Giáo trình về Luật hành chính

PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM CHƯƠNG I LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH A. Luật Hành chính là ngành luật về tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước I - Khái niệm về Luật hành chính 1. Khái niệm chung Trong khoa học luật hành chính, thuật ngữ "hành chính" được hiểu là sự quản lý của nhà nước, tức là hành chính công (còn gọi là hành chính nhà nước), xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, là quản lý công vụ quốc gia của bộ máy hành chính nhà nước. Quản lý của bộ máy quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, cơ quan, tổ chức do các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, trị an, an toàn xã hội, thoả mãn những nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp đối với toàn xã hội trong khuôn khổ hệ thống chính trị mà quyền lực nhà nước là trung tâm. Tuy nhiên, Chính phủ thực hiện chức năng của quyền hành pháp đó tất yếu phải thông qua một hệ thống tổ chức và thể chế gọi là hành chính nhà nước và có sự tham gia của tổ chức xã hội, công dân, cho nên, nói đến quản lý hành chính nhà nước (hay nền hành chính công) theo nghĩa hẹp hơn là quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, là hành pháp hành động. Với ý nghĩa hành pháp là hành động, cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các quy tắc chung và các quyết định hành chính cho phép hoặc mệnh lệnh một cách đơn phương và đòi hỏi phải chấp hành; có quyền kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các quyết định do nó đưa ra; có quyền xử lý các tình huống quản lý bằng quyền lực cưỡng chế đối với các vi phạm hành chính và trong các trường hợp cá nhân, tổ chức từ chối thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật cũng như trưng dụng, trưng mua tài sản của tư nhân vì lợi ích quốc gia. Đó là những quyền hạn thực hiện hàng ngày trong các lĩnh vực của đời sống xã hội với phạm vi đối tượng không được định trước. Muốn thực hiện được những quyền hạn trên cần tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện những hành động hành chính có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với quyền lực tự định có tính trội của hành chính nhà nước xuất hiện tuỳ thuộc vào thực tế quản lý. Và ai cũng biết rằng, hành chính là thiết chế nắm giữ bộ máy công lực theo nghĩa cưỡng chế của tổ chức, được quyền ban hành các quy định mà đời sống của nhà nước đòi hỏi hàng ngày, được ưu tiên mở rộng quyền hạn và tăng cường quyền lực cai quản và nghĩa vụ phục vụ xã hội. Vì thế, không thể không đặt hoạt động hành chính nhà nước trong sự kiểm soát của các quyền lập pháp, tư pháp và sự tham gia của các tổ chức xã hội, công dân.

docx163 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình về Luật hành chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12 Luật Hành Chính Giáo trình GS.TS Phạm Hồng Thái – GS.TS Đinh Văn Mậu PHẦN THỨ NHẤT: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM CHƯƠNG I LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ KHOA HỌC LUẬT HÀNH CHÍNH A. Luật Hành chính là ngành luật về tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước I - Khái niệm về Luật hành chính 1. Khái niệm chung Trong khoa học luật hành chính, thuật ngữ "hành chính" được hiểu là sự quản lý của nhà nước, tức là hành chính công (còn gọi là hành chính nhà nước), xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, là quản lý công vụ quốc gia của bộ máy hành chính nhà nước. Quản lý của bộ máy quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, cơ quan, tổ chức do các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duy trì trật tự, trị an, an toàn xã hội, thoả mãn những nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp đối với toàn xã hội trong khuôn khổ hệ thống chính trị mà quyền lực nhà nước là trung tâm. Tuy nhiên, Chính phủ thực hiện chức năng của quyền hành pháp đó tất yếu phải thông qua một hệ thống tổ chức và thể chế gọi là hành chính nhà nước và có sự tham gia của tổ chức xã hội, công dân, cho nên, nói đến quản lý hành chính nhà nước (hay nền hành chính công) theo nghĩa hẹp hơn là quản lý của bộ máy hành chính nhà nước, là hành pháp hành động. Với ý nghĩa hành pháp là hành động, cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các quy tắc chung và các quyết định hành chính cho phép hoặc mệnh lệnh một cách đơn phương và đòi hỏi phải chấp hành; có quyền kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các