Quá trình mọc răng gồm 5 giai đoạn, mầm răng sữa được hình thành từthời kỳ
bào thai, mầm răng vĩnh viễn được hình thành từsau khi đẻ.
Giai đoạn 1: Cơquan tạo men bắt đầu hoạt động và hình thành thân răng.
Giai đoạn 2: Hình thành chân răng, chân răng dài dần và đẩy thêm răng lên cao.
Giai đoạn 3: Là hiện tượng mọc răng trên lâm sàng, răng bắt đầu nhú ra khỏi lợi
Giai đoạn 4: Răng tiến tới chạm với răng ởhàm đối diện hình thành khớp cắn
(khớp nhai).
Giai đoạn 5: Là giai đoạn bù lại chiều cao bịmòn trong quá trình ăn nhai.
Quá trình mọc răng là sựkết hợp của nhiều yếu tố:
- Sựdi chuyển của thân răng.
- Sựphát triển của xương hàm
- Sựphát triển của tổchức vùng quanh răng.
Quá trình mọc răng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
- Sựthay đổi của sinh lý và nội tiết.
- Yếu tốdinh dưỡng
- Sinh tốvà các chất khoáng, đặc biệt là các yếu tốvi lượng.
4
Sựdi chuyển của răng chủyếu theo trục, đồng thời có sựxoay và di chuyển
ngang.
88 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 4884 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Răng hàm mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT
RĂNG HÀM MẶT
THÁI NGUYÊN - 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT
RĂNG HÀM MẶT
Chủ biên: ThS. Nông Ngọc Thảo.
Tham gia biên soạn:
1. TS. Nguyễn Đình Trân
2. ThS. Nông Ngọc Thảo
3. ThS. Lê Ngọc Uyển
4. ThS. Hoàng Tiến Công.
5. ThS. Nguyễn Văn Ninh
6. TS. Lê Thị Thu Hằng
7. Bs. Lưu Thị Thanh Mai
Thư ký biên soạn: Bs. Lưu Thị Thanh Mai
THÁI NGUYÊN - 2008
Lời nói đầu
Trong khi chờ đợi bộ sách giáo khoa chuẩn hoá, thống nhất dùng cho sinh viên
hệ Bác sỹ đa khoa trong cả nước. Bộ môn Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y khoa -
Đại học Thái Nguyên đã biên soạn tập giáo trình này, bao gồm những kiến thức cơ
bản cần thiết cho sinh viên hệ Bác sỹ đa khoa học môn Răng Hàm Mặt.
Để biên soạn được một tập giáo trình vừa cập nhật những thông tin mới nhất
trong lĩnh vực chuyên khoa, vừa phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và trí tuệ của nhiều người.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận
được sự thông cảm và những ý kiên đóng góp của bạn đọc để lần tái bản sau được
hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 17 tháng 06 năm 2008
BỘ MÔN RĂNG HÀM MẶT
RĂNG VÀ BỘ RĂNG
MỤC TIÊU
1. Nêu được sự hình thành và phát triển của răng
2. Nêu được cấu tạo giải phẫu và tổ chức học của răng
3. Trình bày được số lượng, công thức, cách ghi ký hiệu răng
4. Nêu được các tai biến do mọc răng và các hình thái lệch lạc răng
NỘI DUNG
1. Sự hình thành phát triển của răng
Quá trình mọc răng gồm 5 giai đoạn, mầm răng sữa được hình thành từ thời kỳ
bào thai, mầm răng vĩnh viễn được hình thành từ sau khi đẻ.
Giai đoạn 1: Cơ quan tạo men bắt đầu hoạt động và hình thành thân răng.
Giai đoạn 2: Hình thành chân răng, chân răng dài dần và đẩy thêm răng lên cao.
Giai đoạn 3: Là hiện tượng mọc răng trên lâm sàng, răng bắt đầu nhú ra khỏi lợi
Giai đoạn 4: Răng tiến tới chạm với răng ở hàm đối diện hình thành khớp cắn
(khớp nhai).
Giai đoạn 5: Là giai đoạn bù lại chiều cao bị mòn trong quá trình ăn nhai.
Quá trình mọc răng là sự kết hợp của nhiều yếu tố:
- Sự di chuyển của thân răng.
