Vận tải biển quốc tế và trong phạm vi nhỏ hơn vận tải biển quốc gia đều phải tuân thủ các luật lệ và quy tắc đưa ra bởi các thành viên quốc tế và quốc gia.
Các thành viên quốc tế được tập hợp trong tổ chức hàng hải quốc tế, IMO.
Tại Liên Hợp Quốc, các vấn đề hàng hải được quản lý bởi tổ chức Hàng hải quốc tế viết tắt là IMO. Các vấn đề chính từ công ước đầu tiên vào 1948 tới khi nó có hiệu lực vào 1958 là sự tăng cường an toàn trên biển. SOLAS (Safery Of Life At Sea) ra đời từ xa xưa 1914 nhưng do chiến tranh thế giới lần I nên chưa hề có hiệu lực. Thậm chí có các Hiệp ước quốc tế ra đời sớm hơn nữa nhưng thực tế chúng chưa được thành công lắm.
43 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu quy luật và các quy tắc của IMO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 1
Phần I: GIỚI THIỆU LUẬT VÀ CÁC QUY TẮC
CỦA IMO
1. TỔ CHỨC HÀNG HẢI THẾ GIỚI (IMO)
1.1 Giới thiệu chung
Vận tải biển quốc tế và trong phạm vi nhỏ hơn vận tải biển quốc gia đều
phải tuân thủ các luật lệ và quy tắc đưa ra bởi các thành viên quốc tế và quốc gia.
Các thành viên quốc tế được tập hợp trong tổ chức hàng hải quốc tế, IMO.
Tại Liên Hợp Quốc, các vấn đề hàng hải được quản lý bởi tổ chức Hàng hải
quốc tế viết tắt là IMO. Các vấn đề chính từ công ước đầu tiên vào 1948 tới khi nó
có hiệu lực vào 1958 là sự tăng cường an toàn trên biển. SOLAS (Safery Of Life
At Sea) ra đời từ xa xưa 1914 nhưng do chiến tranh thế giới lần I nên chưa hề có
hiệu lực. Thậm chí có các Hiệp ước quốc tế ra đời sớm hơn nữa nhưng thực tế
chúng chưa được thành công lắm.
Nghề đi biển, thông qua lịch sử cho thấy luôn được coi là nghề nguy hiểm
nhất. Nhiều quốc gia đã có các quy tắc đơn phương về an toàn, nhưng vì thương
mại hàng hải có tính chất quốc tề, các luật lệ và quy tắc tốt nhất nên là luật lệ, quy
tắc được quốc tế xây dựng thay vì bởi các nước riêng biệt. Vào 1948 Hội nghị đã
nhóm họp đặt cơ sở cho tổ chức IMO.
Khẩu hiệu là : An toàn, An ninh và Hiệu quả Vận tải trên đại dương sạch.
Các mục tiêu ban đầu nhằm tăng cường an toàn sinh mạng trên biển
SOLAS, tiếp theo là vấn đề giữ đại dương sạch hơn dẫn tới Công ước MARPOL
nói về ô nhiểm biển, được kích thích mạnh sau tai nạn Torrey Canyon (1967).
1.2 Hội đồng / ủy ban
Tại IMO các chủ thể điều phối là Hội đồng có các Ban trong đó dành cho
các vấn đề khác nhau.
-MSC, Ủy ban về an toàn biển, nắm các vấn đề liên quan an luật, công ước
an toàn tạo dựng ra Công ước SOLAS.
-MEPC, Ùy ban bảo vệ môi trường biển, với khu vực chi phối của ủy ban là
các vấn đề môi trường tạo dựng ra các quy tắc Marpol, lần đầu vào 1973 và sau đó
là 1978.
Các Ủy ban khác là : LEGAL (An ninh), TCC (Huấn luyện) và FAL (Điện
lực)
Dưới Ban còn có khoảng 10 tiểu ban khác nữa.
Tới tháng 5 năm 2006, có tổng cộng 166 nước thành viên IMO.
