Giới thiệu về chính sách tài khoá tiền tệ

Giới thiệu về chính sách tài khoá tiền tệ Chính sách tài khóa (Fiscal policy) Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế: Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế Kiểu phân bổ nguồn lực Phân phối thu nhập Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn. Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế. Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng. Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng.

doc4 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu về chính sách tài khoá tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu về chính sách tài khoá tiền tệ Chính sách tài khóa (Fiscal policy) Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phải triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài khóa đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai công cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế: Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế Kiểu phân bổ nguồn lực Phân phối thu nhập Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn. Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế. Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng. Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng. Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Các công cụ của chính sách tiền tệ Gồm có 6 công cụ sau: Công cụ tái cấp vốn Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc Công cụ nghiệp vụ thị trường mở Công cụ lãi suất tín dụng Công cụ hạn mức tín dụng. Tỷ giá hối đoái Mục tiêu của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam Năm 2008, thị trường tài chính Việt Nam chịu ảnh hưởng tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Lạm phát và lãi suất tăng cao đã làm cho khả năng thanh khoản của thị trường giảm sút, từ đó đã ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển. Các đặc điểm chính của thị trường tài chính năm 2008 là: Thứ nhất, thị trường trái phiếu có nhiều biến động. Nửa đầu năm 2008, hoạt động huy động vốn trên thị trường trái phiếu có biểu hiện đình trệ do lãi suất tăng cao, một số cân đối vĩ mô có xu hướng xấu. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, thị trường trái phiếu đã phục hồi trở lại, tạo thuận lợi hơn cho công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển. Lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng được điều hành linh hoạt, theo sát diễn biến thực tế của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường vốn, từng bước phối hợp nhịp nhàng với điều hành chính sách tiền tệ và làm cơ sở cho các hoạt động huy động vốn trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, thị trường chứng khoán liên tục suy giảm từ đầu năm. Chỉ số VN-Index đã giảm gần 70% so với đầu năm 2008. Chỉ số HASTC-Index có thời điểm giảm xuống dưới mức 100 điểm do tác động của tình hình trong nước và đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu nổ ra từ quý 3/2008, khiến cho dòng vốn nước ngoài giảm mạnh, sức cầu trên thị trường yếu đi. Mặc dù vậy, trong năm 2008 vẫn có gần 90 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, nâng tổng số lên trên 340 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết. Giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt khoảng 18,5% GDP. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán tiếp tục được hoàn thiện, công tác quản lý giám sát thị trường được tăng cường nhằm tạo niềm tin cho các đối tượng tham gia trên thị trường. Thứ ba, thị trường bảo hiểm năm 2008 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định, tăng 8,22% so với năm 2007. Tổng doanh thu toàn thị trường dự kiến đạt 26.082 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm chiếm 78,1% tỷ đồng và doanh thu hoạt động đầu tư chiếm 21,9%. Đến cuối năm 2008, ngành bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 57.000 tỷ đồng, tăng hơn 10 nghìn tỷ so với năm 2007. Cũng trong năm 2008, các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường và trả tiền bảo hiểm hơn 6.400 tỷ đồng đảm bảo sự phát triển ổn định của các tổ chức, cá nhân không may gặp rủi ro, qua đó góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam từng bước dần ổn định, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tác động không thuận tới sản xuất, kinh doanh và đời sống, từ đó làm giảm thu và tạo áp lực tăng chi ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính năm 2009 sẽ chịu các tác động chủ yếu sau: Một là, luồng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam sẽ có khả năng giảm, thị trường chứng khoán sẽ khó có thể sôi động trở lại trong thời gian ngắn, vì các nhà đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính, mặc dù môi trường đầu tư của ta vẫn được đánh giá là hấp dẫn. Hai là, việc huy động vốn trong và ngoài nước của cả Chính phủ và doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp niêm yết sẽ gặp khó khăn hơn. Ba là, tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng do tác động của tình hình chung. Bốn là, luân chuyển vốn trong nền kinh tế và trên thị trường tài chính sẽ bị hạn chế; nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang các kênh đầu tư an toàn để tránh rủi ro trong bối cảnh biến động như hiện nay. Về tổng thể, các yếu tố trên sẽ là thách thức trong việc huy động, khơi thông các nguồn lực tài chính cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong giai đoạn tới. Năm 2009 được dự kiến vẫn tiếp tục là một năm rất khó khăn đối với tình hình kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Theo Bộ trưởng, chúng ta cần có những giải pháp gì để lường trước và ứng phó với các khó khăn trong thị trường tài chính? Trước tiên cần phải khẳng định rằng thị trường tài chính là thị trường rất nhạy cảm, nó chịu tác động từ sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, là hàm thử biểu đo sức mạnh và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tới 150% GDP của nước ta. Do đó, khó khăn trong năm 2009 của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Tài liệu liên quan