Sinh lý bệnh học là môn khoa học nghiên cứu những biến đổi bệnh lý về cơ năng của các cơ quan, hệ thống, mô bào tức là nghiên cứu những hoạt động của sự sống trong một cơ thể bịbệnh. Đồng thời sinh lý bệnh nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra bệnh và tìm ra quy luật chung của sự phát sinh, phát triển, diễn biến và kết thúc của quá trình bệnh lý.
118 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3317 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sinh lý bệnh thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. ĐINH THỊ BÍCH LÂN
Giáo trình
SINH LÝ BỆNH THÚ Y
1
LỜI NÓI ĐẦU
Sinh lý bệnh học là môn khoa học nghiên cứu những biến đổi bệnh lý về cơ năng của các cơ
quan, hệ thống, mô bào tức là nghiên cứu những hoạt động của sự sống trong một cơ thể bị
bệnh. Đồng thời sinh lý bệnh nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phát sinh ra bệnh và tìm ra
quy luật chung của sự phát sinh, phát triển, diễn biến và kết thúc của quá trình bệnh lý.
Sinh lý bệnh học là môn học cơ sở của ngành Thú y, có liên quan chặt chẽ với nhiều môn
học cơ sở khác (sinh lý học, hóa sinh học, dược lý học, vi sinh vật học) cũng như các môn lâm
sàng (Nội khoa, Chẩn đoán, Bệnh truyền nhiễm, Bệnh ký sinh trùng vv). Đặc biệt Sinh lý
bệnh học và Giải phẫu bệnh học là hai môn có cùng chung một đối tượng nghiên cứu là cơ
thể bị bệnh, nhưng sinh lý bệnh học chủ yếu nghiên cứu những biến đổi về cơ năng, còn giải
phẫu bệnh thì nghiên cứu những biến đổi về mặt hình thái trên cơ thể bệnh.
Từ việc nghiên cứu quy luật hoạt động của từng bệnh đến nghiên cứu quy luật hoạt động
của từng cơ quan, hệ thống bị bệnh đến quy luật hoạt động của các quá trình bệnh lý điển
hình, sinh lý bệnh học tìm cách khái quát hóa để tìm hiểu quy luật hoạt động của bệnh, chẳng
hạn như quy luật hoạt động và tác động của các yếu tố gây bệnh, quy luật của quá trình sinh
bệnh, quá trình bệnh lý, quá trình lành bệnh cũng như quá trình tử vong. Nắm vững các quy
luật diễn biến của bệnh chúng ta sẽ đề ra được những biện pháp điều trị có hiệu quả.
Nói tóm lại Sinh lý bệnh thú y là lý luận và triết học của khoa học thú y, mục tiêu quan
trọng của môn học này là kiến tạo cho người học quan điểm và phương pháp suy luận trong
quá trình chẩn đoán và điều trị.
Tác giả
2
Chương 1
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Trong phân công xã hội, người thầy thuốc đảm trách nhiệm vụ đấu tranh chống bệnh
tật. Vậy người đó phải có một quan niệm đúng đắn về đối thủ ấy, tức là bệnh, phải cố nắm
được bản chất của nó thì mới làm tốt được trách nhiệm của mình.
Vậy bệnh là gì ? Câu hỏi này đã được đặt ra ngay khi có con người trên trái đất, nhưng
câu trả lời luôn luôn thay đổi qua các thời đại với những tiến bộ của khoa học nói chung và y
học nói riêng. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giữa quan điểm duy tâm và quan điểm duy vật,
trong đó quan điểm duy tâm lùi dần để cuối cùng đi đến sự toàn thắng của quan điểm duy vật.
I. Sơ lược về quá trình hình thành những khái niệm về bệnh
Khi chưa có khoa học thì mọi hiện tượng tự nhiên đập vào các giác quan con người
đều mang tính chất thần bí. Do đó có quan niệm về bệnh như là tác dụng của những sức mạnh
tối tăm lên cơ thể con người như ma làm, quỷ ốp... Trong những giai đoạn tôn giáo phát triển
thì đó sẽ là trời đánh, thánh vật, là sự trừng phạt của đức chúa trời... Coi bệnh như vậy thì tất
nhiên muốn tránh hoặc khỏi bệnh là phải cầu trời, khấn Phật, trấn áp ma tà, quỷ dữ.