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 2
CẤU TRÚC
TIẾN TRÌNH
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 3
Thiết kế, kiểm tra, xét duyệt cẩn thận để con tàu chịu đựng thời tiết xấu trên biển
Hàng năm, rất nhiều Công ước, Dự luật, Luật và Bản sửa đổi đã được thông
qua. Sau khi được thông qua, chính phủ các nước phải phê chuẩn các dự luật hoặc
công ước. Phụ thuộc vào số lượng chính phủ và tấn trọng tải của quốc gia tham gia
chấp nhận mà một Công ước sẽ có hiệu lực, sau một thời gian nhất định từ khi
thông qua Công ước này.
Kể từ sau đó khi quy tắc mới trở thành luật liên đới trách nhiệm của quốc
gia thành viên là quá trình thực thi Công ước. Toàn bộ quá trình có thể diễn ra
trong nhiều năm.
Quốc gia đăng ký:
Quốc gia đăng ký là nước mà tàu đăng ký tại đó. Mỗi quốc gia có trách
nhiệm áp dụng luật vào tàu treo cờ của quốc gia đó. Thường việc kiểm soát luật
được ủy thác cho Hiệp hội phân cấp đối với tàu phù hợp.
Kiểm tra chính quyền Cảng
Các quốc gia đăng ký quanh Bắc Đại tây dương và trong Địa trung hải
(Châu Âu và Canada) đã tạo dựng (từ 1978) một hệ thống kiểm tra tàu liên quan
tới các quy tắc quốc tế về Loadline, SOLAS, Marpol, Tonnage, Colreg, điều kiện
sống, làm việc của thuyền viên, Hàng nguy hiểm, Phân cấp tàu…
Mục đích là cần kiểm tra 25% tàu tới các cảng của họ. Trong trường hợp
khiếm khuyết được phát hiện, thường tàu phải tiến hành sửa chữa trước khi được
ra khơi, hoặc sẽ phải được kiểm tra tại cảng tiếp theo. Các khiếm khuyết quan
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 4
Kiểm tra xác nhận dấu mạn khô mạn
tàu
Kiểm tra nắp trên xuồng cứu sinh phù
hợp với quy định mới nhất.
trọng sẽ tạo khả năng phải giữ tàu, nghĩa là tàu không được phép ra khơi trước khi
các khiếm khuyết được sửa chữa tốt.
1.3 Công ước và luật
Công ước và các Luật thể
hiện rộng rãi trên toàn thế giới
thông qua các Giấy phép được công
nhận mà tàu phải mang theo, sau
khi tàu đã được kiểm tra để bảo
đảm chúng đáp ứng yêu cầu áp
dụng đối với tàu tương ứng. Nhiều
thiết bị bắt buộc phải được chấp
thuận về cấp bởi các quốc gia đăng
ký và/hoặc Hiệp hội phân cấp tàu
(Đăng kiểm).
Các Công ước sau đây được
thông qua (nhưng không phải tất cả
chúng đã được thực thi):
-Công ước quốc tế về Load
Lines 1966
- Công ước quốc tế vềb
Safety of Life at Sea, SOLAS 74/78
- Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng trực ca cho Người
đi biển (STCW).
-Công ước Luật quốc tế phòng
tránh Va chạm trên biển (Colregs)
- Công ước quốc tế về đo
dung tích Tonnage
- Công ước quốc tế về Tránh ô
nhiểm do tàu biển, 1973, bản sửa đổi
dự luật 1978 (Marpol)
- Công ước quốc tế về Kiểm
soát Hệ thống Chống gỉ, bẩn gây
nguy hại
- Công ước quốc tế về dành
cho Kiểm soát và Quản lý Nước
ballast và chất lắng đọng
- Công ước quốc tế về An
toàn Tàu Cá.
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 5
Kiểm tra liên kết và khóa xích neo
Kiểm tra viên xem xét độ thẳng đoạn
trục trung gian tại nhà máy chế tạo.
