SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ
Tên nghề: SỬA CHỮA MÁY KÉO CÔNG SUẤT NHỎ
Mã số nghề:
Mô tả nghề:
* “Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ” là nghề chuyên thực hiện việc sửa chữa loại máy kéo công suất nhỏ dưới 30 HP
* Người làm nghề “Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ” thường trực tiếp sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại gia đình, tham gia sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại các trạm sửa chữa máy kéo hoặc tổ chức sửa chữa lưu động máy kéo công suất nhỏ cho người dân.
* Nhiệm vụ của người làm nghề “Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ” là:
- Phòng tránh tai nạn lao động trong sửa chửa máy kéo và cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động.
- Tháo lắp, kiểm tra xác định hư hỏng, sửa chữa (bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ) các chi tiết đơn giản của động cơ và hệ thống điện hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động, hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ.
- Tháo lắp, kiểm tra xác định hư hỏng và thay thế các chi tiết phức tạp, quan trọng của động cơ và hệ thống điện hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động, hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ.
88 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 907 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ (P2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ, BẢNG PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Tên nghề: Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Mã số nghề:
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCDN
Ngày.tháng.. năm 2011của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề)
Hà Nội – Năm 2011
SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ
Tên nghề: SỬA CHỮA MÁY KÉO CÔNG SUẤT NHỎ
Mã số nghề:
Mô tả nghề:
* “Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ” là nghề chuyên thực hiện việc sửa chữa loại máy kéo công suất nhỏ dưới 30 HP
* Người làm nghề “Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ” thường trực tiếp sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại gia đình, tham gia sửa chữa máy kéo công suất nhỏ tại các trạm sửa chữa máy kéo hoặc tổ chức sửa chữa lưu động máy kéo công suất nhỏ cho người dân.
* Nhiệm vụ của người làm nghề “Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ” là:
- Phòng tránh tai nạn lao động trong sửa chửa máy kéo và cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động.
- Tháo lắp, kiểm tra xác định hư hỏng, sửa chữa (bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ) các chi tiết đơn giản của động cơ và hệ thống điện hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động, hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ.
- Tháo lắp, kiểm tra xác định hư hỏng và thay thế các chi tiết phức tạp, quan trọng của động cơ và hệ thống điện hệ thống truyền lực, hệ thống điều khiển và di động, hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo của máy kéo công suất nhỏ.
* Dụng cụ và thiết bị chủ yếu bao gồm:
+ Bộ dụng cụ tháo lắp và đo kiểm
+ Bộ dụng cụ chuyên dùng
+ Bộ dụng cụ nguội
+ Máy hàn, máy mài, pa lăng loại nhỏ
+ Động cơ diesel 4 kỳ công suất dưới 30 HP.
* Môi trường làm việc: Người làm nghề “Sửa chữa máy kéo công suất nhỏ” thường làm việc trong môi trường nóng, bụi bẩn, cường độ lao động nặng, thường tiếp xúc với dầu mỡ, tiếp xúc với các chi tiết máy có nhiệt độ cao và các cơ cấu máy động dễ gây nguy hiểm và tai nạn trong quá trình làm việc.
