1.1 VẬN TẢI VÀ CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI
Trong nền kinh tế quốc dân, vận tải là một ngành kinh tế đặc biệt và quan
trọng. Nó có mục đích vận chuyển hàng hoá, hành khách từ nơi này đến nơi khác.
Trong quá trình sản xuất, nó không làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá tuy nhiên
tầm quan trọng của nó dễ nhận thấy trong mọi ngành kinh tế. Nó cung cấp nguyên
liệu, nhiên liệu cho mọi nhà máy. Nó vận chuyển VLXD, máy móc tới để xây lắp
nhà máy. Trong quá trình sản xuất, cũng lại cần vận chuyển từ phân xưởng tới
phân xưởng, tới kho. Cuối cùng khâu phân phối tới tay người tiêu dùng cũng lại
phải nhờ tới vận tải.
Vận tải là mạch máu nối liền các khu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá,
du lịch, các khu công nghiệp, nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn. phục vụ
cho sự phát triển mọi lĩnh vực của nền kinh tế, phát triển xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng.
18 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Thiết kế yếu tố hình học đường ô tô - Chương 1 Khái niệm chung về đường ô tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ
I - 1
CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐƯỜNG Ô TÔ
1.1 VẬN TẢI VÀ CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI
Trong nền kinh tế quốc dân, vận tải là một ngành kinh tế đặc biệt và quan
trọng. Nó có mục đích vận chuyển hàng hoá, hành khách từ nơi này đến nơi khác.
Trong quá trình sản xuất, nó không làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá tuy nhiên
tầm quan trọng của nó dễ nhận thấy trong mọi ngành kinh tế. Nó cung cấp nguyên
liệu, nhiên liệu cho mọi nhà máy. Nó vận chuyển VLXD, máy móc tới để xây lắp
nhà máy. Trong quá trình sản xuất, cũng lại cần vận chuyển từ phân xưởng tới
phân xưởng, tới kho... Cuối cùng khâu phân phối tới tay người tiêu dùng cũng lại
phải nhờ tới vận tải.
Vận tải là mạch máu nối liền các khu trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá,
du lịch, các khu công nghiệp, nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn... phục vụ
cho sự phát triển mọi lĩnh vực của nền kinh tế, phát triển xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng...
Hệ thống vận tải bao gồm các hình thức sau đây : vận tải thuỷ, vận tải hàng
không, vận tải đường sắt và vận tải đường bộ.
1.1.1 Vận tải thuỷ
Gồm có vận tải sông và vận tải biển. Ưu điểm chính của loại hình này là tiết
kiệm được năng lượng vận chuyển. Số nhiên liệu để chuyển 1 tấn hàng chỉ bằng
1% so với vận tải hàng không nên giá cước rất rẻ. Tiền đầu tư chủ yếu vào tầu bè
và bến cảng. Vận chuyển được với khối lượng lớn, đường dài, hàng hoá cồng kềnh
như dầu lửa, máy móc, than đá, ...
Loại hình vận tải này có nhược điểm là bị hạn chế bởi luồng lạch, bến cảng,
phương tiện nên không linh hoạt phải cần các phương tiện vận chuyển trung gian
(trung chuyển). Ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết và tốc
độ vận chuyển chậm.
Hiện nay, cả nước ta có trên 80 cảng biển lớn nhỏ, trong đó một số cảng
tổng hợp quốc gia đã và đang được nâng cấp mở rộng như Hải Phòng, Cái Lân, Đà
Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ, ...
Khối lượng hàng hoá thông qua các cảng biển tăng mạnh, năm 1999 so với
năm 1991 tăng 3.52 lần (63/17.9), tốc độ tăng trưởng bình quân 17% năm. Một số
cảng đạt mức cao như Sài Gòn (8.3 triệu Tấn), Hải Phòng (6.3 triệu Tấn).
