Quan niệm duy vật lịch sử là một phát minh vĩ đại của C.Mác, là kết quả tất yếu trong sự phát triển tư tưởng triết học nhân loại. Đây là sự kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đồng thời là kết quả sự phản ánh yêu cầu của thực tiễn xã hội.
Từ thời cổ đại các nhà triết học đã muốn làm sáng tỏ bản chất đời sống xã hội và có những mầm mống, những yếu tố của quan niệm về lịch sử. Trong lịch sử triết học Phương Đông, các nhà triết học đã đặt vấn đề rất sớm tìm hiểu về con người và xã hội. Triết học Ấn Độ cổ, trung đại đi tìm nỗi khổ của con người trong đời sống tâm linh, tìm cách giải thoát con người bằng siêu thoát cá nhân. Triết học Trung Quốc cổ, trung đại đi tìm nguyên nhân biến động, rối loạn xã hội trong bản tính con người. Theo tư tưởng triết học Nho Gia, bản tính con người có thiện, có ác.
Các nhà triết học Phương Tây thời cổ đại như Hêracrít (485- 425 TCN); Platôn (472-347 TCN); Xôcơrát (469- 425 TCN); Đêmôcơrit (460-370 TCN), Arixtốt (384-322 TCN) bước đầu đã thể hiện phương pháp lịch sử trong nghiên cứu xã hội. Đặc biệt là về ý tưởng xây dựng một thể chế chính trị - xã hội trong đó việc quản lý nhà nước phải do các nhà triết học và khoa học đảm trách.
Một số nhà triết học thời Trung cổ đã giải thích lịch sử theo quan niệm thần học như Ôguytxtanh (354- 430), Phôma Acvinxki. Theo họ, lịch sử xã hội là sự thể hiện của “mệnh trời”; cuộc sống của xã hội loài người là một tấm bi kịch của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
188 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Triết học duy vật lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Cuộc cách mạng trong triết học về xã hội
1.1. Những tư tưởng triết học xã hội trước Mác
Quan niệm duy vật lịch sử là một phát minh vĩ đại của C.Mác, là kết quả tất yếu trong sự phát triển tư tưởng triết học nhân loại. Đây là sự kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đồng thời là kết quả sự phản ánh yêu cầu của thực tiễn xã hội.
Từ thời cổ đại các nhà triết học đã muốn làm sáng tỏ bản chất đời sống xã hội và có những mầm mống, những yếu tố của quan niệm về lịch sử. Trong lịch sử triết học Phương Đông, các nhà triết học đã đặt vấn đề rất sớm tìm hiểu về con người và xã hội. Triết học Ấn Độ cổ, trung đại đi tìm nỗi khổ của con người trong đời sống tâm linh, tìm cách giải thoát con người bằng siêu thoát cá nhân. Triết học Trung Quốc cổ, trung đại đi tìm nguyên nhân biến động, rối loạn xã hội trong bản tính con người. Theo tư tưởng triết học Nho Gia, bản tính con người có thiện, có ác.
Các nhà triết học Phương Tây thời cổ đại như Hêracrít (485- 425 TCN); Platôn (472-347 TCN); Xôcơrát (469- 425 TCN); Đêmôcơrit (460-370 TCN), Arixtốt (384-322 TCN) bước đầu đã thể hiện phương pháp lịch sử trong nghiên cứu xã hội. Đặc biệt là về ý tưởng xây dựng một thể chế chính trị - xã hội trong đó việc quản lý nhà nước phải do các nhà triết học và khoa học đảm trách.
