Tổ chức - Quản lý y tếlà một khoa học của chuyên ngành Y xã hội học. Kiến
thức vềTổchức - Quản lý y tếsẽgiúp cho các cán bộy tếsửdụng các nguồn lực của
đơn vị, cộng đồng một cách có hiệu quả.
Môn học này đã triển khai dạy cho sinh viên y khoa hệchính quy ởcác Trường
Đại học Y trong nhiều năm qua. Tuy nhiên việc biên soạn tài liệu dạy và học chính
thức cho môn học này chưa được chú ý. Dưới sựhỗtrợcủa chương trình hợp tác y tế
Việt Nam - Thuỵ Điển, BộY tế, tập thểgiảng viên Bộmôn Y xã hội học biên soạn cuốn
tài liệu "Tổchức - Quản lý y tế , dành cho sinh viên học môn học này. Mục đích của
cuốn tài liệu hướng dẫn sinh viên thực hiện các bài học của môn học theo kếhoạch
thống nhất và dạy/học dựa trên các vấn đềthực tên của cộng đồng. Chúng tôi biên
soạn cuốn tài liệu này dựa trên cơsởsau:
Chương trình hợp tác Y tếViệt Nam - Thuỵ Điển. Văn kiện tiêu dựán CBE.
2003;
Chương trình giáo dục dựa vào cộng đồng ban hành theo Quyết định Số272/YK-QĐngày 15 tháng 7 năm 2005 của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
199 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình tổ chức và quản lý y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ
NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
HÀ NỘI - 2007
CHỦ BIÊN
ThS. Mai Đình Đức
BAN BIÊN SOẠN
ThS. Đàm Thị Tuyết
ThS. Mai Đình Đức
ThS. Nguyễn Thu Hiền
ThS. Nguyễn Thị Phương Lan
ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên
3
LỜI NÓI ĐẦU
Tổ chức - Quản lý y tế là một khoa học của chuyên ngành Y xã hội học. Kiến
thức về Tổ chức - Quản lý y tế sẽ giúp cho các cán bộ y tế sử dụng các nguồn lực của
đơn vị, cộng đồng một cách có hiệu quả.
Môn học này đã triển khai dạy cho sinh viên y khoa hệ chính quy ở các Trường
Đại học Y trong nhiều năm qua. Tuy nhiên việc biên soạn tài liệu dạy và học chính
thức cho môn học này chưa được chú ý. Dưới sự hỗ trợ của chương trình hợp tác y tế
Việt Nam - Thuỵ Điển, Bộ Y tế, tập thể giảng viên Bộ môn Y xã hội học biên soạn cuốn
tài liệu "Tổ chức - Quản lý y tế , dành cho sinh viên học môn học này. Mục đích của
cuốn tài liệu hướng dẫn sinh viên thực hiện các bài học của môn học theo kế hoạch
thống nhất và dạy/học dựa trên các vấn đề thực tên của cộng đồng. Chúng tôi biên
soạn cuốn tài liệu này dựa trên cơ sở sau:
Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam - Thuỵ Điển. Văn kiện tiêu dự án CBE.
2003;
Chương trình giáo dục dựa vào cộng đồng ban hành theo Quyết định Số 272/YK-
QĐ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
Tập tài liệu Tổ chức - Quản lý y tế được biên tập lần đầu tiên, không sao tránh
khỏi thiếu sót, mong các bạn đọc đóng góp ý kiên để chúng tôi tiếp tục sửa chữa, bổ
sung in lần sau nhằm hoàn thiện hơn cuốn tài liệu.
Xin trân trọng cảm ơn.
TM CÁC TÁC GIẢ
ThS. Mai Đình Đức
4
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CBE : Giáo dục dựa vào cộng đồng
AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
HIV : Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
XHCN :Xã hội chủ nghĩa
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
TK : Thế kỷ
WHO : Tổ chức y tế thế giới
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
TCMR : Tiêm chủng mở rộng
5
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Cuốn tài liệu này được biên soạn dùng cho sinh viên Trường Đại học Y khoa
Thái Nguyên dùng cho sinh viên năm thứ ba trong chương trình đào tạo bác sỹ đa
khoa hệ 6 năm nhằm giúp sinh viên tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tổ chức và
quản lý y tế, các quan điểm của Đảng về công tác y tế, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân
trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Trong cuốn tài liệu này chúng tôi hướng dẫn sinh viên tổ chức thực hiện môn học
và các tài liệu tham khảo khi học môn học này. Trước khi bắt đầu môn học, sinh viên
nghiên cứu chương trình chi tiết của môn học để có cách nhìn tổng quan về mục tiêu,
nội dung, thời lượng. Dựa trên những định hướng ban đầu này sẽ giúp sinh viên nhìn
nhận được sự logic của các bài học và có kế hoạch học tập chủ động phù hợp .
