- Lấy 2ml etanol tinh khiết, một ít cát sạch, cho vào ống nghiệm Pyrex (không cần
chính xác tuyệt đối).
- Lấy 3ml acid sunfuric đặc cho tiếp vào ống nghiệm trên.
- Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí uốn cong, kẹp ống nghiệm vào giá và
đun nóng cẩn thận hỗn hợp trên đèn cồn.
- Quan sát màu sắc, mùi vị của khí êtylen (Ethylene) thoát ra ở ống dẫn khí
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6618 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
$"%
!'
&
&$ %
&$#"
!'
%
+)(* ,
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
2
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mục lục . ........................................................................................................................... 2
Môn học: Thực hành hóa hữu cơ. ..................................................................................... 3
Nội dung thực hành. .........................................................................................................5
Bài 1: Hydro carbon và dẫn xuất Halogen . ..................................................................... 6
Bài 2: Ancol và Phenol . ................................................................................................... 9
Bài 3: Aldehyd - Ceton - acid Carboxylic. ...................................................................... 14
Bài 4: Amin, protid - chất béo, xà phòng. ........................................................................ 18
Bài 5: Phản ứng ester hóa. ............................................................................................... 23
Bài 6: Điều chế acid Sulfanilic . ....................................................................................... 26
Bài 7: Điều chế phẩm màu ß-Naphtol orange và Metyl orange. ..................................... 28
Bài 8: Điều chế Benzalaceton . ........................................................................................ 31
Bài 9: Điều chế acid Cinnamic . ....................................................................................... 33
Bài 10: Điều chế 2 – Naphtyl Metyl eter . ....................................................................... 36
Bài 11: Trích ly tinh dầu . ................................................................................................. 38
Bài 12: Chiết cafein từ lá trà. ...........................................................................................39
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
3
MÔN HỌC: THỰC HÀNH HÓA HỮU CƠ
1. Mã môn học: 052HO220
2. Số đơn vị học trình: 2
3. Trình độ thuộc khối kiến thức: Khối cơ sở ngành.
4. Phân bố thời gian: Thực hành 100%
5. Điều kiện tiên quyết: Đã học hóa hữu cơ
6. Mô tả vắn tắt nội dung môn học:
Trang bị cho sinh viên kiến thức hóa học cơ bản trong thực hành hóa hữu cơ như:
định tính các hợp chất hữu cơ, tổng hợp hữu cơ, thực hiện các chuyên đề trong điều
chế các hợp chất hữu cơ.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:
Tham dự học và thảo luận đầy đủ. Thi và kiểm tra giữa học kỳ theo qui chế
04/1999/QĐ-BGD&ĐT.
8. Tài liệu học tập: Giáo trình thực hành.
9. Tài liệu tham khảo:
[1]. John.D.Robert – Martorie C.Caseris, Basic principles of organic chemistry.
[2]. Lê Ngọc Thạch – Hóa học hữu cơ - Đại học quốc gia Tp. HCM, 2001
[3]. Tập thể tác giả bộ môn hữu cơ trường ĐHBK, Kỹ thuật thực hành tổng hợp
hữu cơ - Trường ĐHBK 1994
[4]. Nguyễn văn Tòng - Thực hành hóa học hữu cơ – NXB Giáo dục, 1998
[5]. Ngô Thị Thuận – Thực tập hóa học hữu cơ – NXB Đại học Quốc gia Hà nội,
2001
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Nắm được cơ bản nội dung môn học.
- Có tính chủ động và thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Tham gia đầy đủ các bài thực hành.
- Hoàn tất các bài báo cáo thực hành
11. Thang điểm thi: 10/10
12. Mục tiêu của môn học:
Sau khi hoàn tất môn học sinh viên cần nắm vững các kiến thức cơ bản về Hóa
Hữu cơ và các phương pháp thực nghiệm cơ bản trong Hóa Hữu cơ.