- Sự phát triển của xương hàm
- Sự phát triển của tổ chức vùng quanh răng.
Quá trình mọc răng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
- Sự thay đổi của sinh lý và nội tiết.
- Yếu tố dinh dưỡng
- Sinh tố và các chất khoáng, đặc biệt là các yếu tố vi lượng.
4
Sự di chuyển của răng chủ yếu theo trục, đồng thời có sự xoay và di chuyển
ngang.
2. Số lượng, công thức, ký hiệu răng
2.1. Số lượng
Người ta mọc răng 2 lần trong đời, đầu tiên là răng sữa, sau đó là răng vĩnh viễn.
Hàm răng sữa có 20 răng, mỗi cung hàm có 5 răng là các răng I, II, III, IV, V.
Hàm răng vĩnh viễn có từ 28 đến 32 răng, mỗi cung hàm có từ 7 đến 8 răng là các
răng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
2.2. Công thức
Răng sữa:
2.3. Ký hiệu :
Có 2 cách ký hiệu
Cách l: Dùng móc vuông để biểu thị cho 4 cung răng.
Hai hàm trên và dưới được chia đôi bởi đường giữa thành 4 khu.
Trên phải Trên trái
Dưới phải Dưới trái
Răng sữa: Biểu thị bằng số La Mã
V, IV, III, II, I I, II, III, IV, V
V, IV, III, II, I I, II, III, IV, V
5
Răng vĩnh viễn: Biểu thị bằng số Ả rập
8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
Cách 2: Dùng số kép để biểu thị cho 4 cung răng.
Răng vĩnh viễn:
18, 17, 16, 15, 14, 13, 12, 11 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
48, 47, 46, 45, 44, 43, 42, 41 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38
Răng sữa:
55, 54, 53, 52, 51 61, 62, 63, 64, 65
85, 84, 83, 82, 81 71, 72, 73, 74, 75
Trong mỗi cặp số, số đầu tiên biểu thị tên cung răng, số thứ hai biểu thị tên răng,
khi dùng ký hiệu này thường bỏ móc vuông đi.
Ví dụ: Răng sữa:
Hàm trên bên phải: 51, 52, 53, 54, 55
Hàm trên bên trái: 61, 62, 63, 64, 65
Hàm dưới bên trái: 71, 72, 73, 74, 75
Hàm dưới bên phải: 81, 82, 83, 84, 85
Răng vĩnh viễn:
Hàm trên bên phải: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Hàm trên bên trái: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Hàm dưới bên trái: 31, 32, 33. 34. 35. 36, 37, 38
Hàm dưới bên phải: 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48
6
Hình 2. Dãy răng trong khớp cắn của hàm răng vĩnh viễn
3. Giải phẫu
3.1. Hình thể ngoài của răng
Gồm 4 phần:
Thân răng: Là phần nhô khỏi cung hàm, có 5 mặt: mặt nhai, mặt ngoài, mặt
trong, mặt gần và mặt xa. Mặt nhai: đặc trưng bởi các núm hình ngọn đồi, đối với răng
cửa gọi là rìa cắn. Mặt ngoài: là mặt tiếp xúc với môi má. Mặt trong: là mặt tiếp xúc
với lưỡi. Mặt gần: là mặt tiếp xúc với răng ở phía trước. Mặt xa: là mặt tiếp xúc với
răng ở phía sau.
Cổ răng: Là phần chuyển tiếp giữa thân răng và chân răng.
Chân răng: Là phần nằm trong ổ răng của xương hàm, các răng có số lượng chân
khác nhau.
Cuống răng: Là phần tận cùng của chân răng, ở đó có một lỗ rất nhỏ để cho mạch
máu thần kinh đi vào tuỷ răng.
7
3.2. Hình thể trong của răng
Gồm 2 phần: Buồng tuỷ và ống tuỷ. Từ các lỗ cuống răng của các chân răng, ống
tuỷ chạy dọc lên đến thân răng thì phình to ra tạo thành buồng tuỷ. Trong buồng tuỷ và
ống tuỷ có chứa tuỷ buồng và tuỷ chân.
4. Tổ chức học của răng
Răng được cấu tạo bởi 4 thành phần:
4.1. Men răng
Men răng là tổ chức cứng nhất cơ thể, bao bọc toàn bộ ngà thân răng, dầy nhất ở
núm, mỏng và tận hết ở cổ răng. Bề mặt men răng nhẵn bóng trong suất.
