Giới thiệu chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020

Chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn  nâng cao mức chống lũ của hệ thống đê các vùng duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; hoàn thành củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển trong cả nước  Bảo đảm an toàn cho các hồ chứa  Hoàn thành 100% việc xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch  Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc nghề cá; 100% tầu, thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc; ký hiệp ước cứu hộ, cứu nạn trên biển với các nước

pdf40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020 PGS. TS. Vũ Văn Tuấn, Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường The 16th COORDINATION MEETING 14 July 2005 – Sihanouk Ville, CAMBODIA  Vài nét về thiên tai ở Việt Nam  Mấy vấn đề về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam  Giới thiệu Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (phần 1) NỘI DUNG CHÍNH 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI Ở VIỆT NAM 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI CÁC DẠNG THIÊN TAI CHỦ YẾU Bão Mưa lớn, ngập úng Dông, tố, lốc, vòi rồng Lũ lụt – Lũ quét, lũ bùn đá Hạn hán, sa mạc hóa Xâm nhập mặn Sạt lờ Động dất, sóng thần Nước biển dâng 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI BÃO Bão (typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc Thái Bình Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý trở lên (1 hải lý knot / kt = 1,853 km/h) Đại Tây Dương, Đông bắc Thái Bình Dương và Đông nam Thái Bình Dương (phía đông 160oE) gọi bão là "hurricanes" 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI BÃO Áp thấp (low pressure area) Áp thấp nhiệt đới (tropical depression): Vmax < 34 kt Bão nhiệt đới (tropical storm - TS) : Vmax 34 – 47 kt Bão nhiệt đới mạnh (severe TS): Vmax 48 - 63 kt Bão (typhoon): Vmax >= 64 kt - Siêu bão ATNĐ: XTNĐ có Vmax cấp 6-7 (39-61km/h), Bão thường: XTNĐ có Vmax cấp 8-9 (62-88km/h), Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89-117km/h), Bão rất mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 12 trở lên (>= 118km/h) MƯA LỚN Mưa lớn là hệ quả của một số loại hình thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới hay dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt... Mưa lớn được chia làm 3 cấp: Mưa vừa: Lượng mưa từ 16 - 50 mm/24h. Mưa to: Lượng mưa từ 51 - 100 mm/24h. Mưa rất to: Lượng mưa > 100 mm/24h. 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI NGẬP ÚNG Ngập úng thường do mưa lớn gây ra, ở một số vùng thời gian ngập úng kéo dài. Ngập úng tuy ít gây tổn thất về người nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái. 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI DÔNG Dông (thunderstorm), là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng Dông thường sinh ra trong thời tiết nóng ẩm nên về mùa hè ở nước ta dông xảy ra thường xuyên hơn, thường vào buổi chiều được gọi là dông nhiệt. Đặc biệt trên các vùng núi hay sông hồ trong những tháng nóng ẩm, dông có thể xuất hiện nhiều và bất thường, lại hay kèm theo gió mạnh nên rất nguy hiểm cho tính mạng con người. 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI TỐ, LỐC, VÒI RỒNG Tố là hiện tượng gió tăng tốc và thay đổi hướng đột ngột, nhiệt độ không khí giảm mạnh, độ ẩm tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá. Lốc là những xoáy trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xoáy là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn. Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI LŨ LỤT Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần Lũ tiểu mãn Lũ của các sông miền núi Lũ của các sông vùng đồng bằng 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI LŨ QUÉT Lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông + Lũ gây ra do mưa địa phương, tập trung lớn ở các lưu vực tự nhiên + Lũ gây ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu tác động mạnh của các hoạt động kinh tế của con người + Lũ gây ra do tháo, vỡ đột ngột một lượng nước tích do vỡ đập chắn hay các đập giữ nước... 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI HẠN HÁN, SA MẠC HÓA Hạn là hiện tượng thời tiết khô không bình thường ở một khu vực do trong một thời gian dài không có mưa hay mưa không đáng kể. 1) Hạn khí tượng: là một thời kỳ dài mưa ít hơn trung bình nhiều năm; 2) Hạn nông nghiệp: là hạn khi mà thiếu độ ẩm đối với một thời vụ hay thời kỳ sản xuất trung bình. 3) Hạn thuỷ văn: là khi nước dự trữ có thể dùng được trong các nguồn như tầng ngầm, sông ngòi, hồ chứa ở mức thấp hơn trung bình thống kê 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI XÂM NHẬP MẶN SẠT LỞ: Bờ sông Bờ biển Đồi núi, sườn dốc NƯỚC BIỂN DÂNG 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI ĐỘNG ĐẤT Động đất là sự rung động mặt đất, được tạo ra bởi các dịch chuyển đột ngột của các khối địa chất trong lòng đất, các vụ nổ núi lửa, các vụ trượt lở đất, sụp đổ hang động.... SÓNG THẦN Sóng thần là sóng biển có chu kỳ dài, lan truyền với tốc độ lớn. Khi tới gần bờ, tùy theo độ sâu của biển và địa hình vùng bờ, sóng thần có thể đạt độ cao lớn tới hàng chục mét, tràn sâu vào đất liền, gây ra thảm họa lớn. 