Giới thiệu về một số ngân hàng đang hoạt động

1. Ngày thành lập:Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

doc43 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1941 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giới thiệu về một số ngân hàng đang hoạt động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM Tên đầy đủ:Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Tên gọi tắt:Agribank Địa chỉ: Trụ Sở Chính Số 2 – Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội Vốn điều lệ:21000 tỷ đồng Điện thoại: (+84-4)-8313717 Fax:(+84-4)- 8313719 Website: Đường dây nóng: 04.38313694. Chi Nhánh NHNo & PTNT Tỉnh An Giang:51B, Tôn Đức Thắng, Mỹ Bình, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Chi nhánh –PGD trực thuộc: 15 chi nhánh và 10 phòng giao dịch phân bố trên địa bàn tỉnh An Giang. 1. Ngày thành lập:Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 2. Phương châm hoạt động: Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. 3. Mục tiêu hoạt động: Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới. Năm 2010 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. 4.Chính sách hoạt động: Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước tiên, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thời chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ. Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn,tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn, tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông”. Thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn đáp ứng vốn cho ‘tam nông” và các chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức triển khai xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank. Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS II để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh. Chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới, đưa thương hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng. 5. Khách hàng- đối tác: -Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). -Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài. -Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD. 6. Cam kết: -Trung thực: Được hiểu là “Đúng với ý nghĩ của mình, với những gì đã có, đã xẩy ra hoặc Ngay thẳng, thật thà. -Kỷ cương: Được hiểu là “Những phép tắc chi phối cuộc sống xã hội, tổ chức, gia đình…để gìn giữ những quan hệ giữa người và người trong khuôn khổ một lối sống sinh hoạt được coi là phù hợp với đạo đức. -Sáng tạo: Được hiểu là “Làm ra cái chưa bao giờ có hoặc Tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó”. -Chất lượng: Được hiểu là giá trị về mặt lợi ích -Hiệu quả: là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới 7. Mạng lưới: -Mạng lưới hoạt động: 2300 chi nhánh và  phòng giao dịch trên toàn quốc. -Nhân sự: 35.135 cán bộ. -Công ty trực thuộc: Công ty Cổ phần Bảo hiểm NHNo&PTNT VN (ABIC),Công ty Du lịch Thương mại NHNo&PTNT VN (AGRIBANK TOURS),Công ty Cổ phần Chứng khoán NHNo&PTNT Việt Nam (Agriseco),Công ty In, Thương mại và Dịch vụ NHNo&PTNT VN,Công ty Vàng bạc Đá quý NHNo&PTNH TP.HCM (VJC),Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam - CTCP (AJC),Công ty Cho thuê Tài chính 1 - NHNo&PTNT VN (ALC1),Công ty Cho thuê Tài chính 2 - NHNo&PTNT VN (ALC2). -Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến tháng 12/2009). NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL Tên đầy đủ: Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Tên gọi tắt:MHB Vốn điều lệ:3000 tỷ đồng Địa chỉ: Hội sở: 09 Võ Văn Tần, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel: (848) 39302501 - Fax: (848) 39302506 Email: webmaster@mhb.com.vn Website:www.mhb.com.vn.   CN Tỉnh An Giang:Số 272 Lý Thái Tổ,Khóm 5,P Mỹ Long, TP. Long Xuyên, An Giang Điện thoại: (076) 3 853 456,Fax: (076) 3 857 276 -Chi nhánh Châu Đốc: Số 77 Thủ Khoa Nghĩa, P.Châu phúA, TX Châu Đốc, An Giang Điện thoại: (076) 3 560 764,Fax: (076) 3 560 839 -PGD: Tân Châu, Châu Phú, An Phú, Phú Tân và P.Mỹ Bình TP.Long Xuyên. 1. Ngày thành lập:ngày 18 tháng 9 năm 1997, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập dưới hình thức Ngân hàng thương mại nhà nước, được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau hơn 12 năm hoạt động, tính đến tháng 31/12/2009, tổng tài sản của MHB, đạt trên 39.779 tỷ đồng (tương đương 2 tỉ USD), tăng 111 lần  so với ngày đầu thành lập, bình quân mỗi năm tăng gần 48%.. 2.Tầm nhìn-sứ mệnh:Trong tương lai gần, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững là trọng tâm mà hội đồng quản trị MHB đưa ra với các kế hoạch đa dạng hóa các hoạt động như sau: Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng mới, đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống; Đưa ra chuỗi các sản phẩm tiết kiệm mới. Phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới mang tính đột phá dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs); Mở rộng phát triển công nghệ để hỗ trợ các sản phẩm mới được đưa ra và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 3.Chức năng:Hoạt động kinh doanh chủ yếu của MHB gồm cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cũng như cho vay cá nhân và các hộ gia đình, đặc biệt là cho vay thế chấp tài sản cho các công ty xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực dân cư, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 4. Mục tiêu hoạt động: Trở thành ngân hàng được KH lựa chọn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng dành cho cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. 5. Chính sách kinh doanh: MHB cam kết phục vụ khách hàng tuyệt đối chu đáo với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và mỗi sản phẩm dịch vụ được xuất phát từ nền tảng thấu hiểu những mong muốn thật sự của từng khách hàng. 6. Mạng lưới: mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ bảy trong các ngân hàng ở Việt Nam với hơn 200 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên 32 tỉnh thành lớn trên khắp cả nước. MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. 7. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng:việc bổ sung các công nghệ hiện đại đã hỗ trợ các giao dịch điện tử cho các máy ATM, các POS, giao dịch ngân hàng qua internet, các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác. MHB đã gia nhập Liên minh Thẻ Việt Nam (VNBC) là thành viên của hai hệ thống Banknetvn và VNBsC trên phạm vi toàn quốc. MHB cũng đã là thành viên của VISA và có kế hoạch trở thành thành viên của Hiệp hội thẻ Quốc tế China Union Pay (CUP), Master Card. Trong năm 2010, MHB đã triển khai thành công Dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án sẽ làm thay đổi rất lớn về công nghệ và qui trình giao dịch của MHB. 11. Cán bộ công nhân viên: : từ 84 người lúc mới thành lập, đến nay, tổng số nhân viên của MHB đã gần 3.000 với độ tuổi trung bình là 29.