Một số nhà triết học thời Trung cổ đã giải thích lịch sử theo quan niệm thần học như Ôguytxtanh (354- 430), Phôma Acvinxki. Theo họ, lịch sử xã hội là sự thể hiện của “mệnh trời”; cuộc sống của xã hội loài người là một tấm bi kịch của cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
Đến thời kì Phục Hưng, trong tư tưởng của một số nhà triết học đã có những yếu tố triết học lịch sử. Điều đó được thể hiện trong quan điểm của các nhà triết học cùng với các nhà nghiên cứu văn hoá lịch sử khác. Họ tìm cách thoát khỏi quan điểm thần học, cố gắng xem xét lịch sử xã hội một cách tổng quan nền văn hoá lịch sử, đi sâu vào khía cạnh tinh thần của cá nhân con người. Hécđơ (1744 - 1803) coi sự phát triển xã hội là tiếp tục lịch sử tự nhiên. Xã hội là một chỉnh thể, quy luật xã hội cũng mang tính chất tự nhiên và bản tính con người gắn với xã hội. Rútxô (1712 - 1778) chứng minh rằng sở hữu tư nhân là nguyên nhân của bất bình đẳng, của đối kháng xã hội và của sự xuất hiện nhà nước. Ông coi sự vận động xã hội diễn ra theo một trật tự tự nhiên, trong dó mọi người đều có quyền bình đẳng. Đặc biệt, ông có tư tưởng về biện chứng giữa tiến bộ và thoái bộ, giữa bình đẳng và bất bình đẳng trong tiến trình lịch sử, về một xã hội lý tưởng với một nền dân chủ trực tiếp và một nhà nước tất cả quyền lực thuộc về nhân dânXanh xi mông (1760 - 1825) đã bảo vệ quan điểm về sự phát triển có quy luật của lịch sử; về tác dụng của chế độ tư hữu và giai cấp trong sự phát triển xã hội; về mục đích giải phóng giai cấp công nhân; về tư tưởng nền sản xuất có kế hoạch là cơ sở của chế độ xã hội tương lai.
Trong triết học cổ điển Đức đã có những yếu tố biện chứng về lịch sử. Tiêu biểu là tư tưởng triết học của Hêghen (1770 - 1831). Theo Hêghen, toàn bộ lịch sử là sự tự phát triển của “lý tính trong lịch sử” nhằm mục đích nhận thức “tinh thần thế giới”. Biện chứng của lịch sử xã hội là sự chuyển hoá lẫn nhau của cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên. Sự vận động của lịch sử là quá trình được cấu thành từ hành động của những cá nhân theo đuổi những mục đích và lợi ích riêng. Quá trình tự nhận thức “tinh thần thế giới” trải qua những giai đoạn phát triển ứng với trình độ của ý thức về tự do. Hêghen còn đi gần đến quan niệm duy vật lịch sử về bản chất của lao động, về ý nghĩa của lao động đối với sự hình thành con người và xã hội.
Phoiơbắc phủ nhận quan niệm cho rằng, Thượng đế sáng tạo ra con người. Ông cho rằng, môi trường hoàn cảnh có tác động to lớn đến ý thức con người nhưng không nhận thấy bản chất xã hội của con người và vai trò hoạt động thực tiễn trong nhận thức, cải tạo thế giới của con người. Triết học duy vật nhân bản của Phoiơbắc là không triệt để, duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội. Trong tư tưởng triết học của Phoiơbắc con người được xem xét một cách trừu tượng, phi lịch sử, tách rời khỏi các quan hệ xã hội.
Như vậy, lịch sử tư tưởng triết học trước Mác đã có những tư tưởng triết học xã hội có giá trị, làm tiền đề, điều kiện để triết học mácxít kế thừa, phát triển quan niệm duy vật lịch sử. Tuy nhiên, do hạn chế lịch sử và các nguyên nhân khác nhau, các nhà triết học trước Mác đã giải thích lịch sử trên lập trường duy tâm, định mệnh. Họ đi tìm nguyên nhân của sự phát triển lịch sử ở tư tưởng; coi cá nhân, anh hùng quyết định sự phát triển lịch sử. Từ đó, họ quy tính tích cực của con người vào hoạt động tinh thần và tìm biện pháp cải tạo xã hội ở lĩnh vực tinh thần.