Sinh viên sẽ được biết đến mục tiêu của từng bài học và nhận thấy được bố cục
một bài học bao gồm mục tiêu, nội dung chính, lượng giá và hướng dẫn sinh viên tự
học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế.
Để sinh viên tự lượng giá được dễ dàng, sinh viên nghiên cứu kỹ phần câu hỏi
và tự trả lời trước khi xem đáp án. Phần cuối của mỗi bài đề cập đến hướng dẫn sinh
viên tự học, tự nghiên cứu và vận dụng thực tế các nội dung mà giảng viên đã cung
cấp cho sinh viên.
Chúc các bạn thành công trong học tập.
TM CÁC TÁC GIẢ
ThS. Mai Đình Đức
6
MÔN HỌC: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ
Đối tượng đào tạo: Sinh viên y khoa năm thứ 3
Số đơn vị học trình: 2/0 Lý thuyết: 2 Thực hành: 0
Số tiết: 30/0 Lý thuyết 30 Thực hành: 0
Số điểm kiểm tra: 3
Số điểm thi: 1
Thời gian thực hiện: Kỳ VI năm thứ 3
MỤC TIÊU
Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được các quan điểm chỉ đạo cơ bản về công tác y tế giai đoạn
2000 - 2020.
2. Nêu được vai trò, ý nghĩa và nội dung cơ bản của Luật bảo vệ sức khỏe
nhân dân.
3. Trình bày được tổ chức và nhiệm vụ của y tế các cấp.
4. Mô tả được chu trình quản lý y tế
NỘI DUNG
Số tiết TT
Tên bài học/chủ đề Tổng số Lý thuyết Thực hành
1 Đại cương về tổ chức và quản lý hệ thống y tế 1 1 0
2 Tổ chức và quản lý hệ thống y tế 4 4 0
3 Những quan điểm, chiến lược và chính sách y tế 2 2 0
4 Luật pháp y tế Việt Nam 2 2 0
5 Tổ chức và quản lý bệnh viện 4 4 0
6 Các chỉ số sức khỏe và quản lý thông tin y tế 3 3 0
7 Lập kế hoạch y tế 3 3 0
8 Giám sát hoạt động y tế 3 3 0
9 Quản lý nhân lực y tế 2 2 0
10 Quản lý tài chính và vật tư y tế 3 3 0
11 Đánh giá các chương trình hoạt động y tế 3 3 0
Tổng số 30 30 0
7
ĐẠI CƯƠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:
1. Nêu và giải thích được khái niệm: Y xã hội học, Y tế công cộng, Tổ chức y
tế.
2. Mô tả được vị trí, vai trò của khoa học tổ chức y tế và quản lý y tế trong
việc chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân cũng như trong
hệ thống khoa học y học.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi bước sang thế kỷ XX, nền y học có một xu thế phát triển mới là trong các
trường đại học y xuất hiện một môn học: Y xã hội học và Tổ chức y tế.
1. Các khái niệm
1.1. Y xã hội học, Tổ chức y tế, Y tế công cộng
1 1. Y xã hội học
Nghiên cứu tình trạng sức khỏe và bệnh tật của cộng đồng, của xã hội.
Nghiên cứu những điều kiện sống, điều kiện làm việc và các yếu tố tự nhiên, xã
hội ảnh hưởng đến tình trạng đó nhằm mục đích xác định các biện pháp để bảo vệ và
nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như là: thu nhập, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, giới, dân tộc, tình trạng kinh tế xã hội, môi trường sống, môi trường lao động...
Hiện nay đã có một số nghiên cứu về yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe. Sự khác
biệt về kinh tế xã hội giữa các nước đang phát triển và các nước đã phát triển, đã dẫn
tới sự thay đổi về mô hình bệnh tật cũng như tuổi thọ trung bình ở các nước.
1.1.2. Tổ chức y tế
Là một bộ phận của y học xã hội, là khoa học nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế
hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức mạng lưới y tế, phân tích các hoạt động y tế nhằm
thực hiện các mục tiêu y tế.