CÁC NHIỆM VỤ
CÁC CÔNG VIỆC
A- An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
A1- Phòng tránh tai nạn trong tháo lắp, bưng bê và nâng hạ vật nặng
A2- Phòng tránh tai nạn trong sửa chữa các cơ cấu động của máy kéo
A3- Phòng tránh tai nạn về điện
A4- Phòng tránh tai nạn khi sửa chữa các chi tiết, vận hành các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao
A5- An toàn phòng cháy chữa cháy
A6- Sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động
B- Sửa chữa động cơ máy kéo công suất nhỏ
B1- Sửa chữa cụm
Pittông, xi lanh
B2 - Sửa chữa nhóm trục khuỷu, thanh truyền
B3 - Sửa chữa nắp quy lát, thân máy, cạc te
B4- Kiểm tra, thay thế bánh đà
B5- Sửa chữa bộ điều tốc ly tâm
B6 - Sửa chữa cơ cấu điều khiển hệ thống phân phối khí và cụm xúpap
B7- Sửa chữa cơ cấu khởi động bằng tay quay và cơ cấu giảm áp
B8 - Cân cam theo dấu
B9- Sửa chữa thùng chứa, bầu lọc, ống dẫn nhiên liệu
B10- Sửa chữa vòi phun nhiên liệu
B11- Sửa chữa bơm cao áp PF
B12- Sửa chữa bầu lọc gió, ống xả
B13 - Sửa chữa hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu
B14- Sửa chữa bơm nhớt, bơm nước
B15 - Sửa chữa lưới lọc, bầu lọc, ống dẫn nhớt, thiết bị báo nhớt bôi trơn
C- Sửa chữa hệ thống điện
C1- Sửa chữa máy khởi động điện
C2- Chăm sóc bảo trì bình ắc quy
C3- Sửa chữa thiết bị chiếu sáng, tín hiệu và ổ khoá điện
C4- Sửa chữa máy phát điện
C5- Kiểm tra thay thế Bugi xông
D- Sửa chữa hệ thống truyền lực
D1- Sửa chữa bộ truyền động đai
D2- Sửa chữa bộ truyền động xích
D3- Sửa chữa cơ cấu điều khiển ly hợp bằng cơ khí
D4- Sửa chữa ly hợp ma sát khô
D5- Sửa chữa hộp số chính
D6- Sửa chữa cơ cấu truyền lực cuối cùng
E- Sửa chữa hệ thống điều khiển, di động, hệ thống thuỷ lực và cơ cấu treo
E1- Sửa chữa cơ cấu lái cơ khí
E2- Sửa chữa ly hợp chuyển hướng
E3- Sửa chữa moayơ bánh xe, bán trục, bánh xe
E4- Sửa chữa hệ thống treo bằng nhíp
E5- Sửa chữa hệ thống phanh hãm số
E6- Sửa chữa hệ thống phanh cơ khí
E7- Kiểm tra sửa chữa bơm thuỷ lực
E8- Kiểm tra sửa chữa xi lanh lực chính và píttông
E9- Kiểm tra sửa chữa hộp phân phối
E10- Kiểm tra sửa chữa ống dẫn dầu
E11- Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu treo
PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Tên nhiệm vụ A: An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ Ngày: 10/12/2010
Người biên soạn: Đặng Công Thành
Tên công việc A1: Phòng tránh tai nạn trong tháo lắp, bưng bê Người thẩm định: Hoàng Tọng Lành
và nâng hạ vật nặng
Mô tả công việc:
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm và vật nặng điển hình được sử dụng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ để phục vụ học tập và thực hành.
- Tìm hiểu cấu tạo, công dụng của dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm và thực hiện các thao tác an toàn khi sử dụng dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm.
- Thực hiện các thao tác an toàn khi tháo lắp, bưng bê và nâng hạ các vật nặng.
Các bước thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện
Dụng cụ và trang thiết bị, vật liệu
Kiến thức cần có
Kỹ năng cần có
Thái độ cần có
Các quyết định, lỗi thường gặp
1. Chuẩn bị
Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tháo lắp , dụng cụ đo kiểm và vật nặng điển hình để phục vụ học tấp và thực hành an toàn khi sử dụng
- Bộ dụng cụ tháo lắp
- Bộ dụng cụ đo kiểm
- Vật nặng điển hình cần bưng bê, nâng hạ
- Pa lăng, kích
- Nhận biết các dụng cụ tháo lắp và dụng cụ đo kiểm thường sử dụng trong sửa chữa máy kéo
- Nhận biết các thiết bị nâng hạ
- Lựa chọn dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm và thiết bị nâng hạ
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chuẩn bị thiếu dụng cụ, thiết bị và vật liệu phục vụ học tấp và thực hành
2. Tìm hiểu cấu tạo, công dụng của các dụng cụ tháo lắp, đo kiểm và thiết bị nâng hạ
Yêu cầu tìm hiểu kỹ cấu tạo, công dụng của các dụng cụ tháo lắp, đo kiểm và thiết bị nâng hạ
- Bộ dụng cụ tháo lắp
- Bộ dụng cụ đo kiểm
