MỤC LỤC. 2
DANH MỤC TỪVIẾT TẮT. 3
1. TÓM TẮT BÁO CÁO. 4
2. CƠSỞVÀ LÝ DO NGHIÊN CỨU. 8 U
2.1 Nghèo đói và bảo trợxã hội . 8
2.2 Tài chính vi mô và quản lý rủi ro. 8
2. PHẢN ỨNG CỦA ILO. 9
3.1 Mục tiêu và kết quảmong đợi . 9
3.2 Cơcấu quản lý dựán . 10
3.3 Phương pháp tiếp cận của Dựán . 10
3. NHỮNG DỊCH VỤTÀI CHÍNH QUẢN LÝ RỦI RO ỞVIỆT NAM. 13
3.1 Dịch vụtài chính quản lý rủi ro là gì? . 13
3.2 Nhu cầu vềdịch vụtài chính quản lý rủi ro. 13
3.3 Cung cấp dịch vụtài chính quản lý rủi ro. 15
3.4 Tóm tắt những phát hiện . 19
4. TYM: “TIẾT KIỆM GIA ĐÌNH”. 20
4.1 Tiết kiệm linh hoạt và có kỳhạn . 20
4.2 Sựhài lòng của khách hàng . 21
4.3 Công việc và chi phí tăng thêm . 23
4.4 Một sốphát hiện . 23
5. QUỸHỖTRỢPHỤNỮNINH PHƯỚC: BẢO HIỂM NHÂN THỌCÁ NHÂN. 25
5.1 Bảo hiểm sinh mạng cá nhân . 25
5.2 Kết quảban đầu và một số điều chỉnh . 27
5.4 Khối lượng công việc và chi phí tăng thêm . 29
5.5 Phát hiện. 30
6. QUỸ ỦY THÁC PHỤNỮ ĐÔNG TRIỀU: QUỸTƯƠNG TRỢ. 31
6.1 QuỹTương trợ. 31
6.2 Nghiên cứu thịtrường . 33
6.3 Nghiên cứu thống kê. 34
6.4 Phát hiện. 35
7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ. 36
7.1 Cơhội. 36
7.2 Một loạt các thách thức. 37
8. KẾT LUẬN. 40
PHỤLỤC. 41
Phụlục 1: Các khóa đào tạo do dựán ILO Việt Nam cung cấp . 41
Phụlục 2: Các đặc điểm của dịch vụtài chính quản lý rủi ro được thửnghiệm. 46
2
49 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro cho hộ thu nhập thấp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
QUẢN LÝ RỦI RO CHO HỘ THU NHẬP THẤP
Ở VIỆT NAM
Dự án “Mở rộng Tài chính vi mô và Bảo hiểm vi mô cho lao động
nữ khu vực phi chính thức” 2003 - 2007
Mục lục
MỤC LỤC .....................................................................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................................................3
1. TÓM TẮT BÁO CÁO ........................................................................................................................4
2. CƠ SỞ VÀ LÝ DO NGHIÊN CỨU...................................................................................................8 U
2.1 Nghèo đói và bảo trợ xã hội ............................................................................. 8
2.2 Tài chính vi mô và quản lý rủi ro.................................................................... 8
2. PHẢN ỨNG CỦA ILO .......................................................................................................................9
3.1 Mục tiêu và kết quả mong đợi ......................................................................... 9
3.2 Cơ cấu quản lý dự án ..................................................................................... 10
3.3 Phương pháp tiếp cận của Dự án .................................................................. 10
3. NHỮNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ RỦI RO Ở VIỆT NAM .........................................13
3.1 Dịch vụ tài chính quản lý rủi ro là gì? .......................................................... 13
3.2 Nhu cầu về dịch vụ tài chính quản lý rủi ro................................................. 13
3.3 Cung cấp dịch vụ tài chính quản lý rủi ro.................................................... 15
3.4 Tóm tắt những phát hiện ............................................................................... 19
4. TYM: “TIẾT KIỆM GIA ĐÌNH”....................................................................................................20
4.1 Tiết kiệm linh hoạt và có kỳ hạn ................................................................... 20
4.2 Sự hài lòng của khách hàng........................................................................... 21
4.3 Công việc và chi phí tăng thêm ..................................................................... 23
4.4 Một số phát hiện ............................................................................................. 23
5. QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ NINH PHƯỚC: BẢO HIỂM NHÂN THỌ CÁ NHÂN.......................25
5.1 Bảo hiểm sinh mạng cá nhân......................................................................... 25
5.2 Kết quả ban đầu và một số điều chỉnh ......................................................... 27
5.4 Khối lượng công việc và chi phí tăng thêm .................................................. 29