Mỗi công ước nơi cần thiết được diễn đạt chính xác trong các điều Luật.
Tuy nhiên các Luật lại độc lập, không phản ánh vào Công ước.
Ví dụ của Các Luật:
-Luật IMO đối với Cấu trúc
và Thiết bị của Tàu chở Hàng xô
nguy hiểm
-Luật ILO/IMO về thực hiện
An ninh tại các cảng
-Luật IMO về thực hiện an
toàn đối với Chuyên chở hàng Xô
rắn (BS Code)
-Luật Quản lý an toàn quốc
tế (ISM)
-Luật IMO về thực hiện an
toàn đối với tàu chở khí hóa lỏng
-Luật FAO/ILO/IMO về an
toàn thuyền viên đánh cá
-Luật IMO về thực hiện an
toàn đối với xắp xếp hàng hóa
-Luật IMO về thực hiện các
bộ cảm biến hơi dầu.
-Luật IMO về thực hiện
chuyên chở an toàn của nhiên liệu
hạt nhân phóng xạ.
-Luật quốc tế IMO về Tín
hiệu.
-Luật IMO về Thiết bị của
Dàn khoan ven biển di động
(MODU code)
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 6
2. GIẤY PHÉP
Trước khi bất kỳ một Giấy phép nào có thể được ban hành, tàu phải được
đăng ký tại một quốc gia nào đó, quốc gia đăng ký (quốc gia được tàu mang cờ).
Điều này có nghĩa là quốc gia tàu mang cờ chấp nhận tàu mang cờ của họ và thuộc
về hạm đội thương thuyền của họ. Đổi lấy một số phí, thuế nào đó các chính
quyền này cho phép tàu được hành hải dưới sự bảo hộ của họ. Cảng và quốc gia
nơi tàu đăng ký phải được ghi rõ sau đuôi tàu.
Các giấy phép có thể được chia ra loại giấy phép tàu buộc phải mang trên
tàu và loại giấy phép liên quan tới loại hàng mà tàu dự định chuyên chở hoặc là
khu vực tàu được phép hành hải.
2.1 Giấy phép bắt buộc theo SOLAS
Công ước SOLAS yêu cầu mỗi tàu hành hải quốc thế (trọng tải trên 50 GT)
phải có trên tau:
Các tàu hàng:
-Giấy phép Cấu trúc an toàn tàu chở hàng
-Giấy phép thiết bị an toàn tàu chở hàng
-Giấy phép Vô tuyến điện an toàn tàu chở hàng.
Giấy phép an tòan tàu chở hàng kết hợp 1,2 và 3
Giấy phép này ban hành có thể thay thế 1,2 và 3 cái trên. Tất cả giấy phép
kể trên phải phù hợp vói Biên bản Thiết bị cung cấp danh mục cần có trên boong
của tàu phù hợp.
Theo SOLAS cấu trúc tàu cũng được quy định về độ bền, kích thước cực
đại của khoang có khả năng ngập, độ ổn định bảo toàn và hư hại, được bảo đảm
theo giấy phép cấu trúc an toàn.
Đối với tàu khách:
-Giấy phép an toàn tàu khách
Giấy phép an toàn tàu khách có cùng nội dung được sử dụng sớm hơn giấy
phép an toàn tàu hàng.
Đối với tàu khác, các luật, quy định và giấy phép thường nghiêm khắc hơn
so với tàu hàng.
2.2 Các giấy phép bắt buộc theo các Công ước khác
2.2.1 Loadline
Công ước Loadline yêu cầu Giấy chứng nhận Loadline quốc tế, biều hiện
sự đáp ứng yêu cầu mạn khô, như mô tả trong Công ước, và luật tương ứng.