- Vật nặng điển hình cần bưng bê, nâng hạ
- Pa lăng, kích
- Nhận biết các dụng cụ tháo lắp và dụng cụ đo kiểm thường sử dụng trong sửa chữa máy kéo
- Nhận biết các thiết bị nâng hạ
- Quan sát, tìm hiểu cấu tạo, tính năng, công dụng của các dụng cụ tháo lắp, đo kiểm và thiết bị nâng hạ
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Tìm hiểu qua loa
- Không hiểu biết đầy đủ cấu tạo, công dụng của các dụng cụ tháo lắp, đo kiểm và thiết bị nâng hạ
3. Thực hành các tư thế an toàn khi tháo lắp, bưng bê và nâng hạ vật nặng
Yêu cầu phải thực hành đầy đủ các tư thế an toàn khi tháo lắp, bưng bê và nâng hạ vật nặng
- Bộ dụng cụ tháo lắp
- Bộ dụng cụ đo kiểm
- Vật nặng điển hình cần bưng bê, nâng hạ
- Pa lăng, kích
- Hiểu biết về cấu tạo, công dụng của các dụng cụ tháo lắp, đo kiểm và thiết bị nâng hạ
- Thực hiện theo các tư thế và thao tác mẫu
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Thực hành sai thao tác mẫu
- Thực hành không đầy đủ theo hướng dẫn
4. Bảo quản các dụng cụ tháo lắp và thiết bị nâng hạ sau khi sử dụng
Yêu cầu thực hiện đúng phương pháp bảo quản các dụng cụ tháo lắp và thiết bị nâng hạ sau khi sử dụng
- Bộ dụng cụ tháo lắp
- Bộ dụng cụ đo kiểm
- Vật nặng điển hình cần bưng bê, nâng hạ
- Pa lăng, kích
- Hiểu biết về cấu tạo, công dụng của các dụng cụ tháo lắp, đo kiểm và thiết bị nâng hạ
- Thực hiện các phương pháp bảo quản theo hướng dẫn
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Thực hành không đầy đủ theo hướng dẫn
PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Tên nhiệm vụ A: An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ Ngày: 10/12/2010
Người biên soạn: Đặng Công Thành
Tên công việc A2: Phòng tránh tai nạn trong sửa chữa Người thẩm định : Hoàng Trọng Lành
các cơ cấu động của máy kéo
Mô tả công việc:
- Chuẩn bị một máy kéo công suất nhỏ (dưới 30 HP) được sử dụng để đào tạo nghề sửa chữa máy kéo công suất nhỏ phục vụ cho học tập và thực hành công việc A2.
- Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu động trên máy kéo
- Thực hiện các thao tác an toàn khi sửa chữa các cơ cấu động của máy kéo.
Các bước thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện
Dụng cụ và trang thiết bị, vật liệu
Kiến thức cần có
Kỹ năng cần có
Thái độ cần có
Các quyết định, lỗi thường gặp
1. Chuẩn bị
Yêu cầu chuẩn bị một máy kéo công suất nhỏ (dưới 30 HP) được sử dụng để đào tạo nghề sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Một máy kéo công suất nhỏ (dưới 30 HP) được sử dụng để đào tạo nghề sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Hiểu rõ cấu tạo chung của máy kéo công suất nhỏ
- Nhận biết các cơ cấu động của máy kéo công suất nhỏ
- Chú ý quan sát
- - Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Chuẩn bị máy kéo không đầy đủ các bộ phận, các cơ cấu động không hoạt động được
2. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu động trên máy kéo
Yêu cầu tìm hiểu kỹ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu động trên máy kéo
- Một máy kéo công suất nhỏ (dưới 30 HP) được sử dụng để đào tạo nghề sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Hiểu rõ cấu tạo chung của máy kéo công suất nhỏ
- Quan sát, tìm hiểu cấu tạo, tính năng, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu động trên máy kéo
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Tìm hiểu qua loa
- Không hiểu biết đầy đủ nguyên lý hoạt động của các cơ cấu động trên máy kéo
3. Thực hành các tư thế an toàn khi sửa chữa các cơ cấu động trên máy kéo
Yêu cầu phải thực hành đầy đủ các tư thế an toàn khi sửa chữa, điều chỉnh các cơ cấu động trên máy kéo
- Bộ dụng cụ tháo lắp, đo kiểm
- Các cơ cấu động trên máy kéo
- Hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu động trên máy kéo
- Thực hiện theo các tư thế và thao tác mẫu
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Thực hành sai thao tác mẫu
- Thực hành không đầy đủ theo hướng dẫn
PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Tên nhiệm vụ A: An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ Ngày: 10/12/2010
Người biên soạn: Đặng Công Thành
Tên công việc A3: Phòng tránh tai nạn về điện Người thẩm định: Hoàng Trọng Lành
Mô tả công việc:
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị điện trên máy kéo và các thiết bị sử dụng điện dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện trên máy kéo và các thiết bị sử dụng điện dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Thực hiện các thao tác an toàn khi sửa chữa các thiết bị điện trên máy kéo và sử dụng các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
Các bước thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện
Dụng cụ và trang thiết bị, vật liệu
Kiến thức cần có
Kỹ năng cần có
Thái độ cần có
Các quyết định, lỗi thường gặp
1. Chuẩn bị
Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tháo lắp , dụng cụ đo kiểm và các thiết bị điện trên máy kéo cũng như các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Bộ dụng cụ tháo lắp
- Bộ dụng cụ đo kiểm
- Các thiết bị điện trên máy kéo cũng như các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Nhận biết các dụng cụ tháo lắp và dụng cụ đo kiểm thường sử dụng trong sửa chữa hệ thống điện
- Nhận biết các thiết bị điện và
các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo
- Nhận biết dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm và các thiết bị điện trên máy kéo cũng như các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chuẩn bị thiếu dụng cụ, thiết bị phục vụ học tập và thực hành
2. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của cácthiết bị điện trên máy kéo cũng như các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Yêu cầu tìm hiểu kỹ nguyên lý hoạt động của thiết bị điện trên máy kéo cũng như các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Các thiết bị điện trên máy kéo cũng như các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Hiểu rõ cấu tạo chung của thiết bị điện trên máy kéo cũng như các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Quan sát, tìm hiểu nguyên lý hoạt động của thiết bị điện trên máy kéo cũng như các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Tìm hiểu qua loa
- Không hiểu biết đầy đủ nguyên lý hoạt động của thiết bị điện trên máy kéo cũng như các thiết bị dùng điện
3. Thực hành các tư thế an toàn khi sửa chữa thiết bị điện trên máy kéo và vận hành các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Yêu cầu phải thực hành đầy đủ các tư thế an toàn khi sửa chữa thiết bị điện trên máy kéo và vận hành các thiết bị dùng điện
- Bộ dụng cụ tháo lắp
- Bộ dụng cụ đo kiểm
- Thiết bị điện trên máy kéo và các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Các tai nạn thường xảy ra trong khi sửa chữa các thiết bị điện trên máy kéo và vận hành các thiết bị dùng điện
- Thực hiện theo các tư thế và thao tác mẫu
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Thực hành sai thao tác mẫu
- Thực hành không đầy đủ theo hướng dẫn
4. Bảo quản các thiết bị dùng điện sau khi sử dụng
Yêu cầu thực hiện đúng phương pháp bảo quản các thiết bị dùng điện sau khi sử dụng
- Các thiết bị dùng điện sau khi sử dụng
- Hiểu biết về cấu tạo, công dụng của các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Thực hiện các phương pháp bảo quản theo hướng dẫn
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Thực hành không đầy đủ theo hướng dẫn
PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Tên nhiệm vụ A: An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ Ngày: 10/12/2010
Người biên soạn: Đặng Công Thành
Tên công việc A4: Phòng tránh tai nạn trong sửa chữa các chi tiết, Người thẩm định: Hoàng Trọng Lành
thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao
Mô tả công việc:
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Thực hiện các thao tác an toàn khi sửa chữa các chi tiết và thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
.
