Quyền sở hữu mở dẫn đến các vấn đề rất nghiêm trọng trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Các vấn đề nghiêm trọng này bao gồm: suy giảm môi trường, sự khai thác quá mức các loại tài nguyên thiên nhiên, nguy cơ tuyệt chủng của các loài thủy sản.
35 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu chung về tài nguyên và kinh tế tài nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN Trịnh Quang Thoại Bộ môn Kinh tế Nội dung Một số khái niệm liên quan đến tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên. Một số khái niệm liên quan đến kinh tế tài nguyên. Một số khái niệm liên quan đến tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên Khái niệm tài nguyên Khái niệm tài nguyên thiên nhiên (TNTN) Phân loại tài nguyên thiên nhiên Các vấn đề chính củaTNTN Sự khan hiếm tài nguyên Các yếu tố giảm thiểu sự khan hiếm tài nguyên Khái niệm tài nguyên Tài nguyên là những vật có giá trị và hữu ích trong điều kiện khi mà chúng ta phát hiện (tìm) ra chúng (Randall, A). Tài nguyên là một nguồn hoặc nguồn cung mà từ đó lợi ích được sản sinh (Wikipedia). Khái niệm tài nguyên Khái niệm về tài nguyên được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm các lĩnh vực liên quan đến: kinh tế, sinh học, tài nguyên con người… Tài nguyên có ba đặc điểm chính: hữu ích, số lượng hạn chế, có khả năng cạn kiệt. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên (Natural Resources) là mọi sinh vật và những tài sản không phải là sinh vật trên trái đất (Howe, C.W). Tài nguyên thiên nhiên là bất cứ vật gì đạt được từ môi trường để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người (Wikipedia). Khái niệm tài nguyên thiên nhiên Rất nhiều tài nguyên thiên nhiên thì cần thiết cho sự tồn tại của con người, trong khi một số loại khác được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của con người. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên là một sự quản lý nhằm đạt được mục tiêu bền vững. Phân loại tài nguyên thiên nhiên Căn cứ vào nguồn gốc: Tài nguyên sinh vật (Biotic Resources): rừng và các sản phẩm rừng, động vật, cá và các nguồn lợi thủy sản, dầu mỏ. Tài nguyên phi sinh vật (Abiotic Resources): đất, nước, không khí, các loại khoáng sản. Phân loại tài nguyên thiên nhiên Căn cứ vào giai đoạn phát triển: Tài nguyên tiềm năng (Potential Resources): là những tài nguyên đã được xác định là tồn tại và có thể sẽ được sử dụng trong tương lai. Tài nguyên hiện thời (Actual Resources): là những tài nguyên đã được khảo sát, số lượng và chất lượng của chúng đã được xác định, và chúng đang được sử dụng trong hiện tại. Phân loại tài nguyên thiên nhiên Căn cứ vào khả năng tái tạo: Tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo (Non-renewable Resources): là những loại được hình thành qua nhiều thời kỳ địa lý rất dài (các loại khoáng sản). Tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo (Renewable Resources): là những loại có thể được tái sản xuất và được bổ sung tương đối nhanh (rừng, thủy sản). Phân loại tài nguyên thiên nhiên Căn cứ vào sự phân bổ: Tài nguyên thiên nhiên phổ biến (Ubiquitous Resources): là những loại tài nguyên có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu (không khí, ánh sáng, nước). Tài nguyên thiên nhiên cục bộ (Localized Resources): là những loại tài nguyên thiên nhiên chỉ được tìm thấy ở một nơi xác định của thế giới (đồng, kim cương). Phân loại tài nguyên thiên nhiên Căn cứ vào đặc thù: Tài nguyên thiên nhiên có khả năng cạn kiệt (Exhaustible Resources/Stocks Resources): tồn tại ở một địa điểm xác định và với trữ lượng xác định (các loại khoáng sản). Tài nguyên dòng (Flow Resources): năng lượng mặt trời. Tài nguyên sinh học (Biological Resources): cây trồng, rừng, động vật. Phân loại tài nguyên thiên nhiên Mặc dù có rất nhiều cách phân loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau, tuy nhiên trong nghiên cứu người ta thường phân chia tài nguyên dựa vào khả năng tái tạo. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu chính là: tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, và tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo. Các vấn đề chính đối với tài nguyên thiên nhiên Chúng ta phân bổ tài nguyên thiên nhiên như thế nào cho thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai? Khi nào các chính sách về tài nguyên thiên nhiên sẽ được thực hiện? Các vấn đề chính đối với tài nguyên thiên nhiên Thách thức đối với con người là quản lý hiệu quả tài nguyên để từ đó tối đa hóa sự thỏa mãn từ những tài nguyên này. Tài nguyên được sử dụng càng nhiều trong hiện tại, chi phí phục hồi trong tương lai sẽ càng cao. Sự khan hiếm tài nguyên Trữ lượng ít hơn nhu cầu sử dụng; giá bán dương (> 0) trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo là khan hiếm (quan điểm của các nhà kinh tế). Fisher (1978) phát biểu rằng: “một chỉ số lý tưởng của sự khan hiếm nên đo lường những thiệt hại trực tiếp và gián tiếp được tạo ra để đạt được một đơn vị tài nguyên”. Sự khan hiếm tài nguyên Các chỉ số của sự khan hiếm (theo Fisher): Giá bán của hàng hóa tài nguyên thiên nhiên. Chi phí thuê đất đai có chứa đựng tài nguyên. Chi phí khai thác (không bao gồm chi phí thuê đất). Những thước đo mà chỉ ra làm thế nào để lao động