quyết định do nó đưa ra; có quyền xử lý các tình huống quản lý bằng quyền lực cưỡng chế đối với các vi phạm hành chính và trong các trường hợp cá nhân, tổ chức từ chối thực hiện các nghĩa vụ pháp lý nhằm phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật cũng như trưng dụng, trưng mua tài sản của tư nhân vì lợi ích quốc gia. Đó là những quyền hạn thực hiện hàng ngày trong các lĩnh vực của đời sống xã hội với phạm vi đối tượng không được định trước. Muốn thực hiện được những quyền hạn trên cần tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện những hành động hành chính có hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, với quyền lực tự định có tính trội của hành chính nhà nước xuất hiện tuỳ thuộc vào thực tế quản lý. Và ai cũng biết rằng, hành chính là thiết chế nắm giữ bộ máy công lực theo nghĩa cưỡng chế của tổ chức, được quyền ban hành các quy định mà đời sống của nhà nước đòi hỏi hàng ngày, được ưu tiên mở rộng quyền hạn và tăng cường quyền lực cai quản và nghĩa vụ phục vụ xã hội. Vì thế, không thể không đặt hoạt động hành chính nhà nước trong sự kiểm soát của các quyền lập pháp, tư pháp và sự tham gia của các tổ chức xã hội, công dân. Nhưng những hoạt động có tính chất công quyền của cơ quan hành chính nhà nước phải chấp nhận bị ràng buộc bởi pháp luật do quyền lực chung - quyền lực nhà nước ban hành. Bộ máy hành chính được toàn quyền hành động cai quản và phục vụ nhưng phải đặt mình trong khuôn khổ pháp luật, tuân theo pháp luật; được tự quyết tác động quyền lực vào quyền, tự do, lợi ích chính đáng của dân, nhưng phải bồi thường thiệt hại cho dân trong trường hợp làm tổn hại tới lợi ích hợp pháp của họ. Những quy định theo nguyên lý như thế thuộc nội dung của Luật hành chính - một ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật xác định những quyền và nghĩa vụ của cơ quan hành chính nhà nước, tức là của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính. Đặc trưng cơ bản của Luật hành chính là các quy phạm của nó mang tính bắt buộc, cấm đoán trong điều chỉnh hành vi, thuộc các quy phạm của luật công, khác với các quy phạm điều chỉnh quan hệ dân sự thuộc hệ thống luật tư. Luật hành chính lồng vào các quan hệ của chính trị, của Luật Hiến pháp để điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước và công dân, giữa quyền lực và tự do, giữa xã hội và cá nhân. Tước bỏ hiệu lực của một số văn bản hành chính không giống như chấm dứt hợp đồng của các cá nhân, pháp nhân. Vì thế, chỉ có quyền lực nhà nước mới có thể tước bỏ được hiệu lực của một quyết định hành chính nhà nước. Để cho hệ thống hành pháp đứng đầu là Chính phủ phục tùng các quy phạm pháp luật thì trong mọi trường hợp phải bảo đảm các điều kiện về chính thể nhà nước, uy tín của pháp luật và sức mạnh của phán quyết của các thẩm phán. Vì vậy, Luật hành chính gắn liền với lịch sử phát triển của chính trị; chính các quan điểm chính trị được thể hiện trong đường lối, chính sách và các Hiến pháp là nền tảng triết lý của Luật hành chính. Về căn bản, những triết lý chính trị mà Luật hành chính dựa vào làm cho nội dung của Luật hành chính khá phức tạp. Thêm vào đó, sự phong phú của các quan hệ quản lý và phục vụ còn bổ sung tính đa diện của ngành luật này. Tuy nhiên, nói một cách khái quát, Luật hành chính hướng sự quy định vào các vấn đề chủ yếu: tổ chức quản lý hành chính nhà nước và kiểm soát đối với quản lý hành chính nhà nước. 2. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Những quan hệ xã hội được Luật hành chính điều chỉnh gồm ba nhóm lớn: - Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. Đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và do đó quan trọng nhất; - Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt động nội bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước, Toà án và Viện kiểm sát; - Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác và của các tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền hành pháp. Hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước làm nảy sinh nhiều quan hệ xã hội, được tổng hợp lại những nhóm quan hệ xã hội chủ yếu sau đây: - Nhóm thứ nhất: Những quan hệ xã hội nảy sinh giữa cơ quan hành chính cấp trên và cơ quan hành chính cấp dưới trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà nước; - Nhóm thứ hai: Những quan hệ giữa hai bên đều là cơ quan hành chính cùng cấp, thực hiện các quan hệ phối hợp phục vụ lẫn nhau; - Nhóm thứ ba: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền với một bên là các tổ chức sự nghiệp và tổ chức kinh doanh của các thành phần kinh tế trong xã hội; - Nhóm thứ tư: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền với một bên là các tổ chức xã hội và các đoàn thể nhân dân; - Nhóm thứ năm: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền và một bên là công dân. Đây là nhóm quan hệ phổ biến nhất mà Luật hành chính điều chỉnh vì đây là mối quan hệ phát sinh hằng ngày, hằng giờ trong cuộc sống. Trong tất cả các quan hệ kể trên có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước được trao thẩm quyền hoặc đại diện cho hành pháp. Không có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc đại diện cho quyền hành pháp trong phạm vi quản lý hành chính nhà nước thì không thể xuất hiện quan hệ quản lý hành chính nhà nước do Luật hành chính điều chỉnh. Do đó, chủ thể bắt buộc trong các quan hệ trên là cơ quan hành chính nhà nước, hoặc cá nhân, tổ chức nhân danh quyền hành pháp. 3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính Sự điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội trên đây mà Luật hành chính sử dụng chủ yếu bằng phương pháp quyết định một chiều, hay là phương pháp chỉ huy, mệnh lệnh. Phương pháp này thể hiện tính chất quyền lực - phục tùng xuất phát từ bản chất của quản lý, bởi vì muốn quản lý thì phải có quyền uy. Trong quan hệ pháp luật hành chính thường thì bên tham gia quan hệ là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người nhân danh quyền hành pháp được giao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước (ra các quyết định quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra hoạt động của bên bị quản lý, áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết theo pháp luật). Còn một bên (đối tượng quản lý bao gồm các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, công dân hoặc cán bộ, công chức dưới quyền) bắt buộc phải thi hành quyết định của quyền hành pháp, phục tùng bên được giao quyền lực nhà nước. Như vậy, các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước là không bình đẳng giữa quyền lực nhà nước và phục tùng quyền lực đó. Nó là quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức và những quan hệ xuất hiện khi có sự tác động quản lý vào các đối tượng chịu sự quản lý, nhưng không trực thuộc về tổ chức. Nhưng đôi khi chúng ta cũng bắt gặp trong quan hệ pháp luật hành chính phương pháp thoả thuận. ở đây tồn tại sự thoả thuận của các bên tham gia quan hệ. Ví dụ, trong ban hành các quyết định liên tịch (các bên cùng thỏa thuận ra quyết định chung như Thông tư liên bộ, Nghị quyết liên tịch giữa Ban Chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương); hoặc khi một cơ quan quản lý trước khi ban hành một quyết định về một vấn đề nào đó, theo pháp luật quy định, phải hỏi ý kiến hoặc thoả thuận với cơ quan khác. Như vậy, có thể nói tồn tại quan hệ pháp luật hành chính ngang. Trong trường hợp này thì quan hệ ngang cũng chỉ là tiền đề cho sự xuất hiện các quan hệ dọc - các quan hệ xuất hiện trên cơ sở các quyết định được ban hành do thoả thuận. Ngoài ra, trong hợp đồng hành chính như hợp đồng thực hiện các công dịch hành chính, hợp đồng với công chức ngoại ngạch... tuy có sự thoả thuận, nhưng không có sự bình đẳng tuyệt đối về ý chí như trong hợp đồng dân sự, kinh tế. Trong hợp đồng hành chính(1), một bên là cơ quan nhà nước nên có những đặc quyền hành chính, đưa ra những điều kiện mà bên khác trong quan hệ buộc phải tuân theo. Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa: Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội xuất hiện trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước, nói cách khác là các quan hệ xã hội nảy sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Do đó, Luật hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước. 4. Hệ thống Luật hành chính Luật hành chính không phải là tập hợp máy móc, giản đơn các quy phạm, mà là một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất các nhóm quy phạm có quan hệ hữu cơ với nhau. Các quy phạm Hành chính gồm: các quy phạm vật chất và các quy phạm thủ tục. Các quy phạm vật chất Luật hành chính tạo thành bộ phận luật vật chất Luật hành chính (Luật hành chính theo nghĩa truyền thống). Các quy phạm thủ tục Luật hành chính tạo thành ngành luật được gọi là Luật thủ tục hành chính. Các quy phạm vật chất Luật hành chính gồm hai phần: phần chung và phần riêng. Phần chung