Giới thiệu về search engine

Đây là bài thứ hai trong loạt bài SEO – Search engine optimization cơ bản mà Giaiphaplienket.com muốn giới thiệu đến với tất cả các bạn, đặc biệt là những bạn mới lần đầu tìm hiểu về SEO. Trong bài đầu tiên, chúng ta đã làm quen với khái niệm SEO và những hữu ích mà SEO có thể mang lại. Đến với bài học thứ hai này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một vài điều căn bản về bộ máy tìm kiếm – search engine (SE), nơi có thể mang lại cho các bạn rất nhiều khách hàng tiềm năng.

pdf11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu về search engine, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu về search engine Đây là bài thứ hai trong loạt bài SEO – Search engine optimization cơ bản mà Giaiphaplienket.com muốn giới thiệu đến với tất cả các bạn, đặc biệt là những bạn mới lần đầu tìm hiểu về SEO. Trong bài đầu tiên, chúng ta đã làm quen với khái niệm SEO và những hữu ích mà SEO có thể mang lại. Đến với bài học thứ hai này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một vài điều căn bản về bộ máy tìm kiếm – search engine (SE), nơi có thể mang lại cho các bạn rất nhiều khách hàng tiềm năng. Chúng ta sẽ lần lượt đi qua các mục : 1. Search Engine hoạt động như thế nào ? 2. Giới thiệu về một số Search Engine thông dụng. 3. Giới thiệu một số thuật ngữ thường gặp trong SEO. Mời các bạn đi vào mục đầu tiên : 1. Search Engine hoạt động như thế nào ? Search engine hay còn gọi là công cụ tìm kiếm giúp người xem tìm thấy những thông tin một cách liên quan nhất. Bạn có thể tìm kiếm thông tin theo từ khoá, hình ảnh, địa điểm…trên search engine. Khi nhận được câu lệnh yêu cầu tìm kiếm, search engine sẽ phân tích yêu cầu đó, đánh giá, sếp hạng và trả về kết quả liên quan nhất. Bạn có thể tưởng tượng rằng search engine hoạt động theo quy trình như sau : Trong đó : Khảo sát – Crawl : là cách search engine tham quan, thu thập thông tin trên website của bạn. Search engine có những con bọ (spider hay crawler) được lập trình để có thể tự động theo các liên kết(link) để mò đến các website khác nhau, thu thập và đánh giá các thông tin trên website đó. Giai đoạn crawl là một giai đoạn rất quan trọng, do đó khi làm SEO, hãy bảo đảm rằng các spider có thể đến được trang web đang SEO. Lưu trữ - Index : là giai đoạn search engine lưu lại thông tin sau khi đã crawl. Với khối lượng lưu trữ vô hạn, các search engine có thể chứa hàng tỉ kết quả liên quan. Một trang web có thể được index nhanh hoặc chậm tuỳ thuộc vào tốc độ crawl, độ trust của website và nhiều yếu tố khác. Phân tích – Analysis : giai đoạn này search engine sẽ làm việc trên các dữ liệu mà nó thu thập được. Sau đó tính toán độ liên quan của dữ liệu so với yêu cầu của người dùng. Các search engine khác nhau có những thuật toán phân tích khác nhau từ đây tạo ra sự khác biệt giữa các search engine. Giai đoạn phân tích sẽ tạo tiền đề cho giai đoạn phía sau – Trả về kết quả. Kết quả - Results : Các kết quả liên quan sẽ được hiển thị trong giai đoạn này. Những kết quả liên quan thường được sắp ở phía trên, cao hơn những kết quả ít liên quan. Mặc dù không phải lúc nào các kết quả cũng thoả mãn được yêu cầu của người tìm kiếm. Nhưng cho đến hiện nay, người dùng khá hài lòng với những gì mà search engine trả về. Thưa các bạn, tuy bức tranh hoạt động của search engine bên ngoài nhìn chung khá đơn giản nhưng bên trong là tập hợp rất nhiều thuật toán phức tạp. Search engine nào thoả mãn nhiều nhất nhu cầu tìm kiếm người sử dụng sẽ được sử dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Ai là vua trong thị trường tìm kiếm trực tuyến đầy tiềm năng này? Mời các bạn bước qua mục kế tiếp. 2- Giới thiệu về các search engine thông dụng : Hiện nay trên thế giới có rất nhiều search engine đang hoạt động. Trong đó, phải kể đến ba chàng khổng lồ đang chi phối 97% thị phần tìm kiếm. Mời bạn xem biểu đồ sau đây : Biểu đồ thị phần search engine từ seomoz Như các bạn cũng thấy : Google là search engine được nhiều người sử dụng nhất với 78% số người sử dụng. Tiếp theo là Yahoo 9% và Bing 7%, còn lại số phần trăm ít ỏi dành cho các search engine khác. Hiện nay, ở Việt Nam đa số mọi người cũng sử dụng Google để tìm kiếm thông tin. Do đó việc làm SEO trên Google rất được sự quan tâm của nhiều người. Trong loạt bài học về SEO cơ bản, giaiphaplienket.com cũng sẽ đi sâu vào Google hơn các search engine khác. 3- Giới thiệu một số thuật ngữ thường gặp trong SEO : 404 page : Trang 404 xuất hiện khi server không tìm thấy URL được yêu cầu Alexa : chỉ số đánh giá độ phổ biến của website, được đánh giá trên công cụ alexa.com Alt : thuộc tính dùng để diễn tả nội dung của hình ảnh Analysis : phân tích website Back link : trang A có một liên kết trỏ về trang B. Liên kết đó gọi là back link từ trang A đến trang B. Bound rate : tỉ lệ bỏ trang sau 1 lần truy cập. Cloaking : hiển thị khác nhau so với user và search engine. Content : nội dung Content is king : nội dung là số một Conversion rate : tỉ lệ chuyển đổi Crawl : khảo sát website DA : Domain authority Density : mật độ Description meta : thẻ mô tả Domain Age : tuổi của tên miền Duplicate content : trùng lặp nội dung External link : liên kết ngoại File name : Tên file Format text : định dạng text Fresh content : content thường được cập nhật Hidden link : liên kết ẩn Hidden text : chữ ẩn trên trang web. Index : lưu trữ website Internal link : liên kết nội Keywords meta : thẻ từ khoá Link : liên kết Link is queen : liên kết là hoàng hậu – ý nói liên kết có một sức thu hút đến nổi SEOer nào cũng mê mẫn. Non-www : tên miền không có www PA : Page Authority Page view : số lượng trang được xem. Paid link : link được mua Penalty : bị phạt bởi search engine PR : Pagerank – số điểm Google gán cho mỗi website nhằm đánh giá độ phổ biến và độ trust của website đó. Rank : thứ hạng Results : kết quả SE : search engine. SEO : search engine optimization – Tối ưu hoá website theo search engine. SEOer : người làm SEO SERP : thứ hạng trên search engine Spam keywords : nhồi nhét nhiều từ khoá. Speed load site : tốc độ tải website. Text link : nội dung chữ của liên kết Time on site : Thời gian tham quan trên trang web. Title : tiêu đề trang URL Friendly : URL thân thiện Visitor : khách truy cập Đến đây, chúng tôi xin kết thúc bài học thứ hai và xin hẹn gặp lại các bạn trong các bài học tiếp theo. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.
Tài liệu liên quan