Các yêu cầu Loadline bắt đầu tại Anh đưa ra bởi nghị viên Mr. Plimsoll,
sau đó giấy phép được ban hành bởi Hiệp hội phân cấp tàu từ 1976, khi đó ngấn
Mạn khô hoặc dấu (Mark) trở thành bắt buộc. Các quy định phải tuân thủ hiện nay
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 7
nằm trong công ước đường ngấn nước 1966. Trên cơ sở chiều dài tàu, kích thước
phần mở được trên boong, chiều cao cửa khoang, phần thành cửa khoang… giá trị
mạn khô tối thiểu được tính toán và phải được thể hiện tại cạnh bên của tàu.
Chuyên chở gỗ trên boong, hoặc dầu trong két dầu, cho sự giảm trừ. Dấu Plimsoll
cho biết mạn khô tối thiểu và là dấu an toàn.
2.2.2 Tonnage –Dung tích trọng tải.
Công ước dung tích yêu cầu từng tàu phải được cung cấp giấy phép dung
tích quốc tế. Để làm bằng chứng cho việc đăng ký tàu, quốc gia tàu mang cờ sẽ
ban hành giấy phép này hoặc Hiệp hội phân cấp sẽ thay mặt ban hành giấy phép
này.
Giấy phép này được chấp nhận toàn cầu cung cấp các chi tiết của tàu một
cách chính thức: kích thước và thể tích chính của các khoang khác nhau, đặc biệt
các khoang thông với khoang hàng, hàng hóa, két… Tất cả phù hợp với các quy
định được thiết lập trong Công ước Trọng tải.
Gross Tonnage và Net Tonnage.
Net Tonnage là trọng lượng tàu
toàn bộ trừ đi không gian không tham
gia vào chuyên chở như két ballast và
buồng máy tính theo phần trăm nào đó.
Các chi tiết có thể tìm thấy trong Công
ước. Chi phí cầu cảng và nhiều khoản
đóng chính thức khác thường dựa trên
GT.
Mọi tàu được cung cấp với cái
gọi là số IMO gồm 7 chữ số xác định,
ý tưởng đối với số đó vay mượn từ
đăng kiểm Lloyd’s. Số IMO tồn tại
cùng con tàu suốt đời nó và phải được
đánh dấu để nhìn thấy rõ, và được in
trong tất cả giấy phép.
Khác với giấy phép trọng tải
quốc tế, Kênh đào Suez và Panama có
cách riêng xác định “trọng tải” của họ để làm cơ sở tính phí qua kênh của họ. Do
đó, giấy phép đặc biệt về trọng tải ban hành dành cho kênh Suez và Panama ra đời.
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 8
2.2.3 Marpol
Công ước Marpol yêu cầu trong phụ lục I, phải có trên tàu Giấy chứng nhận
tránh ô nhiễm dầu quốc tế (IOPP). Xem phần 7.
Tuân thủ quy định của Marpol, mọi tàu phải được cung cấp giấy phép tránh
ô nhiễm dầu quốc tế, đối với tàu dầu trọng tải tới 400 GT và lớn hơn; còn đối với
các loại tàu hàng khác trọng tải lớn hơn 400 GT. Giấy phép này nhằm đối phó với
ô nhiểm dầu. Xem phần 7.
Marpol bao gồm các phụ lục.
-Phụ lục như nói ở trên
-Phụ lục II cung cấp các quy định dành cho chở xô hàng hóa chất lỏng, giấy
phép phù hợp Certificate of Fitness,
-Phụ lục III giải quyết vấn đề chất độc hại, dạng hàng rời đóng bao, Giấy
phép tương ứng là giấy phép Dangerous Goods.
-Phụ lục IV giải quyết vấn đề chất thải
-Phụ lục V giải quyết vấn đề rác thải
-Phụ lục VI giải quyết vấn đề ô nhiểm không khí.