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
4
13. Nội dung chi tiết môn học:
Nội dung Thực hành
Ghi chú
Bài 1: Hydro Carbon và dẫn xuất Halogen 5
Bài 2: Ancol và Phenol 5
Bài 3: Aldehyd - Ceton - Acid Carboxylic 5
Bài 4: Amin, Protid - Chất béo, Xà phòng 5
Bài 5: Phản ứng Ester hoá. 5
Bài 6: Điều chế acid Sulfanilic 5
Bài 7: Điều chế phẩm màu β-Naphtol orange và Metyl orange 5
Bài 8: Điều chế Benzalaceton 5
Bài 9: Điều chế acid Cinnamic 5
Bài 10: Điều chế 2-Naphtyl metyl eter 5
Bài 11: Trích ly tinh dầu 5
Bài 12: Chiết Cafein từ lá trà 5
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
5
NỘI DUNG THỰC HÀNH
Bài Cao đẳng Trung cấp và công nhân
1 Toàn bài 1,2,3,4
2 Toàn bài 1,2,3,4,5,6
3 Toàn bài 1,2,3,5,6
4 Toàn bài 1,2,6,7,8
5 1 2
6 1 1
7 2 1
8 1 1
9 1 1
10 1 1
11 1 1
12 1 1
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
6
BÀI 1: HYDRO CARBON VÀ DẪN XUẤT HALOGEN
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
1. Điều chế và tính chất hoá học của etylen
2. Điều chế và tính chất hoá học của acetylen
3. Tính chất hoá học của aldehyd/ceton.
II. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ
- 5 ống nghiệm trung
- 02 ống nghiệm Pyrex
- 01 ống dẫn khí
- 01 pipet 2 ml
- 01 pipet 05 ml
- 02 nút cao su
- 02 kẹp sắt
- 01 bình tia nước
- 01 đèn cồn
III. HÓA CHẤT
- H2SO4 6N
- KMnO4 0,1N
- KMnO4 đặc
- I2 (bão hoà trong KI)
- AgNO3 0,1N
- NH4OH 2N
- Dung môi aceton
- Dung môi CHCl3
- C2H5OH 95%
- CaC2 (rắn), cát sạch
- NaOH 2N.
- KMnO4 1%
IV. THỰC HÀNH
PHẦN A. HYDROCARBON
Thí nghiệm 1: Điều chế Etylen
- Lấy 2ml etanol tinh khiết, một ít cát sạch, cho vào ống nghiệm Pyrex (không cần
chính xác tuyệt đối).
- Lấy 3ml acid sunfuric đặc cho tiếp vào ống nghiệm trên.
- Đậy ống nghiệm bằng nút có ống dẫn khí uốn cong, kẹp ống nghiệm vào giá và
đun nóng cẩn thận hỗn hợp trên đèn cồn.
- Quan sát màu sắc, mùi vị của khí êtylen (Ethylene) thoát ra ở ống dẫn khí.
Câu hỏi chuẩn bị: Trình bày tính chất hoá học của etylen (Ethylene).
Thí nghiệm 2: Phản ứng oxy hóa Etylen bằng KMnO4
- Cho vào ống nghiệm 2ml nước cất và nhỏ vào 2 giọt dung dịch KMnO4 đậm đặc.
- Điều chế etylen như thí nghiệm 1
- Sục khí êtylen (Ethylene) vừa điều chế vào ống nghiệm này
- Quan sát sự biến đổi màu sắc của dung dịch KMnO4 và sản phẩm tạo thành trong
ống nghiệm.
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
7
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra, giải thích hiện tượng
2. Gọi tên sản phẩm chính trong thí nghiệm 2
Thí nghiệm 3: Oxy hóa Acetylen bằng KMnO4
- Cho khoảng 0,2g CaC2 (rắn) + 5ml nước cho vào ống nghiệm.
- Đóng thật nhanh ống nghiệm bằng 1 nút cao su có nối với 1 dẫn ống dẫn khí
- Kẹp ống nghiệm vào kẹp
- Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Khí C2H2 hình thành và thoát ra ở
ống dẫn khí.
- Sục khí acetylene vào ống nghiệm chứa 3ml dung dịch KMnO4 0,1N .
- Nhận xét sự thay đổi màu sắc và sản phẩm tạo thành trong ống nghiệm chứa dung
dịch KMnO4 0,1N.
Câu hỏi chuẩn bị: Viết phương trình phản ứng. Giải thích hiện tượng quan sát được?
Thí nghiệm 4: Điều chế Acetylene Silver
- Lấy 0,1ml AgNO3 0,1N bằng pipet cho vào một ống nghiệm.
