Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc bậc tiểu học

Trò chơi âm nhạc là một hoạt động thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy âm nhạc theo chương trình bậc Tiểuhọc. Trò chơi âm nhạc nhằm giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động trong tiết dạy và giúp HS thư giãn, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc. Xin giới thiệu một số trò chơi âm nhạc đơn giản, thường dùng trong các gời dạy âm nhạc

pdf5 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 6010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc bậc tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu một số trò chơi âm nhạc bậc tiểu học Trò chơi âm nhạc là một hoạt động thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy âm nhạc theo chương trình bậc Tiểu học. Trò chơi âm nhạc nhằm giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động trong tiết dạy và giúp HS thư giãn, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc. Xin giới thiệu một số trò chơi âm nhạc đơn giản, thường dùng trong các gời dạy âm nhạc 1.Xem tranh đoán bài hát Trong các tiết ôn tập có nhiều bài hát cũ, GV treo các tranh minh họa cho các bài hát trên và cho HS thi đua đoán tên bài hát, tác giả theo từng tranh. 2. Ghép tranh đoán bài hát Cắt một bức tranh minh họa ra nhiều mảnh rồi cho HS thi đua cá nhân hoặc theo nhóm ghép bức tranh lại nhanh và chính xác nhất.Ghép xong đoán tên bài hát và tác giả. 3. Đoán tên bài hát và tác giả GV hát hoặc dùng nhạc cụ đánh giai điệu một số câu hoặc cả bài hát rồi cho HS đoán tên và tác giả bài hát đó. 4.Ghép tên bài hát và tác giả GV làm 2 nhóm phiếu: - Một nhóm phiếu ghi tên bài hát (mỗi phiếu ghi 1 bài) - Một nhóm phiếu ghi tên tác giả (mỗi phiếu ghi 1 tác giả) Sau đó cho 2 nhóm HS thi đua ghép từng cặp phiếu lại nhanh và chính xác nhất. 5. Gõ tiết tấu để đoán bài hát GV gõ tiết tấu lời ca của một vài câu hát đầu tiên hoặc cả bài hát đã học rồi cho HS đoán tên bài hát đó. 6. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/4 Cho từng cặp 2 HS quay mặt vào nhau, miệng đếm 1-2-3 nhịp nhàng kết hợp với vỗ tay theo phách của nhịp ¾ như sau: - Phách 1 (mạnh): Từng HS tự vỗ 2 tay mình 1 tiếng. - Phách 2 (nhẹ): Vỗ tay phải HS này vào tay trái HS kia. - Phách 3 (nhẹ): Vỗ tay trái HS này vào tay phải HS kia. 7. Thay lời hát bằng âm thanh - Thay lời ca của bài hát bằng các âm như: a, i , u, o, ô…. - Thay lời ca của bài hát bằng các tiếng như: la, tính… - Thay lời ca bằng âm thanh của các nhạc cụ, con vật…. 8. Hát bè Hát bè thường dùng trong các hoạt động ôn tập, biểu diễn…. sau khi HS đã nhuần nhuyễn và nắm vững bài hát. Một số cách hát bè thường dùng như hát đuổi, hát đối đáp, hát nối tiếp…. - Hát đuổi (hát ca-nông): là cách hát mà mỗi nhóm hát trước – sau cách nhau một câu hát. Ví dụ nhóm A - Hát đối đáp: là cách hát chia ra “phnầ xướng” (hát 1 người) và “phần xô” (hát tập thể); Hoặc cách hát chia một nhóm hát “phần hỏi” và một nhóm hát “phần đáp”. - Hát nối tiếp: là cách hát chia ra mỗi nhóm hát nối tiếp nhau từng câu hát. Ví dụ: + Nhóm A hát câu 1, câu 3… + Nhóm B hát câu 2, câu 4…. 9. Đi tìm nhạc trưởng GV cho cả lớp đứng thành vòng tròn và cùng hát tập thể lúc to, lúc nhỏ theo động tác chỉ huy của một nhạc trưởng (đứng chung trong vòng tròn); Người đi tìm (1HS) đứng ở giữa vòng tròn quan sát để tìm ra nhạc trưởng đó. Nếu tìm được, nhạc trưởng phải ra giữa vòng tròn thay thế người đi tìm tiếp tục cuộc chơi. 10. Thi đua điền nốt nhạc GV cho các nhóm thi đua diền hoặc gắn đúng và nhanh tên các nốt nhạc trên khuông nhạc (ở bảng lớp hoặc bảng phụ). Sau đó có thể cho HS đọc lại tên hình nốt. 11. Quay đĩa hát Gv làm một chiếc đĩa bằng giấy cứng có chia ô ghi tên các bài hát đã học trong chương trình. Cho từng cá nhân hoặc đại diện từng nhóm HS quay đĩa và trả lời tên tác giả và bài hát quay được. Sau đó cho cả lớp bình chọn cá nhnâ xuất sắc. 12. Đọc thơ theo tiết tấu Chép lên bảng phụ một đoạn thơ hay vài khổ thơ, mỗi câu có 4 hoặc 5 chữ và cho HS tập đọc theo mẫu âm hình tiết tấu của một bài hát đã học. 13. Bàn tay khuôn nhạc Dùng bàn tay trái xòe ra để biểu diễn cho khuôn nhạc 5 dòng kẻ và dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải để chỉ vào vị trí tên các nốt nhạc nằm trên dòng và khe (xem hình vẽ trong SGV nghệ thuật 3 – trang 48). Trên đây chỉ tóm tắt một số trò chơi âm nhạc được tập hợp trong sách giáo viên âm nhạc của chương trình Tiểu học. Rất mong muốn được sự bổ sung thêm nhiều trò chơi âm nhạc thú vị khác của các đồng nghiệp sưu tầm hoặc sáng tạo nhằm giới thiệu cho Gv sử dụng trong các giờ dạy âm nhạc ở Tiểu học. Last Updated on Thursday, 30 June 2011 03:38
Tài liệu liên quan