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI THIÊN TAI Ở CHÂU Á châu Á là một trong những nơi xảy ra nhiều thiên tai nhất trên thế giới, và có tới 75% số người thiệt mạng năm 2007 do những thảm họa thiên nhiên là cư dân khu vực châu Á. Trong 30 năm qua, số các vụ thiên tai ở châu Á đã tăng nhanh, từ dưới 50 vụ lên trung bình 200 vụ/năm. Trong các năm từ 1990 đến 2007, thiên tai ở châu Á đã cướp đi sinh mạng khoảng 757.000 người, ảnh hưởng đến 3,5 tỷ người và gây thiệt hại hơn 620 tỷ USD. N 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI VIỆT NAM: Hậu quả về kinh tế - xã hội Việt Nam có tới hơn 80% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai. Chỉ tính riêng trong 5 năm (2002 - 2006) thiên tai đã làm khoảng 1.700 người thiệt mạng, thiệt hại tài sản ước tính khoảng 75.000 tỷ đồng Thiên tai làm gia tăng sự phân hoá mức sống dân cư, làm cản trở và làm chậm quá trình xoá đói giảm nghèo Trung bình mỗi năm có hàng triệu lượt người cần cứu trợ do bị thiên tai. Thiên tai ảnh hưởng đến phát triển giáo dục, phá hoại cơ sở hạ tầng giáo dục, gián đoạn thời gian đến trường của học sinh Thiên tai còn gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương như: người già, yếu, người tàn tật, phụ nữ và trẻ em. 1. VÀI NÉT VỀ THIÊN TAI VIỆT NAM: Hậu quả về môi trường - Thiên tai tàn phá, làm suy thoái, gây ô nhiễm môi trường sống, tác động xấu đến sản xuất và đời sống của cộng đồng. - Hậu quả của thiên tai làm ô nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh. VIỆT NAM: Hậu quả về quốc phòng, an ninh - Phá huỷ các công trình quốc phòng, an ninh. - Suy giảm nguồn dự trữ của quốc gia. - Mất ổn định đời sống xã hội. - Gây xáo trộn trật tự an toàn xã hội. 2. MẤY VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI Ở VIỆT NAM 2. PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN “Thủy – Hỏa – Đạo – Tặc” Hệ thống đê Giai đoạn 1945 – 1954 Giai doạn 1955 – 1975 Giai đoạn 1976 đến nay: Pháp lệnh đê điều (1989 / 2000) Luật Đê điều (2006) Pháp lệnh phòng, chống lụt bão (1993 / 2000) Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 (2007) THÀNH TỰU  Hoàn thiện các văn bản pháp luật  Kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường năng lực, cơ sở vật chất  Các chương trình phát triển  Nghiên cứu, ứng dụng KHCN  Hợp tác quốc tế  Cứu hộ, cứu nạn  Cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai  Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức  Tăng cường nguồn lực 2. PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI HẠN CHẾ  Thiếu chủ động  Năng lực phản ứng chậm  Cơ cấu sản xuất chưa phù hợp  Cơ sở hạ tầng yếu kém  Hệ thống dự báo chưa đáp ứng được yêu cầu  Khắc phục hậu quả còn chậm  Thiếu trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn. Thiếu tính chuyên nghiệp, chưa phát huy sức mạnh tổng hợp cùng tham gia 2. PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ Do nhận thức:  Nhận thức về thiên tai với sự phát triển bền vững chưa đầy đủ, nhất là phương châm sống hài hòa với thiên nhiên chưa được thực hiện đúng mức;  Còn có tư tưởng ỷ lại, chưa chủ động, tình trạng chủ quan, thiếu kinh nghiệm trong phòng, chống thiên tai vẫn xảy ra;  Việc tổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai chưa thường xuyên, thiếu hệ thống 2. PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ Do công tác quy hoạch  Quy hoạch còn chưa đồng bộ và thiếu sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương, chưa coi trọng việc lồng ghép chương trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương;  Việc quy hoạch xây dựng chưa chú trọng đến đảm bảo an toàn và né tránh bão, lũ  Việc lấn sông, lấn biển để xây dựng hoặc xây dựng ở nơi có nguy cơ cao về lũ, lũ quét, bão, nước biển dâng và sạt lở làm cho công trình luôn bị đe doạ, tốn nhiều tiền của, công sức để duy trì và bảo vệ;  Quy hoạch phát triển chưa gắn với bảo vệ, bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên. 2. PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ Do cơ chế, chính sách  Thiếu chế tài xử lý trong việc không thực hiện các quy định của pháp luật, các mệnh lệnh của cơ quan chỉ đạo  Còn có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ nhưng lại không rõ về trách nhiệm;  Chưa có chính sách để khuyến khích tham gia bảo hiểm về thiên tai;  Chưa có chính sách động viên, khuyến khích những tổ chức, cá nhân tự nguyện, có thành tích tham gia trong công tác tìm kiếm, cứu nạn và ứng phó với thiên tai.  Thiếu quy chế quy định đối với các tổ chức, đoàn thể trong việc kêu gọi, quyên góp, tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ.  Chưa điều chỉnh kịp thời các chính sách về huy động nguồn lực để đầu tư cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. 2. PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ Do đầu tư  Việc đầu tư cho lĩnh vực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu  Việc đầu tư cho công tác bảo trì, quản lý, khai thác đối với các công trình hiện có chưa tương xứng với đầu tư, xây dựng mới;  Một số dự án trọng điểm đã được phê duyệt như hồ chứa, khu neo đậu tầu thuyền, đê điều... bố trí vốn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. 2. PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ Do chỉ đạo thực hiện và tổ chức quản lý  Việc chấp hành các mệnh lệnh chưa nghiêm túc, triển khai còn chậm, còn tư tưởng ỷ lại vào cấp trên;  Việc kiểm tra, chỉ đạo thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ chưa kiên quyết;  Còn có những chỉ đạo sai lệch trong việc phát triển kinh tế không gắn với nhiệm vụ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai  Việc quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông chưa chặt chẽ;  Việc quản lý khai thác cát trên sông, quản lý các hoạt động ở bãi sông vẫn chưa được chặt chẽ;  Quản lý tàu, thuyền hoạt động trên sông, biển, đặc biệt là tàu thuyền đánh bắt xa bờ còn nhiều bất cập; 2. PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ Do chỉ đạo thực hiện và tổ chức quản lý (tiếp)  Quản lý chất lượng một số công trình chưa đảm bảo nên khi gặp thiên tai không lớn đã bị hư hỏng; có công trình xây dựng cản trở thoát lũ hoặc làm nghiêm trọng thêm lũ, lụt;  Quản lý tiến độ thi công và thực hiện các thủ tục giải ngân còn chậm, đặc biệt là vốn ODA;  Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai ở một số nơi còn thiếu chặt chẽ, thiếu minh bạch hoặc sử dụng sai mục đích. 2. PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA THIÊN TAI  Do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ tăng lên cả về tần suất và cường độ  Phức tạp hơn về diễn biến và nghiêm trọng hơn về hậu quả (quy luật của bão, El Nino, La Nina …)  Bờ biển dài, ảnh hưởng do nước biển dâng (xâm nhập mặn, mất đất ...)  Sông ngòi nhiều nhưng chủ yếu là bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ, chịu sự chi phối của hoạt động ở các nước thượng lưu  Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, sự gia tăng dân số  Gia tăng các hoạt động: phá rừng, san lấp đồi núi, lấn sông, lấn biển … 2. PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI 3. GIỚI THIỆU CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020 Chiến lược được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16/11/2007 Quyết định phê duyệt gồm 4 điều:  Phê duyệt Chiến lược  Tổ chức thực hiện  Hiệu lực thi hành  Quy định trách nhiệm thi hành 3. GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN LƯỢC Chiến lược gồm các nội dung:  Quan điểm  Nguyên tắc chỉ đạo  Mục tiêu  Nhiệm vụ và giải pháp  Kế hoạch hành động  Đánh giá thực hiện Chiến lược 3. GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN LƯỢC QUAN ĐIỂM:  Công tác phòng, chống thiên tai bao gồm: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả  Mọi công dân có nghĩa vụ thực hiện  Phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm  Lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội  Phòng ngừa là chính  Phát huy và kế thừa kinh nghiệm truyền thống, đúc rút các bài học kinh nghiêm, kết hợp với kiến thức, công nghệ hiện đại và tăng cường hợp tác quốc tế 3. GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN LƯỢC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO:  Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực  Hoàn thiện thể chế, hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương  Thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả  Đầu tư cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai là yếu tố quan trọng  Đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. 3. GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN LƯỢC MỤC TIÊU: Mục tiêu chung: Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hoá, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 3. GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN LƯỢC MỤC TIÊU: Mục tiêu cụ thể:  Nâng cao năng lực dự báo  Bảo đảm các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và khu dân cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống bão, lũ, thiên tai của từng vùng  Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai  Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 3. GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN LƯỢC MỤC TIÊU: Mục tiêu cụ thể:  Chỉ đạo phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn  nâng cao mức chống lũ của hệ thống đê các vùng duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; hoàn thành củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển trong cả nước  Bảo đảm an toàn cho các hồ chứa  Hoàn thành 100% việc xây dựng các khu neo đậu tầu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch  Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc nghề cá; 100% tầu, thuyền đánh bắt xa bờ có đủ thiết bị thông tin liên lạc; ký hiệp ước cứu hộ, cứu nạn trên biển với các nước 3. GIỚI THIỆU VỀ CHIẾN LƯỢC Chân thành cảm ơn sự theo dõi của quý vị đại biểu Người trình bày PGS. TS. Vũ Văn Tuấn