và vốn có thể dễ dàng được thay thế cho những đầu vào là tài nguyên thiên nhiên. Các yếu tố giảm thiểu sự khan hiếm TNTN Thay đổi công nghệ: nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Thay thế tài nguyên phong phú cho những loại tài nguyên ít phong phú. Thương mại. Sự khám phá: cải thiện công nghệ khai thác. Tái sử dụng. Một số khái niệm liên quan đến kinh tế tài nguyên Khái niệm kinh tế tài nguyên. Chi phí cơ hội của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Thặng dư trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm kinh tế tài nguyên Kinh tế tài nguyên (Natural Resources Economics – NRE) giải quyết các vấn đề liên quan đến cung, cầu và sự phân bổ các loại tài nguyên thiên nhiên trên trái đất (Wikipedia). Kinh tế tài nguyên nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi: “Làm thế nào xã hội phân bổ được các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm?” (Conrad . J.M). Mục tiêu của NRE Mục tiêu chính của NRE: Hiểu rõ hơn về vai trò của tài nguyên thiên nhiên trong nền kinh tế; Có biện pháp quản lý chúng một cách bền vững để đảm bảo khả năng cung cấp của các loại tài nguyên này đối với các thế hệ tương lai. Bản chất của NRE Mối quan tâm lớn nhất trong kinh tế tài nguyên đó là sự phân bổ tài nguyên thiên nhiên khan hiếm trong hiện tại và tương lai. Câu hỏi then chốt trong kinh tế tài nguyên đó là: “Chúng ta nên khai thác bao nhiêu tài nguyên vào ngày hôm nay?” Bản chất của NRE Thời gian là một yếu tố quyết định của việc phân tích các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Việc tìm ra sự phân bổ tài nguyên thiên nhiên một cách tốt nhất qua thời gian luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong NRE (liên quan đến phân tích hiệu quả kinh tế động). Quan điểm tiếp cận kinh tế đối với TNTN tái tạo và TNTN không tái tạo Tại sao phải nghiên cứu NRE một cách riêng biệt? Phần lớn các chính sách của chúng ta ngày nay quan tâm đến bản chất của tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên có những đặc điểm riêng biệt mà thông thường không thể tìm thấy ở các chủ đề kinh tế khác. Những vấn đề ngoại ứng (Externality) thâm nhập rộng khắp trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Kinh tế tài nguyên nhấn mạnh kinh tế động (dynamic) và sự ra quyết định liên quan đến yếu tố thời gian. Tại sao phải nghiên cứu NRE một cách riêng biệt? Chi phí cơ hội của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (User Cost) Chi phí cơ hội của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên là giá trị hiện tại của toàn bộ những thiệt hại trong tương lai do việc sử dụng tài nguyên trong hiện tại. Những thiệt hại trong tương lai (future sacrifices) bao gồm: từ bỏ việc sử dụng tài nguyên, chi phí khai thác cao hơn, tăng chi phí môi trường. Thặng dư trong khai thác tài nguyên thiên nhiên (Resource Rent) Thặng dư trong khai thác tài nguyên thiên nhiên (Resource Rent) là phần chênh lệch giữa mức giá mà một đơn vị hàng hóa tài nguyên thiên nhiên được bán so với chi phí khai thác và sản xuất nó. RR = Giá bán hàng hóa tài nguyên (P) - MC Thặng dư/Chi phí cơ hội của sự khan hiếm P - MC Thặng dư/OC của sự khan hiếm Quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên Quyền sở hữu (Property Rights) chỉ rõ mối liên hệ thích hợp giữa con người đối với việc sử dụng một vật và những hình phạt đối với sự vi phạm những mối liên hệ thích hợp đó. Quyền sử hữu nói đến một nhóm quyền hạn xác định người sở hữu quyền hạn, đặc quyền và sự hạn chế đối với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên (Tietenberg, T). Quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên Quyền sở hữu (Property Rights) là một nhóm các đặc điểm truyền tải quyền hạn thực tế tới người sở hữu quyền đó (Hartwich & Olewiler). Quyền sở hữu có các đặc điểm: độc nhất/độc quyền (exclusive), có thể thi hành (enforceable), có thể phân chia (divisible), có thể chuyển nhượng (transferable). Quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên Quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên bao gồm: Quyền sở hữu cá nhân (Private Property Rights). Quyền sở hữu chung (Common Property Rights). Quyền sở hữu mở (Open Access). Quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên Các loại tài nguyên như đất đai, khoáng sản, rừng thông thường được khai thác dưới quyền sở hữu cá nhân. Với quyền sở hữu cá nhân: Thị trường đối với sự sản xuất và trao đổi tài nguyên thiên nhiên tồn tại một cách đặc thù. Có thể đạt được một sự phân bổ tài nguyên hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Chính phủ. Quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên Thủy sản và các tài nguyên thuộc về môi trường (không khí, nước, cảnh quan…) được mô tả bởi quyền sở hữu mở (Open Access). Đối với quyền sở hữu mở (OA): không ai có thể ngăn cản được người khác sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chiếm hữu một phần lợi ích từ tài nguyên. Quyền sở hữu trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên Quyền sở hữu mở dẫn đến các vấn đề rất nghiêm trọng trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các vấn đề nghiêm trọng này bao gồm: suy giảm môi trường, sự khai thác quá mức các loại tài nguyên thiên nhiên, nguy cơ tuyệt chủng của các loài thủy sản.