Theo nguyên tắc chung thì tổ chức được định nghĩa là sự kết hợp của các cá
nhân và có cùng ba đặc điểm ngang nhau như sau:
- Có mục đích riêng, tổ chức được tạo ra để đạt các mục tiêu đặc trưng khác với
các mục tiêu khác.
8
- Tổ chức phân công việc có định hướng theo mục tiêu. Những người tham gia tổ
chức được trao các nhiệm vụ khác nhau tuỳ theo mức độ, những công việc hoàn thành
từng nhiệm vụ đó đều phải phục vụ cho mục tiêu thống nhất của tổ chức.
- Có một ban quản lý, ban quản lý đại diện cho khối thống nhất, tức tổ chức đó,
với công việc đối nội, đối ngoại. Ban quản lý chịu trách nhiệm đảm bảo điều phối và
thực hiện mục tiêu chung của khối thống nhất.
1.1.3. Mối liên quan giữa Y học xã hội và Tổ chức y tế
Y học xã hội là lý luận, là cơ sở khoa học của Tổ chức y tế ngược lại Tổ chức y
tế là cơ sở thực tiễn của Y học xã hội, là hệ thống những biện pháp y tế chứng tỏ lý
luận của Y học xã hội là đúng đắn, là mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Vì vậy, sự
kết hợp Y học xã hội với tổ chức y tế là rất quan trọng.
Y học xã hội với ý nghĩa trên là một khoa học, có đối tượng, nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh như các ngành khoa học khác. Ngành Y
học xã hội có liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học tự nhiên và xã hội khác ngoài
y tế như các yếu tố ảnh hưởng của văn hóa, kinh tế xã hội trong những điều kiện lịch
sử nhất định.
1.1.4. Y tế công cộng
Y tế công cộng hay còn gọi là sức khỏe công cộng (Public Health) đề cập đến
những vấn đề sức khỏe của một quần thể, tình trạng sức khỏe của tập thể, những dịch
vụ vệ sinh môi trường, những dịch vụ y tế tổng quát và quản lý các dịch vụ chăm sóc.
Từ công cộng ở đây nói lên tính chất chung cho số đông, ngược với tính chất chăm sóc
riêng lẻ cho từng bệnh nhân.
Theo WHO (11/1995) "Y tế công cộng là việc tổ chức các nỗ lực của xã hội đến
phát triển các chính sách sức khỏe công cộng, để tăng cường sức khoẻ, để phòng bệnh
và để nâng cao công bằng trong xã hội, trong khuôn khổ sự phát triển bền vững".
1.2. Tên gọi
Môn học này có tên gọi không thống nhất ở nhiều nước, thậm chí trong một
- Nước Vệ sinh xã hội và Tổ chức y tế ở Liên Xô (cũ).
- Y học xã hội ở Ru-ma-ni, Anh, Mỹ, Tây Đức.
- Bảo vệ sức khỏe ở Tiệp.
- Vệ sinh xã hội ở Đức, Liên Xô, Bun-ga-ri.
- Sức khỏe cộng đồng ở Nam Tư, Pháp, Thuỵ Điển, Ai Cập, An-giê-ri, Nhật, Bỉ,
Nam và Bắc Mỹ.
- Quản lý y tế ở Ca-na-đa và Mỹ...
9
Tên gọi môn học này ở nước nào tuỳ thuộc vào ý nghĩa của nó, được hiểu ở nước
đó và còn tuỳ thuộc vào truyền thống sẵn có của nước đó nữa.
1.3. Sự phát triển của Y xã hội học và Tổ chức y tế
- Y xã hội học và Tổ chức y tế đã có những dấu vết đầu tiên từ thời văn hoá cổ xa
(thế kỷ XVIII trước công nguyên) đã quy định việc hành nghề của thầy thuốc trong xã
hội nô lệ vùng Ba Bi Lon; Hypocrat (460-337 trước công nguyên) đã quan tâm đến
ảnh hưởng của môi trường xã hội đến sức khỏe con người.
- Năm 1700 (thế kỷ XVIII) ở nước Ý có xuất bản một cuốn sách nói về bệnh tật
của những người thủ công, vạch ra sự liên quan chặt chẽ giữa nghề nghiệp và bệnh tật.
- Cuối thế kỷ XVIII, có một tác giả người Đức đã phân tích sâu sắc quan hệ giữa
những điều kiện xã hội và việc bảo vệ sức khoẻ, ông đã phân tích vấn đề chính trị xã
hội ảnh hưởng đến sức khỏe, ông nhấn mạnh vai trò của thống kê trong việc nghiên
cứu bảo vệ sức khỏe.