1. Thời kỳ cổ đại
Trong những thời kỳ cổ đại, mỗi nền văn minh đều có những triết lý khác nhau về vũ trụ, về
con người, về sự sống... Chúng là cơ sở cho những khái niệm về bệnh cho từng thời kỳ. Ví dụ
như trong thời kỳ cổ Trung Hoa, quan niệm về vũ trụ là vạn vật đều do hai lực là ―âm, dương‖
và năm nguyên tố là ngũ hành hình thành. Con người, một thứ tiểu vũ trụ nên mọi trạng thái
đều phụ thuộc vào tình trạng cân bằng giữa hai lực và ngũ hành ấy. Vậy bệnh xuất hiện khi có
rối loạn âm dương, có thay đổi quy luật tương sinh tương khắc của ngũ hành. Về mặt triết lý
mà nói thì sức khỏe là một tình trạng cân bằng, hòa hợp giữa một số những nhân tố khác nhau
và bệnh là khi mất cân bằng hòa hợp đó. Khái niệm mất cân bằng này còn thấy ở nhiều nền
văn minh cổ đại khác như trong nền văn minh Hy Lạp - La Mã thì đó là sự cân bằng của
những nguyên tố ―đất, khí, lửa và nước‖ hay của bốn dịch ―máu đỏ, máu đen, mật vàng và
niêm dịch‖. Khái niệm bệnh là mất cân bằng nội môi vẫn còn được phát triển trong thời kỳ
cận đại (với khái niệm cân bằng nội môi của Claude Bernard) và hiện nay.
Khoa học phát triển thì người ta luôn tìm cách giải thích hiện tượng bệnh lý bằng các
thành tựu của khoa học đặc biệt của ngành vật lý và hóa học, rồi gần đây là ngành sinh học
phân tử.
2. Khái niệm cơ học
Descartes xem cơ thể con người như một bộ máy và cho rằng bệnh xảy ra khi bộ máy
sinh vật ấy bị hỏng hóc không khác gì như khi máy móc bị thiếu nhiên liệu, dầu mỡ hoặc
bánh xe răng bị mòn gẫy... Quan niệm này đơn giản quá mức hoạt động của cơ thể. Nhưng
như ngày nay khoa học đã tiến bộ nhiều, nhiều nhà bác học lại phát triển khái niệm này dưới
ánh sáng của những thành tựu mới. Họ cho rằng cả lý lẫn hóa học cho đến bây giờ vẫn chưa
đủ khả năng để giải thích nhiều hiện tượng sống thì đó cũng không phải lý do để rời bỏ khỏi
khái niệm cơ học về bệnh. Nhà lý học nổi tiếng Schroedinger cho rằng sự khác biệt giữa
những sinh vật và những vật không phải là sinh vật chỉ là sự khác biệt giữa một quá trình cực
kỳ phức tạp với một quá trình tương đối đơn giản. Theo ông ta không có một sự khác biệt cơ
bản giữa các hiện tượng của môn phỏng sinh học, môn điều khiển học nữa.
3
3. Khái niệm hóa học
Ngay từ thời Trung cổ, môn hóa học thần bí đã phát triển để tìm ―thuốc trường sinh‖
hay ―hòn đá hóa vàng‖. Nhưng cũng từ đó mà khái niệm hóa học về bệnh đã bắt nguồn, cho
rằng bệnh là hậu quả rối loạn cân bằng các hóa chất trong cơ thể. Dù sao cũng phải chờ những
thành tựu về hóa học của những thế kỷ sau khái niệm ấy mới rõ nét. Jean Baptiste van
Helmon (1577 - 1644) tại Bỉ rồi Sylvius (1614 - 1672) tại Hà Lan cho rằng mọi quá trình sinh
lý trong cơ thể đều do hoạt động của các enzyme đặc hiệu khác nhau. Sylvius đặc biệt nghiên
cứu các dịch như dịch dạ dày, mật, tụy và đi đến kết luận là việc theo dõi các acid và base
trong cơ thể không những giúp soi sáng bản chất của sự sống mà còn cho hướng chữa bệnh
nữa. Đến thế kỷ thứ XIX khái niệm này thể hiện rõ ràng nhất trong khái niệm về sự ―hằng
định nội môi‖ của Claude Bernard. Theo ông thì giữa nội môi và ngoại cảnh có một mối quan
hệ khăng khít; nhưng ngoại cảnh luôn luôn thay đổi, để giữ nội môi không thay đổi, cơ thể
sống có cả hàng loạt chức năng bảo vệ, điều hòa. ―Bệnh và chết chỉ là rối loạn hoặc tan vỡ cơ
chế đó‖. Khái niệm ấy cho đến ngày nay vẫn còn được nhiều người chứng minh và phát triển.