Mục tiêu phát triển đến năm 2010, hình thành hệ thống cảng biển hoạt động
có hiệu quả trên toàn quốc, đảm bảo thông qua tất cả lượng hàng hoá XNK bằng
đường biển theo yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế, khoảng 200 triệu Tấn/Năm.
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ
I - 2
Tổng chiều dài đường sông có ~41.900 Km sông, kênh các loại, nhưng mới
quản lý, khai thác vận tải 8.036 Km. Vận tải sông giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong giao thông ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.Tuy nhiên,
giao thông vận tải sông vẫn bị hạn chế do luồng lạch thường xuyên bị sa bồi, khối
lượng nạo vét rất lớn, thiếu thiết bị dẫn luồng; các cảng sông nhỏ, năng lực thấp,
trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, sức chứa kho bãi không đủ. Đa số các cảng chưa có
nối kết liên hoàn với mạng giao thông quốc gia.
1.1.2 Vận tải hàng không
Phương thức vận tải này hiện nay phát triển rất nhanh chóng, ưu điểm của
vận tải hàng không là tốc độ cao (từ 300-1000 km/h) nên tiết kiệm được thời gian
vận chuyển. Ngoài ra còn là hình thức vận tải an toàn và tiện nghi đối với hành
khách, loại hình vận tải này rất thích hợp với các cự ly vừa và lớn.
Nhược điểm là giá thành đắt; hạn chế bởi tuyến bay, sân bay, thiết bị,
phương tiện nên không cơ động mà cần phải có các phương tiện trung chuyển.
Hiện nay, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đang quản lý, hoặc cùng
quản lý và khai thác 17 sân bay trong mạng cảng hàng không sân bay toàn quốc,
trong đó có 3 sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Trong điều kiện
vốn cấp từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, ngành tập trung đầu tư nâng cấp chủ
yếu cho 3 cảng hàng không sân bay quốc tế về các hạng mục nhà ga, đường băng,
đường lăn, sân đỗ... và một số sân bay nội địa như Vinh, Phú Bài, Điện Biên, Cát
Bi, Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Liên Khương, Pleiku...
Khối lượng vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế trong giai đoạn
1991 - 1996 đều tăng nhanh. Về vận tải hàng không trong nước, khối lượng vận
chuyển trong năm 1996 so với 1991 tăng gấp gấn 7 lần về hành khách và xấp xỉ 9
lần về hàng hoá. Về vận tải hàng không quốc tế, khối lượng vận chuyển trong năm
1996 so với năm 1991 tăng gấp 3,7 lần về hành khách và gấp hơn 3,5 lần về hàng
hoá.
Kết quả vận chuyển hành khách và hàng hoá trên thị trường vận tải hàng
không Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 1996 như sau:
Bảng 1. Khối lượng vận tải hàng không Việt Nam 1991-1996
1991 1992 1993 1994 1995 1996 91-96
Vận tải hàng không:
- Hành khách (nghìn lượt) 917 1.441 1.899 2.713 3.554 4.149 14.673
+ Tốc độ tăng trưởng (%) - 57,1 31,8 42,9 31,0 16,7 35,24
- Hàng hoá (nghìn tấn) 18,38 27,32 32,12 43,39 61,10 79,02 261.33
+ Tốc độ tăng trưởng (%) - 48,6 17,6 35,1 40,8 29,3 33,87
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ
I - 3
1.1.3 Vận tải đường sắt
Tốc độ vận chuyển trên đường sắt khá cao, tới 100 km/h với tàu thường và
gần 300 km/h với tàu cao tốc. Chuyên chở đường dài, giá cước rẻ, vận chuyển
được hàng hoá cồng kềnh, khối lượng vận chuyển lớn.
Cũng như các hình thức vận tải trên, vận tải đường sắt cũng bị hạn chế bởi
tuyến đường, nhà ga, phương tiện, ... nên không cơ động mà cần phải có các
phương tiện trung chuyển.
