Giới thiệu về một số hàm tài chính

Tính được số tiền trong hiện tại sẽ bằng bao nhiêu sau một thời gian cho trước và lãi suất xác định trong trường hợp số lãi phát sinh theo từng kỳ không rút ra mà nhập vào vốn.

ppt18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1927 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu về một số hàm tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu về một số hàm tài chính 1. Hàm FV 1.1 Công dụng : Tính được số tiền trong hiện tại sẽ bằng bao nhiêu sau một thời gian cho trước và lãi suất xác định trong trường hợp số lãi phát sinh theo từng kỳ không rút ra mà nhập vào vốn. 1. Hàm FV 1.2 Cú pháp hàm FV -Hàm FV để tính giá trị tương lai nhận được tương ứng với số tiền trong hiện tại. FV(rate,nper,pmt,pv,type) Rate: là lãi suất mỗi kỳ. Nper: là tổng sỗ kỳ gửi. Pmt :là số tiền gửi vào mỗi kỳ, số tiền này phải đều nhau, trong trường hợp không bổ sung tiền gửi theo các kỳ kế tiếp thì Pmt có giá trị 0.. Pv: là số tiền gửi ban đầu ngoài số tiền gửi bổ sung mỗi kỳ. Type: có một trong hai giá trị 0 và 1 0 nếu tính lãi vào cuối kỳ, 1 nếu tính lãi vào đầu kỳ Giá trị mặc nhiên là 0 Chú ý : lãi suất Rate phải cùng đơn vị tính với tổng số kỳ Nper, theo tháng ,quý , hoặc năm. 1. Hàm FV Bài toán : Để hiểu rõ thêm, chúng ta theo dõi ví dụ minh họa sau đây Ngân hàng CitiBank có lãi suất tiền gửi hàng tháng là 0.5%, lãi tiền gửi không rút sẽ được nhập vốn. Khách hàng A gửi tiền vào Ngân hàng là 2400USD, Khách hàng B gửi vào đầu kỳ là 1200USD, mỗi tháng gửi bổ sung 500USD, Khách hàng C gửi mỗi tháng là 100USD. Hãy xác định số tiền nhận được sau 2 năm của các khách hàng , được biết trong thời gian gửi, các khách hàng không rút tiền lãi và được nhập vốn. . 1. Hàm FV 1. Hàm FV Nhận xét : Giá trị của thông số PMT và PV phải nhập số âm. Khi không có thông số Type mặc nhiên có giá trị 0 (nhận được cuối kỳ). Trong công thức của cell B8, thông số rate và Nper có địa chỉ tuyệt đối để autofill sang các cell C8 và D8. Qua thí dụ trên, chúng ta dễ dàng rút ra cách sử dụng hàm FV, thí dụ trên chỉ là một cách tổ chức, chúng ta có thể tổ chức trên bảng tình Excel cách khác để tính ra kết quả bằng hàm FV. 2 Hàm PV 2.1 công dụng: Tính Giá trị thu được các kỳ tương lai quy về hiện tại, đây là hàm có công dụng nghịch với hàm FV. Trong việc lập và đánh giá hiệu quả dự án, chúng ta sẽ dự kiến các nguồn thu qua các năm trong tương lai, để có thể đánh giá so sánh chi phí và hiệu quả tài chính chúng ta sẽ dự kiến các nguồn thu qua các năm trong tương lai, để có thể đánh giá so sánh chi phí và hiệu quả tài chính chúng ta cần quy về giá trị hiện tại căn cứ trên lãi suất sử dụng tiền tệ hiện tại (thường là lãi suất gửi ngân hàng). 2. Hàm PV Cú pháp hàm PV Hàm PV sẽ trả về giá trị thu được trong các ký tương lai qui về hiện tại căn cứ theo tỷ suất sử dụng tiền tệ ( thường là lãi suất ngân hàng). PV(rate,nper,pmt,fv) 2. Hàm PV Bài toán : một nhà máy dự kiến trang bị thêm một số thiết bị máy ép nhựa với giá trị mua và lắp đặt là 150 triệu. Theo tính toán hang năm giá trị ròng do sử dụng thiết bị mới sản xuất mang lại là 42 triệu (đã trừ chi phí sản xuất kinh doanh). Dự án có vòng đời 5 năm, giá trị còn lại của thiết bị sau 5 năm là 30 triệu. y.c: Hãy tính Giá trị hiện tại của dự án, nếu giá trị này dương thì dự án có hiệu quả. Được biết lãi suất sử dụng tiền tệ là 8%/năm. Giá trị hiện tại của thiết bị được tính theo công thức: = PV – giá trị đâu tư ban đầu Với PV là giá trị thu được trong các kỳ tương lai quy về hiện tại, để tính giá trị này chúng ta sẽ sử dụng hàm PV. NHư vậy GTHT dương có nghĩa là các giá trị thu được trong tương lai quy vê hiện tại lớn hơn giá trị đầu tư trong hiện tại, qua đó cho thấy việc đầu tư có hiệu quả. 2. Hàm PV 3. hàm NPV và Irr để đánh giá hiệu quả đầu tư Trong việc lập dự án và xác định hiệu quả đầu tư, không phải số tiền thu về sau thời gian đầu tư lớn hơn số tiền đầu tư ban đầu là dự án có hiệu quả. Vấn đề này đã được trình bày ở trên do giá trị tiền tệ biến đổi theo thời gian. 3. hàm NPV và Irr Cú pháp hàm NPV NPV(rate,value1,value2, …) Chú ý : Các giá trị Value phải tính theo từng kỳ nhất định, thường là từng năm. Tỷ suất Rate phải có chu kỳ tính đồng nhất với chu kỳ của Value, thí dụ các giá trị value tính theo các năm thì tỷ suất rate cũng phải tính theo năm. NPV của dự án được tính theo công thức = Vốn đầu tư (năm 0) + hàm NPV 3. hàm NPV và Irr Cú pháp của hàm IRR IRR(values) Bài toán minh họa : dự án X sau khi phân tích tính toán có được các thông số được xây dựng sau đây : Số vốn đầu tư ban đầu 15000 Khoản thu hồi qua các năm như sau : Hãy tính NPV và IRR của dự án. Biết chi phí sử dụng vốn là 15%/năm. 3. hàm NPV và Irr 4. Sử dụng Hàm mục tiêu Goal seek 4.1 Bài toán về điểm hòa vốn Công ty sản xuất gạch chịu nhiệt Super ước tính chi phi biến đổi để sản xuất một tấn gạch chịu nhiệt là 2.700.000đ, giá bán trên thị trường là 3.400.000đ ,định phí hàng tháng là 650.000.000đ, như vậy công ty phải sản xuất và tiêu thụ được bao nhiêu tấn gạch để đạt được điểm hòa vốn. 4. Sử dụng Hàm mục tiêu Goal seek Qhv = F/ (P - v) Sử dụng hàm Goal seek để giải bài toán DT = P * Q TC = F + (v * Q) LN = DT – TC Để Q trở thành Qhv thì Q phải đạt giá trị sao cho lợi nhuận bằng 0. 4. Sử dụng Hàm mục tiêu Goal seek Thanks
Tài liệu liên quan