Như Hans Selye đưa ra ý kiến bệnh là rối loạn của khả năng thích nghi sau khi nhận thấy rằng
đứng trước các kích động (stress), cơ thể phản ứng lại tùy theo mức độ của kích động qua 3
thời kỳ: báo động, đề kháng và kiệt quệ. Trong các thời kỳ đó, trục tuyến yên - thượng thận
hoạt động mạnh và luôn có một cân bằng giữa những nội tiết tố được bài tiết ra (theo Selye là
giữa corticoid đường và corticoid khoáng) có những đặc tính đối kháng nhau về tác dụng trên
quá trình bệnh lý. Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX này sự phát triển của sinh học
phân tử đã giúp làm sáng tỏ nhiều cơ chế sinh bệnh ở mức độ phân tử và lý thuyết phân tử đã
được Linus Pauling đưa ra để chỉ những bệnh do có sai sót trong cấu trúc phân tử của các chất
sinh học.
4. Các khái niệm về hoạt động tâm- thần kinh
Một vấn đề mà từ khi có con người cho đến tận cuối thế kỷ XX này vẫn còn là một đề tài
tranh luận gay go, đó là hoạt động của thần kinh, là sự sống. Theo cổ Ai Cập thì cơ thể sống
khác cơ thể chết là còn có ―sinh khí‖, mà theo Ấn Độ thì đó là ―linh hồn‖. Khi chết thì ―sinh
khí‖ hoặc ―linh hồn‖ bay biến ra khỏi thể xác. Những quan niệm huyền bí như vậy tồn tại qua
nhiều thế kỷ. Ngay như Descartes người sáng lập trường phái cơ học về cấu trúc và chức năng
của cơ thể, về bệnh tật cũng vẫn còn phân biệt thể xác vô trí với linh hồn chạy bên trong các
cơ, mạch máu và não. Thế kỷ thứ XVII có phái linh hồn mới (neovitalisme) với Geerges
Ernerst Stahl. Theo ông thì linh hồn được gọi là ―anima‖ là sức mạnh bảo vệ, ngăn cản cơ thể
sống khỏi bị thối rữa như khi đã chết. Theo Hoffmann linh hồn duy trì cơ thể trong một thế
cân bằng là sức khỏe và bệnh có thể hoặc là một sự thiếu hụt, hoặc là tình trạng thừa chất liệu
sống đó. Đến thế kỷ thứ XVIII có Anton Mesmer đã làm sống lại một học thuyết đã có tại
phương Đông từ cổ xưa; đó là học thuyết chiêm tinh cho rằng các vì sao có ảnh hưởng đến
hoạt động của mọi sinh vật thông qua ―một hoạt chất từ tính‖. Theo ông ta thì mặt trời, mặt
trăng và các vì sao cố định ảnh hưởng lẫn nhau trong vũ trụ, tạo ra và điều hòa triều lên xuống
tại quả đất, không những tại hải dương mà cả trong không gian nữa; cũng như vậy chúng ảnh
hưởng đến vạn vật sống, qua một chất chuyển động làm vận động mọi vật trong những mối
tương quan hài hòa. Mesmer đã nổi danh vì đã chữa được nhiều bệnh khác nhau chỉ bằng cái
gọi là ―hoạt chất từ tính đó‖, nhưng thực sự như kết luận của Hội đồng khoa học của vua
Louis XVI lúc bấy giờ chỉ là bằng ám thị, nghĩa là bằng tâm lý liệu pháp. Điều này nói lên
rằng trong y học, ngoài những yếu tố vật chất cần chú ý thì yếu tố tâm thần cũng rất quan
trọng mà chưa được chú ý đến mức độ thích đáng. Ngay cho đến thế kỷ thứ XX này vai trò
4
của thần kinh, tâm thần trong cơ chế bệnh sinh vẫn còn là vấn đề tranh cãi rất quyết liệt giữa
các trường phái.