- Năm 1830, ở Anh có dịch tả lớn đã làm người ta quan tâm đến hoàn cảnh xã hội
và bệnh tật. Những người thầy thuốc và nhân dân Anh thấy rõ là dịch tả xảy ra phần
lớn ở tầng lớp nghèo khổ.
- Ở Đức, Bộ môn Vệ sinh xã hội được lập nên năm 1912.
- Năm 1942, Bộ môn Y học xã hội được thành lập tại Oxford (Anh) và sau đó ở
các trường đại học các nước khác.
- Ở Liên Xô (cũ). Bộ môn Vệ sinh xã hội được thành lập ở Trường Đại học Tổng
hợp MOSKOBA năm 1922 và đến năm 1941 được đổi tên là Tổ chức bảo vệ sức khoẻ.
Sau những cuộc tranh luận sôi nổi qua nhiều năm, từ năm 1966 tất cả các bộ môn và
viện nghiên cứu Tổ chức y tế của Liên Xô (cũ) đều mang tên "Vệ sinh xã hội và tổ
chức y tế".
- Ở Việt Nam, năm 1966, Trường Đại học Y Hà Nội thành lập Bộ môn Tổ chức y
tế.
2. Khoa học Tổ chức và Quản lý y tế
2.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Nghiên cứu sức khỏe của tập thể nhân dân lao động dưới sự tác động của môi
trường sống, đặc biệt là môi trường xã hội. Từ đó xác lập đúng đắn các biện pháp y tế
và xã hội để ngăn ngừa nguy hại và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sức
khỏe.
- Nghiên cứu nhu cầu y tế, vạch kế hoạch xây dựng và phát triển các cơ sở y tế,
phân tích các hoạt động y tế, tạo ra một cơ cấu y tế khoa học để hoạt động có hiệu suất
lớn nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
10
- Trình bày các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác y tế, soạn
thảo và thực hiện các nguyên tắc, chế độ quy định trong công tác y tế.
- Nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức về công tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh cũng như Quản lý y tế phù
hợp với chủ trương đường lối của Đảng.
2.2. Đối tượng
Tác động của môi trường xã hội đối với sức khỏe. Nghiên cứu những điều kiện
sống và làm việc của con người trong xã hội, phân tích tình hình sức khỏe của các tầng
lớp, các giai cấp trong mối tương quan với hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế từ đó có
thể đề ra những biện pháp thích hợp về tổ chức và xã hội để bảo vệ sức khỏe cho nhân
dân.
2.3. Nội dung cơ bản
* Những nội dung cơ bản: những cơ sở lý luận của công tác bảo vệ sức khỏe;
tình hình sức khỏe nhân dân và các yếu tố xã hội; Lịch sử y học; Thống kê y tế; Tổ
chức và Quản lý y tế; Kinh tế y tế; Bảo hiểm y tế, Đạo đức y tế, Luật pháp y tế, Y tế
thế giới; Tâm lý y học; Tuyên truyền giáo dục y tế;
* Bản chất của Tổ chức và Quản lý y tế
- Xã hội hiện đại là xã hội có tổ chức. Đa số các tổ chức phản ánh lại hình ảnh
của xã hội.
- Các tổ chức khác nhau về mục đích, quy mô, cơ cấu, nhiệm vụ, các phòng ban
trong nội bộ, phạm vi hoạt động, tuổi đời, lịch sử, sự hợp tác trao đổi lẫn nhau, quyền
tự trị ...
- Cách tổ chức rất đa dạng như tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức công
cộng.
- Đa số các tổ chức là sợi dây nối từng thành viên riêng lẻ trong xã hội và các
nhóm đặc trưng. Trong xã hội hiện nay người ta được liên kết và kiểm tra cuộc sống
của mình trong một màng lưới tổ chức, con người là thành viên, người lao động, người
đại diện, nhân viên, khách hàng hoặc công chúng của tổ chức.
- Điều quan trọng chủ yếu của tổ chức nổi lên từ sự cần thiết có hợp tác. Sự phức
tạp về công việc của một Tổ chức y tế và sự đa dạng về nhân viên chuyên môn, kỹ
thuật, hỗ trợ đòi hỏi sự hợp tác, sự đòi hỏi này quan trọng hơn nhiều ở nhiều tổ chức
khác.