Dưới kính hiển vi điện tử men răng gồm các trụ men, sắp xếp theo hướng, vuông
góc với đường ranh giới men ngà. Các trụ men có hình lăng trụ, hình lục giác sắp xếp
sát nhau và được liên kết bởi những sợi hữu cơ.
Thành phần hoá học:
Vô cơ: chiếm 96%, chủ yếu là Hydroxyl apatid Cal0(PO4)6(OH)2
Hữu cơ: chiếm 1%.
Muối và nước: chiếm 3 %.
4.2. Ngà răng
Là thành phần chính trong tổ chức cứng của răng, có cả ở thân và chân răng. Ngà
được tạo nên bởi các ống ngà chạy từ tuỷ tới đường ranh giới men ngà. Trong mỗi ống
ngà có các dây Tome đi qua. Ngoài ống ngà có các màng Neumann bao bọc, giữa các
ống ngà là tổ chức hữu cơ, chủ yếu là dây hồ dây keo ngấm vôi.
Thành phần hoá học:
Vô cơ: chiếm 70%.
Hữu cơ: chiếm 17 %.
8
Muối và nước: chiếm 13 %.
4.3. Xương răng
Là tổ chức xương đặc biệt không có mạch máu. Xương được nuôi dưỡng bằng
con đường thẩm thấu.
Thành phần hoá học:
Vô cơ: chiếm 46%.
Hữu cơ: chiếm 22%.
Muối và nước: chiếm 32%.
4.4. Tuỷ răng
Là tổ chức liên kết nằm trong hốc buồng tủy và ống tuỷ. Gồm 2 phần: Vùng
ngoại vi chủ yếu là các tế bào tạo ngà. Vùng trung tâm là mô liên kết lỏng lẻo chứa
mạch máu, thần kinh, bạch mạch.
Chức năng sinh lý tuỷ:
- Tạo ngà.
- Đảm bảo cảm giác men ngà.
- Chống đỡ bảo vệ tuỷ trong trường hợp bị viêm nhiễm.
- Dinh dưỡng.
5. Tuổi mọc răng
Chia làm 3 thời kỳ: Răng sữa mọc khi trẻ từ 6 đến 30 tháng tuổi.
Răng vĩnh viễn mọc khi trẻ từ 6 -12 tuổi.
Răng khôn mọc từ 18 tuổi trở lên.
Bảng 1. Tuổi mọc răng sữa
Răng I II III IV V
Thời gian mọc Hàm trên 8 10
(Tính theo tháng) Hàm dưới 6 12
16 - 20
12 - 16
20 - 30
Bảng 2. Tuổi mọc răm vĩnh viễn
Răng 1 2 3 4 5 6 7
Thời gian mọc Hàm trên 7 8
(Tính theo tuồn Hàm dưới 6 8
10 - 11
9 - 10
11 - 12
6 12
9
Hình 4. Nhịp độ phát triển của bộ răng (cung răng trên) (theo Noyes, Schour)
10
6. Những rối loạn về thời gian mọc răng
6.1. Mọc sớm
Trẻ đẻ ra đã có răng, rất hiếm gặp. Nếu gặp thì đứa trẻ đó thường khoẻ mạnh.
Răng mọc lên chắc bình thường.
Nguyên nhân: Do di truyền, nội tiết.
Xử trí: Nếu không ảnh hưởng tới việc cho bú thì không phải xử từ gì.
Nếu răng mọc sớm làm cản trở việc cho bú thì phải nhổ răng.
6.2. Răng mọc non
Mầm răng bị đẩy ra khỏi xương hàm khi chưa đến tuổi mọc răng.
Xử trí: Lấy mầm răng.
6.3. Răng mọc muộn
Thường gặp ở trẻ > 12 tháng tuổi nhưng chưa thấy mọc.
Nguyên nhân: Do di truyền, nội tiết, thiếu dinh dưỡng.
7. Tai biến do mọc răng
7.1. Tai biến do mọc răng sữa
Triệu chứng:
Toàn thân: Trẻ sốt, ho, rối loạn tiêu hoá, viêm phế quản.
Tại chỗ: Trẻ tăng tiết dịch nước bọt, đỏ má, chạm mặt, viêm loét lợi miệng.
Những triệu chứng này thường lặp đi, lặp lại sau mỗi lần mọc răng.
Xử trí: Vệ sinh răng miệng. Chăm sóc - dinh dưỡng tốt. Điều trị các triệu chứng
toàn thân nếu có. Theo dõi, đề phòng các biến chứng do bội nhiễm.
7.2. Tai biến do mọc răng vĩnh viễn
Thường gặp ở răng khôn hàm dưới.
Nguyên nhân: - Do khoảng sau hàm hẹp.
- Răng mọc thường hay lệch trục, sai vị trí.
- Là răng mọc muộn, thời gian mọc kéo dài.
Vì vậy trong quá trình mọc thân răng không được bộc lộ hoàn toàn, ổ quanh răng
trũng dẫn đến dễ gây ứ đọng và gây viêm nhiễm.
Triệu chứng: Răng khôn hàm dưới gây biến chứng trước tiên là bệnh viêm quanh
thân răng. Triệu chứng cơ năng: Bệnh nhân thường ngứa, đau vùng răng đang mọc,
đau tăng dần, há miệng hạn chế, có thể khó nuốt. Toàn thân: Bệnh nhân sốt, có hạch
phản ứng vùng hàm mặt. Tại chỗ: Sưng nề lợi nơi răng khôn đang mọc, có thể nhìn
11
thấy một phần của thân răng hoặc không, có thể có in dấu răng ở hàm đối diện, có mủ
ở túi lợi quanh răng.
Tiến triển: Bệnh nhân khỏi hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và giải phóng
phần lợi trùm với điều kiện răng mọc thẳng trục, đủ chỗ. Bệnh khỏi tạm thời, thỉnh
thoảng tái phát nếu được điều trị kịp thời nhưng răng không thể mọc lên được do lệch
trục hoặc thiếu chỗ. Bệnh không khỏi và gây các biến chứng khác: viêm tấy các tổ
chức phần mềm quanh xương hàm (cơ cắn, cơ mút hàm, thành bên họng)...
Xử trí: Dùng kháng sinh, giảm đau. Vệ sinh răng miệng. Chụp X quang răng. Kết
hợp Xquang và lâm sàng để có chỉ định điều trị bảo tồn hay nhổ răng.
12
Biến chứng ở các mô tiên kết Biến chứng của viêm quanh
của viêm quanh thân răng thân răng
Áp xe tiến ra trước A. Áp xe cơ mút hàm.
A. áp xe cơ cắn. B. Áp xe sàn miệng
B. áp xe cơ mút hàm. C. Viêm tấy hạch dưới hàm
Áp xe tiến ra sau hàm
C. Áp xe trên hạnh nhân. 1. Cơ môi
D. áp xe trụ trước 2. Cơ hàm móng
Áp xe tiến triển vào trong
E. áp xe dưới hàm
G. áp xe vùng sàn miệng
8. Lệch lạc hệ thống răng
8.1. Khớp cắn trung tâm
Là khớp cắn khi hai hàm răng cắn lại với nhau, lồi cầu ở vào vị trí sâu nhất và xa
nhất của ổ khớp, cơ nhai ở tư thế trùng tối đa, hàm dưới lùi về phía sau hết mức, ở tư
thế này nếu hàm răng không lệch lạc thì tất cả các răng trên và răng dưới đều chạm
nhau, các răng hàm trên trùm lên răng hàm dưới đố diện (trừ trường hợp bệnh nhân có
khớp cắn ngược hay khớp cắn đối đầu).
8.2. Những lệch lạc
8.2.1. Lệch lạc về số lượng răng
- Thiếu răng: Thường gặp ở hàm răng vĩnh viễn. Nguyên nhân là do yếu tố di
truyền hoặc bẩm sinh. Trên lâm sàng bệnh nhân nếu thiếu răng ít thì khuôn mặt không
bị ảnh hưởng, nếu bệnh nhân thiếu răng nhiều thì sẽ bị ảnh hưởng tới khuôn mặt.