Freud cho rằng bệnh chỉ là sản phẩm của sự chèn ép ý thức trên tiềm thức của một xung đột
tâm lý. Dựa trên triết lý của Fichte và Hegel cho rằng ý thức của con người luôn luôn được
tổng hợp không ngừng qua những kinh nghiệm sống. Freud cho rằng trong cuộc sống bình
thường có ý thức của chúng ta có nhiều ý kiến và động lực nảy nở từ tiềm thức mà ra. Điều
quan trọng là nhiều ý kiến và sự ham muốn về ý thức đó lại bị dồn ép xuống tiềm thức nghĩa
là bị vứt bỏ không được trở thành ý thức. Cái lực ức chế dồn ép ấy, mà Freud gọi là ―kẻ thanh
tra nội tâm‖ chỉ cho chuyển từ tiềm thức thành ý thức những ý kiến mà nó đồng tình. Những ý
kiến bị dồn ép về tiềm thức vẫn tồn tại, vẫn có khả năng sống dồi dào của chúng; sức sống ấy
Freud gọi là ―libido‖ đặc biệt rất mạnh đối với những bản năng cơ bản của con người, ví dụ
như bản năng sinh dục. Vì không có lối thoát nên những ý kiến bị dồn ép sẽ tìm những cách
biểu hiện khác như mộng mị, lãng trí... thậm chí bằng những hiện tượng bệnh lý như suy
nhược tâm thần, isteri, hay theo học trò của Freud thì ngay cả những bệnh thực thể khác nữa.
Trường phái Nga, tiếp thu các công trình của các nhà bác học Nga như Setchenov, Botkin
và đặc biệt của Pavlov, đã đề ra học thuyết thần kinh của bệnh. Theo thuyết này, nội môi và
ngoại cảnh là một khối thống nhất mà trong đó hoạt động của thần kinh đặc biệt của thần kinh
cao cấp đóng vai trò quyết định về khả năng thích ứng của cơ thể (tức nội môi đối với những
thay đổi ở bên ngoài). Sự kết hợp chặt chẽ của vỏ não và những đoạn dưới của hệ thần kinh,
giữa các hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai, giữa thần kinh và nội tiết, có tác dụng điều hòa
chính xác và kịp thời mọi hoạt động con người, bảo đảm mối tương quan thống nhất giữa nội
môi và ngoại cảnh. Vậy ―bệnh là do rối loạn hoạt động phản xạ của hệ thần kinh, rối loạn mối
tương quan giữa các khu vực khác nhau của hệ thần kinh là cơ chế phát triển của bệnh‖. Học
thuyết đó xác nhận vai trò tổ chức của hệ thần kinh trong sự phát triển của bệnh nghĩa là từ
thần kinh có thể sinh ra mọi thứ bệnh. Các người theo học thuyết ấy đã ―suy diễn ra rằng phản
xạ bệnh lý là cơ sở duy nhất của sự phát triển bệnh‖.
Về nửa cuối của thế kỷ thứ XX này với sự phát triển và kết hợp của nhiều môn học có liên
quan đến thần kinh như điện sinh lý, sinh học thần kinh, hóa học tế bào, người ta đã thấy vai
trò quan trọng của các receptor khác nhau trên bề mặt các tế bào thần kinh. Những receptor
này không những giữ vai trò dẫn truyền các xung động có tính chất điện hoặc chuyển hoạt
động hóa học thành hoạt động điện học ở mức độ tế bào, mà còn làm nổi lên vai trò cực kỳ
phức tạp và lý thú của rất nhiều chất protid đơn giản trong dẫn truyền xung động, trong thay
đổi chức năng của tế bào từ những chức năng dẫn truyền đến chức năng ký ức, đến tăng
cường hay ức chế một cảm giác... Người ta đã thấy rõ hơn những hoạt động thần kinh ở mức
độ phân tử và một số bệnh thần kinh đã được hiểu rõ về cơ chế bệnh sinh.
II. Khái niệm khoa học về bệnh
Có lẽ cho đến bây giờ cũng vẫn chưa đủ dữ kiện cho một khái niệm khoa học về bệnh. Cho
nên cần có một thái độ thực tiễn hơn tức là khi nói đến bệnh cần chú ý đến một số điểm chắc
sẽ giúp cho thầy thuốc luôn luôn có thái độ xử lý đúng đắn hơn là có một khái niệm mang
nhiều tính chất triết lý nhưng không đầy đủ, hạn chế về mặt áp dụng thực tế.