- Lấy tiếp 2 giọt dung dịch NH4OH 2N bằng ống nhỏ giọt cho vào ống nghiệm trên.
- Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH4OH 2N bằng ống nhỏ giọt vào ống nghiệm và
lắc kỹ cho đến khi dung dịch trong suốt hoàn toàn.
- Điều chế khí acetylen như ở thí nghiệm 3.
- Dẫn khí acetylene vừa điều chế vào ống nghiệm có chứa dung dịch AgNO3 và
dung dịch NH4OH 2N.
- Quan sát và cho nhận xét sự thay đổi màu sắc, chất rắn trong ống nghiệm.
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết phương trình phản ứng. Giải thích hiện tượng quan sát được?
2. Gọi tên chất rắn thu được trong thí nghiệm trên?
3. Các đồng đẳng của acetylen có nối 3 không phải đầu mạch, có thu được chất rắn
không?
PHẦN B. DẪN XUẤT HALOGEN
Thí nghiệm 5: Điều chế CHCl3
- Lấy 1 ml aceton (không cần chính xác) bằng pipet cho vào một ống nghiệm.
- Lấy 0,2ml dd iod bão hoà trong KI bằng một pipet cho vào ống nghiệm có chứa
aceton.
- Lấy 0,5ml dd NaOH 2N bằng pipet cho tiếp vào ống nghiệm có chứa aceton và I2
(bão hoà)/KI.
- Kẹp ống nghiệm bằng kẹp.
- Đun nóng nhẹ ống nghiệm (không đun sôi) cho đến khi dung dịch xuất hiện kết
tủa vàng.
- Làm nguội các tinh thể màu vàng sẽ tách ra, nếu kết tủa bị hòa tan thì nhỏ thêm
3–4 giọt dung dịch iod và lắc nhẹ cho đến khi có tinh thể.
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
8
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết phương trình phản ứng. Giải thích hiện tượng.
2. Tên gọi của phản ứng đã thực hiện ở thí nghiệm 1.
3. Phản ứng này thế hiện tính chất gì của nhóm chức andehyd/ceton.
Thí nghiệm 6: Phản ứng của CHCl3 với NaOH
- Tráng 01 ống nghiệm sạch bằng 01 ml aceton.
- Lấy 1ml CHCl3 (không cần chính xác) bằng pipet cho vào một ống nghiệm.
- Thực hiện lấy 1ml dung dịch NaOH 2N cho tiếp vào ống nghiệm có chứa sẵn
CHCl3
- Lắc nhẹ ống ngiệm.
- Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi dung dịch vừa sôi.
- Chia hỗn hợp trong ống nghiệm vào 3 ống nghiệm.
Ống 1: Thực hiện acid hóa bằng HNO3 loãng và nhỏ thêm vài giọt AgNO3.
Ống 2: Thực hiện cho tiếp vào ống nghiệm 2 dung dịch phức amoniat bạc. Việc
điều chế dung dịch phức amoniat bạc được thực hiện bằng cách nhỏ 2 giọt NH4OH
2N và 4 giọt dd AgNO3 0,1N vào trong 1 ống nghiệm.
Ống 3 :Thực hiện việc nhỏ vài giọt dung dịch KMnO4 1% bằng ống nhỏ giọt vào
ống nghiệm thứ 3
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết các phương trình phản ứng hoá học, nêu hiện tượng quan sát ở 3 thí nghiệm.
2. Tại sao CHCl3 phản ứng được với dung dịch NaOH.
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
9
BÀI 2: ANCOL VÀ PHENOL
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
1. Phản ứng oxy hóa rượu đơn chức
2. Phản ứng định tính phân biệt rượu đơn chức và đa chức
3. Phản ứng phân biệt ancol bậc 1, 2, 3 bằng thuốc thử Lucas
4. Phản ứng oxy hoá alcol bậc 1, 2, 3 bằng acid cromic.
5. Tính acid của phenol
6. Phản ứng định tính phenol bằng FeCl3
7. Phản ứng Libemen (Nitroso hoá phenol)
8. Phản ứng điều chế phenolphtalein từ phenol
II. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ
- 01 ống nghiệm Pyrex
- 12 ống nghiệm nhỏ
- 2 ống nghiệm trung
- 01 pipet 1ml
- 01 nút cao su
- 01 bình tia nước
- 01 đèn cồn
- 01 pipet 2ml
- 01 giá đỡ
- 01 cặp
- 01 ống nối
III. HÓA CHẤT.
- C2H5OH tinh khiết
- KMnO4 0,1N
- Glycerin C3H8O3
- Isopropanol
- Acid cromic
- Phenol tinh khiết
- CaCO3 rắn
- 2-Naphtol
- H2SO4 2N
- Acid fuchsinsulphuro
- CuSO4 0,2 N
- tert – Butanol
- Aceton
- NaOH 2N
- FeCl3 0,1N
- Anhydrid phthalic
- Na2SO3 hay NaHSO3
- CuSO4 0,2 N
- Thuốc thử Lucas
- HCl 2N
- Hydroquinon
- NaOH 1N
- NaNO2 tinh thể
- Acid H2SO4 đặc
IV. THỰC HÀNH
PHẦN A: ANCOL
Thí nghiệm 1: Oxy hóa rượu Etylic bằng KMnO4
- Lấy 1 ml rượu etylic bằng pipet cho vào ống nghiệm pyrex (không cần chính xác
tuyệt đối)
- Lấy tiếp 0,2ml KMnO4 0,1N bằng pipet cho vào ống nghiệm trên (không cần
chính xác tuyệt đối).
- Lấy tiếp 0,2ml H2SO4 2N bằng pipet vào ống nghiệm khô (không cần chính xác
tuyệt đối).
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
10
- Đun nóng nhẹ ống nghiệm trên đèn cồn (để tránh cho rượu và sản phẩm andehyd
bay hơi.
- Quan sát sự thay đổi màu của dung dịch từ tím hồng sang không màu. Nếu dung
dịch vẫn còn màu thì thêm vào đó một vài hạt tinh thể Na2SO3 hay NaHSO3 cho
đến khi mất màu hoàn toàn.
- Nhỏ vài giọt acid fuchsinsulphuro bằng ống nhỏ giọt vào ống nghiệm trên.
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra, giải thích hiện tượng?
2. Cho biết vai trò của thuốc thử acid fucxinsunfurơ trong thí nghiệm?
Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu Etylic và Glycerin với Đồng (II) Hydroxyt
- Lấy 02 ống nghiệm nhỏ đã tráng sạch.
- Lấy bằng pipet 0,1ml dung dịch CuSO4 0,2N cho vào mỗi ống nghiệm nhỏ (không
cần chính xác tuyệt đối)
- Lấy tiếp theo bằng pipet 0,2ml NaOH 2N cho vào mỗi ống nghiệm trên (không
cần chính xác tuyệt đối).
- Quan sát màu sắc kết tủa tạo thành.
- Lấy tiếp vào 2 ống nghiệm ở trên các hoá chất sau:
Ống 1: 0,1ml C2H5OH tuyệt đối
Ống 2: 0,1ml glycerin
- Thao tác lắc nhẹ cả hai ống nghiệm.
- Quan sát và so sánh hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm.
- Thực hiện việc lấy vào mỗi ống nghiệm vài giọt HCl 2N.
Câu hỏi chuẩn bị:
Viết các phương trình phản ứng xảy ra, giải thích hiện tượng ở 2 ống nghiệm?
Thí nghiệm 3: Phản ứng Ancol với thuốc thử Lucas
Thực hiện lấy hoá chất bằng pipet vào 4 ống nghiệm các hoá chất:
Ống 1: 0,1ml phênol và thêm 0,1ml thuốc thử Lucas
Oáng 2: 0,1ml EtOH tuyệt đối và 0,1ml thuốc thử Lucas
Ống 3: 0,1ml Isopropanol và 0,1ml thuốc thử Lucas
Ống 4: 0,1ml tert-Butanol và 0,1ml thuốc thử Lucas
- Thao tắc lắc đều, để yên trong 10 phút.
- Quan sát hiện tượng.
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra, giải thích hiện tượng trong 4 ống nghiệm?
2. Mục tiêu của thí nghiệm 3?
Thí nghiệm 4: Oxy hoá Ancol bằng acid Cromic
Thực hiện lấy các hoá chất bằng pipet vào 4 ống nghiệm:
Ống 1 : 0,1ml cồn 96o.