bao gồm các quy phạm điều chỉnh các quan hệ có tính chất chung, phát sinh trong mọi lĩnh vực, phạm vi quản lý hành chính nhà nước. Các quy phạm của phần chung quy định: - Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, chế độ công vụ và quy chế cán bộ, công chức nhà nước; - Sự tham gia của cá nhân, tổ chức vào tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước; - Hình thức, phương pháp hoạt động của cơ quan, công sở, công chức nhà nước trong thực hiện quyền hành pháp; - Các phương thức kiểm tra, giám sát đối với hệ thống hành chính nhà nước để bảo đảm pháp chế, kỷ luật. Phần riêng bao gồm các nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với các lĩnh vực quản lý liên ngành như kế hoạch, giá cả, tài chính, tín dụng, thống kê v.v... các nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý đối với các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải...); các nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý văn hoá - xã hội (văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, lao động, bảo hiểm...); các nhóm quy phạm điều chỉnh hoạt động quản lý trong các lĩnh vực nội vụ, quốc phòng, tư pháp... Các quy phạm thủ tục hành chính quy định về các loại thủ tục hành chính khác nhau, có nghĩa là quy định trình tự thực hiện các quy phạm vật chất Luật hành chính, tạo thành ngành luật thủ tục (tố tụng) hành chính(1). II. Nguồn của luật hành chính Việt Nam 1. Khái niệm nguồn của Luật hành chính Việt Nam Xác định nguồn của Luật hành chính Việt Nam tuỳ thuộc vào quan niệm chung về nguồn của pháp luật. Trong các sách, báo khoa học luật học nước ta phổ biến quan niệm coi nguồn của pháp luật là những hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật, nói cách khác là những văn bản pháp luật chứa các quy phạm pháp luật. Không coi những tiền lệ pháp và tập quán pháp là nguồn của pháp luật. Quan niệm như vậy chỉ có tác dụng nhấn mạnh vai trò của những văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn của pháp luật, nhưng chưa thật đầy đủ và toàn diện. Thực tế ở nước ta trong nhiều trường hợp để quản lý phải dùng đến cả tiền lệ pháp ở trình độ khái quát, tổng hợp cao dưới hình thức những văn bản hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao có liên quan tới hoạt động hành chính. ở nhiều nước đều coi những tiền lệ pháp là nguồn của Luật hành chính, và coi Luật hành chính là ngành luật của những tiền lệ pháp. Từ đó có thể coi nguồn của Luật hành chính là những hình thức biểu hiện bên ngoài của Luật hành chính, nói cách khác là những văn bản pháp luật chứa các quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, trong một số trường hợp còn gồm cả các văn bản hướng dẫn xét xử của Toà án. Do tính chất đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước nên các quy phạm luật hành chính không nằm trong một số văn bản nhất định, mà nằm trong rất nhiều văn bản của nhiều cơ quan nhà nước. Đó là những văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, văn bản liên tịch giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước với cơ quan tổ chức xã hội (như công đoàn), văn bản của cơ quan tổ chức xã hội ban hành để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước khi được nhà nước trao quyền (như văn bản của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về tổ chức quản lý bảo hiểm xã hội và giám sát bảo hộ lao động) và kể cả văn bản hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao. Nhưng không phải tất cả các văn bản đó, mà chỉ những văn bản chứa các quy phạm pháp luật hành chính nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước mới là nguồn của Luật hành chính. Trong các loại văn bản quy phạm pháp luật nói trên, có văn bản vừa chứa quy phạm pháp luật hành chính đồng thời với các quy phạm của các ngành luật khác, nhưng có văn bản chỉ chứa quy phạm pháp luật hành chính. 2. Phân loại nguồn Luật hành chính Có nhiều cách phân loại nguồn của Luật hành chính. Mỗi cách phân loại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định. - Theo cấp độ hiệu lực pháp lý của văn bản có: + Văn bản luật. + Văn bản dưới luật. - Theo phạm vi hiệu lực có: + Văn bản do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành.  + Văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành. - Theo chủ thể ban hành văn bản có: + Văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp). + Văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý đối với ngành, lĩnh vực Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân). + Văn bản của cơ quan tổ chức xã hội ban hành để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước khi được Nhà nước uỷ quyền. + Văn bản liên tịch (giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức xã hội...). + Văn bản do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao, Chánh án Toà án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành trực tiếp liên quan tới hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 3. Một số văn bản quy phạm pháp luật - nguồn đặc biệt quan trọng của Luật hành chính - Hiến pháp là đạo luật cơ bản của toàn bộ hệ thống pháp luật, là nguồn cơ bản của Luật hành chính Việt Nam. Trong Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2001) nhiều quy phạm Hiến pháp là cơ sở, nền tảng hoặc trực tiếp, là quy phạm gốc của Luật hành chính Việt Nam. Ví dụ, chương 1 Hiến pháp 1992 về chế độ chính trị, trong đó có những quy định về những nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị của nước ta, chúng đồng thời cũng là các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước (Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, đối với xã hội; Điều 5 về quyền bình đẳng giữa các dân tộc; Điều 6 về nguyên tắc tập trung dân chủ; Điều 7, 8, 9, 10, 11 về dân chủ XHCN và thu hút rộng rãi quần chúng nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước, xã hội; Điều 12 về pháp chế XHCN; Chương III về văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; Chương IV về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là những căn cứ để ban hành các văn bản, các văn bản về quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực nói trên. Chương V về quyền và nghĩa vụ của công dân là cơ sở của quy chế pháp lý của công dân. Luật hành chính cụ thể hoá và bổ sung các quy định nêu trên tạo thành chế định Luật hành chính về địa vị pháp lý hành chính của công dân. Chương VIII về Chính phủ, Chương IX về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, quy định những nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động và thẩm quyền của Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, của Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, và của Uỷ ban, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp. - Luật tổ chức Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2002, công bố ngày 07 tháng 01 năm 2002 có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống nguồn của Luật hành chính Việt Nam. Căn cứ vào chương III của Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi bổ sung từ Điều 109 đến Điều 117), Luật tổ chức Chính phủ quy định cụ thể các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ, trình tự thành lập, cơ cấu tổ chức, hình thức làm việc, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, về quan hệ giữa Thủ tướng với Phó Thủ tướng, với các Bộ trưởng, với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ của Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang Bộ và nhiều vấn đề khác liên quan tới địa vị chính trị - pháp lý của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ. Luật tổ chức Chính phủ thực chất là cơ sở tổ chức và hoạt động của toàn bộ nền hành chính nhà nước ở nước ta. - Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003) có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân. Các quy định trong luật này về Uỷ ban nhân dân chủ yếu tập trung tại Chương IV đã cụ thể hoá các quy định tương ứng của Hiến pháp 1992 (từ Điều 118 đến Điều 125). Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân, về nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, nhiều vấn đề thuộc địa vị pháp lý của Uỷ ban nhân dân, về các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân về mối quan hệ giữa Uỷ ban, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân với các cơ quan nhà nước khác và với các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể nhân dân ở địa phương. - Các luật, bộ luật về quản lý hành chính nhà nước đối với ngành và lĩnh vực như Bộ luật hàng hải, Luật báo chí, Luật xuất bản, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, v.v. là nguồn quan trọng của Luật hành chính, là cơ sở pháp luật hành chính để quản lý các ngành và lĩnh vực thuộc phần riêng của Luật hành chính. - Pháp lệnh và nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (hoặc của Hội đồng Nhà nước), Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước (hoặc Sắc lệnh, Sắc luật của Chủ tịch n