Theo tiến hóa luận khoa học thì mọi sinh vật là từ những chất hữu cơ tổ chức lại thành đơn
bào, sau những tế bào lại được tổ chức lại càng ngày ngày càng phức tạp thành những cơ thể
sinh vật có các cơ quan chức phận khác nhau, có những hoạt động biệt hóa nhưng đều nhằm
một mục đích chung là duy trì sự tồn tại và phát triển giống nòi. Do đó nếu đi từ thế giới vi
5
mô sang thế giới vĩ mô, tất cả những màng ngăn cách các khu vực (trong tế bào, giữa các tế
bào với nhau, giữa các cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với ngoại môi...) chỉ có tính chất
tương đối mà sự thực giữa các khu vực đó trao đổi rất mật thiết, có tác động qua lại ảnh
hưởng lẫn nhau mặc dù mỗi khu vực vẫn giữ tính chất riêng của mình. Như vậy sinh vật nói
chung và con người nói riêng có tính chất thống nhất bên trong, giữa trong (nội môi) và ngoài
(ngoại môi), song lại vẫn có mâu thuẫn vì đối với mỗi khu vực thì cái bên ngoài vẫn có tính
hay thay đổi hơn, do đó mỗi khu vực luôn luôn giữ được tính chất riêng của nó nhờ vào khả
năng bảo vệ, thích nghi bù trừ mà cơ thể duy trì được sự hằng định tương đối của nội môi,
duy trì được sự hoạt động bình thường. Quan niệm như vậy sẽ dẫn đến một số đặc điểm cần
chú ý để hiểu bệnh là gì.
1. Bệnh có tính chất một cân bằng mới kém vững bền
Sự hằng định nội môi mà Claude Bernard đã từng nói đến là kết quả của một cân bằng sinh
lý giữa hai quá trình, quá trình tân tạo và quá trình tiêu hủy. Ví dụ như glucose huyết là kết
quả của sự cân bằng giữa tiêu và tạo glucose; nhiều tình trạng sinh học khác cũng như vậy.
Khi có một yếu tố về bệnh xâm nhập vào trong cơ thể thì lập tức cơ thể đó phản ứng bảo vệ,
sẽ có những hoạt động nhằm duy trì tình trạng cân bằng bị nhiễu loạn bởi yếu tố ấy. Cho nên
trong mỗi quá trình bệnh lý luôn luôn xảy ra hai hiện tượng gắn liền với nhau và ảnh hưởng
lẫn nhau: hiện tượng hủy hoại bệnh lý và hiện tượng phòng ngự sinh lý. Đứng trước mọi tác
nhân có khả năng làm thay đổi tình trạng hằng định của cơ thể thì cơ thể sẽ tích cực chống đỡ
lại nhờ khả năng bảo vệ. Chính cuộc đấu tranh này tạo ra một cân bằng mới (vì có thêm yếu
tố bệnh lý, phản ứng bảo vệ với những sản phẩm của chúng); nhưng cân bằng này không kéo
dài, thường có xu hướng thay đổi hoặc theo hướng phục hồi về cân bằng cũ tức là lành bệnh,
hoặc cân bằng tiến triển càng ngày càng bất lợi cho cơ thể, không thích hợp với sự sống, vượt
quá khả năng bảo vệ của cơ thể thì dẫn đến tử vong. Đó cũng là tính chất kém bền vững của
cân bằng mới. Đó cũng là quan niệm biện chứng về sự sống và chết, lành và bệnh là hai mặt
của hiện tượng sinh học.
Hiểu bệnh là một cân bằng mới kém vững bền sẽ quyết định thái độ của người thầy thuốc
không những tìm mọi cách hạn chế những hiện tượng hủy hoại bệnh mà còn phải tăng cường
những hiện tượng phòng ngự sinh lý, hướng sự tiến triển của bệnh về cân bằng sinh lý. Trong
y học hiện đại vào những năm cuối của thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ thứ XX, người ta chú
trọng quá nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, những tổn thương do các nguyên nhân đó gây ra
mà chú ý chưa đúng mức đến sức đề kháng của cơ thể đứng trước sự tấn công của yếu tố bệnh
lý. Trái lại trong y học cổ đại, nhất là trong y học phương Đông, vì chưa biết rõ nguyên nhân
cho nên người ta đã chú ý rất nhiều đến sức đề kháng của cơ thể bị bệnh, tìm mọi cách để làm
―vượng‖ cái thể trạng hơn là chú ý đến nguyên nhân. Đó là hai hướng cực đoan mà người
thầy thuốc hiện nay cần dung hòa khi hiểu rõ rằng trong cơ thể bị bệnh tồn tại cả hai quá trình,
hủy hoại bệnh lý và phòng ngự sinh lý.
2. Bệnh hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể
Trong khi ngoại môi luôn luôn thay đổi mà nội môi lại đòi hỏi một tình trạng hằng định
tương đối thì như vậy cơ thể phải luôn luôn tìm cách thích ứng với biến đổi của ngoại cảnh.