2.3 Ví dụ về Giấy phép liên quan tới trang bị và bố trí tàu.
2.3.1 Hàng nguy hiểm.
Giấy phép quốc tế về trang thiết bị phù hợp dành cho chuyên chở hóa chất
nguy hiểm dạnh rời (IBC Code Certificate) phù hợp với danh mục hàng chuyên
chở, được ban hành khi tàu đáp ứng yêu cầu áp dụng của các quy định nêu trong
Luật tương ứng. Các tàu hóa chất phải được cung cấp trang bị thiết bị giảm thiểu
lắng cặn trong các két hàng, các dụng cụ đo và thiết bị chuyên dùng liên quan tới
hàng chúng dự định chuyên chở. Danh mục hàng nêu tên các hóa chất phù hợp với
các két. Điều này còn liên quan chặt tới các thiết bị, lớp phủ lót két hàng, vật liệu
làm gioăng, đệm kín, quần áo bảo hộ, thiết bị thở, mặt nạ…
2.3.2 Giấy phép về sự phù hợp đối với chuyên chở hàng khí hóa lỏng dạng
rời
Các tàu chở khí có giấy phép trang thiết bị phù hợp tương tự dành cho
chuyên chở xô khí hóa lỏng, phù hợp với Luật Khí quốc tế (International Gas
Code), hoặc Luật chuyên chở khí (Gas Carrier Code) dành cho các tàu cũ hơn.
2.3.3 Giấy phép về sự phù hợp dành cho chuyên chở hàng nguy hiểm.
Chuyên chở hàng nguy hiểm ở các dạng: bao rời, dạng chở xô hàng rắn,
dạng chở xô hàng hóa chất lỏng nguy hiểm, có thể cháy nổ ở tàu hóa chất, các khí
ở tàu chở khí, và các chất có hoạt tính phóng xạ đóng kiện, được quy định trong
chương VII, SOLAS. Các yêu cầu chất thải và đóng gói, dán nhãn… với các yêu
cầu dành cho cấu trúc tàu phải tuân theo các loại điều luật và điều khoản trong tiểu
mục A-D..
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 9
Trong Giấy phép loại hàng nguy hiểm nào tàu được phép chuyên chở được
thể hiện rõ ràng. Danh mục hàng được phê duyệt mang những tên riêng.
Tàu thủy phải lên đà hai lần trong vòng 5 năm để thực hiện phân cấp
(Class) cũng như quản lý an toàn quốc tế (ISM)
2.3.4 Giấy phép về sự phù hợp dành cho chuyên chở hàng rắn dạng rời
Đối với các tàu chở hàng có Giấy phép đặc biệt về vận chuyển xô hàng rắn.
Các hàng hóa này được phân loại A, B và C tùy thuộc mức độ nguy hại của chúng.
A là loại ít nguy hiểm nhất còn C là loại nguy hiểm nhất. Đối với các hàng này có
các yêu cầu riêng dành cho chúng.
2.3.5 Giấy phép Huấn luyện An toàn Tối thiểu.
Quốc gia tàu mang cờ có trách nhiệm quy định số thuyền viên tối thiểu, khả
năng chuyên môn được yêu cầu của họ khi họ làm việc trên tàu hành trình.
3. Phân cấp
Con tàu được đóng phù hợp với các Luật và Quy định của Hiệp hội phân
cấp được lựa chọn của chủ tàu tương lai của con tàu. Hiệp hội phân cấp phê duyệt
các bản vẽ thiết kế phù hợp và kiểm tra cấu trúc tàu thực. Hiệp hội kiểm soát về độ
bền và chất lượng vật liệu và công nghệ liên quan tới con tàu khi tàu được đóng
theo cấp phân loại.
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 10
Hiệp hội phân cấp ban hành các giấy tờ sau khi hoàn chỉnh cấu trúc con
tàu:
Giấy phép về cấp (the Certificate of Class) dành cho vỏ tàu và máy móc.
Giấy phép về cấp (Certificate of Class) là cơ sở để bảo hiểm bảo đảm cho
tàu.
Khi kết thúc Kiểm tra hàng năm, tại cùng thời điểm Giấy phép thương mại
Cấp tàu được ban hành với thời hiệu là 5 năm có yêu cầu được xác nhận từng năm.