- Thừa răng: Thường gặp ở hàm răng vĩnh viễn. Nguyên nhân thường do yếu tố
di truyền. Trên lâm sàng hay gặp thừa giữa 2 răng cửa hoặc sau răng
13
8.2.2. Lệch lạc về khối lượng và hình thể răng
Răng có kích thước to hơn bình thường hoặc răng kích thước nhỏ hoặc răng có
hình thể đặc biệt.
8.2.3. Bất thường về cấu trúc
Răng có cấu trúc bất thường, đây là hình thức thiểu sản hoặc kèm ngấm canxi
trong qua trình hình thành và phát triển răng.
8.2.4. Lệch lạc về vị trí răng
Răng mọc ngoài cung hàm; Răng xoay quanh trục đứng; Răng mọc chen chúc;
Răng mọc đổi chỗ; Răng mọc lạc xa (răng nằm trong xoang hàm hoặc ngành lên
xương hàm dưới); Răng ngầm (thường thấy ở hàm dưới nhiều hơn hàm trên, hay gặp
răng khôn hàm dưới và răng nanh hàm trên).
8.2.5. Điều trị lệch lạc răng
Tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng và phương tiện kỹ thuật mà có thể nhổ bớt răng nếu
thiếu chỗ hoặc thừa răng, nắn chỉnh hàm để đảm bảo thẩm mỹ và đưa hàm răng về vị
trí khớp cắn trung tâm. Tuổi thích hợp cho nắn chỉnh hàm là sau khi răng đã mọc xong
hàm răng vĩnh viễn cho đến 25 tuổi.
14
BỆNH SÂU RĂNG
MỤC TIÊU
1. Trình bày được tình hình mắc bệnh sâu răng ở Việt Nam và trên thế giới cùng
tác hại của nó.
2. Giải thích được các yếu tố gây sâu răng và cơ chế bệnh sinh.
3. Chẩn đoán được sâu răng và thực hiện được công tác tuyên truyền phòng bệnh
sâu răng.
NỘI DUNG
1. Đại cương
1.1. Lịch sử bệnh sâu răng
Sâu răng là bệnh đã có từ rất lâu đời.
Tại Việt Nam: Di chỉ ở Quỳnh Văn cách đây 6000 - 8000 năm đã thấy 4 răng sâu
trên 137 răng tìm thấy. Ở di chỉ Vinh Quang thời kỳ đồ đồng cách đây khoảng 3000
năm, người ta đã thấy 8 răng sâu trên 85 răng tìm thấy. Ở Hà Nội trong số 35 sọ người
còn tìm được từ cách đây hơn 100 năm cũng có 35 răng sâu trong tổng số 485 răng còn
lại.
Theo Borovski.EV ở Cộng hoà liên bang Nga, bệnh sâu răng đã được biết từ rất
lâu. Người ta gặp trong y văn những thông báo về sự có mặt của những răng sâu bị phá
huỷ từ 3000 năm trước kỷ nguyên của chúng ta. Theo số liệu quan sát sọ của những
người Nga bị lưu đầy khoảng thế kỷ IX-XII, khoảng 3,3% số người được tìm thấy có
sâu răng.
Người E-xki-mo, một dân tộc thuộc vùng Bắc cực thuộc Cộng hoà Liên bang
Nga, trước khi tiếp xúc với văn minh thức ăn chủ yếu là thịt, hầu như không tìm thấy
sâu răng. Khi có giao lưu với các vùng khác bắt đầu ăn bánh mì, đường thì sâu răng
cũng xuất hiện và ngày càng tăng.
Những năm giữa của thế kỷ XX, có thể nói đó là những năm sâu răng phát triển
mạnh mẽ nhất. Tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc đều bị sâu răng. Có nhiều nước
gần 100% dân số bị sâu răng, dẫn đến những khó khăn không thể đáp ứng được về tài
chính, nhân lực và thời gian cho quá trình điều trị khiến người ta phải tìm các biện
pháp phòng ngừa bệnh sâu răng.
Hiện nay nhiều hướng dự phòng được mở ra có triển vọng làm ngừng sự phát
triển của sâu răng và đang tiến tới đẩy lùi dần bệnh này.
15
1.2. Bệnh lý về bệnh sâu răng
Sâu răng là một quá trình bệnh lý xuất hiện sau khi răng đã mọc, làm mất vôi và
tan rã tổ chức cứng của răng (men, ngà, xương răng) tiến tới hình thành một lỗ sâu.