Các bước thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện
Dụng cụ và trang thiết bị, vật liệu
Kiến thức cần có
Kỹ năng cần có
Thái độ cần có
Các quyết định, lỗi thường gặp
1. Chuẩn bị
Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ tháo lắp , dụng cụ đo kiểm và các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
- Bộ dụng cụ tháo lắp
- Bộ dụng cụ đo kiểm
- Các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Nhận biết các dụng cụ tháo lắp và dụng cụ đo kiểm
- Nhận biết các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
- Nhận biết dụng cụ tháo lắp, dụng cụ đo kiểm và các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chuẩn bị thiếu dụng cụ, thiết bị phục vụ học tập và thực hành
2. Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của cácthiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
Yêu cầu tìm hiểu kỹ nguyên lý hoạt động của thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
- Các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
- Hiểu rõ cấu tạo chung của thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
- Quan sát, tìm hiểu nguyên lý hoạt động của thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Không hiểu biết đầy đủ nguyên lý hoạt động của thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
3. Thực hành các tư thế an toàn khi sửa chữa thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
Yêu cầu phải thực hành đầy đủ các tư thế an toàn khi sửa chữa thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
- Bộ dụng cụ tháo lắp
- Bộ dụng cụ đo kiểm
- Thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
- Các tai nạn thường xảy ra trong khi sửa chữa các thiết bị có áp suất và nhiệt độ cao trên máy kéo và dùng trong sửa chữa máy kéo
- Thực hiện theo các tư thế và thao tác mẫu
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Thực hành sai thao tác mẫu
- Thực hành không đầy đủ theo hướng dẫn
PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Tên nhiệm vụ A: An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ Ngày: 10/12/2010
Người biên soạn: Đặng Công Thành
Tên công việc A5: An toàn phòng cháy chữa cháy Người thẩm định: Hoàng Trọng Lành
Mô tả công việc:
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị phương tiện phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng, vận hành các thiết bị phương tiện phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
- Thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ.
Các bước thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện
Dụng cụ và trang thiết bị, vật liệu
Kiến thức cần có
Kỹ năng cần có
Thái độ cần có
Các quyết định, lỗi thường gặp
1. Chuẩn bị
Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Các dụng cụ, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nh
- Nhận biết được các dụng cụ, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nh
- Lựa chọn các dụng cụ, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nh
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chuẩn bị thiếu dụng cụ, thiết bị phục vụ học tập và thực hành
2. Tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện và vận hành thiết bị phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
Yêu cầu tìm hiểu kỹ cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện và vận hành thiết bị phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Các dụng cụ, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Hiểu rõ tính năng tác dụng của các dụng cụ, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Quan sát, tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện và vận hành thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Tìm hiểu qua loa
- Không hiểu biết đầy đủ cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện và vận hành thiết bị phòng cháy chữa cháy
3. Thực hành các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy khi sửa chữa máy kéo
Yêu cầu phải thực hành đầy đủ các biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy khi sửa chữa máy kéo
- Các dụng cụ, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Các tai nạn thường xảy ra trong khi xảy ra cháy nổ
- Các nguy cơ xảy ra cháy nổ khi sử dụng nguyên nhiên vật liệu sửa chữa máy kéo
- Thực hiện theo các tư thế và thao tác mẫu
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Thực hành sai thao tác mẫu
- Thực hành không đầy đủ theo hướng dẫn
4. Bảo quản các dụng cụ, phương tiện, nguyên nhiên vật liệu và thiết bị phòng cháy chữa cháy
Yêu cầu thực hiện đúng phương pháp bảo quản các dụng cụ, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Các dụng cụ, phương tiện và thiết bị phòng cháy chữa cháy dùng trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Hiểu biết về cấu tạo, công dụng của các thiết bị dùng điện trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ
- Thực hiện các phương pháp bảo quản theo hướng dẫn
- Cẩn thận, chính xác, an toàn
- Chịu khó tìm tòi, học hỏi
- Thực hành không đầy đủ theo hướng dẫn
PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
Tên nhiệm vụ A: An toàn lao động trong sửa chữa máy kéo công suất nhỏ Ngày: 10/12/2010
Người biên soạn: Đặng Công Thành
Tên công việc A6: Sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động Người thẩm định: Hoàng Trọng Lành
Mô tả công việc:
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện dùng để sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ)
- Tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ, phương tiện dùng để sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra TNLĐ
- Thực hiện các biện pháp và thao sử dụng các dụng cụ, phương tiện dùng để sơ cấp cứu ban đầu khi xảy ra TNLĐ
Các bước thực hiện công việc
Tiêu chuẩn thực hiện
Dụng cụ và trang thiết bị, vật liệ