Đường sắt Việt nam tồn tại 3 loại khổ đường: Khổ đường 1m, khổ
đường1m435 đường lồng ( cả 1m và 1m435 ) với tổng chiều dài 3.142,69 km
gồm 2.632 km đường sắt chính tuyến, 402,69 km đường Ga, 107,95 km đường
nhánh .Bề rộng nền đường phần lớn là 4,4 m. Đặc biệt toàn mạng còn hơn 300 km
dùng ray nhỏ (riêng tuyến Thống Nhất còn 206km).
Bảng 2. Mạng lưới đường sắt Việt Nam (2000)
Tuyến đường Tổng số Đường
chính
Đường ga Đường
nhánh
Thống Nhất 1.977,44 1724,95 212,49 40,01
Phủ lý -Kiện khê 6,91
Diêu Trì -Quy nhơn 12,45 10,75 1,69
Mương mán -Phan Thiết 12,55 12,00 0,55
Cầu Giát-Nghĩa đàn 32,38 30,00 2,38
Đà lạt -Trại mát 7,65 0,93 6,72
Hà nội -Đồng đăng 228,80 163,30 53,37 12,14
Mai pha -Na dương 33,10 29,64 3,45
Gia Lâm -Hải phòng 136,37 95,74 20,75 19,89
Yên viên -Lao Cai 362,05 285,18 58,65 18,22
Đông Anh - Thái nguyên 69,56 54,68 13,08 1,81
Kép -Lưu xá 58,71 56,74 1,97
Kép -Hạ Long 134,55 105,06 27,23 2,25
Chi linh - Phả lại 17,29 14,88 2,40
Bắc hồng -Văn Điển 52,89 49,15 3,74
Tổng số 3142,69 2632,06 402,69 107,95
1.1.4 Vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ, chủ yếu là đường ô tô, là một bộ phận rất quan trọng của
ngành vận tải và đặc biệt thích hợp khi vận chuyển hành hoá và hành khách cự ly
vừa và ngắn.
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ
I - 4
Vận tải ô tô có nhiều đặc điểm, trong những điều kiện nhất định những đặc
điểm này làm cho vận tải ô tô có nhiều thuận lợi và hiệu quả hơn so với các hình
thức vận tải khác:
- Có tính cơ động cao, linh hoạt, vận chuyển trực tiếp không cần thông qua
các phương tiện trung chuyển. Có thể sử dụng hỗn hợp cho nhiều loại
phương tiện vận tải.
- Đường ô tô đòi hỏi đầu tư ít vốn hơn đường sắt, độ dốc dọc khắc phục được
lớn hơn nên có thể đến được các nơi địa hình hiểm trở. Vì vậy về mặt chính
trị, quốc phòng, xã hội đây là một ngành vận tải rất quan trọng.
- Tốc độ vận tải khá lớn, nhanh hơn đường thuỷ, tương đương đường sắt, trên
đường cao tốc có thể chạy trên 100 km/h nên trên các cự ly ngắn nó có thể
cạnh tranh với hàng không.
- Cước phí vận chuyển trên đường bộ rẻ nhiều so với hàng không nên lượng
hành khách và hàng hoá thường chiếm 80-90% về khối lượng hàng và 60-
70% về khối lượng vận chuyển, ở nước ta là 50% và gần 90%.
Nhược điểm lớn nhất của vận tải ô tô là giá thành vận tải đắt hơn đường sắt vì
nhiên liệu đắt, tỷ lệ số người phục vụ đối với 1 T.Km cao, tỷ lệ giữa trọng lượng
bản thân và trọng lượng hàng lớn.
