn giữ
một vị trí xứng đáng trong quản trị hiện đại. Cho đến nay nhiều quan điểm và
nguyên tắc của lý thuyết cổ điển vẫn được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn
quản trị.
Lý thuyết cổ điển có 2 trường phái chính:
Trường phái quản trị một cách khoa học của Frederick Taylor và các cộng
sự viên ở Hoa Kỳ.
Trường phái quản trị tổng quát của H.Fayol và Max Weber ở Châu âu.
1.1. THUYẾT QUẢN TRỊ MỘT CÁCH KHOA HỌC
Học thuyết quản trị một cách khoa học gắn liền với tên tuổi của Frederick
Winslow Taylor (1856 – 1915), với tác phẩm nổi tiếng “Những nguyên tắc quản
trị một cách khoa học” của ông được xuất bản vào năm 1911 tại Hoa Kỳ. Công
trình này đã được các nhà quản trị toàn thế giới đón nhận một cách trân trọng.
Tốt nghiệp ngành Luật, lại là một kỹ sư cơ khí, Taylor đã nghiên cứu cách tổ
chức sản xuất và lao động sao cho tốt và đạt năng suất lao động cao hơn.
F.Taylor cho rằng 2 nguyên nhân chính khiến năng suất lao động của công nhân
thấp và làm cho công việc quản trị kém hiệu quả. Đó là:
Công nhân không biết phương pháp làm việc
Công nhân làm việc thiếu hăng hái nhiệt tình.
Quản Trị Học
Trang 14
Taylor qui trách nhiệm này thuộc về các nhà quản trị. Khi giao công việc
cho công nhân viên, các nhà quản trị đã không quan tâm chú ý đến khả năng của
họ và yêu cầu của công việc. Các nhà quản trị đã không biết quản trị một cách
khoa học và mâu thuẫn, xung đột thường xảy ra giữa các nhà quản trị và công
nhân viên. Từ nhận thức đó, Taylor cho rằng phải thay đổi cách thức quản trị lâu
nay theo kiểu “gặp đâu làm đó”, “làm sai thì sửa” bằng phương pháp quản trị
khoa học.
Thực tế cho thấy rằng, nhờ sớm tiếp nhận những nguyên tắc quản trị khoa
học của Taylor mà các công ty của Hoa Kỳ đã có những lợi thế hơn các công ty
ở những nước khác và năng suất cũng như hiệu quả và chất lượng của quản trị
sản xuất, kinh doanh tại Hoa Kỳ là điều thèm muốn của nhiều nước trên thế giới.
1.2. LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ TỔNG QUÁT
Đây là tên gọi để chỉ cách thức quản trị doanh nghiệp do Henry Fayol ở
Pháp và Max Weber ở Đức nêu lên.
Trong khi Taylor cho rằng năng suất lao động thấp do công nhân không biết
cách làm việc và không được kích thích kinh tế đầy đủ, thì