5.5 Phát hiện.......................................................................................................... 30
6. QUỸ ỦY THÁC PHỤ NỮ ĐÔNG TRIỀU: QUỸ TƯƠNG TRỢ .................................................31
6.1 Quỹ Tương trợ ................................................................................................ 31
6.2 Nghiên cứu thị trường.................................................................................... 33
6.3 Nghiên cứu thống kê....................................................................................... 34
6.4 Phát hiện.......................................................................................................... 35
7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................36
7.1 Cơ hội............................................................................................................... 36
7.2 Một loạt các thách thức.................................................................................. 37
8. KẾT LUẬN........................................................................................................................................40
PHỤ LỤC ....................................................................................................................................................41
Phụ lục 1: Các khóa đào tạo do dự án ILO Việt Nam cung cấp ............................ 41
Phụ lục 2: Các đặc điểm của dịch vụ tài chính quản lý rủi ro được thử nghiệm . 46
2
Danh mục từ viết tắt
BLĐTB&XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
BTV Ban tư vấn Dự án
CEP Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm
CGAP Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo nhất
CLTT&GN Chiến lược tổng thể về giảm nghèo và tăng trưởng
ĐPV Điều phối viên dự án quốc gia
KHPTKTXH Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
PCP Phi Chính phủ
QUTPNĐT Quỹ Ủy thác phụ nữ Đông Triều
QHTPNNP Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Ninh Phước
TCVM Tài chính vi mô
TYM Tao Yêu Mày
USD Đô la Mỹ
VND Đồng Việt Nam
3
1. Tóm tắt báo cáo
Cơ sở và lý do nghiên cứu
Thành tựu về giảm nghèo của Việt nam được coi là một trong những thành công nhất
trong phát triển kinh tế. Trong vòng chưa đến 10 năm, gần 60% hộ gia đình đã thoát khỏi
nghèo đói. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chung là rất ấn tượng, nhưng có dấu hiệu rõ
ràng cho thấy phát triển ngày càng trở nên ít bình đẳng hơn. Một bộ phận không nhỏ dân
cư không thể hưởng lợi từ thành quả phát triển của Việt Nam và nhiều gia đình ở Việt
Nam vẫn đang đấu tranh từng ngày để có cái ăn. Cơ chế bảo trợ xã hội như bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, tiết kiệm và tài chính vi mô linh hoạt chưa phát triển đầy đủ. Phần lớn
người dân vẫn bị loại ra khỏi các cơ chế này, đặc biệt là người lao động ở khu vực phi
chính thức.
Không nghi ngờ rằng tài chính vi mô đã đóng góp đáng kể vào giảm nghèo ở Việt Nam
trong vòng một thập kỷ qua. Một vài tổ chức tài chính vi mô nổi lên ở Việt Nam. Gộp
chung lại, hiện nay có khoảng trên 400.000 người đang là khách hàng thường xuyên của
các tổ chức tài chính vi mô. Các tổ chức này, cho đến nay, vẫn chủ yếu tập trung vào
cung cấp các món vay nhỏ cho khách hàng. Tuy nhiên, không thể loại bỏ tính dễ tổn
thương của hộ thu nhập thấp chỉ bởi việc tiếp cận đến vốn vay nhỏ1. Người dân dễ bị tổn
thương với một loạt các rủi ro như tử vong, ốm đau, và mất mùa dẫn đến tăng các khoản
chi, hoặc giảm đáng kể thu nhập hoặc cả hai. Nhất là với những gia đình do phụ nữ làm
chủ, nếu gặp phải các cú sốc tài chính không mong muốn thì có thể sẽ phải đối mặt với
nợ nần chồng chất hàng năm và nghèo túng.
Các tổ chức tài chính vi mô đã nhận ra rằng hộ thu nhập thấp cũng cần các dịch vụ tài
chính khác để giúp họ quản lý rủi ro trong cuộc sống thường ngày dễ dàng hơn. Các dịch
vụ tài chính quản lý rủi ro này bao gồm khoản tiết kiệm mà khách hàng có thể rút ra để
giảm bớt tác động của các cú sốc kinh tế, những món vay khẩn cấp, và bảo hiểm vi mô
để trang trải cho ma chay, ốm đau, thương tật, tàn tật, mất trộm và có thể hạn hán hay
thảm họa. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa làm được gì nhiều để phát triển loại hình dịch
vụ tài chính này.