Khuyết điểm chung của các nhà triết học duy vật trước Mác là phương pháp tư duy siêu hình trong xem xét bản chất con người và xã hội. Họ quy bản chất con người vào bản tính tự nhiên, tộc loại của các cá nhân riêng biệt. Phương pháp tư duy siêu hình đã dẫn đến tuyệt đối hoá vai trò của hoàn cảnh địa lý trong sự phát triển xã hội hoặc áp dụng quy luật tự nhiên, sinh học một cách máy móc vào đời sống xã hội. Đặc biệt, trong xem xét bản chất con người và xã hội, các nhà triết học trước Mác đã thiếu tính thực tiễn, không xuất phát từ thực tiễn, không hiểu vai trò hoạt động thực tiễn có tính cách mạng của con người.
1.2. Sự sáng tạo của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa duy vật lịch sử
C.Mác và Ph.Ăngghen đã xuất phát từ thực tiễn xã hội, trực tiếp là thực tiễn đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân để sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Hoạt động thực tiễn của C.Mác và Ph.Ăngghen là một điều kiện quan trọng trong sự hình thành các quan điểm duy vật lịch sử của hai ông. Tuy nhiên, bước chuyển lập trường từ duy tâm sang duy vật, từ dân chủ cách mạng sang cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành các quan điểm duy vật lịch sử.
Con đường nghiên cứu của C.Mác là từ nghiên cứu kiến trúc thượng tầng xã hội dẫn đến tất yếu tìm nguyên nhân trong đời sống vật chất của xã hội. Trong khi đó, Ph.Ăngghen lại xuất phát từ nghiên cứu cơ sở kinh tế, đi đến phê phán chế độ tư hữu, tìm hiểu về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Điểm gặp nhau của hai ông là cùng bắt đầu từ sự phát hiện ra vai trò lịch sử của giai cấp vô sản.
Tiền đề nghiên cứu triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen là xuất phát từ con người hiện thực, sống, hoạt động thực tiễn. Đây là điểm khác căn bản của hai ông trong nghiên cứu về lịch sử so với quan điểm triết học duy tâm, siêu hình.
Lôgic lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen là đưa thực tiễn vào triết học, có quan niệm đúng đắn về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với đời sống xã hội. Từ đó giải đáp được những bí ẩn, bế tắc của mọi lý luận triết học cũ. Đặc biệt, hai ông lý giải một cách khoa học trên lập trường duy vật biện chứng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; mối quan hệ giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội; luận giải được vai trò của sản xuất vật chất và chỉ ra những quy luật vận động phát triển của xã hội loài người, thực chất nó là những quy luật phản ánh hoạt động thực tiễn của con người trong lịch sử.
Những luận điểm xuất phát của quan niệm duy vật lịch sử được C.Mác tóm tắt trong tác phẩm “Lời tựa góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”. Nguyên lý đầu tiên của chủ nghĩa duy vật lịch sử là sản xuất vật chất, đây là cơ sở, nền tảng của sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội. Tiền đề mọi lịch sử xã hội là con người hiện thực, con người thực tiễn, trước hết là thực tiễn lao động sản xuất. Sản xuất vật chất là phương thức cơ bản biểu hiện bản chất con người và lối sống xã hội. Phép biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là chìa khoá để nhận thức quy luật xã hội cùng với phép biện chứng quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng, từ đó thấy sự phát triển xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Biện chứng giữa tính thứ nhất của tồn tại xã hội và tính thứ hai của ý thức xã hội cho thấy, xã hội là hình thái vận động khách quan - chủ quan của vật chất. Thừa nhận tính quy luật của sự phát triển xã hội, vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân trong việc sáng tạo ra mọi quá trình lịch sử... là những luận điểm quan trọng nhất phản ánh bản chất của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Như vậy, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết học nhân loại.