- Một tổ chức có hiệu quả nếu nó tạo thuận lợi cho Tổ chức y tế đạt mục tiêu và
nếu mục tiêu đạt được với nguồn lực tối thiểu.
- Quản lý tốt đối với một tổ chức cũng như sức khỏe đối với một cơ thể hoạt
11
động đều đặn và có hiệu quả của tất cả các phần việc. Quản lý làm nổi bật các ưu tiên,
các cơ sở phù hợp với các nhu cầu trong các hoàn cảnh không ổn định, sử dụng tối đa
các nguồn lực có hạn, hoàn thiện mức độ và chất lượng chăm sóc, việc quản lý tốt về
mặt y tế sẽ đưa đến các chăm sóc tốt.
3. Phương pháp nghiên cứu
Y xã hội học và Tổ chức y tế nghiên cứu những nhóm người rộng lớn, chú ý đến
những tính chất chung: giới, tuổi, nghề nghiệp, địa phương,... Môn khoa học này nêu
lên những tác động của điều kiện kinh tế xã hội trên thể trạng sinh vật, trên sự thích
ứng và chống đỡ của cơ thể các tầng lớp, giai cấp khác nhau, từ đó tìm ra nhu cầu y tế
và tổ chức cách giải quyết.
Để tiến hành những nghiên cứu đó, Y xã hội học và Tổ chức y tế phải có những
phương pháp nghiên cứu sau:
3.1. Phương pháp thống kê
Là phương pháp thông dụng nhất trong các nghiên cứu về tương quan giữa tình
trạng sức khỏe và hoàn cảnh xã hội của các nhóm người trong xã hội. Cho phép xác
định và đánh giá khách quan những biến đổi về tình hình sức khỏe nhân dân hay xác
định hiệu quả hoạt động của các cơ quan y tế và được áp dụng rộng rãi trong các công
trình nghiên cứu y học.
3.2. Phương pháp thực nghiệm
Nhằm tìm tòi những hình thức và phương pháp mới hợp lý nhất, tạo ra những mô
hình y tế điển hình mới, kiểm nghiệm cho việc xây dựng các cơ sở y tế khác.
3.3. Phương pháp lịch sử
Để nghiên cứu các lý luận và tổ chức, quá trình hình thành và phát triển trong bối
cảnh lịch sử của chúng. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, các qui luật phát triển
hiểu rõ hơn tình hình hiện tại, phán đoán được những triển vọng của tương lai, vận
dụng vào việc tăng cường có hiệu quả sức khỏe nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của cộng đồng và xã hội.
3.4. Phương pháp phân tích kinh tế (Phương pháp phân tích chi phí lợi ích,
Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả...)
Phương pháp này được áp dụng trong việc nghiên cứu hoàn cảnh kinh tế xã hội
ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả của công tác y tế đến nền kinh tế quốc dân, trong
việc nghiên cứu tìm ra hình thức tổ chức và sử dụng một cách kinh tế nhất nguồn lực y
tế.
12
3.5. Phương pháp đánh giá khác như: phương pháp dịch tễ học, phương pháp lâm
sàng, cận lâm sàng ...
Trong khi nghiên cứu ta cần dùng phối hợp những phương pháp nêu trên. Ngoài
ra Y xã hội học và Tổ chức y tế còn có sự liên quan chặt chẽ với các ngành và các môn
khoa học khác như: các môn y học, các ngành khoa học xã hội: triết, kinh tế chính trị,
xã hội học, lịch sử, tâm lý học, các ngành khoa học tự nhiên: toán, vật lý, hoá học, sinh
học...
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Công cụ
Phần 1: Câu hỏi trắc nhiệm khách quan.
* Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 2 bằng cách điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào
khoảng trống:
1. Y học xã hội nghiên cứu tình trạng ...(A) ...và bệnh tật của cộng đồng, của xã
hội; nghiên cứu những điều kiện ...(B) ..., điều kiện làm việc và các yếu tố tự nhiên, xã
hội ảnh hưởng đến tình trạng đó nhằm mục đích xác định các biện pháp để bảo vệ và
...(C) ...sức khỏe cộng đồng.
A.
B.
C.
D.
2. Tổ chức y tế là một bộ phận của ...(A) ..., là khoa học nghiên cứu nhu cầu y tế,
vạch kế hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức màng lưới y tế, phân tích các hoạt động y tế
nhằm thực hiện các ...(B) ...
A.
B.
* Phân biệt đúng sai các câu từ 3 đến 7 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu
đúng và cột B cho câu sai:
Câu hỏi A B
3. Tổ chức là việc sắp xếp bố trí các bộ phận để thực hiện một nhiệm vụ
hoặc cùng một mục tiêu chung
4. Mục tiêu, đối tượng phục vụ của Y xã hội học. Tổ chức y tế và Quản lý
y tế đó là chăm sóc sức khỏe chỉ là cho bà mẹ và trẻ em và người trong
diện chính sách xã hội
13
5. Trong các nghiên cứu về Y xã hội học người ta thường phối hợp các
biện pháp nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhằm mục đích tìm ra các hình
thức, mô hình, phương pháp mới hợp lý nhất
7. Y xã hội học và Tổ chức y tế có mối liên quan với nhau nhưng đó
không có sự liên quan tới các ngành khoa học khác như triết học, tâm lý
học...
* Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 8 đến 13 bằng cách đánh dấu X
vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn.
Câu hỏi A B C D
8. Mối liên quan giữa Y xã hội học và Tổ chức y tế
A. Phát triển độc lập, không có sự liên quan lẫn nhau
B. Có mối liên quan nhưng không mật thiết
C. Gắn chặt với nhau và bổ sung cho nhau cùng phát triển
D. Chỉ có Tổ chức y tế là cần dựa vào Y xã hội học để phát triển
9. Phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng nhất trong các
nghiên cứu về Y xã hội học và Tổ chức y tế
A. Phương pháp thống kê
B. Phương pháp thực nghiệm
C. Phương pháp lịch sử
D. Phương pháp lâm sàng
10. Điều quan trọng chủ yếu của tổ chức để hoàn thành nhiệm vụ
chuyên môn
A. Tính độc lập
B. Tính hợp tác
C. Tính cạnh tranh
D. Tính phụ thuộc
11. Nhiệm vụ của Tổ chức và Quản lý y tế
A. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân và chăm sóc sức khỏe
nhân dân
B. Trình bày quan điểm đường lối của Đảng về công tác y tế
C. Chăm sóc sức khỏe nhân dân và trình bày quan điểm đường lối
của Đảng về công tác y tế
D. Nghiên cứu tình trạng sức khỏe nhân dân, trình bày quan điểm
đường lối của Đảng về công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân
dân
14
12. Đối tượng nghiên cứu của Y xã hội học và Tổ chức y tế
A. Tác động của môi trường bên trong đối với sức khỏe
B. Tác động của môi trường bên ngoài đối với sức khỏe
C. Tác động của môi trường xung quanh đối với sức khỏe
D. Tác động của môi trường xã hội đối với sức khỏe
13. Một tổ chức y tế hoạt động được gọi là có hiệu quả khi
A. Đạt mục tiêu đề ra
B. Đạt vượt mức mục tiêu đề ra
C. Đạt mục tiêu đề ra với nguồn lực tối thiểu
D. Đạt mục tiêu đề ra với thời gian ngắn nhất
Phần 2: Câu hỏi truyền thống
Câu hỏi truyền thống cải tiến:
* Trả lời ngắn gọn các câu sau
14. Liệt kê những phương pháp nghiên cứu về Y xã hội học và Tổ chức y tế thường
được sử dụng?
A. Phương pháp thống kê
B.
C.
D.
E. Các phương pháp khác như lâm sàng, cận lâm sàng, dịch tễ học.
2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá
Sinh viên đọc kỹ tài liệu, sau đó làm câu hỏi tự lượng giá. Sau khi đã hoàn thành
xong phần tự lượng giá xem lại phần đáp án trang 175 và xem lại nội dung đó trong
bài nếu có gì chưa rõ hay thắc mắc đề nghị thì trình bày với giáo viên giảng dạy để
được giải đáp.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học
Sinh viên tự đọc theo trình tự các nội dung trong bài học, có thể tham khảo các
khái niệm về y tế công cộng hay quản lý rõ hơn ở trong nội dung của một số bài khác
như Quản lý y tế, quản lý trang thiết bị và vật tư y tế. Phần nào chưa rõ, hoặc có thắc
mắc ghi lại để trình bày với giáo viên để được giải đáp.
Mỗi một cộng đồng sẽ có những đặc điểm riêng về kinh tế, văn hoá, lối sống,
môi trường... Vì thế mỗi cộng đồng sẽ có những mô hình bệnh tật khá