Khởi đầu sâu răng không đau, khi lỗ sâu phát triển sâu và rộng phá huỷ nhiều tổ
chức men và ngà, thì ăn các thức ăn nóng, lạnh, chua, ngọt đều bị đau, nhưng hết đau
khi hết các kích thích. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương sẽ lan tới tuỷ răng
và quanh cuống răng...
Những biến chứng của sâu răng là viêm tuỷ răng, viêm quanh cuống răng làm
cho ăn uống khó khăn, ngủ cũng không yên giấc vì các đợt đau tự nhiên. Biến chứng
của sâu răng còn có thể gây viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm xương tuỷ hàm, đôi khi
viêm lan rộng gây nhiễm khuẩn huyết, thậm chí gây viêm màng não rất dễ gây tử vong
trong những biến chứng nặng này. Mặt khác, nhiễm khuẩn ở quanh cuống răng có thể
gây rối loạn ở xa, ở khớp xương, ở tim, ở thận hoặc duy trì và làm nặng thêm bệnh đã
có ở các nơi đó
1.3. Sâu răng là tai hoạ thứ 3 của loài người
1.3.1. Bệnh sâu răng có thể mắc rất sớm và theo đuổi suốt cả cuộc đời
Trẻ chưa mọc đủ răng sữa đã sâu răng sữa. Trẻ chưa thay hết răng sữa thành răng
vĩnh viễn đã sâu răng vĩnh viễn.
1.3.2. Bệnh sâu răng rất phổ biến trên phạm vi toàn thế giới, không những số người
mắc cao mà số răng sâu trên một người cũng cao. Tổ chức sức khoẻ thế giới (OMS -
WHO) thống nhất đánh giá sâu răng thông qua chỉ số SMT (sâu, mất, trám) ở độ tuổi
12 và độ tuổi 35 - 44.
Số răng sâu + số răng mất + số răng trám
Chỉ số SMT =
Số người được khám
Mức độ sâu răng SMT 12 tuổi SMT 35 - 44 tuổi
Rất thấp
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao
0,1 – 1,1
1,2 - 2,6
2,7 - 4,4
4,5 - 6,5
6,6 - và hơn
0,2 - 1,5
1,6 - 6,2
6,3 - 12,7
12,8 - 16,2
16,3 và hơn
16
Từ năm 1997 WHO quy định chi tiết hơn, trẻ em nhóm then chốt gồm 6 tuổi 12
tuổi, 15 tuổi; người lớn 18 tuổi, 18 - 34 tuổi, 35 - 44 tuổi và từ 45 trở lên
Sâu răng ở Việt Nam: (số liệu năm 2002)
Trẻ em 6 tuổi smt (Răng sữa): 6,15
12 tuổi SMT: 1,87
15 tuổi SMT: 2,16
Người lớn 18 tuổi SMT: 2,84
18 - 34 SMT: 3,29
35 - 44 SMT: 4,70
Từ 45 tuổi SMT: 8,93
Thế giới:
Có 2 xu hướng chính yếu:
- Xu hướng xấu đi cho phần lớn các nước đang phát triển (SMT trung bình trẻ 12
tuổi từ 2 tăng lên 4,1).
- Xu hướng cải thiện cho phần lớn các nước Công nghiệp hoá cao (SMT trung
bình của trẻ 12 tuổi đã tụt từ 7 - 10 xuống khoảng 2 - 4).
1.3.3. Tổn phí chữa răng rất lớn
Nước Pháp: Kinh phí chữa răng hàng năm chiếm hơn 30% kinh phí cho chữa
bệnh của các gia đình.
Nước Mỹ: Mỗi năm tốn hàng chục tỷ USD cho chữa răng kèm theo hàng trăm
triệu ngày công lao động mà vẫn còn hàng triệu răng không được chữa.
Việt Nam: Còn đại đa số dân chúng để bệnh phát sinh, phát triển tự nhiên cam
chịu đau đớn rồi mất dần răng. Chỉ có số ít người có điều kiện chữa ước răng.
2. Các yếu tố gây sâu răng
2.1. Trước năm 1975 người ta giải thích căn nguyên sâu răng bằng sơ đồ Keyes.
Hình 5. Sơ đồ Keyes
17
- Đường: Hiện nay có 1 số đường ít gây sâu răng.