Hàng năm, theo khoảng thời gian ba tháng một trước ngày đăng ký hàng
năm và ba tháng sau đó, Kiểm tra hàng năm phải được tiến hành, bao trùm tất cả
các lĩnh vực phân Cấp, Cấu trúc an toàn, Thiết bị an toàn, Loadline, VTĐ, Marpol,
Phù hợp, Hàng nguy hiểm, Thiết bị làm hàng.. Thường tất cả phải hoàn tất tại
cùng cảng ghé vào.
Chu kỳ kiểm tra phân cấp (SS)
Ngày đăng ký hàng năm:
Là ngày tại đó lần đầu tiên các giấy phép được ban hành
Khi kết thúc ba tháng sau ngày đăng ký hàng năm, một trong các giấy phép
thương mại không được xác nhận bởi Hiệp hội hoặc quốc gia tàu mang cờ phù hợp
thì tàu không được phép rời khỏi cảng.
Để tiến hành công tác kiểm tra khác nhau, từng Hiệp hội phân Cấp sẽ duy
trì mạng lưới toàn cầu các kiểm tra viên chịu sự kiểm soát của cơ quan chính của
họ.
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 11
Các Hiệp hội chính từ 1968 đã nhóm họp tạo nên IACS –International
Association of Classification Societies. Từ 1970 Họ đóng vai trò tư vấn cho IMO,
tham gia đóng góp các kiến thức kỹ thuật chuyên ngành.
Thành viên hiệp hội là (theo thứ tự A,B,C..)
-American Bureau of Shipping (ABS)
-Bureau Veritas (BV)
-China Classification Society (CCS)
-Det Norske Veritas (DNV)
-Germanischer Lloyd (GL)
-Lloyd’s Register (LR)
-Korean Register (KR)
-Nippon Kaiji Kyokai (Class NK), Japan
-Registro Italiana Navale (RINA)
-Russian Maritime Register of Shipping (RS)
Sự khác nhau giữa các giấy phép của Hiệp hội phân cấp và giấy phép có
tính luật pháp như sau:
-Hiệp hội phân cấp chăm sóc tình trạng kỹ thuật của tàu
-Các quốc gia tàu đăng ký chú trọng tới con người làm việc trên tàu và
hành vi của họ liên quan tới an toàn, môi trường và giao tiếp, liên lạc
Mối quan tâm của Hiệp hội là an toàn của tàu và hàng hóa. Mối quan tâm
của quốc gia tàu đăng ký là an toàn của con người trên tàu.
.Tuy nhiên, nhiều quốc gia tàu đăng ký ủy quyền cho Hiệp hội phân cấp.
Do đó, ở nhiều tàu, bên cạnh các giấy phép phân cấp, các giấy phép có tính luật
cũng được ban hành bởi chính Hiệp hội phân cấp tàu.
Hiệu lực của giấy tờ quan trọng có từ 1999 được làm cân đối lại theo như
nghị quyết Đại hội đồng IMO A.888 (21). Tất cả các giấy phép có giá trị 5 năm
tính từ ngày đóng tàu mới, và được thay mới tại các kiểm tra đặc biệt, nghĩa là sau
5 năm. Ngày đăng ký hàng năm giữ nguyên như cũ.
4. ISM-Code (International Safety Management-Quản lý an toàn quốc
tế)
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 12
4.1 Giới thiệu
Vấn đề ISM –Quản lý an toàn quốc tế do IMO đưa ra. Giấy phép này cho
cả trên tàu lẫn trên bờ, là sự tuyên bố mà Chủ tàu/người quản lý tàu và đội ngũ
thuyến viên tàu tự cam kết duy trì tình trạng tàu theo yêu cầu, và thực hiện trách
nhiệm liên quan tới an toàn và ô nhiễm.
Hầu hết các quy định trên tàu liên quan khía cạnh kỹ thuật của tàu và huấn
luyện theo yêu cầu của thuyền viên.
ISM-Code, áp dụng cho mọi tàu từ 2002 là danh mục các quy tắc dành cho
việc tổ chức của tàu, và cũng liên quan một cách cơ bản tới hệ thống quản lý.