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
11
Ống 2 : 0,1ml Isopropanol.
Ống 3 : 0,1ml tert-butanol.
- Dùng pipet lấy thêm vào mỗi ống nghiệm 1, 2 và 3ø mỗi ống 2ml aceton, lắc đều
từng ống nghiệm.
- Cho thêm vào mỗi ống nghiệm 0,1ml acid cromic, lắc đều.
- Quan sát hiện tượng.
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra, giải thích hiện tượng trong 3 ống nghiệm.
2. Tại sao phải cho aceton vào 3 ống nghiệm 1, 2 và 3.
3. Mục tiêu của thí nghiệm 4.
PHẦN B: PHENOL
Thí nghiệm 5: Phenol và Phenolat
- Lấy bằng pipet 1ml phenol cho vào một ống nghiệm đã tráng sạch.
- Lấy tiếp 1 ml H2O cất cho vào ống nghiệm đã có phenol.
- Lắc đều quan sát.
- Cho thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH 2N cho đến khi dung dịch trong ống
nghiệm tan hoàn toàn (trong suốt).
- Chia dung dịch trong suốt ra 2 phần bằng nhau vào 2 ống nghiệm 1 và 2 để chuẩn
bị làm thí nghiệm tiếp theo.
- Điều chế CO2 như sau :
Cân 0,5g CaCO3 rắn (không cần chính xác tuyệt đối) cho vào một ống
nghiệm khác.
Lấy bằng pipet 2ml HCl 2N cho nhanh vào ống nghiệm đã có chứa sẵn
CaCO3.
Đậy nhanh ống nghiệm lại bằng nút cao su có gắn ống nối.
Dẫn khí thoát ra qua ống nối vào ống nghiệm số 1.
Nhỏ từ từ HCl 2N bằng ống nhỏ giọt vào ống nghiệm số 2.
Quan sát hiện tượng trong hai ống nghiệm.
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra, giải thích hiện tượng trong các ống
nghiệm.
2. Mục tiêu của thí nghiệm 5.
Thí nghiệm 6: phản ứng Phenol và Sắt (III) Clorur
- Đun chảy phenol rắn trên một bếp cách thuỷ đến khi phenol chảy lỏng thành dung
dịch.
- Lấy bằng pipet 0,1 ml FeCl3 vào 3 ống nghiệm sạch
- Lấy tiếp theo các hoá chất sau bằng pipet vào 3 ống nghiệm:
Ống 1: 0,1ml phênol và thêm 5ml nước.
Ống 2: 0,1ml Hidroquinon và thêm 5ml nước.
Ống 3: 0,1ml 2-naphtol và thêm 5ml nước.
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
12
- Quan sát màu sắc tạo thành trong 3 ống nghiệm.
- Thực hiện việc chia dung dịch trong ống nghiệm 1 ra 3 ống bằng nhau và ống 2 ra
3 ống bằng nhau:
Ống 1.1: Cho vào 0,1 ml rượu etylic tinh khiết
Ống 1.2: Cho vào 0,1ml dung dịch HCl 2N
Ống 1.3: Cho 0,1ml dung dịch NaOH 2N
- Thực hiện việc cho hoá chất lặp lại như ở các ống nghiệm 1.1, 1.2, 1.3 cho dung
dịch ở ống nghiệm 2 đã chia ra 3 phần.
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm.
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra, giải thích hiện tượng trong các ống
nghiệm.
2. Mục tiêu của thí nghiệm 6.
Thí nghiệm 7: Phản ứng Libemen.
- Đun chảy phenol rắn trên một bếp cách thuỷ đến khi phenol chảy lỏng thành dung
dịch.
- Lấy bằng pipet 0,1ml phenol cho vào ống nghiệm sạch.
- Lấy vài tinh thể NaNO2 (khoảng 0,1 g) cho vào ống nghiệm.
- Đun nhẹ ống nghiệm trong 30 giây.
- Làm nguội bằng nước lạnh.
- Thêm bằng pipet 1 ml H2SO4 đặc vào ống nghiệm đã làm nguội.
- Quan sát sự đổi màu của dung dịch.