Ưu tiên của MHB vẫn là tuyển dụng các sinh viên nổi trội, có trình độ ngoại ngữ và vi tính cũng như có kết quả học tập tốt. Ngoài ra, MHB còn tuyển dụng thêm các nhân viên có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc từ các lĩnh vực tài chính và ngân hàng để bổ sung cho nguồn nhân lực ổn định cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu cải tiến của MHB,cũng như nền kinh tế nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Tên tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank Tên viết tắt: VDB Địa chỉ: 25A Cát Linh- Phường Cát Linh- Quận Đống Đa- Hà Nội Điện thoại:: 04.3. 7365.659 - 04.3.7365.671 Fax:: 04.3.7365.672 Vốn điều lệ:10000 tỷ đồng Website: Email: trangtindientu@vdb.gov.vn Chi nhánh Ngân hàng Phát triển An Giang: 83 Đường Nguyễn Huệ - TP Long Xuyên - An Giang Điện thoại: 076.3. 846-220, Fax: 076.3. 846-223 1. Ngày thành lập: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Phát triển) được thành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ .2.Phương châm hoạt động:Hoạt động của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm); không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 3. Chức năng - nhiệm vụ: - Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định của Chính phủ. -Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định. -Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức uỷ thác. -Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. -Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. -Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao 4. Trách nhiệm- Quyền hạn: - Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Chính phủ giao cho Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật và Điều lệ này, - Huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật. - Được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. - Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm về thất thoát vốn của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu theo quy định pháp luật. - Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của Ngân hàng Phát triển và chấp hành chế độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. - ủy thác, nhận uỷ thác trong hoạt động của ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 5.Mạng lưới: Ngân hàng Phát triển Việt Nam chính thức có 1 Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, 59 Chi nhánh và 02 Sở Giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. 6. Cơ cấu tổ chức: 1. Hội đồng quản lý. 2. Ban Kiểm soát. 3. Bộ máy điều hành, gồm: - Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội; -Sở Giao dịch -Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài . GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Tên đầy đủ:Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên gọi tắt:BIDV. Địa chỉ:Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vốn điều lệ:7477 Điện thoại:04 22205544 Fax:04 22200399 Website:www.bidv.com.vn.   Email:bidv@hn.vnn.vn BIDV An Giang:Số 49-51-53 Nguyễn Huệ B TP.Long Xuyên An Giang Tel:(076) 840018 BIDV Châu đốc:Số 7-9 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường Châu Phú A TX. Châu Đốc An Giang Tel:(076) 564656 PGD Châu Phú:Thị trấn Cái Dầu H.Châu Phú An Giang 1. Ngày thành lập: - Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2. Nhiệm vụ: - Kinh doanh đa  ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước 3. Phương châm hoạt động: - Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV. - Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công. 4. Mục tiêu hoạt động: - Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam. 5. Chính sách kinh doanh - Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn 7. Khách hàng- đối tác: - Là cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, công ty tài chính… - Có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới; - Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội ngân hàng ASEAN, Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á – Thái Bình Dương (ADFIAP), Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. 8. Sản phẩm dịch vụ: - Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại - Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ - Chứng khoán:   Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư - Đầu tư Tài chính:      + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)                                + Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án. BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước. 9. Cam kết: - Với khách hàng: + Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích  nhất . + Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp - Với các đối tác chiến lược:  “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. - Với Cán bộ Công nhân viên: + Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần . + Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. 10.Mạng lưới: BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối: 10.1 - Khối kinh doanh: trong các lĩnh vực sau: - Ngân hàng thương mại:   + 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. + Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:       - Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa)      - Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3) - Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC) - Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC): Gồm Hội sở chính và 10 chi nhánh - Đầu tư – Tài chính: + Công ty Cho thuê Tài chính I, II; Công ty Đầu tư Tài chính (BFC), Công ty Quản lý Quỹ Công nghiệp và Năng lượng,... + Các Liên doanh: Công ty Quản lý Đầu tư BVIM, Ngân hàng Liên doanh VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB),  Công ty liên doanh Tháp BIDV. 10.2 - Khối sự nghiệp: - Trung tâm Đào tạo (BTC). - Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC) 11. Cán bộ công nhân viên: Hơn 12000 người. làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và hiệu quả, đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của BIDV.              12. Thương hiệu BIDV:   - Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. - Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước. - Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đất nước. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM Tên đầy đủ: Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam Tên gọi tắt:VBSP Địa chỉ: địa điểm khu CC5, bán đảo Linh Đàm thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, kể từ ngày 04/5/2009. Vốn điều lệ:15000 tỷ dồng Điện thoại: (84-4) 36417 211, Fax: (84-4) 36417 194 Email: vbsp_t4@yahoo.com Website:www.vbsp.org.vn.   Chi Nhánh An Giang: Số 09 Đường Nguyễn Trãi - TP. Long Xuyên Điện thoại: 076.3943.277, Fax: 076.3943.277 1. Ngày thành lập:Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo”. 2. Phương châm hoạt động:Hoạt động của NHCSXH là không vì mục tiêu lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác,tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước .3. Chức năng -Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. -Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay Ngân hàng Nhà nước. -Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức