ECU là đơn vị tiền tệ của khối cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC ) nó thay thế cho “đơn vị tính toán Châu Âu” được tạo ra năm 1962.
ECU: không những đóng vai trò là tiền tệ ghi sổ chung của khối EEC mà còn đóng vai trò là phương tiện dự trữ coi như ngoại hối của các nước EEC.
Theo hiệp định tiền tệ Châu Âu thì quỹ tiền tệ Châu Âu (FECOM) là cơ quan phát hành ECU. Để có ECU các nước thành viên phải ký gởi vào FECOM 20% quỹ dự trữ của mình bằng vàng và 20% tổng quỹ dự trữ bằng USD
41 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu khái quát về lịch sử các loại tiền đang lưu thông hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới Thiệu khái Quát Về Lịch Sử Các Loại Tiền Đang Lưu Thông Hiện Nay
----o0o----
Đơn vị tiền tệ chung Châu Âu (ECU – European Unit )
ECU là đơn vị tiền tệ của khối cộng đồng kinh tế Châu Âu ( EEC ) nó thay thế cho “đơn vị tính toán Châu Âu” được tạo ra năm 1962.
ECU: không những đóng vai trò là tiền tệ ghi sổ chung của khối EEC mà còn đóng vai trò là phương tiện dự trữ coi như ngoại hối của các nước EEC.
Theo hiệp định tiền tệ Châu Âu thì quỹ tiền tệ Châu Âu (FECOM) là cơ quan phát hành ECU. Để có ECU các nước thành viên phải ký gởi vào FECOM 20% quỹ dự trữ của mình bằng vàng và 20% tổng quỹ dự trữ bằng USD.
Euro là tiền tệ thống nhất trong châu Âu có nguồn gốc từ thời kỳ đầu tiên của Liên minh châu Âu và trong lịch sử kinh tế toàn cầu. Một mặt việc hòa nhập kinh tế thông qua liên minh thuế quan năm 1968 đã có những bước tiến dài, mặt khác sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods dẫn đến việc tỷ giá hối đoái dao động mạnh mà theo như cách nhìn của giới chính trị thì đã cản trở thương mại. Năm 1970 lần đầu tiên ý tưởng về một liên minh tiền tệ châu Âu được cụ thể hóa. Trong cái gọi là kế hoạch Werner, Thủ tướng Luxembourg, Pierre Werner, đã cùng nhiều chuyên gia soạn thảo một Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu với tiền tệ thống nhất. Dự tính với mục đích thành lập liên minh này cho đến năm 1980 đã thất bại mà một trong những nguyên nhân là sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods. Thay vào đó Liên minh Tỷ giá hối đoái châu Âu được thành lập vào năm 1972 và sau đó là Hệ thống Tiền tệ châu Âu vào năm 1979. Hệ thống tiền tệ châu Âu có nhiệm vụ ngăn cản việc các tiền tệ quốc gia dao động quá mạnh. Đơn vị Tiền tệ châu Âu, một đơn vị thanh toán, ra đời vì mục đích này và có thể xem như là tiền thân của đồng Euro. Năm 1988 một ủy ban xem xét về liên minh kinh tế và tiền tệ dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jacques Delors, đã soạn thảo cái gọi là báo cáo Delors, dự định thành lập Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu qua 3 bước.
Hình: Biểu tượng đồng Euro
Bước đầu tiên bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 năm 1990, việc lưu chuyển vốn được tự do hóa giữa các nước trong Liên minh châu Âu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1994 bước thứ hai bắt đầu: Viện Tiền tệ châu Âu, tiền thân của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), được thành lập và tình trạng ngân sách quốc gia của các nước thành viên bắt đầu được xem xét. Ngoài ra, vào ngày 16 tháng 12 năm 1995 Hội đồng châu Âu tại Madrid (Tây Ban Nha) đã quyết định tên của loại tiền tệ mới: "Euro". Trước ngày này đã có nhiều tên khác được thảo luận: các "ứng cử viên" quan trọng nhất bao gồm Franc châu Âu, Krone châu Âu và Gulden châu Âu. Việc sử dụng tên một loại tiền tệ quen thuộc là nhằm vào mục đích phát ra tín hiệu của sự liên tục và củng cố niềm tin tưởng của quần chúng vào loại tiền tệ mới này, ngoài ra một vài thành viên cũng có thể tiếp tục giữ được tên tiền tệ của nước mình. Pháp thích "Ecu", tên của loại tiền tệ thanh toán cũ. Thế nhưng tất cả các đề nghị này đều thất bại vì một vài nước dè dặt. Để đối phó với tình thế này, tên "Euro" được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức, Theodor Waigel, đề nghị.