Hành động của ILO
Từ tháng 5 năm 2003, ILO phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(BLĐTB&XH) bắt đầu thực hiện dự án “Mở rộng tài chính vi mô và bảo hiểm vi mô cho
lao động nữ ở khu vực phi chính thức”. Dự án là một phần trong chương trình liên khu
vực do Chính phủ Pháp tài trợ. Mục tiêu của dự án là xây dựng các cơ chế mới nhằm mở
rộng bảo trợ xã hội và giảm tính dễ bị tổn thương cho các nhóm bị lề hóa. Các quốc gia
khác tham gia vào dự án là Burkina Faso và Ethiopia.
Tại Việt Nam, dự án đã chọn lựa hình thức phối hợp với các tổ chức tài chính vi mô để
xây dựng và thử nghiệm dịch vụ tài chính quản lý rủi ro để giúp phụ nữ nghèo tự bảo vệ
họ khỏi các cú sốc và áp lực kinh tế. Đầu tiên, dự án thực hiện hai nghiên cứu ở một số
1 Craig Churchill, Liệu Tài chính vi mô có phải là ưu tiên cho người nghèo? Hiểu biết về nhu cầu đối với
các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro, ILO, 2004
4
tỉnh để một mặt xác định nhu cầu và chiến lược quản lý rủi ro của phụ nữ nghèo và mặt
khác xác định các dịch vụ hiện có. Kết quả nghiên cứu cho thấy những dấu hiệu của
những rủi ro hoặc áp lực kinh tế chủ yếu mà hộ gia đình thường phải đối mặt, cụ thể là
bệnh tật, tai nạn, tử vong, chi phí giáo dục, các sự kiện cộng đồng, và cách thức họ
thường sử dụng để đối phó với những rủi ro này là vay bạn bè và họ hàng, vay nặng lãi,
vay các tổ chức tài chính vi mô hoặc ngân hàng, dùng tiết kiệm, hoặc mua bảo hiểm. Các
sản phẩm tiết kiệm hiện có của ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô không đủ linh hoạt
để được coi là một cơ chế hiệu quả nhằm đối mặt với rủi ro. Tiền gửi tối thiểu tại ngân
hàng quá cao so với khả năng tiết kiệm của phụ nữ nghèo và mất nhiều thời gian để rút
tiết kiệm tại tổ chức tài chính vi mô. Hơn nữa, hầu hết các sản phẩm bảo hiểm chính thức
chủ yếu hướng vào hộ thu nhập trung bình và cao, và một số ít sáng kiến đưa ra cho khu
vực phi chính thức lại không được thiết kế và quản lý một cách chuyên nghiệp và do đó
hạn chế tiếp cận.
Xây dựng và thử nghiệm các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro
Với những phát hiện này, dự án bắt đầu thiết lập quan hệ đối tác với 3 tổ chức tài chính
vi mô để xây dựng và thử nghiệm sản phẩm tài chính quản lý rủi ro:
• Tao Yêu Mày (TYM) – “Tiết kiệm gia đình”
T.Y.M. là tên viết tắt quốc tế của "Tao Yêu Mày" (hay Quỹ Tình thương), một mô hình
áp dụng theo Ngân hàng Grameen Bank (Bangladesh) với mục đích hỗ trợ phụ nữ nghèo
thông qua hoạt động tài chính vi mô. TYM bắt đầu hoạt động từ năm 1992 dưới hình
thức một dự án của Trung Ương Hội phụ nữ Việt Nam. TYM đã phát triển trở thành một
Ban đặc biệt với đội ngũ cán bộ chuyên trách nhiệt tình. Hiện nay TYM hoạt động tại 10
tỉnh miền Bắc Việt Nam, và phục vụ trên 20.000 phụ nữ.
TYM triển khai sản phẩm tiết kiệm linh hoạt với tên gọi “Tiết kiệm gia đình” và thí điểm
ở hai chi nhánh: Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn (huyện ngoại thành Hà nội). Sản
phẩm tài chính mới này gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn 3 và 6 tháng.