- Pha loãng dung dịch trong ống nghiệm bằng nước 3 lần
- Trung hòa dung dịch sau pha loãng bằng NaOH 1N
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra, giải thích hiện tượng trong các ống
nghiệm.
2. Mục tiêu của thí nghiệm 7.
Thí nghiệm 8: Phản ứng Phenolphtalein.
a. Điều chế : Phenolphtalein
- Lấy vài tinh thể (0,1g anhydrid phthalic) vào 3 ống nghiệm sạch.
- Lấy tiếp theo bằng pipet vào 3 ống nghiệm đã có chứa sẵn anhydrid phthalic các
hoá chất như sau:
Ống 1: 0,2ml phênol và thêm 0,1ml H2SO4 đặc.
Ống 2: 0,2ml hidroquinon và thêm 0,1ml H2SO4 đặc.
Ống 3: 0,2 ml 2-naphtol và thêm 0,1ml H2SO4 đặc.
- Đun nóng chảy hoá chất trong từng ống nghiệm bằng đèn cồn.
- Làm nguội hỗn hợp hoá chất trong các ống nghiệm bằng nước lạnh.
- Cho thêm bằng ống nhỏ giọt 5–10 giọt nước và lắc đều các ống nghiệm.
- Quan sát màu của từng ống nghiệm.
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
13
b. Phản ứng: Phenolphtalein
- Lấy bằng pipet các hoá chất sau vào 3 ống nghiệm tráng sạch:
Ống 1: 0,1ml nước cất.
Ống 2: 0,1ml NaOH 2N.
Ống 3: 0,1ml HCl 2N.
Câu hỏi chuẩn bị:
1. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra?
2. Giải thích hiện tượng trong các ống nghiệm?
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
14
BÀI 3: ALDEHYD - CETON - ACID CARBOXYLIC
I. CHUẨN BỊ LÝ THUYẾT
1. Phản ứng oxy hóa aldehyd bằng AgNO3 trong NH4OH
2. Phản ứng oxy hoá alđehy bằng Cu(OH)2
3. Phản ứng cộng của aldehyd và ceton với NaHSO3
4. Phản ứng Cannizzaro của Aldehyd không có Hα
5. Tính acid của acid carboxylic
6. So sánh tính acid, tính khử của một số acid
7. Phản ứng định tính của acid salicilic với FeCl3
8. Phân biệt acid và phenol
II. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ
- 12 ống nghiệm
- 01 kẹp
- 01 nồi
- 01 đèn cồn
- 02 pipet 2ml
- 01 bếp điện
III. HÓA CHẤT
- HCHO 40%
- CuSO4 0,2N
- Dung môi aceton
- NaOH 2N
- H2SO4 2N
- Metyl da cam
- CH3COOH 10%
- HCOOH (đậm đặc)
- HOOC–COOH đặc
- Na2CO3 10%
- AgNO3 0,2N
- NaOH 2N
- Benzaldehyd
- KOH 50% trong EtOH
- CH3COOH 0,1N
- Phenolphtalein
- HOOC–COOH 10%
- CH3COOH 95%
- FeCl3 0,1N
- NH4OH 2N
- NaHSO3 (bão hoà)
- HCl 2N
- K2Cr2O7 0,5N
- Na2CO3( rắn )
- HCOOH 10%
- KMnO4 0,1 N
- Acid salicylic (rắn)
- Phenol
IV. THỰC HÀNH
PHẦN A: ALDEHYD VÀ CETON
Thí nghiệm 1: Ôxy hóa Andehyd bằng AgN03
- Tráng các ống nghiệm bằng dung dịch NaOH đậm đặc, sau đó tráng lại bằng nước
cất.
- Hút bằng pipet 0,4 ml dung dịch AgNO3 0,2N cho vào một ống nghiệm.
- Nhỏ bằng ống nhỏ giọt dung dịch NH4OH 2N vào ống nghiệm đến khi xuất hiện
kết tủa .
- Nhỏ tiếp tục dịch NH4OH 2N vào cho đến khi kết tủa tan hoàn toàn.
Khoa Hóa Giáo trình thực hành Hóa hữu cơ
15
- Nhỏ bằng pipet 0,1ml dung dịch HCHO 4