- Vi khuẩn: Streptococcus mutans
- Răng: Phụ thuộc hình thái (Morphology), dinh dưỡng, các chất vi lượng (fluor),
độ cacbonat .v.v...
2.2. Sau năm 1975 người ta làm sáng tỏ hơn căn nguyên bệnh sâu răng và giải
thích sâu răng bằng sơ đồ White
Sơ đồ White thay thế 1 vòng tròn trong sơ đồ Keyes (chất đường) bằng vòng tròn
chất nền (Substrate), nhấn mạnh vai trò nước bọt và pH dòng chảy môi trường xung
quanh răng.
3. Bệnh sinh sâu răng
Đây là vấn đề phức tạp vì người ta không lý giải được tại sao men răng với thành
phần chủ yếu là Hydroxy apatit, độ cứng ngang kim cương lại có thể bị phá hỏng
thành hốc một cách dễ dàng trong môi trường miệng. Vi khuẩn không có khả năng
xuyên qua men, thậm chí không có khả năng bám vào men răng vì men răng nhẵn
bóng. Trong một thời gian dài khi Y học đã phát triển và thu được nhiều thành tựu
trong nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh, người ta vẫn chưa có lời giải thoả
đáng về quá trình sinh bệnh sâu răng. Đã có hàng trăm thuyết giải thích bệnh sinh sâu
răng điển hình như:
- Thuyết hoá học vi khuẩn của Miller (1884).
- Thuyết tiêu Protein của Gottlieb (1946).
- Thuyết tiêu Protein phức vòng càng (1956).
- Thuyết của Brown (1972).
Ba trong 4 thuyết nêu trên đều cho rằng sâu răng sảy ra trong môi trường axit
(pH thấp) chỉ có thuyết tiêu Protein phức vòng càng cho rằng sâu răng xảy ra trong
18
môi trường kiềm.
Quan niệm hiện đại bệnh sinh sâu răng cho rằng trạng thái men răng bình thường
được xác định bởi sự cân bằng giữa quá trình mất khoáng và bù khoáng thường xuyên
xảy ra. Nguy cơ sâu răng xảy ra khi có đủ đậm độ của con hydro tự do (H+) có khả
năng gây nên sự mất khoáng mạnh ở mô răng. Khi đó xuất hiện các cặn bã của quá
trình mất khoáng và hình thành những vết sâu răng - vết trắng (white spot lesion).
Từ vết trắng sẽ xuất hiện lỗ sâu răng, nếu quá trình mất khoáng mạnh tiếp diễn
xuống dưới lớp bề mặt, làm tăng các khoảng trống giữa các trụ men của men răng.
Ngược lại, vết trắng có thể mất hoàn toàn (hồi phục) nếu tạo điều kiện cho quá trình bù
khoáng cho men răng mạnh hơn mất khoáng. Đậm độ của con H+ phụ thuộc vào pH tại
chỗ hạ thấp, do kết quả của tác động đồng thời hàng loạt các yếu tố căn nguyên tại
chỗ. Tuy nhiên quá trình huỷ khoáng còn phụ thuộc vào sức đề kháng của mô răng, mà
sức đề kháng này liên quan đến mã di truyền hoặc yếu tố vi lượng là Fluor...
4. Tổn thương giải phẫu bệnh và phân loại sâu răng
Sâu men: Tổn thương sớm nhất bắt đầu từ bề mặt men gồm 4 lớp
Lớp 1 : Men đổi màu trắng(white spot lesion)
Lớp 2 : Thương tổn chính huỷ khoáng
Lớp 3: Vùng đen
Lớp 4: Vùng trong suốt
Sâu ngà: Khi tổn thương qua men, đến ngà có các mức độ sau:
Sâu bề mặt: Tổn thương vừa qua khỏi men tới ngà
Sâu ngà nông: Tổn thương trung bình
Sâu ngà sâu: Tổn thương tới gần tuỷ răng
Hình 7. Thay đổi tổ chức răng khi có lỗ sâu răng
1. Men ngà bị phá huỷ thành hốc và mất khoáng
2. Ngà trong suốt và ngà phản ứng.
3. Ngà thứ phát và những thay đổi ở tuỷ
19
Các tổn thương của sâu răng trước hết làm mất mô cứng của răng và phần