Thủ tục gửi và rút tiền rất nhanh chóng và đơn giản. Cùng với chiến lược marketing hiệu
quả, việc tung sản phẩm mới này ngay lập tức mang lại thành công. Số người gửi tiết
kiệm và số tiền gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể và hơn một nửa khách hàng đã được nhận
tiền gửi tiết kiệm chỉ trong vòng 48 giờ hoặc trong cùng ngày, trong khi đó thời gian đợi
theo thông lệ trước đó là 1 tuần. Nói tóm lại, “Tiết kiệm gia đình” đã cải thiện việc tiếp
cận của thành viên đến các dịch vụ tiết kiệm phù hợp, cho phép thành viên tiết kiệm theo
năng lực, giảm sự phụ thuộc của thành viên vào tín dụng, và tăng thêm thu nhập cho
thành viên từ tiền gửi tiết kiệm, và thậm chí thu hút được thêm thành viên mới. Sản phẩm
này cũng cho phép TYM tăng thêm nguồn vốn để cho vay. Tuy vậy, việc giới thiệu sản
phẩm cũng mang lại thách thức cho tổ chức như việc quản lý số liệu phức tạp và khối
lượng công việc quá tải làm giảm động lực làm việc của cán bộ.
• Quỹ hỗ trợ phụ nữ Ninh Phước (QHTPNNP) – Bảo hiểm sinh mạng cá nhân
QHTPNNP được thành lập năm 2001 dưới sự hỗ trợ của ActionAid Việt Nam để nhằm
cung cấp dịch vụ tài chính cho phụ nữ nghèo huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, miền
Nam Việt Nam. QHTPNNP phục vụ 2.400 phụ nữ tại 4 xã trong huyện, áp dụng phương
pháp tiếp cận của Ngân hàng Grameen.
5
QHTPNNP đã lựa chọn giới thiệu sản phẩm bảo hiểm sinh mạng tín dụng nhằm bảo vệ
gia đình của khách hàng và Quỹ trong trường hợp khách hàng chẳng may qua đời, hoặc
bị thương tật, tàn tật vĩnh viễn. Quỹ đã chọn cách tiếp cận đại lý - đối tác và thương thảo
hợp tác với Bảo Việt – công ty bảo hiểm quốc doanh lớn nhất. Sau vài tháng thảo luận,
hai bên cùng thống nhất sản phẩm bảo hiểm bằng số tiền khách hàng vay. Trong trường
hợp khách hàng chằng may qua đời hoặc bị thương tật, tàn tật vĩnh viễn, Bảo Việt sẽ trả
toàn bộ số tiền vay cho QHTPNNP, giữ lại phần dư nợ gốc và trả phần chênh lệch cho
khách hàng hoặc người thừa kế. Với tư cách một đại lý, QHTPNNP bán bảo hiểm cho
khách hàng còn Bảo Việt cung cấp sản phẩm và xử lý bồi thường. Sản phẩm được triển
khai từ tháng 1 năm 2004 và cho thấy một kết quả đầy hứa hẹn. Một vài khách hàng đã
qua đời và gia đình của họ không phải chịu gánh nặng trả nợ. Trong giai đoạn thử
nghiệm cũng xuất hiện một vài khó khăn nhưng Bảo Việt và QHTPNNP đã cũng làm
việc để có những sửa đổi phù hợp. Một trong những bài học kinh nghiệm chính có được
qua gia đoạn thí điểm là mối quan hệ đối tác hiệu quả giữa một công ty bảo hiểm và một
tổ chức tài chính vi mô. Điều này mở ra cơ hội mới cho cả công ty bảo hiểm và tổ chức
tài chính vi mô. Các tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ khách hàng tự bảo vệ mình và đồng
thời bảo đảm tính bền vững của Quỹ. Các công ty bảo hiểm gia nhập vào một thị trường
hộ thu nhập thấp rộng lớn ở Việt Nam.
• Quỹ Ủy thác của Phụ nữ Đông Triều (QUTPNĐT) – Quỹ tương trợ
QUTPNĐT do Hội Phụ nữ thành lập năm 1997 dưới sự hỗ trợ của ActionAid Việt Nam.
Nỗ lực của Quỹ là hỗ trợ hộ nghèo tại 10 xã vùng nông thôn huyện Đông Triều tỉnh
Quảng Ninh, miền Bắc Việt Nam. Quỹ Ủy thác Phụ nữ Đông Triều phục vụ khoảng
6.000 khách hàng, áp dụng mô hình của Ngân hàng Grameen, .
Quỹ Ủy thác Phụ nữ Đông Triều quyết định nâng cấp Quỹ tương trợ vừa được thiết lập,
một hình thức bảo hiểm cho phép xóa nợ gốc và khách hàng, và ở một phạm vi nào đó là
chồng và con của họ, được hưởng một số trợ cấp trong trường hợp khách hàng chết và
bệnh tật. Do được thiết kế mà không tiến hành nghiên cứu thị trường hoặc bất kỳ nghiên
cứu nào khác trước đó, tính bền vững của sản phẩm ban đầu không được bảo đảm, và
tiếp theo đó tính bền vững của Quĩ thậm chí cũng bị đe dọa. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của
ILO, QUTPNĐT thực hiện nghiên cứu thị trường và nghiên cứu định giá bảo hiểm để có
những thông tin cần thiết nhằm cải thiện sản phẩm theo hướng bền vững. Một mặt, Quỹ
Tương trợ được tách thành hai quỹ, đó là quỹ an toàn vốn vay (sinh mạng tín dụng) và
quỹ tương trợ (trợ cấp sức khỏe và tử vong). Mặt khác, mức phí và mức trợ cấp cũng
được xem xét lại. Do vậy, QUTPNĐT đã phát triển các tính năng của sản phẩm nâng cấp,
cũng như quy trình quản lý. Sản phẩm mới được đưa ra giới thiệu vào tháng 1 năm 2006.
Mặc dầu sẽ là khá sớm để có thể kết luận về mô hình thử nghiệm này, nhưng có thể nói
mô hình là một kinh nghiệm quí báu cho QUTPNĐT. Giờ đây QUTPNĐT hiểu rằng
cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô tại gia đình là rất phức tạp, không chỉ trong việc định
giá, quản lý hành chính và tài chính mà còn liên quan đến năng lực của cán bộ và sự hiểu
biết của khách hàng về bảo hiểm.
Nâng cao năng lực và hoạch định chính sách
Cùng với hỗ trợ kỹ thuật cho 3 tổ chức đối tác, dự án cũng nâng cao năng lực cho nhiều
nhà hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tài chính vi mô ở Việt Nam thông qua hàng loạt
các khóa học về thông lệ tài chính vi mô tốt nhất và dịch vụ tài chính quản lý rủi ro. Bên
cạnh đó, để củng cố tác động của dự án, việc hoạch định chính sách cũng được hỗ trợ
6
thông qua các cuộc hội thảo chia sẻ kiến thức tại, các bài viết, thăm quan học tập, bài
phóng sự trên TV v.v.
Bài học kinh nghiệm
Bài học kinh nghiệm thu được từ dự án là rất đa dạng. Có thể thấy hàng loạt các cơ hội
và thách thức đối với các tổ chức tài chính vi mô. Về cơ hội, trước hết có thể kể những
bằng chứng ban đầu chứng tỏ hộ thu nhập thấp cần các dịch vụ tài chính quản lý rủi ro để
giảm tính dễ bị tổn thương và họ sẵn sàng trả phí cho các dịch vụ này. Thứ hai là một
chiến lược quốc gia khuyến khích các cơ chế sáng tạo nhằm mở rộng bảo trợ xã hội ở
khu vực phi chính thức. Thứ ba là một khung pháp l ý mở rộng cánh cửa cho các tổ chức
tài chính vi mô phát triển hơn nữa. Và cuối cùng là khả năng thiết lập quan hệ đối tác đầy
hứa hẹn với các công ty bảo hiểm.
Cung cấp dịch vụ tài chính quản lý rủi ro cũng mang lại rất nhiều thách thức cho các tổ
chức tài chính vi mô. Những thách thức lớn nhất liên quan đến năng lực của cán bộ, hệ
thống thông tin quản l ý, thiết kế và định giá sản phẩm, tìm kiếm đối tác phù hợp để cung
cấp dịch vụ, và sự hiểu biết của khách hàng về bảo hiểm.