2. Bản chất của chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống triết học duy vật biện chứng về xã hội, một bộ phận hợp thành triết học Mác, làm cho triết học Mác sâu sắc, hoàn bị và triệt để. Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu xã hội với tính cách là một chỉnh thể. Xã hội là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên, lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu đời sống xã hội với tính cách là một chỉnh thể, vạch ra những quy luật, những động lực chung nhất của sự vận động, phát triển xã hội.
Đời sống xã hội với tính cách một chỉnh thể là khách thể nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, là nấc thang phát triển cao nhất của các hệ thống sống, là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người. Xã hội tồn tại dưới những hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, hoặc những xã hội riêng biệt, cụ thể gắn liền với mỗi dân tộc, mỗi thời đại nhất định).
Con người là sự phát triển cao nhất của tự nhiên, là chủ thể của lịch sử, và bằng hoạt động của mình con người làm ra lịch sử, tạo ra xã hội. Xã hội là một chỉnh thể bao gồm sự tồn tại của con người cá nhân và các tập hợp người; sự tồn tại của các phương thức, cách thức quan hệ giữa người với người. Sự hình thành phát triển của con người và xã hội là hai mặt của một quá trình thống nhất. Điều đó đưa lại hệ quả tất yếu là có thể nhận thức được quy luật xã hội và bản chất đời sống xã hội, nhận thức được bản chất con người.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử vạch ra những quy luật, những động lực chung nhất của sự vận động, phát triển xã hội. Hệ thống quy luật xã hội tồn tại ở các cấp độ khác nhau. Các quy luật chi phối toàn bộ đời sống xã hội như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng; về sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một tiến trình lịch sử - tự nhiên; về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong tiến trình lịch sửCác quy luật chi phối xã hội có giai cấp như quy luật đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp; quy luật cách mạng xã hội là hình thức chuyển biến về chất của các hình thái kinh tế - xã hộiCác quy luật chi phối một hình thái kinh tế - xã hội như quy luật về tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quy luật về đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; quy luật về vai trò tăng lên của quần chúng nhân dân trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa
Hệ thống động lực phát triển xã hội được xem xét ở các phương diện tiếp cận khác nhau. Tiếp cận từ phương diện giải quyết những mâu thuẫn biện chứng của xã hội như mâu thuẫn giữa lực lương sản xuất với quan hệ sản xuất; mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng của xã hội; mâu thuẫn giữa các giai cấp cơ bản trong xã hội có đối kháng giai cấpTiếp cận từ những lực lượng xã hội cơ bản thì động lực của sự phát triển xã hội là các chủ thể mà hoạt động của họ thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội, như quần chúng nhân dân; những cá nhân, anh hùng, lãnh tụ; các giai cấp cách mạng và lực lượng tiến bộ... Tiếp cận từ những nhân tố thúc đẩy sự phát triển, như sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuậtTiếp cận từ những nhân tố thúc đẩy tính tích cực nhận thức và hoạt động của con người thì động lực của lịch sử là lợi ích, dân chủ, trí tuệ, sự phát triển tự do và toàn diện của cá nhân
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng triết học, chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra những quy luật, những động lực phát triển xã hội. Đây là một phát minh vĩ đại của C.Mác, đem lại một cuộc cách mạng trong triết học về xã hội.