Đứng trước những thay đổi mạnh mẽ của môi trường bên ngoài, cơ thể cũng phải vận dụng
những cơ chế thích ứng mạnh mẽ thậm chí có thể dẫn tới một tình trạng bệnh lý mà Selye đã
coi như ―bệnh thích nghi‖.
Thực ra khi ngoại môi thay đổi mạnh mẽ đến mức thay đổi cả mức cân bằng của nội môi thì
cũng như khi yếu tố gây bệnh tạo nên tình trạng bệnh lý, khả năng thích nghi của cơ thể sống
6
vẫn còn, song rõ ràng bị hạn chế. Ví dụ như khi cơ thể bị sốt, khả năng điều hòa nhiệt vẫn
còn, người sốt ra lạnh vẫn có thể phản ứng tăng tạo nhiệt, vào nóng vẫn có tăng thải nhiệt
nhưng những phản ứng đó không mạnh mẽ như là khi khỏe. Hay như khả năng điều hòa
glucose huyết của người bị xơ gan rõ ràng bị hạn chế và càng hạn chế nếu quá trình xơ càng
rộng.
Nhận rõ khả năng thích nghi của cơ thể bị hạn chế khi mắc bệnh sẽ giúp cho người thầy
thuốc đánh giá đúng tính quan trọng của công tác phòng bệnh ngay khi cơ thể chưa mắc bệnh.
Trong công tác điều trị những người làm công tác thú y cũng phải tìm cách bảo vệ khả năng
thích ứng của cơ thể đến mức tối đa; ví dụ như trong điều trị bằng hormone không được
ngừng đột ngột để tránh tuyến bị thiểu năng vì không thích ứng kịp. Ngược lại cũng cần hạn
chế những kích thích đòi hỏi cơ thể phải đáp ứng thích nghi quá mạnh.
3. Bệnh hạn chế tính năng sản xuất
Khi gia súc bị bệnh, tính năng sản xuất giảm, giảm sức cày kéo, giảm tăng trọng, giảm sản
lượng trứng, sữa.vv
7
Chương 2
BỆNH NGUYÊN HỌC
Bệnh nguyên học hay nguyên nhân bệnh học là môn khoa học nghiên cứu những nguyên
nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh ra bệnh.
Việc nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng trị bệnh cho
gia súc gia cầm. Có nắm được nguyên nhân thì mới định ra được phương pháp điều trị chính
xác và có biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa sự xâm nhập của chúng vào cơ thể.
I. Một số quan niệm sai lầm về bệnh nguyên
1. Thuyết nguyên nhân đơn thuần
Thuyết này cho rằng vi khuẩn là nguyên nhân của mọi bệnh, hễ có vi khuẩn là có bệnh.
Với thái độ cực đoan, quá nhấn mạnh đến vai trò của một nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn,
thuyết này đã bỏ qua vai trò và ảnh hưởng của những điều kiện khác thuận lợi cho sự phát
sinh của bệnh, cũng không chú ý đến cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại sự đột nhập của các
yếu tố gây bệnh và nó cũng không xét đến các ảnh hưởng khác trong bệnh nguyên học.
Thực tế cho thấy rằng trong nhiều bệnh không phát hiện thấy vi khuẩn và ngược lại trong
nhiều trường hợp có vi khuẩn nhưng lại không thấy bệnh xuất hiện.
Một quan niệm sai lầm, phiến diện về bệnh nguyên học như trên, chỉ chú ý đến một nguyên
nhân gây bệnh, tất nhiên cũng sẽ dẫn đến sai lầm trong công tác phòng bệnh và điều trị bệnh.
Việc chống lại các yếu tố gây bệnh, nhất là vi khuẩn một cách tích cực cũng mới chỉ là một
mặt trong công tác phòng bệnh và điều trị. Còn có những mặt khác cùng không kém phần
quan trọng là tạo ra những điều kiện, những hoàn cảnh để yếu tố gây bệnh không phát huy
được tác dụng như tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
2. Thuyết điều kiện đơn thuần
Thuyết này cho rằng bệnh tật là do kết quả tác động tổng hợp của một số điều kiện và
những điều kiện đó có thể gây bệnh mà không cần có những nguyên nhân đặc hiệu. Quan
niệm này là hoàn toàn sai lầm bởi vì từng điều kiện tách riêng ra cũng như nhiều điều kiện kết
hợp lại không thể quyết định được sự phát sinh ra bệnh và tính đặc hiệu của bệnh. Các điều
kiện chỉ có tác dụng tạo nên cơ sở dễ dàng cho bệnh phát sinh khi có nguyên nhân tác