7
2. Cơ sở và lý do nghiên cứu
2.1 Nghèo đói và bảo trợ xã hội
Báo cáo của Việt Nam về Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
xuất bản tháng 8 năm 2005 chỉ ra rằng thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong
những câu chuyện thành công lớn nhất trong phát triển kinh tế. Năm 1993, 58% dân số
sống trong nghèo đói. Năm 1998, tỷ lệ này giảm xuống 37% và 24,1% năm 20042. Con
số này cho thấy trong vòng chưa đến 10 năm, gần 60% hộ nghèo đã thoát khỏi tình trang
nghèo đói.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chung là rất ấn tượng, nhưng có dấu hiệu cho thấy
phát triển kinh tế đang trở nên bất bình đẳng. Một tỷ lệ đáng kể người dân không được
hưởng lợi từ những thành quả phát triển của Việt Nam do một số các nhân tố trong đó có
sự cô lập và thiếu sự tiếp cận đến các nguồn lực kinh tế.
Cứ bốn hộ gia đình Việt Nam thì có một hộ vẫn phải vật lộn từng ngày để sống qua ngày.
Những hộ này thường phải kết hợp thu nhập ít ỏi từ nông nghiệp với thu nhập từ kinh tế
hộ gia đình. Họ thiếu nguồn lực tài chính để đầu tư phù hợp và gặp khó khăn lớn do các
chi phí không lường trước được. Phần lớn những cú sốc mà họ thường phải đối mặt là
ốm đau, bệnh tật, mất mùa hoặc thất bại trong đầu tư (chẳng hạn như gia súc chết) và
thiên tai.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam các cơ chế bảo trợ xã hội vẫn chưa phát triển đầy đủ và hầu hết
người dân, đặc biệt là người lao động ở khu vực phi chính thức, người di cư ra khu vực
thành thị, người dân tộc thiểu số, và các nhóm dễ bị tổn thương khác, vẫn bị loại khỏi các
cơ chế này. Hộ nghèo chủ yếu phải phụ thuộc vào các cơ chế phi chính thức hiện có ở
cộng đồng như mạng lưới gia đình hay xã hội, người cho vay nặng lãi để đối mặt với
những rủi ro hàng ngày.
2.2 Tài chính vi mô và quản lý rủi ro
Không nghi ngờ rằng tài chính vi mô đã góp phần vào giảm nghèo đói ở Việt Nam trong
một thập kỷ gần đây. Tài chính vi mô giải quyết hai thách thức quan trọng và có liên
quan với nhau trong việc giảm nghèo. Thông qua vốn vay nhỏ, tài chính vi mô sẽ giúp
người dân phát triển sinh kế và tăng thu nhập. Thông qua dịch vụ tiết kiệm và bảo hiểm
vi mô, tài chính vi mô sẽ giúp hộ nghèo quản lý những rủi ro thường ngày và do dó, giảm
khả năng dễ bị tổn thương.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam một số các tổ chức tài chính vi mô mới xuất hiện.
Tổng cộng, trên 400.000 người hiện đã trở thành khách hàng thường xuyên của các tổ
chức tài chính vi mô. Tuy nhiên các tổ chức tài chính vi mô này cho đến nay mới chủ yếu
tập trung vào cung cấp món vay nhỏ cho khách hàng. Việc phát triển các sản phẩm tài
chính quản lý rủi ro như tiết kiệm, bảo hiểm vi mô hoặc món vay khẩn cấp, là những sản
phẩm rất cần thiết để bảo vệ hộ nghèo không bị tổn thương, chưa được thực hiện nhiều.
2 Báo cáo Phát triển Việt Nam 2003 và GSO 2005
8
3. Hành động của ILO
3.1 Mục tiêu và kết quả mong đợi
Với mong muốn giải quyết những vấn đề nghèo đói và tính dễ bị tổn thương cao của hộ
nghèo, Văn phòng ILO Việt Nam phối hợp với Vụ Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động, Thương
Binh và Xã hội (BLĐTB&XH) đã khởi xướng dự án “Mở rộng tài chính vi mô và Bảo
hiểm vi mô cho lao động nữ ở khu vực phi chính thức” từ tháng 5 năm 2003.
Dự án này là một phần của chương trình liên khu vực được Chính phủ Pháp tài trợ, với
mục đích phát triển các sáng kiến đa dạng nhằm mở rộng bảo trợ xã hội và giảm tính dễ
bị tổn thương cho các nhóm bị lề hóa. Các nước khác tham gia vào dự án là Burkina Faso
và Ethiop