3. Đặc điểm quy luật xã hội
3.1. Đặc trưng của quy luật xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra những quy luật của sự vận động, phát triển xã hội. Là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên, sự phát triển của xã hội vừa tuân theo quy luật tự nhiên, vừa tuân theo quy luật xã hội. Giữa quy luật xã hội và quy luật tự nhiên có sự khác nhau. Quy luật tự nhiên được hình thành thông qua vô số tính tự phát, mù quáng của những tác động trong tự nhiên. Quy luật tự nhiên tồn tại trước khi xuất hiện xã hội loài người và tác động cả những nơi không có con người và xã hội. Còn quy luật xã hội được hình thành trên cơ sở hoạt động xã hội mang tính tự giác, có ý thức của con người. Quy luật xã hội chỉ được hình thành khi xuất hiện xã hội loài người và chỉ tồn tại phát huy tác dụng ở đâu có con người là chủ thể hoạt động. Không có hoạt động của con người thì không có xã hội và không có quy luật xã hội. Quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người theo đuổi mục đích của mình. Ph.Ăngghen khẳng định: “Trong tự nhiên (chừng nào chúng ta không xét ảnh hưởng ngược trở lại của con người đối với tự nhiên) chỉ có những nhân tố vô ý thức và mù quáng tác động lẫn nhau, và chính trong sự tác động lẫn nhau ấy mà quy luật chung biểu hiện raTrái lại, trong lịch sử xã hội, nhân tố hoạt động hoàn toàn chỉ là chỉ là con người có ý thức, hành động có suy nghĩ hay có nhiệt tình và theo đuổi những mục đích nhất định thì không có gì xảy ra mà lại không có ý định tự giác, không có mục đích mong muốn” C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.435.
.
Quy luật xã hội là những mối liên hệ bản chất, khách quan, tất yếu, phổ biến giữa các hiện tượng và các quá trình xã hội. Quy luật xã hội mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của quy luật nói chung, đó là tính khách quan; tính xu hướng; tính tất yếu và tính phổ biếnnhưng được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội và gắn với vai trò của con người.
Tính khách quan của quy luật xã hội được biểu hiện thông qua hoạt động của con người nhưng không lệ thuộc vào ý thức, ý chí của bất kỳ một cá nhân, một lực lượng xã hội nào. Quy luật xã hội không tồn tại bên ngoài con người, mà được thực hiện trong những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất định, trong quan hệ con người với tự nhiên; con người với con người. Những quan hệ đó là khách quan đối với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi thế hệ, mỗi con người khi họ theo đuổi mục đích của bản thân mình và không lệ thuộc vào ý chí, động cơ tư tưởng của bất cứ chủ thể nào. Ph.Ăngghen chỉ rõ, con người sáng tạo ra lịch sử trong những hoàn cảnh nhất định mà con người phải thích ứng và trên cơ sở những quan hệ thực tế đang tồn tại. Còn V.I.Lênin cho rằng, con người đứng trước thế giới và bị những điều kiện khách quan của thế giới quy định hoạt động của mình.
Quy luật xã hội mang tính xu hướng. Theo tư tưởng của Ph.Ăngghen, quá trình vận động, phát triển của đời sống xã hội chịu sự tác động phức tạp của nhiều ý muốn, mục đích khác nhau của con người và các lực lượng xã hội, thậm chí là chồng chéo lên nhau, trái ngược nhau. Song tổng hợp những lực tác động lẫn nhau đó, tạo thành xu hướng vận động chung của lịch sử, trong đó lực hoạt động của số đông người chiếm ưu thế. Quy luật xã hội chỉ phản ánh mục đích hoạt động của khối đông người, phù hợp xu hướng phát triển tất yếu của lịch sử, những xu hướng này là khách quan và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một ai và của một lực lượng xã hội nào.
Quy luật xã hội mang tính tất yếu, bởi vì nó phản ánh những mối liên hệ bản chất của đời sống xã hội, do vậy nó là cái nhất thiết phải xảy ra. Cái tất yếu phải thông qua cái ngẫu nhiên là hình thức tồn tại. Cơ sở của tính tất yếu trong quy luật xã hội là những mối quan hệ xã hội mà trước hết là quan hệ sản xuất vật chất, đây là quan hệ được hình thành một cách tất yếu, để thoả mãn nhu cầu sống của con người, nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội.