Hệ thống quản lý bao gồm:
-Tổ chức trên tàu
-Tổ chức trên bờ
-Tổ chức công ty tàu
-Liên hệ giữa tàu và bờ.
Sự quan trọng của việc quản lý tốt đối với an toàn thường được minh họa
bởi thực tế là 80% tất cả các tai nạn trên tàu là do sai sót của con người.
4.2 Mục tiêu
Mục tiêu của ISM –Code là:
-Thỏa mãn mọi quy định quốc tế và quốc gia như SOLAS, MARPOL, ISM,
PHÂN CẤP và LUẬT LAO ĐỘNG.
-Khởi tạo nhận thức lâu dài về hành vi an toàn của con người trên tàu và
bờ.
-Bảo đảm sự sẵn sàng hành động một cách tích cực trong trường hợp khẩn
cấp.
-Bảo đảm an toàn trên biển.
-Tránh tai nạn và hư hại môi trường.
ISM-code là tiêu chuẩn an toàn bao gồm 13 thành phần, mỗi thành phần mô
tả hoạt động kinh doanh phù hợp an toàn và môi trường.
Các thành phần có thể được xem như các điều khoản của ISM-code. Chúng
giải quyết vấn đề
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 13
-Kế hoạch bảo dưỡng
-Nhân sự cơ quan và thuyền viên.
4.3 ISM hoạt động như thế nào
a. Công ty tàu
Mỗi công ty tàu phải có Tài liệu về Tuân thủ phù hợp (DOC). Tài liệu này
tuyên bố rằng công ty tàu phù hợp với việc khai thác tàu theo yêu cầu của bộ luật
ISM. Một yêu cầu là các công ty tàu phải phát triển, thực thi và duy trì Hệ thống
quản lý an toàn (SMS – Safety Management System).
Quốc gia tàu đăng ký ban hành DOC, nhưng chỉ sau khi Hiệp hội phân cấp
đã phê duyệt hệ thống an toàn. DOC duy trì hiệu lực trong khoảng thời gian là 5
năm, giả định là việc kiểm tra hàng năm tiến hành bởi Hiệp hội phân cấp tàu có
kết quả tốt.
b. Tàu
Tàu có thể lấy Giấy chứng nhận quản lý an toàn (SMC) nếu DOC được ban
hành cho công ty tàu. SMC cũng duy trì hiệu lực trong vòng 5 năm. Trong giai
đoạn này sẽ có một lần kiểm tra vào giữa năm thứ hai và thứ ba.
4.4 Đánh giá
SMS được kiểm tra bởi công cụ là gọi là Đánh giá. Đánh giá là kiểm tra bắt
buộc nhằm kiểm tra liệu tổ chức trên bờ và trên tàu có khả năng thực hiện tốt các
quy định và có đạt mục tiêu nhất định không. Đánh giá có thể được chia ra Đánh
giá trong và Đánh giá ngoài.
Tổ chức ISO cấp giấy chứng nhận cho toàn bộ cơ quan ngược lại với ISM
nó được tách ra giấy chứng nhận riêng cho tổ chức trên bờ và trên tàu.
a. Đánh giá nội bộ
Đánh giá nội bộ được thực hiện bởi công ty tàu và có thể bao gồm các vấn
đề như:
-Sự chồng chéo giữa cách thức làm việc trên tàu và các quy định SMS áp
dụng.
-Kiểm tra liệu các giải pháp tiến hành dành cho an toàn và môi trường có
phù hợp với SMS.
-Kiểm tra SMS liệu có hiệu quả và có đánh giá được nếu cần thiết.
Bản dịch từ tiếng Anh- Nguyễn Văn Sơn Biosys.Co.,Ltd.
Biosys.com.vn 14
Tất cả nhân sự phù hợp tương ứng phải được thông báo về kết quả Đánh
giá này và các giải pháp tiến hành. Quản l