Ngày 13 tháng 12 năm 1996 các bộ trưởng Bộ Tài chính của EU đi đến thỏa thuận về Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng nhằm bảo đảm các nước thành viên giữ kỷ luật về ngân sách và qua đó bảo đảm giá trị của tiền tệ chung. Bước thứ ba của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu bắt đầu có hiệu lực cùng với cuộc họp của Hội đồng châu Âu từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 3 tháng 5 năm 1998, xác định 11 quốc gia thành viên của Liên minh Kinh tế và Tiền tệ theo các tiêu chuẩn hội tụ được quy định trước. Ngày 19 tháng 6 năm 2000 Hội đồng châu Âu đi đến "nhận định là Hy Lạp đã đạt hội tụ bền vững ở mức độ cao và trên cơ sở này thỏa mãn các yêu cầu cần thiết để đưa tiền tệ chung vào sử dụng". Vì thế vào ngày 1 tháng 1 năm 2001 Hy Lạp gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu.
Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Ngày 2 tháng 1, các thị trường chứng khoán tại Milano (Ý), Paris (Pháp) và Frankfurt am Main (Đức) đã định giá tất cả các chứng khoán bằng Euro. Một thay đổi khác có liên quan với thời điểm đưa đồng Euro vào sử dụng là việc thay thế cách ghi giá cho ngoại tệ. Trước ngày đã định, việc ghi theo giá (1 USD = xxx DEM) là hình thức thông dụng. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, trong mua bán ngoại tệ tại các nước thành viên, giá trị của ngoại tệ được ghi theo lượng (1 EUR = xxx USD). Thêm vào đó, từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 có thể chuyển khoản bằng Euro (Tại Hy Lạp từ ngày 1 tháng 1 năm 2001). Các tài khoản và sổ tiết kiệm được phép ghi bằng Euro và tiền cũ. Cổ phiếu và các chứng khoán khác chỉ còn được phép mua bán bằng Euro. Việc phát hành đồng Euro đến người tiêu dùng bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002.
Trong một thời gian chuyển tiếp nhất định tùy thuộc vào từng quốc gia, kéo dài hoặc là đến hết tháng 2 năm 2002 hay đến hết tháng 6 năm 2002, đồng Euro và tiền quốc gia cũ tồn tại song song như là tiền tệ chính thức. Thời gian sau này các tiền quốc gia cũ không còn là tiền tệ chính thức nữa nhưng vẫn có thể được đổi lấy đồng Euro tại các ngân hàng quốc gia của các nước, tùy theo quy định của từng nước. Từ ngày 28 tháng 2 năm 2002 tại Đức quyền đổi đồng Mark Đức sang Euro không tốn lệ phí tại các ngân hàng trung ương tiểu bang là một điều được pháp luật quy định. Khác với một số nước thành viên khác, yêu cầu này tại Đức không có thời hạn. Mặc dầu có cơ chế đổi tiền không tốn lệ phí và đơn giản, trong tháng 5 năm 2005 vẫn còn lưu hành 3,72 tỉ Euro tiền kim loại Mark Đức. Tổng giá trị của tiền giấy chưa đổi thành tiền Euro ở vào khoảng 3,94 tỉ Euro.
Khi đưa đồng Euro vào lưu hành người ta hy vọng là thương mại và cộng tác kinh tế giữa các thành viên trong vùng Euro sẽ vững mạnh thêm vì các rủi ro về tỷ giá hối đoái và kèm theo đó là việc bảo hộ tiền tệ (tiếng Anh: currency hedging) của các doanh nghiệp châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa. Người ta cũng đoán rằng việc này sẽ mang lại lợi thế cho người dân trong vùng Euro vì trong quá khứ thương mại là một trong những nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó người ta cũng tin rằng giá cả của sản phẩm và dịch vụ sẽ không còn chênh lệch nhau nhiều nữa. Điều này dẫn đến cạnh tranh mạnh hơn giữa các doanh nghiệp và vì thế sẽ làm giảm lạm phát và tăng sức mua của người tiêu thụ.
Một số nhà kinh tế học bày tỏ lo ngại về những nguy hiểm của một đồng tiền tệ chung cho một vùng kinh tế không đồng nhất và rộng lớn như vùng Euro. Đặc biệt là khi các nền kinh tế phát triển không đồng bộ sẽ tạo khó khăn cho một chính sách tiền tệ thích ứng. Về mặt chính trị vẫn còn câu hỏi là liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu có khả năng kiềm chế các nước thành viên giữ kỷ luật trong ngân sách quốc gia hay không. Trên thực tế, thời gian vừa qua dường như đã xác thực nổi lo ngại này, ít nhất là trong trường hợp của nước Đức: Từ khi đưa đồng Euro vào lưu hành nước Đức chưa có năm nào đạt được điều kiện về thâm hụt ngân sách quốc gia (không được vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc nội). Cho tới nay, các biện pháp trừng phạt thật ra là đã được quy định trước trong Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng đã không được Hội đồng các bộ trưởng Bộ Tài chính châu Âu áp dụng.
1.1. Tiền kim loại Euro
Các đồng tiền kim loại Euro có mặt trước hoàn toàn giống nhau trong tất cả các nước nhưng mặt sau là hình ảnh của từng quốc gia. Thế nhưng vẫn có thể trả bằng tiền kim loại trong khắp liên minh tiền tệ. Một euro được chia thành 100 cent, tại Hy Lạp thay vì cent người ta dùng lepto (số ít) hay lepta (số nhiều) trên các đồng tiền kim loại của Hy Lạp.
Hình : Tiền kim loại Euro
1.2. Tiền giấy Euro
Tiền giấy Euro giống nhau hoàn toàn trong tất cả các nước. Tiền giấy Euro có mệnh giá 5 Euro, 10 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro và 500 Euro. Mặt trước có hình của một cửa sổ hay phần trước của một cánh cửa, mặt sau là một chiếc cầu. Đây không phải là hình ảnh của các công trình xây dựng có thật mà chỉ là đặc điểm của từng thời kỳ kiến trúc. Tiền giấy Euro do người Áo Robert Kalina tạo mẫu sau một cuộc thi đua trong toàn EU. Tiền giấy Euro có thể được theo dõi trên toàn thế giới qua dự án Eurobilltracker.
Hình: Tiền giấy Euro
1.3. Đồng tiền chung châu Âu: 10 năm một chặng đường
Tháng 5 vừa qua là kỷ niệm tròn 10 năm ngày 15 nước thành viên EU thống nhất ra mắt đồng tiền chung châu Âu - euro. Tuy nhiên, trên thực tế, mãi đến ngày 1/1/2002, người dân của 12 nước thành viên EU đầu tiên mới bắt đầu sử dụng xu và tiền giấy euro. Ban đầu, mọi việc cũng không mấy suôn sẻ.
Đồng euro mới đầu đã lập hết đáy này đến đáy khác so với USD, nhưng giờ đây, tình thế đảo ngược, USD mới là đơn vị tiền tệ đang rớt giá.
Khách du lịch và các nhà nhập khẩu trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu phải đối mặt với thực trạng là đồng euro đang ở mức cao kỷ lục.
1.3.1. Khẳng định vị thế
Khoảng 16 triệu việc làm đã được tạo ra trong khu vực kể từ khi đồng euro được vào sử dụng, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức 9% của năm 1999 xuống còn 7% vào năm 2007.
Năm ngoái, thâm hụt ngân sách trung bình của các nước trong khu vực sử dụng đồng tiên chung châu Âu giảm xuống mức thấp nhất: 0,6% của GDP. Tất nhiên, tất cả những thành tích trên có thể không hẳn nhờ vào sự hiện diện của đồng euro, giống như tỷ lệ lạm phát trung bình và lãi suất dài hạn giảm xuống có thể không hoàn toàn là công của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Thực tế là hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới đều chứng kiến tỷ lệ lạm phát giảm đều qua các năm kể từ cuối thập niên 80 (ít nhất là cho tới gần đây), và việc này đã khiến lãi suất giảm xuống. Tuy nhiên, những người ủng hộ Liên minh kinh tế và tiền tệ (EMU) của EU cho rằng thâm hụt ngân sách giảm và việc làm tăng có công của đồng euro. Họ sẽ nói rằng Hiệp ước ổn định và tăng trưởng (SGP), yêu cầu các nước trong khu vực sử dụng đồng euro giữ tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở mức dưới 3% của GDP, đã tạo ra một “gọng kìm” đối với việc chi tiêu ngân sách của các nước.
Dù vậy, một số nền kinh tế lớn như Đức đôi khi cũng "phớt lờ" các quy định này, và hiệp ước đã phải sửa đổi vào năm 2005.
Những người ủng hộ cũng sẽ cho rằng một đồng tiền chung duy nhất buộc các nước phải tiến hành cải tổ nền kinh tế, trong đó có thị trường lao động, vì khi trở thành một thành viên sử dụng đồng euro có nghĩa là các chính phủ đã mất lựa chọn giải pháp hạ giá đồng nội tệ khi gặp khó khăn. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế không nhất trí với lập luận này. Đức đã rất thành công trong việc duy trì khả năng cạnh tranh trong mấy năm gần đây bằng cách cắt giảm chi phí, ngay cả khi đồng euro tăng mạnh so với các đồng tiền khác. Trong khi đó, tình hình của Italia lại không như vậy. Các nhà sản xuất của nước này đang phải vật lộn với khó khăn để giữ chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Đây là một trong những điểm gây thất vọng của đồng euro cho đến nay, ít nhất là với một số thành viên tạo ra nó.
1.3.2. Mảng tối
Liên minh kinh tế và tiền tệ EU có vẻ như chưa thúc đẩy được sự hợp nhất kinh tế giữa các nền kinh tế trong khối, nếu không muốn nói là ngược lại.
Tình hình hiện nay là một ví dụ.
Kinh tế Tây Ban Nha và Ai Len từng có chuyển biến tích cực trong những năm đầu mới sử dụng đồng euro, nhờ lãi suất thấp. Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cả hai nước này giờ đây đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh do cuộc khủng hoảng tín dụng.
Ngược lại, kinh tế Đức và Pháp không có những bước tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, và giờ đây có thể cũng chỉ bị suy giảm nhẹ. Chính sách tiền tệ không thể dẫn đến sự hợp nhất giữa các nền kinh tế lớn trong khối. Sẽ là thiếu thực tế khi trông đợi điều đó.
Cách duy nhất để đạt được sự hợp nhất như mong muốn là tạo một ngân sách chung thật lớn của khối các nước sử dụng đồng euro để có thể phân bổ tiền giữa các nước, giúp giảm bớt khoảng cách giữa họ. Tuy nhiên, ý tưởng này có lẽ không khả thi, vì để thực hiện, cần tăng thuế trên toàn châu Âu.
Bảng Anh
Bảng Anh (ký hiệu £, mã ISO: GBP) tức Anh kim là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh và các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa. Một bảng Anh gồm 100 xu (pence hoặc penny), Ký hiệu của đồng bảng ban đầu có hai gạch trên thân (₤), sau này mới chuyển thành một gạch (£), ký hiệu này xuất xứ từ ký tự L trong LSD – tên viết tắt của các đơn vị trong hệ đếm 12 – librae, solidi, denarii, chuyển sang tiếng Anh là Pound, shilling và pence (hoặc penny).
Đồng bảng Anh là đồng tiền lâu đời nhất còn được sử dụng sau khi một số quốc gia thuộc khối EU chuyển sang dùng đồng Euro (€). Nó là đồng tiền được lưu trữ trong các quỹ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, mức phổ biến chỉ sau đồng đô la Mỹ và đồng Euro Đồng bảng đứng thứ tư về khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu sau đồng đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Yên Nhật.
Trước năm 1971, một bảng là 20 shilling, một shilling là 12 xu (pence). Như vậy một bảng là 240 xu. Ngày nay, đơn vị shilling không tồn tại nữa, một bảng Anh (£1) bằng một trăm xu (100p). Đồng xu kim loại kiểu cũ rút ra khỏi hệ thống thanh toán năm 1980.
Hình: Tờ mười bảng (£10)
Lịch sử đồng bảng Anh
Trước thời đồng bảng
Thời Anglo-Saxon, những đồng xu bạc gọi là đồng sceat được sử dụng trong thương mại và nặng 20 grain (xấp xỉ 1,3 gram).
Vua Offa ở vùng Merica giữa nước Anh ngày nay (khoảng năm 790) phát hành đồng penny bạc nặng 22,5 grain (xấp xỉ 1.5 gram). 240 đồng penny bạc nặng tương đương một đơn vị bạc gọi là Tower pound, tổng cộng 5.400 grain (349,9 gram)
Năm 1526, đơn vị pound bạc được nâng lên 373,242 gram gọi là Troy pound.
Là một đơn vị tiền tệ, đồng bảng Anh xuất xứ từ giá trị của khối lượng bạc trong đồng Tower pound.
Đồng bảng (pound sterling)
Tên gọi đồng bảng (pound) bắt nguồn từ đồng Tower pound có hàm lượng bạc tinh khiết khá cao đạt 92,5% (đồng chiếm phần còn lại 7,5%).
Đồng bảng Anh ngày nay (pound sterling) được xác lập bởi Nữ hoàng Elizabeth I và các cố vấn của bà. Những năm trước đó từ 1543-1551, nước Anh dưới thời vua Tudor trải qua biến động tài chính, đồng xu bạc – tiền của nước Anh giảm hàm lượng bạc rất nhiều. Tới năm 1551, hàm lượng bạc trong đồng penny của nước Anh chỉ còn một phần ba. Dưới thời Nữ hoàng Elizabeth I, những đồng xu bạc cũ được thu về để đúc lại hoặc đổi đồng xu mới theo một tỷ lệ có khấu trừ.
Kể từ đó, đồng pound sterling giữ ổn định giá trị nội tại của nó bất kể các đồng tiền khác của Châu Âu thay đổi ra sao, qua các khủng hoảng tài chính năm 1621, 1694-96, 1774 và 1797 và thậm chí là sau khi nước Anh chuyển sang bản vị vàng. Ngay cả những loạn lạc của Nội chiến nước Anh cũng không làm đồng bảng mất giá. Có ý kiến cho rằng nhờ đồng tiền vững giá trong nhiều thế kỷ, nước Anh xây dựng được nền tảng tài chính ưu việt, hệ thống tín dụng an toàn, uy tín trong suốt thế kỷ 18. Đồng bảng là đồng tiền chính thức của Ngân hàng Anh ngay khi nó thành lập năm 1694.
2.1. Tiền kim loại
Tiền kim loại do Xưởng đúc tiền Hoàng gia (Royal Mint) phát hành, bao gồm các mệnh giá: 1 xu, 2 xu, 5 xu, 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 bảng, và 2 bảng. Có cả đồng 5 bảng, nhưng ít được sử dụng.
Hình: Bộ tiền xu của Vương quốc Anh
Trên đồng 1 xu có hình một cổng thành.
Trên đồng 2 xu có hình biểu tượng của Huân tước xứ Wales.
Trên đồng 5 xu có hình hoa Thistle, quốc hoa của xứ Scotland.
Trên đồng 10 xu có hình một con sư tử, tượng trưng cho xứ England.
Đồng 20 xu có hình Tudor Rose.
Đồng 50 xu có hình Britannia, nữ thần tượng trưng cho đại đế quốc Anh và hình một con sư tử.
Đồng 1 bảng (hình trên) có biểu tượng của cây thánh giá Celtic xứ Northern Ireland.Đồng 2 bảng có in câu nói của Isaac Newton "Standing on the Shoulders of Giants" (đứng trên vai những người khổng lồ).
2.2. Tiền giấy
Hình: Tiền giấy mệnh giá 50 bảng.
Tiền giấy do Ngân hàng Anh và các ngân hàng ở Scotland, Bắc Ireland phát hành, bao gồm các loại mệnh giá: 5 bảng, 10 bảng, 20 bảng và 50 bảng. Việc phát hành tiền giấy của các ngân hàng ở Scotland và Bắc Ireland tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu là phải đặt thế chấp tại Ngân hàng Anh cho toàn bộ lượng tiền giấy đưa vào lưu thông.
Loạt tiền giấy hiện đang sử dụng gọi là loạt E phát hành từ tháng 7 năm 2005. Mặt sau có in hình một số nhân vật lịch sử:
Trên tờ 5 bảng có in hình Elizabeth Fry, một nhà hoạt động xã hội đã có công cải cách chế độ giam tù.
Trên tờ 10 bảng có in hình Charles Darwin, nhà khoa học tự nhiên, người đề xuất Thuyết Tiến hóa.
Tờ 20 bảng có hình Edward Elgar, một nhà văn.
Tờ 50 bảng có hình John Houblon, người sáng lập Ngân hàng Anh và là thống đốc đầu tiên.
Hiện nay, tiền giấy mệnh giá 100 bảng không lưu thông trên thị trường. Tiền giấy mệnh giá 1 bảng được dùng ở quần đảo Channels và Scotland.
ĐÔ LA MỸ
Nguồn gốc của tên "dollar"
Đồng đô la Mỹ lấy tên từ đồng 8 real của Tây Ban Nha, có khối lượng bạc ít hơn 1 ounce. Trong thời kỳ thuộc địa, tiền này khá phổ biến đối với người Mỹ - họ gọi nó là đồng đô la Tây Ban Nha, từ tên của đồng tiền của Đức có cỡ và cấu tạo tương đương được gọi là thaler). Các đồng đô la đầu tiên được chính phủ Hoa Kỳ đúc có cùng cỡ và cấu tạo với đồng đô la Tây Ban Nha và ngay sau chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ đồng đô la Tây Ban Nha và Hoa Kỳ vẫn được lưu hành tương đương nhau.
Có nhiều huyền thoại về nguồn gốc của dấu "$" để chỉ đồng đô la. Vì đô la thoạt tiên là đồng 8 real của Tây Ban Nha, có người cho rằng hình chữ 'S' có nguồn từ số '8' được viết trên đồng tiền này. Giải thích được nhiều người chấp nhận nhất là dấu "$" được bắt nguồn từ chữ "PS" (cho 'peso' hay 'piastre') được viết trên nhau trong tiếng Tây Ban Nha. Về sau, chữ 'P' biến thành một dấu gạch thẳng đứng - | - vì vòng cong đã biến vào trong vòng cong của chữ 'S'. Giải thích này được ủng hộ khi khám xét vào tài liệu cũ. Dấu "$" đã được sử dụng trước khi tiền đô la Tây Ban Nha đã được dùng làm tiền tệ chính thức trong năm 1785.
Ký hiệu đô la đôi khi còn được viết với hai dấu gạch thẳng đứng. Có lẽ đây chỉ là thói quen viết ba nét để viết dấu hiệu cũ: một nét cho chữ 'S', một nét cho đường gạch đứng, và nét cuối cho đường cong trong chữ 'P'. Những người viết nhanh không chú ý đến việc viết một chữ 'P' cho đúng cho nên tiện tay viết một dấu gạch nữa.
Có một số giải thích khác cho dấu gạch thứ hai - có người cho rằng dấu "$" xuất thân từ hai chữ 'U' và 'S' viết chồng trên nhau (vòng cong của chữ 'U' cùng nét với vòng cong ở dưới chữ 'S'), cũng có người cho rằng hai đường gạch tượng trưng cho hai cây cột trụ trong Đền thờ Solomon tại Jerusalem. Hai giải thích này không có chứng cớ vì cách viết này đã có trước khi nước Hoa Kỳ (US) được thành lập, hay vì không có bằng chứng trong lịch sử đồng Tây Ban Nha.
Mặt phải của 1 đô la Mỹ (1999)
Mặt trái của 1 đô la Mỹ (1995)
Mặt trái của tờ 100 đô la (1996), có hình Hội trường Tự do
Đồng 1 đô la Mỹ (1862)
Đồng 1 đô la Mỹ (1917)
$100 Benjamin Franklin
$50 Ulysses S. Grant
$20 Andrew Jackson
$10 Alexander Hamilton
$5 Abraham Lincoln
$2 Thomas Jefferson
$1 George Washington
Trong lịch sử, tại Mỹ từng lưu hành những đồng tiền có mệnh giá 100.000 USD và 10.000 USD, chuyên dùng trong các giao dịch có giá trị lớn. Nhưng từ khi hình thức chuyển khoản ra đời, vai trò của những đồng tiền mệnh giá lớn kết thúc. Các đồng tiền mệnh giá 100.000, 10.000, 5.000, 1.000 và 500 USD được ngân hàng và chính phủ liên bang Mỹ sử dụng trong các giao dịch tài chính có giá trị lớn. Cục Dự trữ liên bang Mỹ thiết kế các hình trang trí có vòng cuộn trên các đồng tiền có mệnh giá lớn. Tất cả các đồng tiền này có màu xanh, trừ tờ 100.000 USD có một mặt màu vàng.
(Mặt trước và sau của tờ 100.000 USD. Đồng tiền này có chân dung Woodrow Wilson, tổng thống thứ 28 của Mỹ, được lưu hành từ năm 1861, năm bắt đầu cuộc nội chiến Mỹ, đến cuối những năm 1930).
(Tờ 10.000 USD có hình Salmon P. Chase, Bộ trưởng Tài chính dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln)
(Tờ 500 USD có hình William McKinley, tổng thống thứ 25 của Mỹ, và từng là một người tham gia cuộc nội chiến 1861-1865)
Thực tế, tờ 100.000 USD không phải là tiền, mà là giấy chứng nhận sở hữu vàng, nhưng được in dưới dạng một tờ tiền. Theo quy định, các