Quy luật xã hội mang tính phổ biến, bởi vì nó phản ánh cái nhất thiết phải xảy ra trong nhóm loại, tức là cái phổ biến, cái lặp lại giữa các hiện tượng, quá trình xã hội. Tính phổ biến của quy luật xã hội có nhiều cấp độ khác nhau do quan hệ của con người trong xã hội có nhiều cấp độ khác nhau. Loại quan hệ xã hội tồn tại phổ biến cho mọi hình thái kinh tế - xã hội như quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng; quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Loại quan hệ xã hội chỉ tồn tại trong một số hình thái kinh tế-xã hội như quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc Loại quan hệ xã hội chỉ dành riêng cho một hình thái kinh tế - xã hội như quan hệ giữa giai cấp chủ nô và nô lệ; giữa địa chủ và nông dân; giữa tư sản và vô sản Loại quan hệ xã hội chỉ dành riêng cho từng lĩnh vực cụ thể như quan hệ trong các lĩnh vực riêng biệt về kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp quyền Tính tất yếu và tính phổ biến của quy luật xã hội tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng và phổ biến của các mối quan hệ xã hội mà các quy luật thể hiện.
3.2. Đặc điểm riêng của quy luật xã hội
Quy luật xã hội tồn tại và tác động trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định. Khi những điều kiện tồn tại tất yếu của xã hội mất đi thì quy luật không còn tồn tại nữa. Chẳng hạn quy luật đấu tranh giai cấp chỉ tồn tại trong điều kiện các xã hội dựa trên cơ sở chế độ tư hữu, phản ánh những mối quan hệ cơ bản trong xã hội có đối kháng giai cấp. Tuy nhiên, chế độ tư hữu của từng hình thái kinh tế - xã hội riêng biệt lại có những biểu hiện cụ thể khác nhau, phản ánh những quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp khác nhau, trên cơ sở những trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất khác nhau. Khi xã hội không còn chế độ tư hữu, không còn giai cấp thì quy luật đó không còn tồn tại. Như vậy, ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, các điều kiện lịch sử không lặp lại nguyên xi, nên quy luật xã hội thường có những hình thức biểu hiện khác nhau, thậm chí bị biến dạng.
Trong xã hội, mọi hoạt động của con người đều do lợi ích chi phối. Lợi ích là động lực của mọi hoạt động con người. Do vậy, lợi ích là một yếu tố quan trọng trong cơ chế hoạt động của quy luật xã hội. Hoạt động của mỗi người nhằm theo đuổi những mục đích riêng, do bị chi phối bởi những lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Nhưng quy luật xã hội là quy luật hoạt động của số đông con người trong thời gian dài, là kết quả bị chi phối bởi tổng hợp những lợi ích chung mà không lệ thuộc vào lợi ích của một cá nhân riêng lẻ nào cả. Quy luật xã hội tồn tại và phát huy tác dụng thông qua hoạt động của con người theo đuổi lợi ích của mình nhưng vẫn mang tính khách quan.
Đặc điểm nhận thức quy luật xã hội phải có phương pháp khái quát hoá và trừu tượng hoá cao. Bởi vì, nhận thức quy luật xã hội là nhận thức hoạt động của số đông con người trong thời gian dài nên không thể dùng thực nghiệm, kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm được, càng không thể dùng những công thức để phân tích, chứng minh một cách đơn thuần được. C.Mác chỉ ra rằng: “Khi phân tích những hình thái kinh tế, người ta không thể dùng kính hiển vi hay những chất phản ứng hoá học được. Sức trừu tượng hoá phải thay thế cho cả hai cái đó” C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1993, tr.16
.
Để đạt được sự phát triển lâu bền của xã hội, con người vừa phải tuân theo quy luật xã hội, vừa phải tuân theo quy luật của tự nhiên. Bởi vì con người tồn tại trong môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Dân số - môi trường - sự phát triển xã hội là một thể thống nhất thường xuyên tác động lẫn nhau. Nhận thức và vận dụng quy luật xã hội là một vấn đề rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi con người không chỉ có năng lực nhận thức, mà còn phải có bản lĩnh khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Mặt khác, con người trong hoạt động của mình cần tạo điều kiện cho hệ thống quy luật tự nhiên v