Tai nạn giao thông cao và gây ô nhiễm môi trường lớn cũng là nhược điểm
chủ yếu của vận tải đường bộ so với các hình thức vận tải khác. Hàng năm trên thế
giới có khoảng 25 vạn người chết vì tai nạn giao thông đường bộ. ở nước ta, theo
số liệu thống kê quản lý của Cục Cảnh sát giao thông đường sắt đường bộ (Bộ
Công an), năm 2002 toàn quốc xảy ra 27.134 vụ TNGT đường bộ, làm chết 12.803
người, bị thương 30.733 người. Năm 2004 cả nước xảy ra 17.530 vụ tai nạn giao
thông, làm chết hơn 12.000 người và bị thương trên 15.600 người. Các nước phát
triển có nhiều biện pháp và đã phòng chống có hiệu quả tai nạn giao thông đường
bộ nhưng đáng tiếc là ở các nước đang phát triển, con số này không ngừng tăng
lên.
Công nghiệp chế tạo ô tô ngày càng phát triển, ô tô ngày càng được hoàn
thiện làm cho sức chở tăng, tiêu hao nhiên liệu giảm, an toàn, ít gây ô nhiễm môi
trường và mạng lưới đường ngày càng hoàn thiện nên hình thức vận tải này ngày
càng phát triển.
1.2 HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN
TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
1.2.1 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Theo những thư tịch cổ, vào thời Hùng Vương, đất Văn Lang đã có những
tuyến đường cho người, ngựa xe cộ có thể đi từ Mê Linh tới Ích Châu (Trung
Quốc). Bước vào thời kỳ Đại Việt, đã có những tuyến đường như đường từ Đại La
tới biên giới Lạng Sơn. Đây cũng là đoạn đầu của con đường Thiên Lý được mở
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ
I - 5
rộng sau này bởi vua Lý Thái Tổ. Ngoài ra, còn các con đường dọc theo sông
Hồng từ Mê Linh ngược lên Côn Minh, từ Bắc Ninh đi Phả Lại-Lục Đầu tới Quảng
Ninh sang Trung Quốc (cơ sở của đường 18 hiện nay), đường từ Thăng Long tới
vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ qua Tam Điệp vào Nghệ An, Hà Tĩnh, đường
"thượng đạo", tiền thân của quốc lộ 6 ngày nay từ Thăng Long qua Gốt, Hoà Bình,
đường từ Vụ Ôn (Hương Sơn Hà Tĩnh) vượt Trường Sơn qua Lào.
Tới thế kỷ thứ X,"thượng đạo" là tuyến đường duy nhất nối đồng bằng sông
Hồng với vùng Thanh Nghệ, đoạn đầu của thương đạo hầu như trùng với Quốc lộ
6 hiện nay. Trước đó, năm 992, Vua Lê Hoàn còn cho làm con đường từ Cửa Sót
(Hà Tĩnh) vào đến Châu Lý (Quảng Bình) để di dân.
Ngoài ra, từ kinh thành Thăng Long còn có các tuyến toả ra các vùng miền
núi, đồng bằng, vùng biển như đường đi Châu Phong (Sơn Tây), Châu Đăng
(Hưng Hoá) Tân Châu Long Châu (Hà Bắc) Nam Sách, Hồng Châu (Hải Hưng)
Trường Châu (Nam Định, Ninh Bình) vv...
Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đến năm 1912, mới có quyết định
xây dựng hệ thống đường bộ toàn Đông Dương. Hệ thống này bao gồm cả những
con đường trước đây với tổng số 30.000km, trong đó có 13.000km đường rải đá,
10.000km đường đất ôtô đi được, còn 7000km đường hẹp, chỉ đi lại được vào mùa
khô. Đến năm 1925, con số này đã tăng gấp 3 lần. Trong các tuyến lúc bấy giờ
đường số 1 còn gọi là đường xuyên Việt có tổng chiều dài trên đất Việt Nam là
2000km, cho đến năm 1943 vẫn còn một số đoạn chưa hoàn thiện mặt đường và
một số cầu, và chỉ mới rải nhựa được 1500 km. Ngoài một số cầu treo, cầu sắt,
phần lớn các cầu bằng BTCT. Bề rộng nên đường đào đắp là 6m, bán kính không
dưới 15m, độ dốc không quá 6%. Sau 13 năm làm đường số 1 (1913 - 1925) vẫn
còn 162km chỉ có nền đường và chỉ có thể chạy xe vào mùa khô, mùa mưa phải đi
vòng lên đường 11,12 để tránh đoạn Phan Rang - Phan Thiết. Các tuyến khác như
đường số 2, 3, 6, 5, 4 ở miền Bắc đã có đường số 7, 8, 9, 11, 12 ở miền Trung và
đường số 13, 15, 16 ở Nam Bộ vv... cũng đang xây dựng. Tính đến hết năm 1925,
ở Bắc Bộ có 1690km đường rải đá và 3860km đường đất, ở Trung Bộ có 1080km
đường rải đá và 2050km đường đất, ở Nam Bộ có 710km đường rải đá và 140km
đường đất.
Đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, nước ta có tổng số 6.184km đường
ôtô, trong đó có 2.632km đường rải nhựa, 2.610km đường rải đá, còn lại là đường
đất. Mạng đường nói trên có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp: nền mặt đường hẹp (5 - 8m,
có đường chỉ 2,5-3,5m) độ dốc lớn, bán kính đường cong bé, cua ngoặt nhiều, năng
lực thông qua hạn chế nhất là mùa mưa lũ, đèo dốc bị sụt lở, hàng trăm điểm vượt
sông bằng phà mà phần lớn phà chỉ có trọng tải 6 T dùng dây kéo hoặc chèn bằng
tay.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, trong các vùng giải
phóng, đã có 505km đường được làm mới và 1.210km đường, 3.000m cầu được
cải tạo, sửa chữa... Sau khi hoà bình lập lại năm 1954, miền Bắc bước vào việc
khôi phục các QL 1A, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 19, 11, 12, 13, 15, 18 và tập trung xây
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ
I - 6
dựng một số tuyến mới như tuyến Điện Biên -Tuần Giáo dài 82km, tuyến Bản
Lẻng-Lai Châu dài trên 200km, khai thông tuyến Thung Khe dài 52km, xây dựng
lại nhiều cầu, bỏ bớt được 20 bến phà. Năm 1962 nâng cấp QL 2 Hà Nội - Hà
Giang, khởi công tuyến Hà Giang - Mèo Vạc 150km. Năm 1964 nối tuyến Phong
Thổ - Lào Cai và tuyến 13C dọc theo thuỷ điện Thác Bà dài gần 200km...
Trong vòng 10 năm 1955 - 1965, có 707 km đường bộ được khôi phục, trên
1000 km làm mới. Mạng lưới đường bộ trong giai đoạn này có 10585 km trong đó
5373 km do Trung ương quản lý và 5212 km do địa phương quản lý với tổng cộng
2700 chiếc cầu có tổng chiều dài khoảng 22.000m.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, quân và dân ta đã hy sinh, dũng
cảm và sáng tạo trong việc xây dựng tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn, nối
đường 15 với đường 14, 13 từ Tân Kỳ và Dak Rông Hiên - Giằng - Phước Mỹ Păn
To- Kon Tum - Plây Cu - Buôn Ma Thuột - Đắc Min - Kiến Đức - Chơn Thành -
Tây Ninh. Đường từ Đắc Rông vào Chơn Thành đã có 185 cầu, ngầm dài 4739 m,
có 6 cầu lớn dài 91m-180m. Đây là tuyến đường chiến lược đảm bảo nhu cầu vận
tải cho chiến trường Miền Nam.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngành GTVT đã tiếp quản hệ
thống đường bộ miền Nam với tổng chiều dài là 21.836 km với 4564 cây cầu các
loại (có tổng chiều dài các cầu là 115.512m). Trong đó, hệ thống xa lộ, quốc lộ liên
tỉnh lộ là 6.489km, còn tỉnh lộ, hương lộ và đường thị xã là 15.347km. Cầu vĩnh
cửu chỉ chiếm 27%, còn lại là cầu tạm, cầu bán vĩnh cửu.
Hệ thống đường bộ của cả nước sau khi thống nhất đất nước có khoảng
48.000km trong đó quốc lộ là 10.629 km, với khoảng trên 3000km đường bêtông
nhựa, 3445 km láng nhựa, còn lại là mặt đường đá dăm cấp phối.
1.2.2 HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2000
Những năm gần đây, thực hiện chính sách đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã
tập trung đầu tư mạnh mẽ cho cơ sơ hạ tầng giao thông vận tải đường bộ. Nhiều
tuyến đường đã xây dựng mới hoặc nâng cấp theo hướng công nghiệp hoá - hiện
đại hoá, với tiêu chuẩn kỹ thuật cao, với công nghệ tiên tiến. Cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải được coi là khâu trọng tâm nên cần phải đi trước một bước, tạo điều
kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.
Được sự đầu tư của Chính phủ bằng nguồn vốn trong nước, vốn vay của
nước ngoài và các tổ chức quốc tế, hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ của nước ta
đã có những bước phát triển đáng kể: Xây dựng mới 1200km, khôi phục nâng cấp
hơn 4.000km quốc lộ quan trọng, xây gần 12.000m cầu; trong đó có hàng chục cầu
lớn; nâng cấp hàng chục nghìn Kilômét đường giao thông nông thôn. Các công
trình này được đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả góp phần quan trọng làm
tăng trưởng nền kinh tế quốc dân.
Thành phần mạng lưới đường bộ được phân theo cấp quản lý, theo số liệu
tổng hợp hiên trạng về cầu đường bộ Việt Nam tính đến thời điểm tháng 10/1999
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ
I - 7
(các số liệu về đường bộ tỉnh lộ và đường bộ đô thị được tổng hợp thời điểm
1/1/1998) như sau: (Bảng 3)
Bảng 3. Hiện trạng hệ thống đường bộ và kết cấu mặt đường
Đường và kết cấu mặt
Hệ thống
đường
Tổng chiều
dài
Bê tông xi
măng
Bê tông nhựa Đá dăm thấm
nhập nhựa
Cấp phối đá
dăm
Mặt đường
đất
Km % Km % Km % Km % Km % Km %
Quốc lộ 15250 7.4 75 0.5 4228 27.7 5177 33. 9 4775 31.3 995 6.5
Tỉnh lộ 17450 8.5 12 0.1 387 2.2 3561 20.4 8605 49.3 4885 28.0
Đô thị 3211 1.6 0 0 1246 38.8 1965 61.2 0 0 0 0
Huyện lộ 36950 18.0 0 0 53 0.1 3558 9.6 17932 48.6 15362 41.6
Đường xã 132055 64.5 0 0 0 0 2922 2.2 52446 39.7 76687 58.1
Tổng cộng 204871 100 87 17138 83758 97929
Theo tiêu chuẩn TCVN 5054-85, hệ thống đường quốc lộ Việt Nam được
phân theo các cấp như sau:
Bảng 4. Hiện trạng cấp hạng kỹ thuật của đường
Cấp đường Chiều dài (km) Tỷ lệ (%)
- Đường cấp II 212 0.7
- Đường cấp III 3762 23.6
- Đường cấp IV 5764 38.7
- Đường cấp V và VI 5512 37
Tổng cộng 15250 100
Theo các số liệu đã thống kê được vào tháng 10/1999 ở Việt Nam có khoảng
204871km đường bộ, mật độ phân bổ trung bình của hệ thống đường bộ trên toàn
lãnh thổ (không tính đường xã và chuyên dụng khoảng 0,219km/km2); tính trên số
dân là 0,81km/1000 dân là thấp so với một số nước trong khu vực (Thái Lan:
1,03km/1000 dân; Trung Quốc 0,94km/1000 dân). Tỷ lệ đường được rải mặt của
Việt Nam đạt 29,6% (không tính đường xã và đường chuyên dụng), ở mức thấp so
với các nước trong khu vực (trên thế giới con số này lớn hơn 50%). Hiện nay,
nhiều nước châu Á đã có đường bộ cao tốc như Singapore, Malaysia, Thái Lan,
Hàn Quốc, Trung Quốc, trong đó có tỷ lệ chiều dài đường cao tốc so với chiều dài
toàn mạng đường bộ tương đối cao: Singapore 4,4%, Hàn Quốc 2,5%. Trong khi
đó Việt Nam vẫn chưa có đường cao tốc. Mặt khác, chất lượng kém, xâydựng từ
lâu lại bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh giữ nước, không được duy tu bảo
dưỡng, nâng cấp. Chính sách quản lý, chính sách tạo vốn duy trì mạng lưới giao
thông đường bộ của Nhà nước còn nhiều hạn chế chưa tạo điều kiện cho giao
thông đường bộ phát triển. Mặt đường bêtông xi măng và bêtông nhựa chiếm
9,37% tổng số km đường bộ, mặt đường đá dăm thấm nhập nhựa chiếm 6,4%; mặt
đường trải đá, cấp phối và đường đất chiếm trên 80%. Điều này thể hiện mạng lưới
TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ
I - 8
giao thông đường bộ Việt Nam về chất lượng quá thấp là vật cản không nhỏ đối
với nền kinh tế đang chuyển sang theo cơ chế thị trường.
Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam vẫn còn lạc hậu, quy mô nhỏ,
chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Để đảm bảo
thuận lợi cho việc hội nhập khu vực và quốc tế, cần có sự đầu tư lớn hơn nữa.
Trước mắt để tiến tới hội nhập quốc tế cần phải giải quyết triệt để những điểm yếu
kém như sau:
- Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đã được xây dựng từ lâu, việc sửa chữa,
cải tạo không đồng bộ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chưa có tuyến nào vào đúng
cấp;
- Tỷ lệ mặt đường rải nhựa thấp (15,5% cho toàn bộ hệ thống; 59,5% đối với
hệ thống quốc lộ);
- Khổ đường hẹp (mặt đường rộng từ 2 làn xe trở lên trên hệ thống quốc lộ chỉ
đạt 26,2%).
- Nhiều cầu có trọng tải thấp, khổ hẹp (chiếm 20%). Một số vị trí qua sông
suối còn phải dùng phà hoặc đường tràn. Riêng trên hệ thống quốc lộ vẫn
còn 40 bến phà đang hoạt động;
- Còn 602 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm; còn gần 100.000 km đường
giao thông nông thôn chỉ đi được mùa khô; ở đồng bằng sông Cửu Long cầu
khỉ còn là cầu dân sinh phổ biến, do vậy việc đi lại rất khó khăn;
- Giao thông đô thị yếu kém: thiếu hệ thống giao thông tĩnh, thường xuyên ùn
tắc giao thông, hệ thống vận chuyển hành khách công cộng kém phát triển,
tai nạn giao thông ngày càng gia tăng;
Về mặt phân bổ và mật độ theo vùng, có thể thấy mạng lưới đường bộ Việt
Nam từ đường đất đến đường ôtô phân bổ không đều giữa các tỉnh trong nước. Các
vùng châu thổ sông Hồng (miền Bắc) và châu thổ sông Cửu Long (miền Nam) có
mật độ cao hơn cả. Vùng miền Trung và vùng miền núi mật độ đường thấp.
- Khu vực miền Bắc mạng lưới giao thông đường bộ theo dạng hình dẻ quạt,
được xuất phát từ Thủ đô Hà Nội toả đi các tỉnh và vùng phụ cận; tạo nên
mạng lưới đường bộ liên hoàn với nhau. Các tuyến N1, N2, N3, nối liền tất
cả các quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 2, quốc lộ 6, quốc lộ 10... liên thông các tỉnh
miền núi, trung du và đồng bằng. Những con